1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật toàn diện nhất Tam Quốc

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoiachau, 22/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoidonga

    nguoidonga Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2007
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Chương trên, chúng ta đã biết Tào Tháo, thừa tướng của Hiến đế, tự lập làm Ngụy vương (năm 216) là đã có ý chiếm ngôi nhà Hán rồi. Bốn năm sau Tháo chết, con là Tào Phi tiếm ngôi, ép Hiến đế giao ấn cho mình, rồi lên ngôi, tức Ngụy Văn đế.
    Cảnh quần hùng cát cứ đã có từ khi giặc Hoàng Cân bị dẹp và Tào Tháo lộng quyền ở phương Bắc, Tôn Quyền ở Đông, Lưu Bị ở Tây chống lại, chia Trung Quốc làm ba khu vực. Năm 213, Tháo muốn diệt Tôn Quyền, đem quân tấn công, nhưng Tôn Quyền và Lưu Bị liên hợp với nhau kháng cự, thắng Tháo một trận lớn ở Xích Bích (miền Hồ Bắc ngày nay) bằng chiến thuật hỏa công.
    Tới khi Tào Phi xưng đế, Bị (dòng dõi nhà Hán, nhưng nghèo, sinh nhai bằng nghề làm dép cỏ, tự cho mình trách nhiệm lập lại nhà Hán) cũng xưng đế, rồi ít năm sau Quyền cũng xưng đế, và Trung Quốc chia làm ba nước: Ngụy ở Bắc, kinh đô là Lạc Dương, Ngô ở Đông Nam, kinh đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay), Thục Hán ở Tây, kinh đô ở Thành Đô (Tứ Xuyên ngày nay).
    Chúng ta không biết được dân số Trung Hoa năm 220, chỉ biết rằng theo Eberhard (sách đã dẫn) thì năm 140, dân số của miền thuộc về Ngụy vào khoảng 29 triệu; thuộc về Ngô khoảng 12 triệu; thuộc về Thục Hán vào khoảng 7-8 triệu (không kể những bộ lạc mà Trung Hoa chưa thu thuế, kiểm soát được). Dân Hung Nô ít lắm, chỉ độ 3 triệu gồm 19 bộ lạc.
    Về phương diện kinh tế, phương Bắc vừa trồng trọt vừa chăn nuôi vì có dân du mục ở Trung Á xâm nhập; ở phương Nam trồng lúa mùa (riz) như nước ta, đất rộng mà phì nhiêu; ở phía Tây có miền Thành Đô là nhiều ruộng, còn thì là rừng núi.

    Tình thế của Thục Hán
    Địa thế hẻo lánh, dễ giữ mà khó đem binh tấn công nước ngoài. Thương mãi khá thịnh vì có những đường cho các đoàn thương nhân từ Vân Nam lên, từ Tây Tạng qua.
    Lưu Bị là một ông vua tầm thường nhưng biết trọng người hiền nên được Gia[1] Cát Lượng (Khổng Minh) giúp sức. Lượng giỏi bày mưu, cầm quân, và rất trung thành, nhưng có lẽ vì ông có đức nhân, nể lời Lưu Bị, bỏ lỡ cơ hội, có khi phải thiệt hại.
    Ông biết rõ số dân và số lính của Thục ít quá, không thể nào tranh hùng với Ngụy được, nên ông tích cực thu dụng nhân tài, khuyến nông, sửa sang võ bị, đặc biệt là củng cố hậu phương, vừa mở mang đất đai, vừa thu phục nhân tâm (như khi chiến thắng một thủ lĩnh bộ lạc là Mạnh Hoạch, ông bắt sống được Hoạch 7 lần, lại thả 7 lần, khiến Hoạch phải phục ông vả trung với ông). Nhở chính sách đó, số dân của Thục tăng lên, số lính và thuế cũng tăng theo.
    Ông chủ trương liên kết với Đông Ngô thành cái thế chân vạc mà Ngụy tuy mạnh nhất, không chiếm hết được Trung Quốc. Nhưng vì một lầm lỗi của Quan Vũ, (em kết nghĩa của Lưu Bị) và sự nóng nảy phục cừu của Lưu Bị mà Thục mất đất Kinh Châu, mất tình hòa hảo với Ngô. Từ đó thế chân vạc lung lay. Ngụy đánh Thục thì Ngô không cứu, ngược lại cũng vậy.
    Lưu Bị chết, con là A Đẩu nối ngôi, tối tăm, nhu nhược; Lượng mấy lần đem quân đánh Ngụy, đều không thành công. Khi Lượng chết, Thục không còn người nào tài giỏi, tướng Ngụy là Tư Mã Chiêu tấn công Thục, diệt được (263). Thục bị diệt rồi thì số phận của Ngô cũng gần tàn.

    Ngô
    Tình thế của Ngô còn bất lợi hơn cả Thục. Ngô cũng như Thục đều là người miền Bắc xuống khai phá miên Nam và miền Tây nên bị thổ dân không ưa. Miền đất của Ngô nhiều mưa; nhiều đồng lầy, không trồng được các giống lúa miền Bắc, dân miền Bắc phải tập trồng lúa mùa như người bản thổ (Thái chẳng hạn); họ cũng phải bỏ việc nuôi cừu và bò mà nuôi heo và trâu. Nông sản thời đó còn ít, dân sống bằng nghề buôn bán sắt, gỗ. Đất tuy rộng mà dân còn bán khai, số cũng không đông. Vì vậy khi Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền đã có ý muốn xưng thần với Ngụy, nhưng sau nghe lời Lỗ Túc lại thôi. Lỗ Túc sáng suốt bảo: ?oNhà Hán không thể phục hưng được, mình chỉ nên giữ cái thế chân vạc ở Giang Đông này mà coi thiên hạ tranh giành nhau?. Và Tôn Quyền từ đó mới xưng vương, sau lại xưng đế. Chính sách của Ngô là hòa bảo với Thục, thỏa hiệp với Ngụy, đứng ngoài xem hai bên choảng nhau, nhưng vẫn phòng ngự cẩn thận, không cho quân Ngụy xuống Nam, quân Thục qua Đông.
    Nhờ chính sách đó, Ngô được yên ổn, kinh tế khá lên, nông nghiệp tiến bộ, thương mại phát đạt, đất đai mở mang (dân tộc mình (V.N) thời này lệ thuộc nhà Ngô, và danh từ: ?othằng Ngô? để chỉ người Tàu từ đó mà ra). Ngô đóng thêm tàu, cất thêm đường sá, đào thêm kinh, kinh đô (Kiến Nghiệp) đông đúc, thành một trung tâm văn minh.
    Nhưng về sau các vua Ngô tư cách tầm thường, Thục bị Tư Mã Chiêu diệt rồi, thì thế của Ngô hóa lung lay. Con Chiêu là Viêm ép vua Ngụy nhường ngôi cho (như trước kia Tào Phi đã ép Hán), lên ngôi Hoàng đế khai sáng nhà Tấn, trong mười mấy năm đầu còn lo củng cố địa vị, khi vững vàng rồi mới đem quân phạt Ngô, và vua Ngô xin hàng (280).

    Ngụy
    Tình thế Ngụy ở phương Bấc cũng không tốt đẹp gì lắm. Miền Bắc lả miền giàu nhất: cánh đồng Sơn Tây, nhất là cánh đồng ở phía Lạc Dương phì nhiêu và đông dân thật đấy, nhưng sau những năm loạn lạc cuối đời Hán, miền đó bị tàn phá nặng. Đế quốc Hán mất đi miền nam và tây nam, còn lại miền Trung Á, nhưng miền này là gánh nặng của Ngụy vì Ngụy phải đóng quân ở đó, rất tốn tiền.
    Lại thêm triều đình Ngụy đông và xa xỉ như triều đình Hán mặc dầu nguồn lợi đã giảm theo với đất đai. Nhất là Ngụy phải nhờ 19 bộ lạc Hung Nô giúp quân, ngựa để chống với Thục, Ngô, nên phải thưởng cho họ đất làm ruộng, tiền bạc.
    Khi còn Tào Tháo thì Ngụy mạnh nhất. Đọc truyện Tam Quốc chúng ta thấy ông ta là một nhân vật rất nhiều thủ đoạn. Ông lần lần lấn quyền của Hiền đế, tự phong là thừa tướng, bỏ các chức tam công đi, mọi việc tự ý quyết định lấy như một hoàng đế chuyên chế, sau tự xưng là Ngụy vương, không hiểu sao ông không chiếm ngôi ngay của Hiến đế mà để cho con làm việc đó sau khi ông chết rồi.
    Nhưng các sử gia đều phải nhận rằng ông đa tài: về quân sự, đương thời không ai hơn ông, về chính trị và văn học nữa, ông cũng không thua Gia Cát Lượng; ông biết dùng người, thu phục được nhiều nhân tài. Ông lại thức thời, sau lần đại bại ở Xích Bích, biết một mình khó thắng được liên quân Ngô Thục, nên tạm nghỉ giao chiến, yên ổn khuếch trương nông nghiệp để kiến thiết Trung nguyên.
  2. kevhisoka

    kevhisoka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Đưa một tài liệu dài như vậy rồi sao ?
    Quan điểm của bác là gì ?
  3. vinhhn

    vinhhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Giê su ma lạy chúa tôi.Lúc nãy đọc lướt qua thấy có ghi nguồn từ Vnthuquan,bây giờ ko thấy đâu nữa.Vnthuquan ghi nguyên văn thế này hả bác.Ko phải bó tay mà là bó toàn thân,bác ạ.
  4. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    -Nhận xét của Longpetrovic về chiến tranh Thục Nguỵ dưới thời Khổng Minh.Phần2 Tác chiến chiến thuật.Trong khoảng 227-234,Thục Nguỵ giao tranh 6 lần.Người đời thường gọi là Khổng Minh Lục xuất Kỳ sơn.Dưới đây là tóm tắt diễn biến và kết quả.1.Lần 01Năm 226,Nguỵ Văn đế Tào Phi chết,Nguỵ Minh đế Tào Tuấn nối ngôi.Tháng 3 năm227,Khổng Minh dâng xuất sư biểu đem quân ra đóng ở Hán trung,chuẩn bị bắc phạt.Mùa xuân 228,Mạnh Đạt tổ phát động binh biến ở Tân thành phía bắc Kinh châu-nghĩa là ở phía đông bắc điểm cực đông của chiến tuyến Thục Nguỵ,phía đông nam Tràng an.Đốc quân Kinh Dự Tư mã Ý từ Uyển thành đem quân tiêu diệt Mạnh Đạt.Nguỵ Diên đề nghị theo đường Tý ngọ cấp tốc ra đánh Trường an nhưng ko được chấp thuận.Triệu Vân xuất phát từ Bao thành,theo đường Cơ cốc đánh My thành,chọc thủng tuyến phòng ngự nam Trường an của quân Nguỵ do Hạ hầu Mậu chỉ huy.Tào Tuấn sai Tào Chân lập phòng tuyến mới ở Nghi huyện,chủ trương giữ vững trận địa đợi quân Thục hết lương rút về mới truy kích.Kỳ hiệu của Gia cát Lượng đột ngột xuất hiện ở biên giới quận Thiên thuỷ.Chủ lực quân Thục tiến vào Lương châu nằm ở phía tây đường biên giới Thục Nguỵ.Các quận Thiên thuỷ,Nam an lần lượt thất thủ.Quân tiền phong của Nguỵ Diên công hãm An định phía bắc Lương châu.Quách Hoài,Trương Cáp,Tư mã Sư,Tư mã Chiêu đồng loạt ra trận,tiến vào Lương châu ngăn cản thế công của quân Thục.Tào Tuấn tự đem30vạn quân đến Trường an,chuẩn bị chi viện cho tiền tuyến.Gia cát sai Mã Tắc giữ đầu mối giao thông Nhai đình,đồng thời hạ lệnh cho Nguỵ Diên quay lại hướng nam,tiền hậu giáp kích đập nát đợt phản công cuối cùng của quân Nguỵ ở Lương châu.Nguỵ Diên chưa về đến nơi thì Nhai đình đã thất thủ.Đường giao thông bị phong toả,quân Thục ở phía bắc lâm vào thế đơn độc tiến sâu có nguy cơ bị chia cắt hoàn toàn với hậu phương Hán trung bất cứ lúc nào.Gia cát ra lệnh rút lui,quân Thục chia làm nhiều nhóm nhỏ theo các đường mòn trong dãy Lục bàn sơn phía tây Lương châu quay lại Hán trung.Chiến tranh lần01 kết thúc.Kết quả Trừ lực lượng nghi binh ở My thành được Triệu Vân đi đoạn hâu có thể an toàn rút về Bao thành,quân Thục rút lui đều bị truy kích,thiệt hại nặng nề.Ngoài Mã Tắc ra,Hoàng Tập,Lý Thịnh làm tham quân và phó tướng ở Nhai đình đều bị xử theo quân pháp.Đại bại.2.Lần02Quân Nguỵ ở Lương châu lo củng cố phòng tuyến ko có tác động đến Hán trung,nhưng Tào Chân ko rút khỏi Nghi huyện gây nên sức ép rất lớn cho Bao thành.Tháng 12-228,Khổng minh cùng Nguỵ Diên tập kích Trần thương.Trong lúc bất ngờ,tướng Nguỵ Hác Chiêu thể hiện rất xuất sắc,giữ vững Trần thương nửa tháng trời.Tào Chân cũng dẫn quân cứu viện.Quan Thục nghe tin áp lực ở Bao thành được giải khai,lập tức rút lui.Tiên phong của tào Chân là Vương Song đuổi theo bị Nguỵ Diên dùng phục binh chém chết.Kết quả Mục tiêu chiến lược chiếm trọng điểm Trân thương,đẩy quân Nguỵ ở nam Trường an vào thế bị động ko thực hiện được nhưng khôi phục tình thế ổn định trên toàn tuyến.3.Lần03Mùa xuân 229,Gia cát phái Trần Thức đánh Vũ đô,Âm bình.Thứ sử Lương châu Quách Hoài đem quân ứng chiến.Hai bên giao tranh ,chưa phân thua được thì chủ lực quân Thục xuất hiện ở phía bắc quận Kiến uy,uy hiếp Nhai đình,lại tiến vào Lương châu.Quách Hoài giật mình,rút quân về cùng Tư mã Ý lo bố trí lại phòng thủ.Kết quả Quân Thục ko đánh mà nạt được Quách Hoài chiếm được Vũ đô,Âm bình.4.Lần04Năm 230quân Nguỵ chủ động xuất kích.Tư mã Ý,Tào Chân,Quách Hoài đồng loạt tiến quân.Gia cát Lương lệnh cho Lý Nghiêm từ Giang châu đem quân vào Hán trung làm hậu bị,tự mình đóng ở hang Tý ngọ,ngăn chặn Tào Chân hội quân với Tư mã Ý.Nguỵ Diên,Trần Thức ra đánh Quách Hoài.Kết quả Tào Chân,Tư mã Ý gặp mưa lũ ko tiến lên được.Nguỵ Diên,Trần Thức đánh bại Quách Hoài nhưng binh lính lương thảo phần lớn tập trung ở Hán trung.Hai người lực lượng ít ỏi ko phát huy được chiến quả.5.Lần 05Tháng 2-231,Vương Bình thống lĩnh phi quân người Nam trung đánh Kỳ sơn,vây chặt quân Nguỵ ở đây,khống chế toàn bộ đường giao thôngở chân núi.Gia cát Lượng theo chân núi đi lên phía bắc chiếm Mộc môn.Tư mã Ý bày trận ở bắc Mộc môn đề phòng quân Thục xâm nhập Quan trung.Đột nhiên quân Thuục ngoặt sang hướng tây,công hãm Thượng nhai,lại tiến vào Lương châu.Quách Hoài đem quân cứu viện nhưng trận địa bên ngoài Thượng nhai đã bị quân Thục chiếm hết đành đóng trại ở bờ bắc sông Vị thuỷ,cách sông ngó quân Thục gặt lúa,bố trí lực lượng ko cho quân Thục tiến sâu thêm về phía tây.Tư mã Ý sai Trương Cáp đánh Kỳ sơn,chỉ cần đẩy bật được Vương Bình khỏi vị trí này là tái diễn được chiến thắng Nhai đình,cô lập quân viễn chinh Thục Hán.Phi quân kiêu dũng tuyệt luân,bẻ gãy toàn bộ các dợt tấn công của Trương Cáp.Quân Nguỵ thiệt hại nặng phải từ bỏ ý định.Phản công lần thứ nhất thất bại.Tư mã Ý tổ chức lần hai.Tư mã Sư,Tư mã Chiêu tiến ra cứu Thượng nhai tập trung sự chú ý của quân Thục trong khi Nguỵ Bình theo đường núi đánh Lỗ thành,cắt đứt liên lạc giữa Thượng nhai và Mộc môn.Quân Thục phản ứng mãnh liệt.Cao Tường,Ngô Ban tả hưu giáp kích đánh tan Tư mã Sư.Nguỵ Bình cũng bị Nguỵ Diên phục kích trong hẻm núi chém đứt cổ.Quân Nguỵ đại bại rút về cố thủ.Hai bên dằng co hơn3 tháng.Lý Nghiêm giả truyền thánh chỉ.Quân Thục rút lui.Trương Cáp dẫn quân đuổi theo đến Mộc môn bị phục binh dùng nỏ liên châu bắn chết.Kết quả Nguỵ có mãnh tướng Trương Cáp bị bắn chết.Thục có đại thần Lý Nghiêm bị cách chức.Hai bên cùng náo động,quân xuất vô công.6.Lần06Tháng 02-234,Khổng minh cùng Nguỵ Diên từ Bao thành ra đánh My huyện.Tư mã Ý tự biết mình thao lược ko bằng đối phương.Võ tướng cũng ko có người nào dũng mãnh giỏi tác chiến như Nguỵ Diên,Vương Bình,Trần Thức.Rất sợ quân Thục tiến hành quyết chiến,đánh thẳng vào Trường an,nói với tướng sĩ rằng nếu họ men theo Vị thuỷ tiến về phía đông thì nguy mất,tập trung binh lực ở phía đông My huyện,toàn lực ngăn cản quân Thục xâm lấn Quan trung.Khổng minh rút kinh nghiệm khó khăn về lương thực trong những lần giao tranh trước,bầy trận ở phía tây My huyện,dựa vào dãy gò Ngũ trượng lập đồn điền chuẩn bị tác chiến lâu dài.Tháng8-234,Không minh ốm,chết giữa quân doanh,để lại kế hoạch lui binh,giao cho Dương Nghi làm thống soái.Trên đường rút quân,Nguy Diên vì mâu thuẫn cá nhân với Dương Nghi làm trái quân lệnh bị xử tội chém.Kết quả Thống soái cùng mãnh tướng đều chết ở chiến trường.Nhân tâm nước Thục xao đông còn hơn đại bại Nhai đình.---------------Nhận xét chungNgoài sai lầm dùng người trong lần giao tranh thứ nhất.Quân Thục có định hướng chiến lược đúng đắn,kế hoạch ban đầu hoàn hảo nhưng công thành ko hiệu quả,đối chiến ko đột phá.Chỉ cần quân Nguỵ thành lập được tuyến phòng ngự ổn định,chiến tranh sẽ rơi vào tình thế đông cứng kéo dài giống khi Lưu Bị đối trận với Lục Tốn ở Hào đình,hoàn toàn trái ngược với chiến lược đánh ngắn nhỏ đã được đề ra.Cuối cùng phải rút lui hoặc thất bại.
  5. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Ôi Các chư vị yêu thích Tam quốc diễn nghĩa đâu hết rồi Sao để nó im lìm và tiêu điều quá .
    ...
  6. dlafero

    dlafero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    đang nghỉ ăn tết, bác bị khoá rồi thì ngồi nghỉ chút đi
  7. ksony

    ksony Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Hình như các bác bỏ qua 1 ucv nặng ký : Chu Du ?
  8. MyHeaven

    MyHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2010
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    1
    Chưa nói đến chuyện ai toàn diện nhất trong Tam Quốc nhưng đem Khổng Minh ra để so sánh kiểu này thì thất không thỏa đáng tí nào.Hồi 94 Tam Quốc Khổng Minh chỉ ngồi ôm đàn gẩy mà đẩy lui Tư Mã Ý và 15 vạn quân Ngụy,hồi 57 Khổng Minh viếng Chu Du giữa một bầy toàn hổ tướng của Đông Ngô mà cũng không kẻ nào dám làm lớn,hồi 43 Khổng Minh một mình dùng ba tấc lưỡi để đối đáp với đám mưu thần nghĩa sĩ của Đông Ngô mà không mất chí khí.Người giỏi là người có thể thống lĩnh ba quân xoay chuyển càn khôn chứ không phải là chỉ dựa vào sức lực,chứ cứ như cái anh cu Viên Thiệu binh mạnh tướng nhiều cuối cùng chết thảm.Về ý kiến cá nhân thì tôi thích hình tượng của Quan Công và Triệu Vân nhất.

Chia sẻ trang này