1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân việc 2 nhà báo bị bắt, bàn về khái niệm đạo đức nghề nghiệp trong báo chí truyền thông

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi rosebleuedong, 16/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rosebleuedong

    rosebleuedong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    Nhân việc 2 nhà báo bị bắt, bàn về khái niệm đạo đức nghề nghiệp trong báo chí truyền thông

    Khái niệm đạo đức nghề nghiệp đã được phổ biến rộng ở các nước công nghiệp phát triển. Ở Pháp, các "bộ luật đạo đức nghề nghiệp" dành cho các nghề đặc thù như kế toán công, cảnh sát, bác sĩ, nha sĩ v.v.. lần lượt đưọc ban hành, góp phần tạo hành lang tác nghiệp và lành mạnh hóa môi trường làm việc trong các nghề này. Nghề báo tuy không có một bộ luật đạo đức nghề nghiệp riêng nhưng cũng có các văn bản bao gồm các quy tắc đạo đức hành nghề cho báo giới và được các hội đoàn báo chí thông qua.

    Các quy tắc này áp dụng trong nhiệm vụ của nhà báo (nghĩa vụ thông tin, tôn trọng độc giả, lợi ích xã hội, quyền được biết) và quy định tính chính đáng cũng như tính đáng tin cậy của nhiệm vụ báo chí (độc lập với các quyền lực chính trị hoặc kinh tế, tôn trộng đời tư, bảo vệ nguồn cung cấp thông tin v.v...)

    Tóm lại, có thể nói quy tắc đạo đức hành nghề báo chí bao gồm toàn bộ các tiêu chuẩn nghề nghiệp giám sát lương tâm nghề nghiệp của một thông tín viên (nhà báo). Các tiêu chuẩn này dựa trên 2 nguyên tắc căn bản: trách nhiệm xã hội và sự thật thông tin.

    Mặt khác, quy tắc đạo đức nghề còn góp phần giúp nhà báo tránh được các ý đồ lũng đoạn thông tin, tuyên truyền, đánh bóng hay bóp méo thông tin.

    Tuyên bố về các quyền và nghĩa vụ của nhà báo được thông qua năm 1971 ở Munich có ý nghĩa phổ quát. Nó quy định "quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận và quyền chỉ trích là một trong các quyền tự do căn bản của toàn thể nhân loại", và "trách nhiệm của nhà báo đối với công chúng được đặt lên trên hết, cao hơn cả trách nhiệm đối với chủ bút và chính quyền Nhà nước". Ngoài ra nó quy định các nghĩa vụ của nhà báo như nghĩa vụ tôn trọng sự thật và đời tư cá nhân, nhất thiết chỉ đưa các tin "có nguồn gốc rõ ràng", nghĩa vụ "kiểm tra tất cả các thông tin tỏ ra thiếu chính xác", "không tiết lộ nguồn tin lấy được một cách bí mật".

    Nghị quyết 1003 năm 1993 của Hội đồng châu Âu về đạo đức nghề báo được thông qua, nhưng chỉ mang tính chất "khuyến nghị" đối với báo chí các quốc gia thành viên chứ không bắt buộc.

Chia sẻ trang này