1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân việc trả lời chất vấn của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện, nghĩ về ngành Tòa án hiện nay

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyenbalocvn, 30/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Nhân việc trả lời chất vấn của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện, nghĩ về ngành Tòa án hiện nay

    Các bác nhà mình là dân Luật, chắc sẽ rất quan tâm theo dõi đến việc trả lời chất vấn của ông Nguyễn Văn Hiện nhỉ! Mấy ngày nay, dư luận xôn xao bàn tán về cái cách coi thường Đại biểu Quốc hội, coi thường nhân dân của ông này. Mở topic này ra mong nhận được ý kiến của các bác về vấn đề trên.

    Đại biểu Nguyễn Văn Khá (Nam Định) cho rằng phần trả lời chất vấn của Chánh án TAND Tối cao khiến đại biểu và nhân dân thấy khá bức xúc. Do vấn đề hết sức quan trọng, liên quan đến sinh mạng người dân nên ông đã đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về việc chất vấn Chánh án TAND Tối cao

    Giải trình của Chánh án không được đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và cử tri đồng tình?, ?oChánh án luôn lảng tránh về trách nhiệm của mình?, ?oChánh án càng giải trình thì càng lòi ra cái dở?, ?oDường như Chánh án ?oné? chuyện chạy án!?. Liên tiếp những câu phản ứng khá gay gắt của một số ĐBQH ?ođáp lại? phần trả lời chất vấn của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện đã làm cho ngày chất vấn, trả lời chất vấn cuối cùng tại kỳ họp thứ 10, QH khóa XI căng thẳng hiếm thấy.

    Án oan sai nhiều do chủ quan...!

    Vừa bước vào nghị trường sau giờ giải lao buổi sáng, Chánh án Nguyễn Văn Hiện đã nhận ngay một loạt câu hỏi chất vấn trực tiếp của các ĐB xung quanh tình trạng án oan, án sai, án bị hủy, sửa còn cao. ĐB Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình) ?omở máy?: ?oSố án bị hủy, sửa chiếm 5% trong năm 2006 tương đương hơn 9.600 bản án, có bao nhiêu trong số đó do năng lực yếu kém của thẩm phán, bao nhiêu do chạy án và tiêu cực??. ĐB Nguyễn Thị Hồng Xinh (Bà Rịa ?" Vũng Tàu) ?obồi tiếp?: ?oThực ra con số trên lớn nhiều hơn, tôi biết nhiều trường hợp do hết tiền nên người bị oan, sai đã bỏ cuộc không đi khiếu nại tiếp. Nhiều bản án oan, sai là do thẩm phán cố tình đạp trên pháp luật mà đi. Tôi nói có sách, mách có chứng đàng hoàng, Chánh án trả lời việc này ra sao??.

    Chánh án Nguyễn Văn Hiện giải thích vấn đề trên đã được nêu trong báo cáo gởi tới các ĐBQH, án oan, sai chủ yếu do nguyên nhân chủ quan, còn về biện pháp xử lý thì nói một câu rất... chung chung: ?oNếu năng lực yếu kém thì xử lý theo... năng lực yếu kém, nếu do thiếu tinh thần trách nhiệm thì xử lý theo... tinh thần trách nhiệm, nếu do tiêu cực thì xử theo... tiêu cực. Đó là cố gắng của chúng tôi, nhưng sức người có giới hạn!?. Trước câu trả lời khó hiểu trên của ông Hiện, các ĐBQH chỉ biết... cười.

    Bảo đảm không có ?oduyệt án?!

    Thấy ông Chánh án ?olờ? câu hỏi của mình, ĐB Xinh tiếp tục chất vấn bằng vụ việc cụ thể, đó là vụ án căn nhà số 83 Đội Cấn, Hà Nội. ĐB Xinh cho rằng trong vụ này, tuy pháp luật đã có quy định đầy đủ, nhưng những người có trách nhiệm đều đạp trên pháp luật mà đi, làm oan, sai một người dân. ?oXin hỏi ông Chánh án, vụ này do năng lực yếu kém hay có chạy án?? ?" ĐB Xinh chất vấn. Sau một hồi vòng vo cho rằng vụ việc đang được giải quyết theo quy định pháp luật, ông Hiện cho biết có nhiều người ngạc nhiên hỏi ông rằng tuy ở tận Vũng Tàu, nhưng không hiểu vì lý do gì ĐB Xinh lại có đủ chứng cứ về vụ án đang được xét xử ở Hà Nội. Nghe vậy, ĐB Xinh nói thẳng: ?oChánh án có vẻ né tránh vấn đề chạy án. Tôi chất vấn Chánh án mà ông lại hỏi ngược tôi ?ođồng chí Hồng Xinh có giải pháp nào??, tôi đâu phải Chánh án Tối cao!?.

    Phiên chất vấn trở nên căng thẳng hơn khi có sự tham gia của ĐB đến từ tỉnh Thanh Hóa ?" Lê Văn Cuông. ĐB Cuông đặt câu hỏi: ?oTrong phần đầu báo cáo, Chánh án có dùng hai từ ?ovơ vét? để đắp vá số thẩm phán bị thiếu. Phải chăng việc ?ovơ vét? này là nguyên nhân gây ra tình trạng oan, sai??. Ông Hiện lúng túng: ?oTôi dùng từ dân dã, xin lỗi đại biểu Cuông. Tôi xin đính chính lại, lẽ ra tôi phải nói rằng ?ođộng viên các anh em trong ngành, dù chuyên môn có hơi yếu, đầu tư thêm, rồi sẽ bổ nhiệm. Đối với những vùng miền xa, điều kiện thiếu thì chúng ta phải chấp nhận như vậy nhưng không phải là bổ nhiệm bừa bãi?. ĐB Cuông ?otấn công? Chánh án tiếp bằng hai câu hỏi: ?oVừa qua, có nhiều tiêu cực trong tuyển dụng trong ngành tòa án, người trình độ trung cấp, sơ cấp lại được tuyển dụng không đúng tiêu chuẩn... Nếu cứ tình trạng này chắc chắn sẽ còn oan, sai. Vậy, trách nhiệm của Chánh án đến đâu? Có ý kiến cho rằng các bản án thường được quyết định trước khi mở phiên tòa, thông qua hình thức duyệt án. Việc này có hay không??. Ông Hiện trả lời câu hỏi thứ hai trước bằng việc bảo đảm pháp luật không có quy định việc ấn định án, ?oduyệt án? cho hội đồng xét xử. Chờ mãi không thấy ông Hiện trả lời câu hỏi đầu tiên, ĐB Cuông sau khi nhắc lại câu hỏi rồi nói: ?oTôi muốn hỏi trách nhiệm của Chánh án đến đâu nhưng Chánh án lại lảng tránh!?. Đến khi được Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng ?onhắc?, ông Hiện nói nhỏ: ?oSẽ tiếp thu và nghiên cứu trả lời?.

    ?oLàm ơn trả lời chất vấn của tôi!?

    Trước khi kết thúc phần trả lời chất vấn buổi sáng, QH đã chứng kiến cuộc tranh luận ?onảy lửa? giữa người đứng đầu ngành tòa án và ĐB Nguyễn Ngọc Trân (An Giang).

    Trả lời câu hỏi của ĐB Trân về chương trình hành động của ngành tòa án sau khi VN gia nhập WTO, ông Hiện tỏ ý không bằng lòng khi nói: Nếu tôi không nhầm, vấn đề này ĐB đã phát biểu đến lần thứ hai. Khi trình kinh phí tham gia hội nhập, ngành tòa án đã được Chính phủ cấp 4-6 tỉ đồng để chuẩn bị cho hội nhập... Mong anh Trân góp ý thêm để chúng tôi chuẩn bị tốt hơn công cuộc hội nhập tới đây?. ĐB Trân đáp ngay: ?oChánh án đã đếm nhầm, câu hỏi này tôi đặt ra cho Chánh án đã lần thứ ba rồi. Tôi đã hỏi 3 lần mà vẫn chưa nhận được câu trả lời cụ thể, Chánh án làm ơn trả lời giùm chất vấn này!?. Ông Trân cho rằng vấn đề ông muốn nhắc đến là mức độ sẵn sàng hội nhập của ngành tòa án, đặc biệt là con người chứ không phải vấn đề kinh phí. ?oNếu Chánh án làm tốt thì QH sẵn sàng đề xuất cho Chánh án đến 60 tỉ chứ không phải 6 tỉ!?. Về đề nghị góp ý của ông Hiện, ĐB Trân nói: ?oĐến giờ này, tôi còn không biết mặt mũi của tài liệu, văn bản liên quan thì góp ý cái gì!?.
  2. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Dân trí) - Có lẽ phiên chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là phiên chất vấn nóng bỏng nhất trong các phiên chất vấn tại kỳ họp này. Hầu hết các đại biểu chất vấn phải bật khỏi ghế lần thứ hai để ?onói lại? với Chánh án Nguyễn Văn Hiện.
    Một đại biểu đã không ngại ngần: ?oCàng giải trình càng thấy cái dở của giải trình?. Kết thúc phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Văn Khá cho rằng các đại biểu Quốc hội rất bức xúc với phần trả lời và đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về những vấn đề đại biểu chất vấn Chánh án TADNTC?

    Để xét xử tốt, bị can bị cáo phải?tốt!

    Trong báo cáo ban đầu, ông Hiện cho rằng đầu nhiệm kì của ông cả nước thiếu 1.116 thẩm phán. Đến nay nhờ ?otận dụng, vơ vét? đã có thể tạm đủ số người thiếu này, nhưng hiện tại số lượng vụ án tăng cao nên vẫn thiếu thẩm phán. Đại biểu Lê Văn Cuông, Thanh Hóa phản ứng ngay: "Nếu dùng biện pháp vơ vét, tận dụng những những người không đủ trình độ năng lực thì sẽ tăng các vụ oan sai?"

    Ông Hiện lập tức phải xin lỗi rằng, từ ?ovơ vét? có tính khẩu ngữ một chút. Thực ra đối với những vùng sâu vùng xa ngành cũng cố gắng bổ nhiệm dù người được bổ nhiệm còn thiếu điều kiện này, điều kiện kia, nhưng không phải là bổ nhiệm bừa bãi, bất kì ai.

    Phát biểu sau đó, đại biểu Nguyễn Đình Lộc tiếp tục nhấn mạnh về đội ngũ thẩm phán, coi đó là nhân tố hàng đầu. Từ đó ông chất vấn: "Chánh án quá nghiêng về giải quyết vấn đề số lượng có hợp lý không?" Ông nhấn mạnh, thẩm phán thà thiếu, không thể yếu - đó là điều kiêng kị .

    Ông Hiện cho biết, hiện ngành đang xây dựng lực lượng thẩm phán kế cận. Đối với các thẩm phán được bổ nhiệm ?ochâm trước?, ông Hiện vớt vát: yếu một chút còn hơn không làm được việc, yếu nhưng nếu cố gắng sẽ hoàn thành được nhiệm vụ!

    Trong phần trình bày ban đầu, ông Hiện cũng nói rằng: Để công tác tố tụng, xét xử tốt cần 5 điều kiện, trong đó có nói tới việc người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, đương sự?) phải tốt. Ông dẫn chứng rằng, 50% bị can, bị cáo không tốt, không khai báo thành khẩn, 70-80% đương sự luôn cho quan điểm của mình là đúng. Đại biểu Lê Văn Cuông độp lại ngay: "Chờ đợi bị can bị cáo tốt mới hoàn thành nhiệm vụ là không tưởng?" Ông Hiện lại lý luận: "Bị can bị cáo dưới góc độ của người công dân tốt thì dù có vi phạm pháp luật cũng phải thành khẩn khai báo!" Ông nói thêm, các vụ xảy ra trong bóng tối, thủ phạm thường không thừa nhận, chỉ khi cơ quan điều tra tìm ra các chứng cứ mới chịu nhận tội.

    Trả lời này dĩ nhiên chưa thể ?othông tai? các đại biểu nên sau đó, đại biểu Nguyễn Đình Lộc tiếp tục ra đòn: ?oLần đầu tiên tôi nghe phải có 5 điều kiện như vậy thì mới có nền tư pháp tốt?. Cũng theo ông Lộc, chưa bao giờ ông nghe bị can, bị cáo tốt mà ?otòa án là nơi đấu trí giữa bị cáo với công tố?.

    Vấn đề có tính thời sự là Việt Nam gia nhập WTO đã được đại biểu Nguyễn Ngọc Trân, An Giang đặt câu hỏi: ?oToà án đã chuẩn bị đến đâu trong việc xét xử các vụ án, tranh chấp có yếu tố nước ngoài??

    Ông Hiện đáp lại, câu hỏi này ông đã được nghe 2 lần từ ông Trân. Ông Hiện cho biết, không chỉ riêng tòa án mà hệ thống tư pháp đã chuẩn bị hội nhập từ nhiều năm nay. Mỗi năm ngành toà án có 4-6 tỉ đồng để chuẩn bị hội nhập, tập trung vào các hội thảo, cập nhật các văn bản kinh tế, các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, sửa đổi, điều chỉnh luật? Ông Trân nói rằng đây đã là lần thứ 3 (không phải 2) ông đặt câu hỏi này và vẫn chưa thấy hài lòng về phần trả lời. Ông Trân nói, nếu giải quyết được vấn đề ông sẵn sàng cùng Quốc hội xin cho Tòa án gấp mười lần. Vấn đề cốt lõi theo ông Trân là con người, lại không hề được Chánh án nói tới. Phần ?ođối? lại của ông Hiện sau đó cũng chỉ nói ?oxin tiền là khó lắm!?.

    ?oCàng giải trình càng thấy cái dở của giải trình?

    Đại biểu Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình) đã làm phép quy đổi tỷ lệ 5% án bị hủy, bị sửa trong tổng số 193.000 vụ án mà các cấp tòa án đã giải quyết trong năm 2006 thành con số hơn 9.000 vụ. Tỷ lệ xem ra có vẻ nhỏ, con số thực thì quả là lớn. Ông Nhượng yêu cầu làm rõ trong số án bị hủy, bị sửa đó có bao nhiêu án là do sai sót của thẩm phán?

    Với câu hỏi này, vị Chánh tòa tối cao trả lời thẳng, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng án oan sai lên đến hàng nghìn vụ như thế là do chủ quan. Ông cũng khẳng định, tất cả những thẩm phán có án phải hủy, phải sửa đều phải xử lý, sai do yếu kém thì ?oxử? theo yếu kém, sai do tiêu cực thì phải ?oxử? theo tiêu cực. Từ đầu năm đến nay đã có 10 thẩm phán không được bổ nhiệm lại.

    Nhưng đại biểu Nguyễn Văn Nhượng không chịu. Ông yêu cầu được cung cấp thông tin cụ thể, tỷ lệ bao nhiêu phần trăm là do nguyên nhân chủ quan, bao nhiêu phần trăm là do khách quan. ?oVới hơn 9.000 vụ án oan sai một năm mà biện pháp xử lý chỉ là không bổ nhiệm lại có 10 thẩm phán thì đã tương xứng chưa? ?" ông Nhượng gay gắt.

    Không khí nghị trường càng lúc càng nóng khi Chánh án Nguyễn Văn Hiện còn nhận được hàng loạt câu hỏi của các đại biểu khác xoay quanh vấn đề án oan sai. Đại biểu Nguyễn Hồng Sinh (Vũng Tàu) truy ráo riết: Con số án phải hủy, phải sửa thực tế chắc chắn còn lớn hơn 9.000 vụ. Và nếu không đủ 5 điều kiện phải có để công tác xét xử có chất lượng tốt thì có nghĩa là Tòa án còn có quyền làm oan sai?

    ?oTôi nói là chúng ta phấn đấu làm tốt những điều đó để nâng cao chất lượng xét xử chứ tôi không nói tình hình yếu kém chung thì có quyền làm sai, làm oan?T ?" ông Hiện thanh minh. Nhưng đại biểu Nguyễn Hồng Sinh vẫn tiếp tục truy: ?oCác giải pháp khắc phục tình hình mà Chánh án đưa ra đều cũ lắm rồi, thời gian qua đều đã làm nhưng án oan sai vẫn nhiều??.

    Đến đây, Chánh án Nguyễn Văn Hiện đặt ngược lại câu hỏi cho đại biểu Sinh: ?oVề các biện pháp thì chúng tôi cũng nghĩ chán rồi. Đại biểu Sinh có biện pháp nào khác tốt hơn??. Bà Sinh ?obùng nổ?: ?oĐồng chí hỏi lại tôi về giải pháp thì rất khó. Tôi có phải Chánh án TAND tối cao đâu?.

    Ông Hiện cũng ?ophản công? khi bà Sinh đề cập đến vụ nhà số 83 Đội Cấn. Ông Hiện tỏ ý thắc mắc về việc bà Sinh ở tận Vũng Tàu mà sao có rất nhiều công văn chất vấn, giám sát gửi đi các cơ quan về vụ việc ở tận Hà Nội. Chủ tọa lập tức nhắc nhở ông Chánh án, yêu cầu thái độ cởi mở, cầu thị hơn của người trả lời chất vấn.

    Vấn đề án oan sai xoay qua chuyện năng lực làm việc của thẩm phán. Các đại biểu liên tiếp đặt nghi hoặc về việc thẩm phán kém hay chính là hiện tượng chạy án. Nhiều án oan sai chứng tỏ kỷ luật trong ngành tòa án có vấn đề. Ông Hiện nhấn đi nhấn lại ?ohầu hết các án oan sai là do năng lực của các thẩm phán? thì bị ?ochặn? ngay bằng câu nói thẳng tưng: ?oCó phải cứ đổ tội cho năng lực là nhẹ tội nhất không??.

    Đại biểu Nguyễn Văn Cuông (Thanh Hóa) kết lại: ?oĐồng chí Chánh án càng giải trình càng thấy cái dở của vấn đề giải trình. Cái chính là vấn đề trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu ngành Tòa án thì Chánh án lại chẳng đề cập, trả lời?.
  3. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay, trả lời phỏng vấn của Báo Pháp luật TPHCM, ông Hiện cho rằng : "Đánh máy, lái xe cũng được cho đi học để về bổ nhiệm Thầm phán"!?!?!
    Hì hì, trong khi các bác Cử nhân luật nhà mình lại còn đang băn khoăn không biết học Luật ra có nên làm nghề Luật không.
    Ước gì Tòa án Tối cao nhận các bác vào làm nhỉ?!
  4. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Cần gì, cứ có tiền là được nhận hết thôi mà. Hơn nữa, các bác học luật giỏi quá thì tuyển vào người ta không thích đâu vì ai lại thích cấp dưới giỏi hơn cấp trên, khó sai bảo. VN mình nó như vậy bạn ạ.
    Còn việc ông Hiện trả lời thì nó phản ánh sự bất cập của tổ chức nhà nước VN hiện nay. QH muốn các bộ trưởng, thủ tướng trả lời tốt thì phải có chế tài với họ, không thì ông nào cũng hứa, nhận trách nhiệm rồi thôi. Nhưng người ta lại sợ ông QH quyền to quá, không kiểm soát được nên ông "nhà nước trong nhà nước" stop tất lại.
    Có anh bạn nói với tôi câu này: "tôi tham nhũng nên tôi tồn tại" (I corrup so I am) không biết có đúng không. Mods đừng xoá câu này nhé, bản quyền của anh bạn tôi đấy
  5. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, cái này cũng thể hiện qua việc đại biểu Nguyễn Văn Khá và nhiều đại biểu khác căn cứ vào quy định hẳn hoi, đề nghị Quốc hội ra nghị quyết riêng về việc trả lời chất vấn của ông này nhưng cuối cùng Chủ tịch QH cũng quyết là không. Đến bây giờ mình vẫn còn thấy bức xúc hết sức vì cách trả lời của ông này.
    Dư luận hiện nay vẫn còn râm ran và hết sức bất bình.
  6. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho tớ hỏi
    Ai có thẩm quyền bầu/chỉ định các chức vụ chánh án , thẩm phán , thủ tướng , bộ trưởng .... trong guồng máy nhà lước VN cơ ạ
    Quan điểm của tớ chỉ đơn giản rằng thì là . nếu tớ có quyền bầu/chỉ định lão nào vào chức vụ gì đó mà lão í không hoàn thành nhiệm vụ hay không xứng đáng thì cứ cho hắn về đuổi gà . Chả lẽ trong 80 tr người VN mà chả kiếm được người nào khác để làm việc nhà nước hay sao nhể
    Hay là cứ để "Dư luận hiện nay vẫn còn râm ran và hết sức bất bình" cho tới khi nào ... chán rùi thì .... thôi . Nhân dân vịt lam anh hùng vẫn có tiếng là kiên trì chịu đựng gian khổ mà lị
  7. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Sao bác Khoẻ nhà ta kô kêm luôn cái chức Chánh Án TAND TC đi cho rồi nhỉ,lúc ấy mà còn có thằng dám chạy án thì chúng ta hết chuyện để bàn luôn.
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hiến pháp bẩu là ************* giới thiệu các chức danh : Thủ tướng, Chánh án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao cho Quốc Hội bầu và họ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội về công việc của mình.
    Trả lời chất vấn là công việc của họ, nhưng trong Hiến pháp Việt Nam không có vấn đề đàn hạch, luận tội hay bãi nhiệm theo đề xuất của một cá nhân hay một nhóm đại biểu đối với các chức danh trên. Vì thế, cái đề xuất của ông gì gì đó không có cơ sở luật định để thực hiện, cho nên, ta chờ đến Quốc Hội kỳ sau, Quốc Hội bầu người khác vậy.

  9. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì bác nhầm rồi, đề nghị của đại biểu Khá là có căn cứ vào Luật định hẳn hoi nhé!
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2006/11/637985/
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tớ rảnh, có một bài báo cũng hơi lâu rùi gửi các bác đọc tham khảo :
    -----
    Bài biện hộ cho ông chánh án
    14:49:21 20/12/2006
    Giống như các chàng công tử quý phái thời La Mã cổ đại khi thấy những người thứ dân bị xét xử ở tòa, họ đã tình nguyện vào biện hộ không đòi chi phí; từ đó tạo nên nghề luật sư, và tiền trả cho luật sư được gọi là thù lao. Tôi không phải là quý tộc, ông Chánh án Tòa tối cao cũng chẳng phải là thứ dân; ông cũng chẳng khiến tôi làm; nhưng khi thấy ông bị Quốc hội chất vấn thì ?omáu nghề nghiệp? của tôi nổi lên và tôi xin nộp bản biện hộ này lên công luận để bênh vực cho ông. Vì thực sự là Ông Chánh án không hề nhờ tôi; nên tôi xin quý vị đang đọc giả vờ làm đại biểu để tôi có thể làm công việc của mình. Nếu Viện Kiểm sát có bản cáo trạng thì- là luật sư - tôi có bản biện minh trạng cho thân chủ của mình. Và nó như thế này.
    Trong cuộc chất vấn, thân chủ chúng tôi đã được yêu cầu giải trình chín vấn đề: năm vấn đề liên quan đến nền tảng hệ thống tư pháp; bốn vấn đề mang tính vụ việc. Năm vấn đề đầu có thể rút lại còn ba là: bản án bị sửa và oan sai; dân kêu oan mà Tòa án nhân dân tối cao không giải quyết; duyệt án cùng tiền lệ của vụ Đồ Sơn. Cái gì là nền tảng thì sẽ lâu dài, từ xưa để lại và sau này vẫn còn. Cái gì là vụ việc thì sẽ ngắn, giải quyết xong thì hết. Ở đây tôi xin biện hộ cho thân chủ chúng tôi về các vấn đề có tính nền tảng còn xin để các vấn đề kia cho các đồng nghiệp khác.
    1. Tổng quát
    Đối với các vấn đề có tính chất là từ xưa để lại và sau này vẫn còn thì thân chủ chúng tôi mới tại chức trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Khi được quý vị tin tưởng và bổ nhiệm vào chức vụ hiện thời thì tình cảnh của thân chủ tôi giống như một người được cho vào ở một căn nhà xây đã lâu, về mỹ thuật thì nó rất đẹp, không nước nào có; nhưng về kỹ thuật thì thuộc loại tồi. Chính cái tính chất sau của nó mà nay khi nó bị mưa to gió lớn đánh vào, quý vị sốt ruột với thân chủ chúng tôi, chủ nhân căn nhà.
    Với năm vấn đề mà quý vị đã nêu thì căn nhà kia giống như đang bị dột. Quả thật nó đang bị dột! Căn nhà bị dột thì thân chủ chúng tôi gánh chịu hậu quả ngay! Ấy là sự chất vấn của quý vị. Thế nhưng căn nhà kia không phải do thân chủ chúng tôi xây lên. Do đó, việc nó bị dột không phải lỗi của thân chủ chúng tôi. Từ quan niệm, kiểu thiết kế, đến lối xây dựng căn nhà đó, tất cả do những người trước để lại; mà những người trước ấy chính là các vị tiền nhiệm của quý vị. Họ đã thiết lập khi bỏ phiếu biểu quyết tán đồng, mà thường là 90% hay hơn. Căn nhà ấy đã được xây dựng với một nhiệt tình cách mạng; trong đó nhà nước nắm tất cả, và ban phát tất cả cho dân chúng như ước nguyện của họ. Làm như thế là để thiết lập một chế độ chính trị vạn lần đẹp hơn tất cả những cái đã có trong lịch sử trước kia. Do vậy, khi thiết kế căn nhà các kiến trúc sư đã không hề xem đến kinh nghiệm đã có hàng trăm năm nay của các hệ thống tư pháp khác vốn cũng đã trải qua những khó khăn như chúng ta và đã tìm ra giải pháp, tuy chúng mang tính tương đối nhưng mọi người bị buộc phải chấp nhận; nhờ thế nó tạo nên trật tự trong cuộc sống xã hội. Chúng ta chê bai tính tương đối của các hệ thống kia, cho rằng chúng thiếu tính triệt để và đã xây căn nhà của mình với mục đích đạt đến cái tuyệt đối vốn không có trên thế gian này: theo đuổi công lýý đến cùng! Do vậy căn nhà kia... bị dột! Và quý vị đang buộc thân chủ chúng tôi phải chịu trách nhiệm!
    Do sự công bằng mà chúng ta theo đuổi, nên chăng thân chủ chúng tôi phải được đánh giá theo quan điểm (i) có nhận ra các điều trên không; (ii) đã chữa được đến đâu; chứ không phải theo quan điểm: tại sao, trách nhiệm thế nào và đến đâu?
    Chúng tôi cho rằng thân chủ của chúng tôi phải được xem xét một cách công bằng hơn; bởi vì nhiều công việc chúng ta đang làm hiện nay và sau này, trong một số lãnh vực nào đó ?" trong đó có tư pháp - chỉ là sửa chữa những hậu quả để lại của nhiều thế hệ trước kia. Họ đã thực hiện công việc của mình dựa trên những qui luật rút ra từ kết quả của những cuộc nghiên cứu khoa học, công phu, theo một diện rộng và trải qua nhiều thời đại. Tuy nhiên họ đã không nhận ra được rằng đấy là quy luật rút ra từ những người đã chết và khi biến chúng thành luật pháp áp dụng cho từng cá nhân đang sống thì người sau không phải lúc nào cũng sẵn sàng chấp hành. Người đang sống không thể làm theo cách làm của người đã chết. Họ có thể theo gương về mặt tinh thần; nhưng không thể hành động theo khuôn khổ của người đã chết mà nay qui định thành ?opháp lệnh? và bị chế tài. Mục đích việc làm không xấu, nhưng nó không khả thi và bây giờ để lại nhiều hậu quả, đặc biệt là về tâm lý. Vậy bây giờ chúng ta tất cả cần nhận ra điều này để cùng bắt tay sửa chữa trong địa vị, hoàn cảnh và khả năng của mình; chứ không phải tìm cách đổ tội cho ai đó. Nói đến đây, chúng tôi nghĩ đến những người đã từng thực hiện các việc kia; nay đứng ngoài chỉ trích làm như mình vô can! Thật đáng khen ngợi!
    Vậy khi đặt ra trách nhiệm ấy cho thân chủ chúng tôi, thì nên chăng quý vị cũng đặt ra trách nhiệm cho chính mình rằng phải làm gì để giúp đỡ những người như thân chủ chúng tôi hầu họ có thể thực hiện dễ dàng hơn nhiệm vụ của họ. Phải chăng quý vị chỉ quy trách để có thể nói với cử tri: ?oVâng chúng tôi có nói rồi?; nghĩa là chỉ làm để cho nồi xúp de xì hơi an toàn rồi đâu vẫn vào đấy? Để không miên man trong phần tổng quát, chúng tôi xin đi vào các vấn đề cụ thể, phụ thêm cho những gì thân chủ chúng tôi đã trình bày.
    2. Bản án bị sửa và oan sai
    Bản án bị sửa và oan sai là do trình độ của thẩm phán. Vâng đúng vậy. Việc này liên quan đến: sự tuyển chọn thẩm phán, trình độ thẩm phán và sự trợ giúp thẩm phán nâng cao trình độ theo một cơ chế tự động và nội tại. Ba công việc này hiện nay ra sao? Chúng ta hãy nhìn vào sự thật. Vì nếu chúng chưa được giải quyết thì với việc phải ?ođôn? lái xe và đánh máy lên làm thẩm phán, dẫu có nói là ?ovơ vét? hay không cũng chỉ là từ ngữ sử dụng, râu ria của vấn đề.
    a. Sự tuyển chọn thẩm phán
    Mọi người trong ngành tư pháp đều biết hai sự kiện. Một là sinh viên tốt nghiệp thi vào làm thư ký tòa án thì phải mất khoảng bảy năm và phải vào Đảng mới đủ điều kiện làm thẩm phán. Hai là việc cho vào Đảng là quyết định của từng chi bộ tại các địa phương.
    Thân chủ chúng tôi có thể làm gì trước hai thực tế này? Quý vị sẽ làm gì để khắc phục nếu không ?ovơ vét? như thân chủ chúng tôi?
    b. Trình độ thẩm phán
    Trừ một số do hoàn cảnh lịch sử để lại, các thẩm phán đều được đào tạo cơ bản ở các trường đại học luật. Kiến thức được trường luật trang bị sẽ giúp họ hành nghề sau này và mức độ trở nên thành thạo lâu hay chóng cũng tùy thuộc số kiến thức ấy. Điều này khiến chúng ta xem đến phương thức đào tạo sinh viên ở các trường luật.
    Các vị đã thấy ngay từ khi thành lập, các trường đại học chuyên nghiệp đều do các bộ lập ra và nắm giữ. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nắm các trường đại học thuộc ngành nghệ thuật tự do (nhân văn, khoa học tự nhiên...). Sự kiện này cho thấy các trường đại học đào tạo sinh viên là để phục vụ mình, tức là đáp ứng các yêu cầu của nhà nước. Do đó trong một thời gian dài sinh viên tốt nghiệp ra trường là làm cán bộ, công chức nhà nước hay vào các xí nghiệp quốc doanh. Trường luật không đi ra ngoài khuôn khổ này. Sinh viên luật được đào tạo để trở thành cán bộ hay công chức nhà nước; công việc của họ là viết luật cho dân chúng áp dụng. Họ phục vụ nhà nước. Dùng hình ảnh mô tả thì học xong ?ohọ nhìn lên? nhà nước. Vì là người sẽ viết ra các ?oquy phạm pháp luật? nên luật trang bị cho họ được giảng dạy theo cách tại sao. Vậy họ được học ?oluật tại sao?. Và để trả lời người ta hướng họ về triết học. Luật trang bị cho sinh viên mang tính triết học và nó được gọi là ?okhoa học pháp lý?, rất nặng về câu chữ và lý luận. Khi quy về triết học thì không ai được đi ra ngoài các nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa. Và để bảo đảm sự tuân thủ tuyệt đối, luật được giải thích là công cụ của chính trị, việc áp dụng nó thuộc về chủ quyền quốc gia. Khi tranh luận về luật, vấn đề quan điểm, lập trường luôn luôn được đặt nặng; người ta có khuynh hướng gạt bỏ những lập luận trái ngược rồi tự thưởng cho mình bằng cách kênh kiệu.
    Tuy nhiên cuộc sống không phải do triết học thống lĩnh. Luật sở dĩ có vì nó cần thiết cho trật tự xã hội. Do đó, luật là để phục vụ xã hội, phục vụ dân chúng. Nhà nước ban hành luật là để cho công dân áp dụng. Công dân áp dụng luật thì phải biết nó thế nào. Họ cần ?oluật thế nào?. Trong một quốc gia, về số lượng, thành phần nhà nước rất nhỏ so với thành phần dân chúng. Do đó sinh viên luật ra đời, để kiếm sống, họ phải phục vụ xã hội, phục vụ dân chúng. Ngay cả thẩm phán khi xét xử thì họ cũng phục vụ xã hội. Họ nói ai phải ai trái trong một cuộc tranh chấp đang diễn ra trước mặt họ theo luật pháp của quốc gia. Khi ấy, thẩm phán trực tiếp phục vụ xã hội, gián tiếp phục vụ nhà nước. Phục vụ xã hội thì bắt buộc ?ohọ nhìn xuống? và phải biết ?oluật thế nào?. Trường luật đã trang bị cho họ ?oluật tại sao? và ?ohọ nhìn lên?! Thẩm phán cũng vậy, luật sư cũng thế! Họ được đào tạo theo một đường; nhưng khi hành nghề thì phải làm theo một nẻo!
    Vì chỉ được dạy ?oluật tại sao? nên sinh viên tốt nghiệp trường luật không có một ý niệm gì về một khả năng gọi là cách suy xét theo luật học (legal reasoning). Sự tài ba của thẩm phán và của luật sư nằm ở khả năng này. Đó là khả năng biết phân tích và tổng hợp sự việc đã xẩy ra (mà mình đang xem xét để quyết định đúng hay sai), rồi lần lượt chọn ra các mảng sự việc quan trọng, nhiều ít khác nhau, hầu đặt ra các câu hỏi, cuối cùng có câu trả lời rồi áp luật pháp vào. Từ đó mới có các quyết định thuyết phục được các bên can dự. Vâng, các bên chứ không phải nhà nước.
    Khi muốn biết ?oluật thế nào? thì ngoài cách đặt câu hỏi theo phương pháp đã nêu thì thẩm phán phải biết với những câu hỏi tương tự thì người đi trước đã giải quyết như thế nào. Vậy là phải có nhiều kinh nghiệm của người xưa truyền lại; trong luật người ta gọi là án lệ. Trong hệ thống giảng dậy luật pháp của ta, hai thứ này không có! Trình độ thẩm phán, trong những năm đầu, gây ra bởi những sự thiếu vắng này. Vậy trình độ của thẩm phán có phải hoàn toàn là trách nhiệm của thân chủ chúng tôi không?
    ----
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này