1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân việc trả lời chất vấn của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện, nghĩ về ngành Tòa án hiện nay

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyenbalocvn, 30/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Thế có lẽ cũng đủ thuyết phục, nhỉ! Nhưng nhớ có bác nào thắc mắc về việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, em xin phép post lên thêm phần này.
    Các bác có thể xem toàn bộ Luật Hoạt động giám sát ở đây http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2003/200306/200306170008
    Điều 13. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm
    1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo quy định sau dây:
    a) Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc khi có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm (20%) tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
    b) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội;
    c) Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.
    2. Trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người đó.
    Điều 14. Thẩm quyền của Quốc hòi trong việc xem xét kết quả giám sát
    Căn cứ vào kết quả giám sát, Quốc hội có các quyền sau đây:
    1. Yêu cầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
    2. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của *************, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
    3. Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;
    4. Miễn nhiệm, bãi nhiệm *************, Phó *************, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Té ra là Mr. Lộc àh, ...
    Uh, tớ thừa nhận Quốc Hội có quyền đó rùi, nhưng mừh còn trình tự thủ tục để thực hiện quyền đó như thế nào nhỉ :
    - Bi nhiêu Đại biểu đề nghị thì ra xem xét việc ra nghị quyết.
    - Việc đề nghị sẽ gửi đến cơ quan nào của Quốc hội : Uỷ ban Thường vụ, Uỷ ban Pháp luật hay một cơ quan ah-hoc độc lập.
    - Giả địng việc đề nghị đựơc chấp nhận, thì ai soạn thảo nghị quyết, trình tự thông qua nghị quyết đó như thế nào ...
    Bi nhiêu vấn đề đó rùi, mời Mr. Lộc trình bày các điều khoản quy định để thực hiện.
    Ngay từ đầu, tớ nghĩ rằng, việc ra nghị quyết về chất vấn có thể tìm ra ngay điều khoản trong Hiến Pháp, nhưng cụ thể, làm cái gì, như thế nào thì ở đâu ?????
    Mời bạn Lộc tiếp tục nghiền ngẫm.
    Hi hi ...
  3. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Hì, có phải người quen mà mình chưa nhận ra không nhỉ?
    Đây là một vấn đề mới chưa hề có tiền lệ ở nước ta, đồng thời cũng chưa có văn bản quy định cụ thể nên iem có í kiến như sau (xin nói rõ đây là quan điểm riêng chứ chưa có quy định bằng văn bản) :
    -Về nguyên tắc thì khi một luật được QH thông qua và được ************* ký lệnh công bố thì sẽ có hiệu lực sau vài ngày đăng Công báo. Tuy nhiên, thông thường thì luật chưa đi vào cuộc sống ngay vì phải chờ Chính phủ có Nghị định hướng dẫn, Bộ ngành có liên quan ra thông tư hướng dẫn thực hiện, thậm chí đợi đến cấp Sở có hướng dẫn triển khai thực hiện thì mới có tác dụng thực sự (cái này em chỉ nói đa số Luật chứ không phải là Luật nào cũng theo quy trình này).
    Riêng Luật này là về hoạt động của Quốc hội, mà về nguyên tắc thì chẳng có cơ quan, ban ngành nào cao hơn Quốc hội cả nên không ai có thẩm quyền ra hướng dẫn để mấy ông đại biểu thực hiện. Nếu thấy khó hiểu, khó thực hiện quá thì có khi mấy ông ở UBTV QH hướng dẫn cũng có thể được.
    -Khoản 4 điều 11 của Luật này có quy định : "Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết". Căn cứ vào đó có thể hiểu từ "khi xét thấy cần thiết" có nghĩa là quyền của tập thể QH, cứ đa số quyết thì thực hiện. Do đó ở đây có mấy vấn đề quan trọng :
    +Đại biểu đó có thể đề nghị QH xem xét biểu quyết về vấn đề này hay không.
    Hoặc : Đoàn Chủ tịch điều hành kỳ họp QH có đề nghị QH xem xét biểu quyết về vấn đề này hay không.
    +QH có đồng ý biểu quyết về vấn đề này hay không.
    +Và nếu đồng ý biểu quyết thì QH có đủ tỉ lệ chấp thuận để ra Nghị quyết về vấn đề này (Việc trả lời chất vấn của thành viên Chính phủ - Như ta đang bàn ở trên) hay không.
    +Và cuối cùng, nội dung Nghị quyết của QH về vấn đề này như thế nào.
    Đều là những câu hỏi chưa có lời giải!
    Hì hì, có vẻ như phải trải qua một quá trình khá nhiêu khê, phức tạp nhỉ? (Nếu dùng mỹ từ thì có thể gọi đó là "chặt chẽ")
    Không biết đề nghị của Đại biểu Khá bị dừng ở đoạn nào, mà như ta đã biết kết quả rồi đấy!
    Hôm qua, trên một tờ báo của TPHCM có đăng tin thống kê hiện ngành Tòa án đang thiếu vài trăm thẩm phán đấy. Các bác box khờ nhà mình nhanh chân đăng ký nhé!

    Được nguyenbalocvn sửa chữa / chuyển vào 20:43 ngày 11/01/2007

Chia sẻ trang này