1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân viên IT phần mềm không tìm được việc: Những vấn đề còn thiếu sót

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Vunguyen179, 14/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vunguyen179

    Vunguyen179 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/05/2016
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tại sao nhân viên IT phần mềm không tìm được việc?

    [​IMG]

    Thu nhập bình quân của nhân viên IT phần mềm tương đối cao. Nguồn ảnh Internet​

    Mức thu nhập bình quân của nhân viên IT phần mềm: Hiện nay nghề IT phần mềm được đánh giá là nghề nghiệp lý tưởng trong lĩnh vực CNTT, và cũng là ngành nghề luôn khát nguồn nhân lực chất lượng cao. Đi đôi với nhu cầu nhân lực là những áp lực về công việc tăng lên kèm theo đó là mức lương cơ bản cho ngành nghề này cũng đòi hỏi phải tương đối cao và có những hứa hẹn về thu nhập và cơ hội phát triển nghề nghiệp.

    > Xem thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch TẠI ĐÂY

    Theo đó, tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được tương đối cao so với các ngành nghề khác. Hiện tại, một kỹ sư phần mềm mới ra trường có thể nhận được mức lương khoảng từ 1000 - 1500 USD/ tháng. Với những kỹ sư phần mềm đã có khoảng 3 năm kinh nghiệm hoặc những người ở vị trí quản lý, giám sát mức lương sẽ có thể lên tới 3000 - 4000 USD/ tháng. Ngoài ra nhiều kỹ sư viết phần mềm đơn giản cũng có thể nhận được 800 - 900 USD/ tháng.

    [​IMG]

    Tình trạng thiếu nhân viên IT phần mềm. Nguồn ảnh Internet​

    Tình trạng thiếu nhân lực: Mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt là vậy nhưng ngành IT phần mềm hiện nay vẫn đang ở trong tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, cụ thể là thiếu nhân lực trình độ cao. Điều này có thể lý giải bởi những bất cập trong quá trình học tập tại trường đại học và cả việc thiếu những kỹ năng cần thiết của một kỹ sư phần mềm hay một lập trình viên.

    Ngành phần mềm còn được gọi là ngành sản xuất vì vậy những kỹ sư phần mềm, là những những người trực tiếp tham gia sản xuất cụ thể là tạo lập phần mềm thì chưa có đủ kỹ năng, kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các sinh viên ngành phần mềm cũng chưa nhận được sự hỗ trợ xứng đáng từ phía nhà trường và các doanh nghiệp để trau dồi kỹ năng nghề nghiệp nên bắt buộc phải tự trang bị các kỹ năng cho bản thân trước khi bước ra khỏi cánh cổng trường đại học.

    Ngoài ra năng lực ngoại ngữ, cụ thể là Tiếng Anh chuyên ngành yếu kém cũng là một trở ngại trên con đường sự nghiệp của một kỹ sư phần mềm. Ngành phần mềm có đặc điểm là luôn luôn thay đổi rất nhanh vì vậy thành thạo Tiếng Anh là một bệ đỡ vững chắc giúp các kỹ sư phần mềm có thể tiếp cận được công nghệ mới thay đổi từng ngày trên thế giới, thay vì chỉ có thể tham khảo những tài liệu tiếng Việt đã lỗi thời và nhiều thiếu sót.

    [​IMG]

    Yếu tố để thành công với một nhân viên It phần mềm. Nguồn ảnh Internet​

    Yếu tố để thành công: Từ những thiếu sót trên, câu hỏi đặt ra là một lập trình viên phần mềm hay một kỹ sư phần mềm cần làm gì để vượt qua trở ngại và thành công? Trước tiên, đó là có tư duy logic, thể hiện ở việc xem xét vấn đề trên nhiều khía cạnh và có tư duy phản biện khi đánh giá vấn đề.

    Tiếp theo là phải biết tiếp cận vấn đề một cách có thứ tự và chú ý đến những chi tiết nhỏ, điều này giúp khai thác được những thông tin và khía cạnh chi tiết nhất của toàn hệ thống. Một lập trình viên phần mềm phải biết cách chia nhỏ vấn đề và giải quyết từng bài toán nhỏ rồi cuối cùng mới đưa ra giải pháp đồng bộ.

    Xem thêm: https://news.timviec.com.vn/cach-viet-mau-don-xin-viec-chuan-nhat-hien-nay-360.html

    Để trở thành IT phần mềm thành công tất nhiên không thể thiếu khả năng viết code thuần thục trên máy tính bảng hay máy tính một cách thuần thục. Thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ lập trình cũng là yêu cầu bắt buộc với một lập trình viên. Ngoài ra sự đam mê công nghệ và trau dồi học hỏi không ngừng sẽ quyết định bạn có thể trở thành nhân viên IT phần mềm thành công hay không.

    Trên đây là những cơ hội cũng như thách thức của ngành CNTT, cụ thể là IT phần mềm, hãy suy nghĩ và áp dụng vào bản thân để có thể đưa ra quyết định đúng đắn với sự nghiệp của bản thân.

Chia sẻ trang này