1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vụ phát tán phim VA bị bắt

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi 9635741, 26/10/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Nhân vụ phát tán phim VA bị bắt

    http://www1.thanhnien.com.vn/Phapluat/2007/10/25/213662.tno

    Em muốn hỏi về điều 253 bộ luật hình sự 1999:
    1. thế nào là "phổ biến cho nhiều người" như điểm b) quy định? bạn em bảo chỉ cần chuyền cho người thứ 2 xem là đã xem như cấu thành tình tiết này. Nhưng em thì lại nghĩ rằng luật đã quy định có khung hành chính, vậy thì phổ biến cho nhiều người tức là để phân biệt với 1 hình thức phổ biến cho... ít người (để xử phạt theo khung hành chính) chăng?
    2. trong trường hợp báo chí đăng tải thông tin khiến mọi người đổ xô đi tìm phim VA về xem thì có phải cơ quan báo chí gián tiếp truyền bá VHP đồi trụy không?

    Xin các anh (chị) cao tay về luật hình giải đáp giúp em théc méc này!
  2. bhp46171

    bhp46171 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.830
    Đã được thích:
    0
    Các bác cũng cho e hỏi luôn thế nào là văn hóa phẩm đồi trụy và thế nào là có tính chất đồi trụy ( theo luật ý ạh)
    Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy
    1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
    a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
    b) Phổ biến cho nhiều người;
    c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
    -->Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ cái này đc hiểu như thế nào? tức là làm ra và sao chép và lưu hành, và vận chuyển.. hay là hoặc làm ra, hoặc sao chép, hoặc lưu hành...?
    Chứ "và" và "hoặc" trong luật nó có khác j nhau ko?
    bởi e thấy nếu trên kia nó là chữ "và" thì 4 e kia chắc j đã bị "khép tội" vì chúng nó có mua bán và làm ra đâu ( e thì ko học luật nên hiểu thế thì có j sai ko, mong các pak chỉ giáo ).
    Được bhp46171 sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 26/10/2007
  3. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ
    1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
    A) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
    B) Phổ biến cho nhiều người;
    C) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    A) Có tổ chức;
    B) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
    C) Đối với người chưa thành niên;
    D) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    Đ) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    A) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
    B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
    Theo như luật và thông tin từ bài báo thì đồng chí Vũ Hoàng Việt và Hoàng Thùy Linh có bị tội gì không? Trách nhiệm liên đới và tình tiết giảm nhẹ trong vụ án này được áp dụng như thế nào?
    Được kien_lua sửa chữa / chuyển vào 21:42 ngày 26/10/2007
  4. motoaloccoc

    motoaloccoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    @46171
    Chết cwoi mất, báo TN 26/6 vit:
    [theo hội đồng giám định.....đoạn phim đó là văn hoá phẩm đồi truỵ....
    và có tính chất đồi truỵ thì không thấy hội đồng này nhắc tới.....
  5. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Truyền bá cho nhiều người là từ 02 người trở lên. Truyền bá cho 1 người thì không phạm tội, chỉ bị xử phạt hành chính. Như trường hợp CA phát hiện 14 bạn phát tán phim VA nhưng chỉ khởi tố 4 bạn thôi còn các bạn còn lại thì xử lý hành chính vì các bạn ấy chỉ phát tán cho 1 người khác( ngòai người phát tán).
    VHP đồi trụy là VHP có nội dung ( hình ảnh, tiếng , chữ..) khiêu dâm, ********. VHP có nội dung bạo lực không xếp vào VHP đồi trụy. Việc xác định có nội dung đồi trụy hay không do Giám định viên về văn hóa ( thuộc sở VH -TT) xác định. Trường hợp làm ra nhưng không nhằm mục đích truyền bá ( Như trường hợp 2 diễn viên chính trong NKVA quay kỷ niệm và lưu trong máy tính và DTDĐ cá nhân và bị bạn bè xấu nó hại) thì không phạm tội
  6. keto68

    keto68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.404
    Đã được thích:
    0
    Vậy về việc "làm ra" văn hóa phẩm đồi trụy thì sao ạ
  7. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    làm ra thì cũng phải thuộc 3 trường hợp này thì mới được coi là truyền bá:
    A) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
    B) Phổ biến cho nhiều người;
    C) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
    trường hợp của TL là làm ra nhưng ko phổ biến cho nhiều người, TL lưu vào ĐT rồi sau đó xoá còn Việt thì lưu vào máy tính, cho bạn mượn nên chẳng may bị phát tán
  8. vithanh00

    vithanh00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Điều luật 253 được hiểu (và thực hiện) bởi hai mệnh đề cần và đủ.
    Mệnh đề cần: làm ra/ sao chép/ lưu hành/ mua bán.... v...v...
    Mệnh đề đủ: NHẰM MỤC ĐÍCH PHỔ BIẾN
    Do đó, kiểu hiểu và phân tích như bạn là không chính xác. Các điểm a, b, c đều mang ý nghĩa cơ bản là phải phổ biến. Nếu bạn để vài trăm đĩa *** trong nhà (được cho, hoặc tự làm ra nó), nhưng không ai chứng minh được là đã hoặc sẽ nhằm vào mục đích phổ biến cũng chỉ bị xử lý hành chính mà thôi.
    Có anh chị nào biết được SỐ LƯỢNG LỚN và RẤT LỚN là bao nhiêu không ạ? Cái này iem hỏi miết nhưng chả thấy ai biết mà giả nhời. Hay tùy các bác quan tòa bảo lớn là lớn mà rất lớn là rất lớn?
  9. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Có anh chị nào biết được SỐ LƯỢNG LỚN và RẤT LỚN là bao nhiêu không ạ? Cái này iem hỏi miết nhưng chả thấy ai biết mà giả nhời. Hay tùy các bác quan tòa bảo lớn là lớn mà rất lớn là rất lớn?

    Lớn : từ 10 đến 100
    Rất lớn : Hình như từ 100 đến 200
    Đắc biệt lớn: Hình như trên 200
    Hai cái sau không nhớ chính xác lắm
    ( Công văn trao đổi nghiệp vụ của BCA và VKSTC). Thực tế Tòa án cũng áp dụng công văn này khi xét xử ở tội 253 BLHS.
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Cám ơn tất cả các bạn tham gia vào topic này. Những điều các bạn hỏi về những yếu tố nhỏ (elements) trong một điều khoản của luật pháp là điều mà
    (a) các bạn chỉ sẽ có thể thấy trong từng một vụ kiện một qua quyết định của quan toà, và
    (b) dường như toà việt nam không lưu lại cho nhân dân xem công khai (publicly available) cho nên khi cần đến người làm luật không biết ở đâu mà lần ra.
    (ii) Tớ đã xem qua nhiều tranh cãi về việc này và điều tớ thấy (và không đồng ý với cách dạy đó) là người tranh luận chỉ trích dẫn quy định dài dòng (một đống) của một điều khoản của luật mà
    (a) không cho tớ thấy áp dụng nó vào thực tế case là như thế nào, và
    (b) không giải thích được từng điểm nhỏ trong điều khoản của đó để áp dụng vào trong vụ kiện (như các bạn đã hỏi ở trên).
    (iii) Ghi ra luật rất dễ dàng ai không học luật cũng làm được nhưng chứng minh cho thấy nó áp dụng thế nào vào thực tế vụ kiện mới là vấn đề. Vì lẽ đó, khi đọc đến tranh luận của một người mà người đó chỉ quote ra một đống điều khoản xong bỏ đi và rồi, bị can sẽ phải vi phạm điều đó, thì tớ chưa thấy ổn. Mong rằng có một người nào vào đây chứng minh bằng lý luật pháp luật với bằng chứng luật pháp rõ ràng (luật nào ở đâu ai nói) 4 người này vi phạm ra sao chứ không phải quote luật hình sự ra.
    (iv) Tớ trả lời câu hỏi trong điểm số hai (xem ở trên) của 9635 (những bài viết của bạn tớ xem rất nhiều rồi). Đối với báo chí, họ được bảo vệ bằng nguyên tắc rất nổi tiếng gọi là qualified privilege (Google từ này) nghĩa là họ có quyền cung cấp thông tin cho nhân dân ở một vấn đề mà nhân dân quan tâm trong đời sống xã hội hàng ngày mà không bị kiện trở lại vì điều đó. Họ chỉ bị kiện khi nào họ thể hiện trong bằng chứng cụ thể trong một sự kiện cụ thể (facts of a case) là họ có thái độ malice (sorry tớ không có tự điển nên không biết từ này chính xác) khi đưa tin. Áp dụng vào trường hợp của VA, theo tớ nghĩ và theo giải thích của tớ ở trên, thông tin của họ sẽ được bảo vệ bởi qualified privilege. Nếu bạn còn thắc mắc không biết tớ nói cái này là gì, bạn vui lòng hỏi lại.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 27/10/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này