1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vụ phát tán phim VA bị bắt

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi 9635741, 26/10/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
  2. EL_Cid

    EL_Cid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2004
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    iem muốn hỏi các bác pháp luật quy định thế nào là "đồi trụy", hoặc cơ sở pháp lý của việc xác định "đồi trụy" thông qua giám định viên của sở VH-TT
    các bác khai sáng cho em tí ạ
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Các luật sư nói gì về việc xử lý những kẻ tung phim *** lên mạng. Sau đây là một số ý kiến của các Luật sư trên các báo điện tử.
    Luật sư Bùi Tường Vũ: Vàng Anh_Thùy Linh không có tội! Vậy ai có tội?
    Có thể TL không có tội và là nạn nhân. Nhưng đoạn phim đã là ?ovăn hóa phẩm đồi trụy?. Và theo luật, Người Làm ra, Người Lưu hành, Người Tàng trữ nhằm phổ biến phim có tính chất đồi trụy thì vi phạm Điều 253 Luật Hình sự.
    *. Quyền con người
    Nhật Ký Vàng Anh ngừng phát sóng, và tối nay TL (nhân vật đóng Vàng Anh 2) nói lời giã từ. Có thể TL đề nghị ngừng, nhưng người quyết định việc ngừng phải là Ban Giám đốc VTV. Điều này cho thấy chắc rằng nhân vật trong đoạn phim hoạt động ******** phát tán trên mạng là TL.
    Tôi đồng quan điểm với cơ quan quản lý báo chí, với anh Nguyễn Văn Tiến Hùng (Báo Tuổi trẻ)và anh Nguyễn Đức Hiển (Báo Pháp Luật TP. HCM) về việc: 1/ Quan hệ ******** ở tuổi 19 là quyền con người; 2/ Người phát tán phim ảnh hoạt động ******** là có tội; 3/ Không nên tiếp tục phát tán và thu hút sự tò mò về phim ảnh này.
    Và tôi có thêm một suy nghĩ nữa: Người cố tình Upload phim ảnh đồi trụy lên Internet phải bị truy cứu ?oTội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy?.
    *. Dấu hiệu phạm tội
    ?oTội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy? theo Điều 253 Bộ Luật Hình sự có thể lên đến 15 năm tù. Điều 253 này quy định: Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến phim ảnh có tính chất đồi truỵ thì bị?
    Xét dưới góc độ ********, quan hệ giữa TL và bạn trai là quyền con người. Nhưng xét dưới góc độ nội dung của đoạn phim đang truyền bá trên mạng thì nó ?ocó tính chất đồi trụy?. Nghĩa là đoạn phim tình cảm giữa TL và bạn trai là một sản phẩm văn hóa đồi trụy. Song nếu sản phẩm đồi trụy đó được tạo ra, sao chép và tàng trữ để sử dụng cá nhân thì không phạm tội. Nhưng nếu nhằm (hoặc đã thực hiện) ?oPhổ biến? cho người khác là phạm tội.
    Tóm lại: Đã là sản phẩm văn hóa đồi trụy thì Người Làm ra, Người Sao chép, Người Lưu hành, Người Tàng trữ, nếu ?onhằm (mục đích) phổ biến? thì vi phạm Điều 253.
    *. Chứng cứ
    Phân tích tính logic, nghe âm thanh, giọng nói và phản ứng trong gương mặt của 2 nhân vật trong đoạn phim, có thể nhận định:
    TL đồng ý quay phim: Bằng chứng là TL nằm nhìn rất chăm chú nhân vật NAM chỉnh sửa góc độ quay.
    Nhân vật NAM cố tình gọi tên thật to: VÀNG ANH?, VÀNG ANH?, để mọi người cùng biết đó là nhân vật đóng vai Vàng Anh. (Chuyện riêng tư của 2 người thì gọi tên nhau chứ mấy ai gọi tên nhân vật trong phim).
    Nhân vật NAM đã có chủ định ghi hình thật rõ gương mặt của TL. Cuối đoạn phim, khi đang ********, nhân vật NAM kéo gương mặt của TL lên, hướng thẳng về máy quay để ghi rõ mặt.(Động tác này thực hiện đến 4 lần, lúc kéo tóc, lúc kéo trán và cuối cùng là bóp phần cổ ngay sát cằm để đẩy lên, thì không thể nói là vô tình);
    Và theo Báo Tiền Phong ngày 13/10/2007, nhân vật NAM là Viet D., có tên thật trùng với địa chỉ Email dùng để đưa đoạn phim đồi trụy lên mạng Internet. Và đang viết trên Blog của mình câu tiếng Anh có nội dung: ?oMuốn nói gì thì hãy nói với tôi. Hãy để cho cô ấy yên!?.
    *. Trách nhiệm của Công an
    Với ?oTội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy?, nếu xác định có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan công an phải khởi tố vụ án để điều tra.
    Vụ việc này đã có dấu hiệu phạm tội ?oTruyền bá văn hóa phẩm đồi trụy? của người Upload (đưa lên mạng) đoạn phim đồi trụy. Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là chứng mình ?oAi Upload?. Còn có hay không có ?oTội làm nhục người khác? (ai đó cố tình Upload để làm nhục TL và nhân vật NAM) theo Điều 121 thì sẽ điều tra làm rõ sau khi khởi tố vụ án.
    Mặc khác, âm thanh (không rõ nét) giọng người NAM giống như: ?oAnh đưa lên Web nhé? trong lúc đang ******** quay phim, và nhân vật nữ không có phản ứng gì. Nếu giám định cho thấy nội dung trên là chính xác và lúc ấy TL đủ minh mẫn nhận thức, thì TL không còn là nạn nhân mà là đồng phạm: Cả 2 đã có ý định phổ biến (Upload) văn hóa phẩm đồi trụy lên Internet.
    *. Cân đo đong đếm
    Hụt hẫng cùng hình tượng Vàng Anh, buồn cùng gia đình TL, xót xa vì uy tín của Đài Truyền hình Việt Nam, đó là những cảm giác của tôi.
    Song nếu không khởi tố vụ án làm cơ sở điều tra ra người cố tính truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì sẽ còn nhiều người theo gương đó truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (của mình hoặc của người khác) lên phương tiện công cộng. Trừ khi luật pháp sửa đổi rằng: Nội dung phim ảnh ******** giữa 2 người là không phải văn hóa đồi trụy, và việc đưa lên mạng không phải là truyền bá!
    Một bên là bảo vệ một ai đó, hoặc giữ thể diện cho ai đó, hoặc không muốn làm lớn chuyện (chuyện mà ai cũng biết rồi!), một bên là kỷ cương phép nước và văn hóa dân tộc, tôi tin rằng cơ quan quản lý báo chí và ngành công an sẽ biết cách cân đo đong đếm.
    Luật sư Phạm Hồng Hải, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố HN: Có thể xử lý hình sự người đưa phim Thùy Linh lên mạng

    Người đăng tải đoạn phim "riêng tư" của cô gái lên mạng là vi phạm pháp luật. Về luật dân sự là xâm phạm đời tư, quyền về hình ảnh theo điều 31 Bộ luật Dân sự. Về hình sự, người đó có thể bị xử lý với tội danh ?oLàm nhục người khác? theo Điều 121 BLHS.

    Làm nhục người khác là hạ thấp danh dự, nhân phẩm của một người trước một người khác, tức là chỉ cần để một người thứ ba biết được đã là vi phạm, chưa nói đến chuyện hàng ngàn người biết cái đó.

    Về chế tài, Điều 121 BLHS quy định: "Người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm". Vấn đề ở đây là người bị hại phải làm đơn tố cáo, đề nghị điều tra làm rõ thì cơ quan điều tra mới vào cuộc.

    Điều 31 Bộ luật Dân sự nêu rõ: "Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh". Nếu nạn nhân kiện người post phim đó, về dân sự, có thể yêu cầu người vi phạm xin lỗi công khai, bồi thường về vật chất.

    Việc xử lý dân sự hay hình sự là tùy vào mức độ tác động của hành vi vi phạm. Ở đây, nếu xác định được chính xác người post phim, xác định đúng nạn nhân, là phim thật, không có chuyện chỉnh sửa hình ảnh trong phim thì có thể xử lý bằng chế tài hình sự để đảm bảo tính răn đe của pháp luật.
    Luật sư Lê Đức Thắng: Đoạn phim nhằm vào một con người cụ thể thì đương nhiên đây là tội danh xúc phạm nhân phẩm người khác.
    Việc những thước phim có nội dung không lành mạnh cho chúng ta thấy quyền nhân thân ?" một trong quyền năng quan trọng nhất của con người đã bị xâm phạm.

    Hình thức quay phim lén, chụp ảnh lén? trái với ý chí gây ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự của người khác là vi phạm pháp luật Dân sự hiện hành quy định tại Điều 31 Bộ luật Dân sự - quyền của cá nhân đối với hình ảnh, theo đó khi bị xâm phạm, chủ thể đó có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi? hoặc đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần.

    Còn dưới góc độ hình sự, hành vi quay lén này là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự của người khác. Vì vậy, vi phạm vào Điều 121 Bộ Luật Hình sự - Tội làm nhục người khác. Những hành vi tiếp theo của các chủ thể khác cũng có thể bị xem xét để truy tố về tội danh truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo điều 253 BLHS.
    Trong khi đó, tại cuộc họp chiều nay, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội khẳng định, hiện tại, CQĐT chưa đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt - hai nhân vật tự quay và lưu giữ đoạn phim về cảnh ?ophòng the? của mình vì không có dấu hiệu tội phạm. Trong quá trình tố tụng, CQĐT sẽ tiếp tục xem xét trách nhiệm những người liên quan trong vụ án.
    (tổng hợp trên báo các báo điện tử)
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    LS. Bùi Quang Hiệp: Tôi khẳng định trong chuyện này HTL là nạn nhân.
    Về pháp luật cô ấy không làm sao cả, nhưng về dư luận, chắc cô ấy sẽ còn phải chịu nhiều ?obúa rìu?. Lối sống như thế ở một nước Á Đông như ta e khó chấp nhận.
    -Hành vi tung đoạn video này lên mạng có thể bị truy tố theo Điều 253 Bộ luật Hình sự: ?oTội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ?: Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
    a/ Vật phạm pháp có số lượng lớn
    b/ Phổ biến cho nhiều người
    c/ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
    Như vậy, hành vi của kẻ đã tung đoạn video lên mạng có thể áp dụng xử lý theo điểm b ?ophổ biến cho nhiều người?, kẻ phạm tội có thể bị phạt cao nhất tới 50 triệu đồng và bị tù tới 3 năm.
    Theo Điều 5 BLHS Việt Nam thì ?oBộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam?. Nhưng theo khoản 1 Điều 6: ?oCông dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này?. Như vậy kẻ phạm tội vẫn có thể bị dẫn độ về Việt Nam để xử lý.
    Ngoài ra cô HTL có thể kiện kẻ phát tán đoạn video này, đòi bồi thường về danh dự theo điều 615 Bộ luật Dân sự: ?oThiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại?. Nếu có ý định kiện, tôi và công ty của tôi sẵn sàng đứng ra làm mọi thủ tục miễn phí cho vụ này.
    Theo luật sư Phạm Thanh Bình (Văn phòng Luật sư Hồng Hà) thì hành vi phát tán clip nói trên sẽ bị xử lý về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điều 253 Bộ luật Hình sự vì người đó có hành vi ?otruyền bá văn hóa phẩm đồi trụy? cho nhiều người.
    Luật sư Trần Đình Triển - Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân: ?oKhông xử lý sẽ còn tái diễn?
    Những vụ việc tương tự như thế này đã từng xảy ra nhiều, có người là ca sỹ, người mẫu, diễn viên... tuy nhiên, chưa thấy một cơ quan bảo vệ pháp luật nào giải quyết triệt để, có giải pháp xử lý đối tượng xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Với việc phát triển của Internet, sự phát triển của khoa học công nghệ, không giải quyết, ngăn chặn từ bây giờ sẽ thành trào lưu xấu trong xã hội, mà nạn nhân sẽ không chỉ dừng ở những người được công chúng biết đến, mà có thể là mọi đối tượng đều có thể bị xâm phạm quyền nhân thân và hình ảnh. Nghiêm trọng hơn, không xử lý dạng vi phạm này, nó sẽ còn tái diễn. Tôi cho rằng đủ căn cứ để khởi tố lập án truy xét và tìm ra ai là thủ phạm.
    Trong trường hợp này pháp luật quy định rất rõ. Hành vi này xâm phạm đến các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp, và quy định trong mục 2 quyền nhân thân của Bộ Luật Dân sự. Cụ thể ở các điều: Điều 24; Điều 37 quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm; Điều 38 quyền được bí mật về đời tư; Điều 31 quyền được bí mật về hình ảnh. Khi các quyền trên bị xâm phạm thì trong Bộ Luật Hình sự cũng quy định. Có 2 trường hợp, đây là hình ảnh thật mà không được sự đồng tình của người "trong cuộc" mà công bố thì vi phạm các điều trong Bộ LDS. Trong Bộ Luật Hình sự thì việc này đã phạm vào Điều 121 tội làm nhục người khác. Trong trường hợp có lắp ghép hình ảnh thì còn vi phạm Điều 122 tội Vu khống...
    Trong trường hợp này cô diễn viên đã trên 18 tuổi, pháp luật không cấm họ có quan hệ, trừ trường hợp có quan hệ vi phạm Luật Hôn nhân gia đình, hay mua *******... Tuy nhiên, cần xét đến phạm trù đạo đức xã hội. Song bất cứ hành vi phát tán nội dung phim ảnh khiêu dâm nào lên mạng với bất kỳ ai, của bất kỳ ai cũng là vi phạm pháp luật Việt Nam. Nếu không xử lý nghiêm, những vụ việc tương tự như thế này vẫn còn tiếp diễn là điều dễ thấy. Không ai biết trước nó sẽ rơi vào đối tượng nào. Về mặt pháp lý, tôi cho rằng có đầy đủ căn cứ để xử lý vi phạm này, song tôi chưa thấy bất kỳ cơ quan bảo vệ pháp luật nào đứng ra xử lý cả.
    Hành vi phát tán nội dung trên lên mạng là vi phạm pháp luật không còn gì phải bàn cãi nữa. Tôi sẽ xem xét các căn cứ và căn cứ vào tình tiết để đưa ra quan điểm. Còn nếu có lời khuyên, với bị hại, tôi nghĩ bất kỳ ai cũng nên có lối sống lành mạnh chứ không chỉ là người của công chúng. Còn với những đối tượng đã và đang có ý định tương tự, họ cần biết rằng hành động đó là phạm pháp và sẽ bị xử lý.
    Theo Luật sư Phạm Thanh Bình: Chưa có căn cứ để khởi tố 2 ?onhân vật? trong video clip ***
    Hành vi "làm ra" vật phẩm có tính chất đồi truỵ không cấu thành tội phạm nếu ?otác giả? không nhằm phổ biến cho người khác.
    Theo thông tin từ cuộc họp báo của Công an TP Hà Nội thì ngoài bốn sinh viên bị khởi tố, tạm giam về hành vi phát tán lên mạng Internet đoạn video clip dài 16 phút của Thùy Linh thì Công an Hà Nội còn phát hiện 10 trường hợp khác cũng có hành vi tàng trữ, vận chuyển, biên tập và phát tán các đoạn phim trên. 8 trong số này là sinh viên, du học sinh, 2 người còn lại là nhân viên kỹ thuật sửa chữa điện thoại. Nếu xét về hành vi thì tất cả những trường hợp này đều ít nhiều đã thực hiện việc tàng trữ, vận chuyển, biên tập và phát tán các đoạn phim ***. Chúng tôi không có nhiều thông tin chi tiết về vụ việc nhưng có thể thấy việc khởi tố, bắt tạm giam 4 SV là đã có sự xem xét, đánh giá toàn diện về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra.
    Việc phát tán đoạn phim có tính chất đồi trụy lên mạng Internet là vi phạm pháp luật, trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên trên cả nước.
    Tuy nhiên, việc bắt, tạm giam và khởi tố đối tượng nào cũng phải dựa trên việc xem xét, đánh giá các tình tiết cụ thể trên cơ sở tài liệu điều tra thu thập được theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không vì những yếu tố khác (như người bị hại là ?osao truyền hình? hay là con cháu người này, người khác?) để làm nặng hay xử nhẹ những người có hành vi vi phạm pháp luật.
    Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào chính thức định nghĩa thế nào là ?ovăn hoá phẩm đồi truỵ? song theo cách hiểu truyền thống và mặc nhiên được công nhận thì các sản phẩm văn hoá (văn hoá phẩm) thể hiện dưới các hình thức phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, lịch, tranh, ảnh, quảng cáo? có nội dung khiêu dâm?thì bị coi là ?ovăn hoá phẩm đồi truỵ?.
    Theo cách hiểu trên thì đoạn video clip *** của Hoàng Thùy Linh, diễn viên chính trong phim truyền hình "Nhật ký Vàng Anh" cũng là vật phẩm có tính chất đồi truỵ, Tuy nhiên, việc coi vật phẩm có tính chất đồi truỵ đó có phải là văn hoá phẩm đồi truỵ hay không còn phải tùy thuộc vào các quy định của pháp luật có liên quan.
    Về vấn đề dư luật đặt ra là có xử lý hình sự 2 nhân vật trong đoạn video clip này là diễn viên Hoàng Thuỳ Linh và bạn trai là Vũ Hoàng Việt theo quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự thì "Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ ?" thì bị coi là phạm tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ . Đối chiếu với quy định của điều luật nói trên thì bản thân hành vi "làm ra" vật phẩm có tính chất đồi truỵ sẽ không cấu thành tội phạm nếu những người làm ra vật phẩm này không nhằm phổ biến những vật phẩm đó cho người khác. Đoạn video clip *** của Hoàng Thùy Linh, diễn viên chính trong phim truyền hình "Nhật ký Vàng Anh" là vật phẩm có tính chất đồi truỵ, tuy nhiên theo quy định của điều luật nói trên thì cần có sự phân biệt:
    + Đối với hành vi tự ghi và lưu riêng lại để giữ gìn những clip đó như những kỷ niệm riêng, không nhằm phổ biến đến người thứ ba thì hành vi đó không bị pháp luật coi là tội phạm.
    + Hành vi đóng phim (hoặc tự quay phim) cảnh phòng the của chính những "người trong cuộc" với ý định phát tán những hành vi đó thì phạm tội "truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ" . Trường hợp do "vô ý" mà họ để lọt những clip đó vào tay người khác để người này tung lên mạng thì theo như phân tích của tôi ở trên, cũng không bị coi là hành vi phạm tội.
    Như vậy, việc "làm ra" vật phẩm có tính chất đồi trụy chỉ cần có mục đích nhằm phổ biến những vật phẩm đó cho người khác là đã cấu thành tội phạm. Trong vụ án này, đên nay vẫn chưa có thông tin nào cho thấy Hoàng Thuỳ Linh và Vũ Hoàng Việt tự ghi lại cảnh phòng the của họ với ý định sẽ phổ biến cho người khác nên chưa có cơ sở để quy kết họ về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ.
    Về vấn đề thời điểm đoạn video clip được thực hiện là năm 2005, lúc đó Thùy Linh mới 17 tuổi, vậy bạn trai của Linh có thể bị truy tố vì tội ******** với trẻ vị thành niên hay không? Thì theo các quy đinh của Bộ luật Hình sự Việt Nam tại Điều 115 về tội ******** với trẻ em, thì "trẻ em" là nạn nhân của tội phạm này phải là "trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi". Thời điểm đoạn video clip được thực hiện là năm 2005, lúc đó Thùy Linh đã 17 tuổi, vì vậy không có căn cứ để truy tố người bạn trai của Linh về tội ******** với trẻ em.
    Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ
    1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
    a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
    b) Phổ biến cho nhiều người;
    c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
    c) Đối với người chưa thành niên;
    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    đ) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

    www.luatviet.net (Tổng hợp trên các Báo điện tử)
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (xem câu hỏi của 9635 ở ngay trang trước)
    (i) Về câu hỏi của em là vn có quy định rằng cơ quan ngôn luận có được phép tự do đăng một thông tin mà nó tạo ra sự quan tâm của xã hội hay không (public interest theo quyền mà anh nói là qualified privilege) thì anh nghĩ là có. Anh tin rằng luật báo chí vn sẽ có điều khoản tương tự như thế này. Đó là lý do vì sao anh trả lời đầu tiên chứ không phải anh đi lấy quyền tự do ngôn luận được hiến pháp công nhận ở nước người ta áp dụng vào vn mà không hiểu vấn đề ở vn như thế nào đâu. Tuy nhiên, nếu em nói về luật hình sự ở vn nói chung thì anh có thể trả lời thế này (mà anh nghĩ em cũng đã biết):
    (a) Có rất nhiều bộ luật ở vn trên bề mặt giấy tờ rất là tốt. Tuy nhiên, áp dụng được nó hay không thì phải xem lại điểm (b) dưới đây.
    (b) Nếu có một vấn đề pháp lý mà đi ngược lại với quyền lợi của hành pháp thì, bất chấp theo luật pháp hiện tại em có phạm tội hay không, hành pháp là nơi quyết định em phạm tội.
    (c) Nếu không ảnh hưởng đến quyền lợi điểm (b) thì em có thể dùng luật pháp để cãi được. Áp dụng vào sự kiện VA, vì đã không có cơ quan báo nào bị đem ra xử, có lẽ trên bề mặt của vấn đề không liên quan đến quyền lợi của hành pháp.
    (d) Cũng vì điểm (b) anh nói cho nên anh nghĩ nếu em đã muốn đi kiếm từng elements nhỏ của luật pháp để chứng minh là bị cáo vô tội thì anh nghĩ em không nên tốn thời gian.
    (ii) Anh có đọc rất nhiều bài viết của em và anh hiểu suy nghĩ của em. Vì chúng ta không được phép tự do nói điều chúng ta muốn nói và ttvnol có trụ sở ở vn, mong rằng em sẽ không làm khó mod khi thể hiện những vấn đề chính trị nhạy cảm. Mong em đừng chỉ trích quá gắt gao nữa nhe sẽ không thay đổi được. Nếu em không hài lòng, em hãy đi tìm đến nơi khác sống không bao giờ quay trở về và đó là sự chọn lựa tự do của em. Chúc em khoẻ.
    (iii) Anh trả lời đơn giản câu hỏi của Arsenal về công văn. Ở vn công văn giữa cơ quan hành pháp với nhau có thể xem là văn bản dưới luật. Áp dụng vào thông tin của CaPheDa giả sử rằng có văn bản đó thật, có thể xem nó là văn bản luật được. Tuy nhiên, cái khổ của văn bản đó là nó rất là dễ dàng bị thay đổi nội dung theo thời gian tuỳ theo cơ quan hành pháp thấy thế nào là hợp lý với họ. Anh ví dụ nhiều là 10 đến 100 thì ngày mai có một case nó chỉ có 9 thôi nhưng hành pháp muốn phải buộc tội bị cáo cơ quan đó gửi lại một công văn khác nói là xã hội thay đổi nay đổi lại từ 10 còn 9 và thế là 9 sẽ là luật. Ở nơi sống theo the rule of law, em muốn tạo ra văn bản luật em phải được phép và phải hợp hiến pháp và phải tuân thủ theo những quy định luật pháp đã hình thành chứ không phải một cơ quan hành pháp suy nghĩ đây là công lý và là luật thì sẽ thay đổi qua đêm (overnight) dễ dàng như vậy được.
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Công văn không là văn bản qui phạm pháp luật. Nó là văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với người dân. Tuy nhiên đồng ý là muốn cãi nó thì cũng khó. Đối với các công văn là công văh trao đỗi của các cơ quan nhà nước, khi hỏi nhân viên nhà nước tại sao lại vậy, họ lại trình công văn hướng dẫn của cấp trên ra. Không lẽ mình lại nói rằng công văn không là văn bản luật bắt buộc thi hành và nó trái luật? (nếu giả sử luật nói A, công văn lại nói A'').
    Còn công văn trao đổi giữa người dân và cơ quan nhà nước thì em thấy có nhiều. Ví dụ như các công văn của công ty hỏi cơ quan nhà nước chuyện này chuyện nọ. Chả là em thấy dạo gần đây mấy cơ quan nhà nước hay lập nên mấy cái bàn hướng dẫn ấy, muốn thắc mắc gì thì đến đó hỏi, muốn trả lời có sách, mách có chứng thì gửi văn bản hỏi (vì khi họ trả lời bằng văn bản họ có nêu các căn cứ).
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =====================
    Tôi thấy qua nhiều bài viết Bác nhận xét chủ quan, phiến diện và thiếu thông tin về PL Việt Nam quá. Những quan điểm này thật khó để tranh luận với bác.
    Bác có biết nội dung hướng dẫn ấy tên là gì, của CQ nào (không phải hành pháp đâu nhé) và áp dụng từ bao giờ không?

  8. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ==============
    Qua Quyết định trưng cầu giám định (văn hóa) ==> thành lập hội đồng ==> và căn cứ vào bản kết luận giám định của hội đồng.
  9. batigol2000

    batigol2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Xin trả lời hộ tôi? Link trang web có được xem là văn hóa phẩm đồi trụy ko? nếu có thể xin bạn nào đó hãy trích cho mình cái định nghĩa của từ "văn hóa phẩm đồi truy xem"? Mà hình như trong 4 bạn kia có người chỉ phát tán link thôi mà
    ?oNgười nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ , cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm?.
    ma vật phẩm là gì ?
    Từ điển Trung Việt (trang 922, NXB Khoa Học Xã Hội) giải thích từ ?ophẩm? (") có 7 nghĩa:
    Chỉ vật:
    1. Thương phẩm (hàng hóa). Ví dụ: sản phẩm, chiến lợi phẩm;
    2. Thứ, hạng. Ví dụ: thượng phẩm (hạng tốt), hạ phẩm (hạng xấu);
    3. Giống, loại;
    Chỉ người:
    4. Phẩm chất. Ví dụ: nhân phẩm;
    5. Phân biệt (tốt xấu). Ví dụ: bình phẩm;
    6. Thổi (sáo, tiêu)
    7. Họ (của người)
    Như vậy, văn hóa phẩm là những vật cụ thể mang đặc tính nền văn hóa của một quốc gia, dân tộc nào đó, vật chứng văn hóa phẩm trong Điều 253 quy định cũng phải là vật cụ thể, người khác có thể xem, nghe, sờ được trực tiếp tính chất đồi trụy trong vật phẩm ấy là như thế nào.
    Trong tin học, link còn được gọi là đường dẫn, là địa chỉ. Link giống như một cái bản đồ hay một tấm biển chỉ đường chớ không phải là một loại văn hóa phẩm. Bản thân link chỉ là tập hợp một số ký tự chữ cái La-tinh và số đếm Ả rập.
    Chỉ đường rằng ở đó, ở đó có tệ nạn xã hội, có hành vi phạm tội cho nhiều người biết không có nghĩa là người chỉ đường cũng bị phạm tội đó. Người được ?ochỉ? có quyền đến xem, tham gia hay không tham gia vào việc phạm tội hoặc ?ohạ gục nhanh, tiêu diệt gọn? hành vi phạm tội, việc này không liên quan đến người chỉ đường. Kiểu chỉ đường này xuất hiện nhan nhản hàng ngày trên các phương tiện truyền thông chính thống.
    Báo Dân Trí ngày 24/10/2007 vừa ?ochỉ đường? như sau:
    http://www1.dantri.com.vn/Sukien/2007/10/202709.vip?SearchTerm=%22v%C3%A0ng%20anh
    ?oQua nhiê?u lơ?i chi? dâfn, chúng tôi được mách cho va?i địa chi? bán đifa mang nội dung trên với giá ?omềm? hơn, chỉ 15.000 đồng/VCD.
    Địa chỉ đầu tiên là khu vực chợ đĩa ?ođen? tại phố Yên Bái 2 (quận Hai Bà Trưng)??
    Xin các bác hiểu biết chỉ giùm em với ạ? em chưa hiểu lắm
    source CL&ST blog
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Qua vụ này tôi có vài ý kiến :
    1/ Tôi có đủ bản full cũng như bản 5 phút ở máy tính của tôi, giả sử tôi có up lên hay copy ra cả trăm cái CDs thì cũng chả sao, tôi không ở VN . trong khi người ở VN mà làm như thế thì coi là phạm tội... cho thấy : Không nên so đo với luật nước ngoài mà sẽ chỉ dựa vào luật hiện hành ở VN .
    2/ Vụ án này , 2 diễn viên có thể là nạn nhận mà cũng vẫn có thể là thủ phạm, đồng phạm , tòng phạm .
    Cả hai diễn viên đều không kiện thưa mà cũng chả ai kiện họ, nhưng CA đã vào việc và truy tố một vài người liên quan đến việc phát tán các đoạn phim và tuyên bố 2 diễn viên vô tội , như thế cũng có nghĩa là CA VN có thẩm quyền ngang toà án, còn hơn thế nữa, nếu họ không xúc tiến điều tra mà cũng chẳng chịu khởi tố bất cứ ai hoặc thích đưa ai ra xử cũng được thì toà án cũng đành khoanh tay ?
    3/ Cho đến nay thì những tin đồn cũng đã được xác nhận rằng nam diễn viên là con 1 quan chức lãnh đạo trong ngành CA , như thế, có gì bảo đảm cho sự công bình trước pháp luật , việc chưa điều tra cặn kẽ ( Ít ra thì nam diễn viên này cũng là nghi can số 1 ) mà đã tuyên bố vô can có vi phạm quy định luật pháp VN hay không và VN đã có những biện pháp nào để giữ cho việc điều tra được công minh ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này