1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vụ phát tán phim VA bị bắt

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi 9635741, 26/10/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (6) Sau khi viết xong rồi tớ sợ rằng bạn nói tớ viết chưa rõ rành chính xác câu hỏi cho nên viết lại câu hỏi thật rõ ràng chính xác ngắn gọn như ánh sáng ban ngày cho Khoiks trả lời. Câu hỏi của tớ là
    Bạn nói rằng nếu trong phiên toà quan toà thấy rằng nếu có vấn đề trong quá trình xét xử, quan toà sẽ kêu công tố về điều tra nộp hồ sơ bổ sung. Tớ thấy là điều đó là sự thiên vị vì quan toà không có trách nhiệm làm việc đó mà phải là người lắng nghe hai bên đưa bằng chứng cãi nhau. Nếu bạn nói công tố về làm lại bạn phải cho luật sự bị cáo về làm lại bằng chứng nộp lại nếu bạn thấy luật sư biện hộ thiếu thông tin. Như vậy mới là công bằng cho hai bên.
    Bạn vui lòng bình luận về sự công bằng này và vui lòng không nói lan man nếu muốn trả lời. Bạn có thể không trả lời nếu bạn muốn vì tớ viết là cho người đọc xem chứ không phải chờ câu trả lời của bạn.
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =====================
    TASK:
    Tôi không đủ khả năng, sự kiên nhẫn và thời gian cho việc trả lời bạn về các câu hỏi (thật ra đều là một) bạn không nắm rõ hệ thống PL VN. Đây là điều mà tôi muốn bạn bíêt và nhận thức. Một số người vẫn hay quy chụp phương thức tranh luận của tôi là ĐẢ KÍCH. Không, tôi muốn các bạn biết rõ: chỉ tranh luận trên cơ sở hệ thống PLVN hiện hành. Bất cứ ai cũng có thể nói PLVN là kém văn minh, lú lẫn, lạc hậu... so với luật pháp các nước khác. Không sao, tôi không cho đây là tranh luận, và cũng chẳng tranh luận với lọai dở hơi chẳng có chuyên môn như thế.
    trở lại vấn đề, câu trả lời nằm trong quy định hệ thống chính trị VN; nguyên tắc tố tụng, nguyên tắc xét xử; và họat động của các cơ quan tư pháp. Bạn có thể nghiên cứu Hiến Pháp, BL TTHS VN... Việc áp dụng, tại sao áp dụng mô hình ấy xúât phát từ nền tảng văn hóa, tập quán, lịch sử chính trị của nước ta. Bạn không thể so sánh rằng: nó có công bằng hơn chế độ xét xử kiểu Mẽo hay không? Để không có sự khập khiễn, bạn phải đặt trong bối cảnh chính trị, xã hội, văn hóa là như nhau.
    Vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung/ điều tra lại... không đơn giản và ngớ ngẩn như bạn nghĩ đâu. Phải xem lại TTHS, chứ đừng vội quy kết như thế. Hai khái niệm BỔ SUNG và LẠI hòan tòan khác nhau nhé. Bạn có phân biệt ra chưa?
    *** (b): bạn lại viết thế này: ''...trong một phiên toà hình sự ở vn luật sư biện hộ có quyền ngang với luật sư công tố hay không nghĩa là hai bên cãi nhau ai có bằng chứng tốt hơn và thuyết phục được bồi thẩm đoàn thì người đó sẽ thắng..."
    Phiên tòa HS ở VN làm gì có Lò So Công Tố? Làm gì có bồi thẩm đòan. bạn nhận thức như vậy làm sao tôi có thể phân tích được?
  3. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ lại tíêp tục nói chuyện ngòai chuyên môn, Tôi hòan tòan không đả kích ai cả. vấn đề là ở chỗ: tôi muốn nhắc rằng, bất kỳ ai, một khi muốn chê bai lĩnh vực nào đó - trước tiên phải nắm vững chuyên môn cái đã. Đừng nên a dua, hùa theo dư luận một cách thái quá. nếu bạn đọc nhiều ab2i viết, sẽ thấy không chỉ một mình tôi nhắc nhở bác MT; và nếu như với chuyên môn mức độ đó, bác MT đừng vội khẳng định này nọ...
    @ đối với một số bài víêt dạng theo đóm ăn tàn, chĩa mũi dùi công kích vào tôi.... Không sao. Bọn họ có dek chuyên môn gì mà phải lăn tăn. Hơn nữa chả ai mà đi chấp mấy con nghêu hoặc vài trứng hột vịt lộn cả. Đối với tôi, bọn này chỉ có thế. Cứ để chúng hành xử theo bản năng.
    cho nên, bác không cần phải lo lắng cho tôi.
    Thân mến.
  4. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0

    ========================
    Bạn trẻ, đừng nóng thế. Chưa gì đã bảo là VỚ VẨN rồi:
    Nên biết rõ, đây là trường hợp quy định về CÁCH HIỂU (hay nhận thức) đối với điều luật.
    Ở đây luật ghi là SỐ LƯỢNG LỚN, RẤT LỚN... mà không đặt ra con số cũ thể (vì trước năm 1999 nhà làm luật chưa dự liệu hết tình hình thời gian sau đó). Do đó, để có cách hiểu thống nhất - mà chưa có NQ hướng dẫn của TATC thì các ngành hữu quan đã có trao đổi, thống nhất về phần định lượng này để làm căn cứ xử lý điều 253.
    Vấn đề còn lại là:
    - Có người cho là vớ vẩn? Câu trả lời là không hề vớ vấn. Nó là sự nhận thức để áp dụng thống nhất PL của các CQ THTT.
    - Có người cho là sẽ không công bằng và thay đổi qua đêm? Đây là phát biểu linh tinh. Nó được áp dụng từ 2002 đến nay cho tất cả mọi trường hợp xử lý theo điều 253, bất kể VHV (nếu có) hay bất cứ BC nào khác.
    - Có người lại bảo là không có căn cứ PL. Quan điểm này phải xem lại đi thôi. Thứ nhất: nó hoàn toàn không trái quy định của BLSH, không trái NQ của ĐTHP. Thứ hai, hiện nay nó được lcác CQ THTT cấp trung ương thống nhất và phổ biến, hướng dẫn cấp dưới thực hiện.
    - Có người lại cố vớt vát: Như vậy, hết sức tùy nghi. Xin thưa, việc không hướng dẫn nhắm áp dụng thống nhất mới là nguy hiểm hơn. Vì nếu thiếu hướng dẫn này, các CQ THTT khắp nơi mỗi nơi làm một kiểu, một mức định lượng khác nhau. Vậy cái nào là hợp lý?
    Nếu quan tâm vấn đề này, bạn nghiên cứu thêm tội đánh bạc; tội gây rối; thiếu trách nhiệm, xâm phạm rừng (...) sẽ gần như tương tự.
    Nào, bây giờ bạn trẻ còn cho là VỚ VẨN nữa hay không? Nếu vẫn còn, cứ tiếp tục trao đổi để nhận thức đúng hơn. Tôi sẽ rất lo lắng nếu những người trẻ, được đào tạo chính quy như các bạn bị rơi vào vòng lẩn quẩn và ảnh hưởng bởi sự thiếu thông tin hoặc định hướng.
    [/quote]

    - em đã nói rõ rằng đây là vấn đề thuộc về nguyên tắc : việc giải thích Điều luật phải có căn cứ pháp lý, phaỉ là những quy phạm pháp luật như Nghị định hoặc nghị quyết hướng dẫn (công văn không phải là qppl) do vậy việc áp dụng trên chỉ là có tính chất tạm thời, sớm hay muộn cũng phải có văn bản chính thức
    - em thường thấy công văn thường hướng dẫn thi hành nghị định , nghị quyết là chính còn chưa thấy nó hướng dẫn Luật bao h cả
    - phần mở ngoặc em đã nói rõ là đánh giá trên lý thuyết, còn thực tế thì em chưa được trải nghiệm
    - vấn đề thực tế là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết khi hoạt động trong ngành luật, chính vì vậy mà em đã mở hẳn một topic để mong mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm làm việc của mình . nếu bác cảm thấy thực sự lo lắng về sự thiếu thông tin thực tế và định hướng của lớp trẻ thì bác vui lòng chia sẻ kinh nghiêmcủa mình bên topic kia, em và các bạn sẽ biết ơn sâu sắc với những đóng góp của bác.
    - còn về vấn đề tranh luận là VỚ VẨN hay ko VỚ VẨN ở trên thì em ko quan tâm lắm, đó chỉ là cách nhìn nhận của mỗi người (theo em chừng nào còn làm sai nguyên tắc thì vẫn cho là "vớ vẩn" ) vấn đề là em quan tâm là:
    + áp dụng công văn để giải thích có sai nguyên tắc giải thích Điều luật ko?
    + các bác có công nhận là giải pháp đó(áp dụng công văn để gt) là tạm thời không?
  5. motoaloccoc

    motoaloccoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    oầy, MOD ra tay roài......
    Cu Khôi lò so bị bắt giò roai.
  6. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    - em thấy Chu_ong_nho viết đâu có gì nhầm lẫn?
    luật qđ rõ: HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố VAHS nếu qua việc xét xử tại phiên toàn mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra
    - còn thực tế như bác Khoiks nói, còn cần VKS phê chuẩn nữa thì có cũng như ko thật (nhưng dù sao Luật quy định đấy cũng là quyền KT của HĐXX)
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =====================
    - Sao lại không nhầm. HĐXX làm gì có quyền KHỞI TỐ BỊ CAN. Bạn xem điều 104 TTHS rồi đính chính nhé.
    - @ Tôi nhắc lại, CV này là trao đổi nghiệp vụ nhằm nhận thức thống nhất khi thực hiện quy định tại điều 253. trong bối cảnh HĐTP TATC chưa ra được NQ thì việc thống nhất này là cần thiết và không trái điều luật. Nếu không có nó, chả lẽ không xử lý được tội phạm này hay sao?
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Bạn Khoiks thân mến,
    (1) Cám ơn câu trả lời có nhiều thông tin của bạn và, một lần nữa, cám ơn bạn đã giúp cho các em trong đây hiểu về một số kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự vừa qua. Đó là điều đáng quý trong tấm lòng của bạn.
    (2) Ngay sau msg đầu tiên, bạn nói tớ chủ quan và phiến diện, tớ đọc nhưng rồi lúc nào cũng vậy tớ bận trả lời câu hỏi về luật di trú cho các bạn cho nên nghĩ đã không muốn tranh luận với bạn vì, như bạn đã thấy ngay ở trên, cho dù tớ có hỏi bạn bạn cũng không trả lời được theo đúng câu đã hỏi. Thay vì dùng thời gian đó, tớ dành thời gian trả lời cho các bạn ở vn chưa hoặc không hiểu nguyên tắc của luật pháp common law (ví dụ bạn NTT hoặc em ST), còn hữu ích hơn. Tớ không phải hỏi để đả kích bạn đâu. Tớ hoàn toàn có thể viết thêm bài mang nặng tính chuyên môn hỏi bạn về cái gọi là "tính công bằng và không thiên vị trong một phiên toà ở vn trích đến tận quy định tố tụng của luật vn" theo đúng ý của bạn luôn nhưng bản thân là mod tớ làm vậy là vi phạm chính trị nhạy cảm. Bất chấp điều đó, cũng giống như ngay ở trên, bạn sẽ biện minh (argue) bằng cách là nó không so sánh được vì nó không đúng trong tình hình chính trị kinh tế của "nước ta". Vậy xong, bạn nói vậy sao tớ nói nữa được.
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (3) Tớ tin rằng bạn thừa sức thông minh hiểu câu hỏi của tớ khi tớ nói đến vấn đề jury (bồi thẩm đoàn). Tớ không phải là người sinh ra ở đây từ nhỏ đến lớn mà không hiểu luật vn. Tớ đã từng học hai bằng đại học ở đó rồi và các môn chủ nghĩa gì đó tớ học đầy đủ không sót môn nào. Nêu lên để bạn thấy rằng không phải tớ không hiểu luật vn và, với bằng luật pháp hiện tại, tớ hoàn toàn có thể đọc luật vn dễ dàng. Khi tớ nói đến jury nghĩa là tớ muốn nói đến một hình thức tạo ra sự công bằng với bị cáo nghĩa là phải dùng người dân thường (jury) không hề biết một tí gì về luật pháp (như tớ là đi chỗ khác chơi không bao giờ được phép làm bồi thẩm viên juror) để phán xét bị cáo dựa trên bằng chứng ngay tại phiên toà của hai bên buộc tội và bào chữa. Tớ nói vậy chứ đâu phải tớ không biết là vn không có jury system. Bạn ghi ra là người xét xử (tớ gọi là quan toà bạn gọi là thẩm phán hay hội đồng xét xử) kêu bên buộc tội sửa đổi bẳng chứng. Đó là sự không thiên vị rõ ràng so với bị cáo. Nếu muốn không có, bạn phải cho cả hai bên biện hộ và buộc tội cùng quyền lợi như vậy mới được. Bạn thấy chưa, đó là điều tớ muốn hỏi bạn.
    (4) Khi xét xử một người, bất chấp là ở chủ nghĩa nào, bạn phải làm thế nào không biết phải bảo đảm sự công bằng tối đa (tương đối) có thể được cho bị cáo. Sự lắng nghe, không can thiệp, của quan toà là rất quan trọng. Nếu bên buộc tội không đủ bằng chứng, bị cáo phải vô tội, chứ không có chuyện lúc đó xong đi kiếm thêm bằng chứng cho đến khi nào phải buộc tội được mới thôi. Thứ hai, quan toà không phải ngồi đó để xem là "ôi thiếu bằng chứng rồi" hoặc "bằng chứng mày sai rồi nó bị tội A sao buộc nó tội B" và buộc tội. Buộc tội gì phải là bên buộc tội làm. Nếu không làm được hoặc nếu không đủ lý lẽ so với bên bào chữ, bad luck cho công tố, bị cáo tha tội. Tớ hỏi bạn xong bạn nói luật vn trong tình hình văn hoá xh của vn là vậy không so được. Xong finished tớ luôn, sao tớ hỏi được.
    (5) Tớ không phải là dân làm về hình sự ,à firm của tớ là corporate nhưng tớ thích học hình sự và luật, và thủ tục, hình sự common law tớ bảo đảm là nắm chắc trong tay. Nếu cậu muốn tranh luận với tớ về tính công bằng của luật hình sự, tớ mở topic ra nói chuyện với bạn sau đó tớ mở một poll ra và để cho người xem vote vào xem bạn nói hợp lý về tính công bằng với nhân dân hay là tớ nói hợp lý. Nếu không thì thôi, tớ nhường lại cho bạn giúp đỡ các bạn khác trong topic này vậy.
    (6) Một lần nữa tớ cám ơn bạn giúp đỡ bạn khác và chúc bạn khoẻ nhe và làm việc tốt. Tớ cấm đả kích không phải vì bảo về bạn mà tớ bảo về tất cả mọi người trong đó có bạn và bảo đảm rằng nói chuyện với nhau phải nói chuyện bằng lý lẽ và bằng chứng pháp lý trong room này.
  10. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    trích: Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự
    1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. ...
    Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.
    Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
    .
    3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố.
    Được arsenal4ever sửa chữa / chuyển vào 14:20 ngày 31/10/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này