1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận xét về Báo chí Việt Nam hiện đại

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Rosebaby, 06/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. PoliceOnline

    PoliceOnline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/01/763848/
    60% tiến sỹ Mỹ không hơn tiến sỹ Việt Nam?
    10:43'' 13/01/2008 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Cần loại bỏ yêu cầu học vị tiến sỹ ở các vị trí lãnh đạo không cần những hiểu biết sâu về chuyên môn. Nếu các chỉ số không khả thi, sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa nhu cầu về chất lượng công trình nghiên cứu và nhu cầu về số lượng tiến sỹ.
    Nguyễn Đa Linh, nghiên cứu sinh Kinh tế tại Mỹ tham gia ý kiến về Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát triển.
    60% tiến sỹ Mỹ chất lượng cũng không hơn gì tiến sỹ Việt Nam?
    Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia để tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế.
    Về chất lượng nghiên cứu, rất nhiều ý kiến yêu cầu công trình nghiên cứu (bao gồm cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng), đặc biệt là công trình của các nghiên cứu sinh trong nước phải được đăng trên các tạp chí quốc tế.
    Tuy nhiên, điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa nhu cầu về chất lượng công trình nghiên cứu và nhu cầu về số lượng tiến sỹ. Theo ước tính của Bộ GD-ĐT, đến năm 2020, Việt Nam cần đào tạo mới hai vạn tiến sỹ, (đa phần được đào tạo trong nước), để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nền kinh tế.
    Nếu áp đặt một tiêu chuẩn gay gắt về chất lượng thì sẽ không thể đáp ứng đủ số lượng. Bởi lẽ (i) hai vạn là một con số rất lớn (Từ 1954 đến nay, cả nước ta mới có khoảng một vạn tiến sỹ); (ii) số người đăng ký học tiến sỹ sẽ giảm đi rất nhiều; (iii) cần số tiền đầu tư cực lớn để có số lượng bài báo quốc tế tương ứng.
    Trên thực tế, ngay ở các nước phát triển, đào tạo tiến sỹ chủ yếu để phục vụ công tác giảng dạy và tham gia vào các hoạt động ở khu vực công nghiệp, để đảm nhận các công việc không đòi hỏi những nghiên cứu chất lượng cao. Chỉ một phần trong số đó sẽ trở thành các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp.
    Ở Mỹ, mỗi ngành khoa học có khoảng 500 trường có đào tạo hệ Tiến sỹ, nhưng chỉ khoảng 200 trong số đó yêu cầu luận văn nghiên cứu đạt chất lượng tầm cỡ quốc tế. Có nghĩa là khoảng 60% tiến sỹ Mỹ chất lượng cũng không hơn gì tiến sỹ Việt Nam. Ngay trong số 200 trường đầu tiên này, không phải các tiến sỹ ra trường đều có bài đăng tạp chí quốc tế.
    Điển hình như ngành kinh tế, mặc dù Mỹ chiếm đa số các giải Nobel kinh tế và trong số 50 trường đại học hàng đầu về kinh tế, có đến 35 trường của Mỹ, nhưng nhiều sinh viên của các trường top 35 này cho đến khi nhận bằng tốt nghiệp cũng chưa có bài báo nào trên các tạp chí uy tín (Các tạp chí ít uy tín thì tôi không dám bình luận bởi vì chất lượng cũng vô cùng).
    Hầu hết công trình của nghiên cứu sinh tốt nghiệp từ 200 trường hàng đầu mới chỉ là tài liệu lưu hành trên Internet và đạt tiêu chuẩn cấp trường.
    Tuy nhiên, dù chưa được chấp nhận xuất bản tại các tạp chí uy tín, các công trình cấp trường này cũng rất hữu ích, đóng góp không nhỏ vào các công trình sâu sắc và quy mô hơn của những người kế tiếp. (Đây chỉ là những kinh nghiệm về ngành kinh tế mà tôi biết. Việc xuất bản ở một số ngành khác có thể dễ dàng hơn).
    Một quốc gia chưa có trường đại học nào nằm trong top 500 của thế giới, đầu tư cho nghiên cứu thấp như Việt Nam, mà đòi hỏi chất lượng tiến sỹ quốc tế đại trà là điều bất hợp lý.
    Chính vì vậy, chỉ nên yêu cầu bắt buộc chất lượng quốc tế đối với: (i) các công trình nghiên cứu được đầu tư thoả đáng hoặc (ii) để bổ nhiệm các chức danh đặc biệt (trưởng khoa, phòng, bộ môn, phó giáo sư, giáo sư.v.v...).
    Việc xác định thế nào là đầu tư thoả đáng tuỳ thuộc vào từng đề án cụ thể. Những nghiên cứu ngoài ngân sách Nhà nước, hoặc với đầu tư thấp như đào tạo tiến sỹ trong nước hiện nay chỉ nên khuyến khích xuất bản quốc tế, chứ không thể ép buộc.
    8 đề xuất
    1. Chương trình quốc gia về Nghiên cứu và Phát triển khoa học cần đề ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn dựa trên tiêu chuẩn Chỉ số quốc gia về ISI (Institute for Scientific Information).
    2. Quản lý số công trình chất lượng quốc tế theo cơ quan và đề tài nghiên cứu chứ không theo cá nhân làm nghiên cứu.
    Ví dụ, hàng năm mỗi khoa/phòng ở các viện/trường/trung tâm nghiên cứu cần đăng ký số lượng xuất bản quốc tế theo kỳ hạn; ngắn hạn (trong vòng 1 năm) và trung hạn (2-5 năm). Số đăng ký này có thể hiệu chỉnh theo từng năm để phù hợp với tình hình thực tế. Nhà nước dựa trên cơ sở đó để phân bổ ngân sách.
    Ngay cả trong trường hợp ngân sách không đủ, các cơ sở nghiên cứu lớn vẫn cần tự trang trải để thực hiện những yêu cầu tối thiểu về số công trình chất lượng quốc tế do bộ chủ quản quy định.
    Ngược lại, các bộ chủ quản cần nhanh chóng xây dựng những chỉ tiêu tối thiểu về số xuất bản quốc tế này. Chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu bằng ngân sách cũng cần cam kết chất lượng của sản phẩm nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế.
    3. Đầu tư xây mới hoặc chỉ định một số khoa/phòng trở thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm. Ở các khoa/phòng này, có thể yêu cầu chất lượng quốc tế đối với hầu hết các công trình nghiên cứu.
    4. Nghiên cứu sinh trong nước hợp tác nghiên cứu với các trường/viện nước ngoài hoặc đăng ký tốt nghiệp với xuất bản quốc tế, cần được ưu tiên xét hỗ trợ một phần kinh phí.
    5. Xây dựng tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo khoa, trường/viện/trung tâm, phó giáo sư, giáo sư? dựa trên số xuất bản quốc tế. Khuyến khích tuyển dụng những người có công trình chất lượng quốc tế vào các viện/trường/trung tâm nghiên cứu.
    6. Loại bỏ yêu cầu học vị tiến sỹ ở các vị trí lãnh đạo không cần những hiểu biết sâu về chuyên môn.
    7. Thư viện quốc gia và thư viện của các viện khoa học cần đăng ký tài khoản với các tạp chí trực tuyến chuyên ngành quan trọng trên thế giới với sự tham vấn của các chuyên gia từng ngành.
    8. Thành lập Phòng Giám định chất lượng các công trình nghiên cứu và Cục Xúc tiến nghiên cứu, đổi mới & phát triển khoa học công nghệ.
    Chi tiết về mục cuối cùng như sau:
    Phòng Giám định chất lượng các công trình nghiên cứu
    Đây là một mô hình phòng đăng ký thuộc Cục Sở hữu Công nghiệp, Bộ KHCN (hoặc Bộ GD&ĐT) nhằm giúp các nhà nghiên cứu khẳng định ?othương hiệu quốc tế? của mình ngay tại Việt Nam, đồng thời giúp Nhà nước dễ dàng quản lý. Các cá nhân, tập thể có nhu cầu giám định chất lượng công trình nghiên cứu sẽ phải trả một khoản lệ phí đăng ký, nộp bản sao công trình dưới dạng điện tử, đường link tới tạp chí quốc tế hoặc một ấn phẩm gốc. Ấn bản điện tử và tên tạp chí quốc tế sẽ được công khai trên Internet để những người quan tâm dễ dàng kiểm tra, bình luận về chất lượng tạp chí. Sau khi các chuyên viên của phòng thẩm định khoảng 6-12 tháng, nếu không có những khiếu kiện đặc biệt, công trình sẽ chính thức được cấp giấy chứng nhận giám định. Chuyên gia của các ngành sẽ giúp phòng xây dựng danh mục phân hạng các tạp chí quốc tế. Các công trình nghiên cứu cấp trường ở các trường đại học uy tín quốc tế cũng được đăng ký ở đây.
    Phòng cũng là nơi quản lý các bản đăng ký số công trình chất lượng quốc tế ngắn và dài hạn từ các cơ sở nghiên cứu.
    Trên cơ sở đó có thể rút ra một ngân hàng dữ liệu các nhà nghiên cứu có công trình quốc tế. Điều này sẽ góp phần tách bạch các nhà nghiên cứu thực với các nhà nghiên cứu trên danh nghĩa. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng các tiến sỹ Việt Nam tốt nghiệp ở các trường đại học uy tín ở nước ngoài cũng sẽ vui vẻ đăng ký chứng nhận chất lượng các công trình của mình, một khi họ muốn trở về làm việc tại Việt Nam.
    Cục Xúc tiến nghiên cứu, đổi mới & phát triển khoa học công nghệ
    Cục xúc tiến này nhằm hỗ trợ tạo ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ. Việc hỗ trợ có thể bao gồm: tìm kiếm nguồn vốn ngoài ngân sách, tìm đối tác nghiên cứu phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tư vấn luật sở hữu trí tuệ, hội thảo, khảo sát và thăm quan, đầu tư triển vọng vào các SMEs, thành lập phòng thí nghiệm v.v?
    Mặc dù đã có một vài tổ chức có hoạt động hỗ trợ NC&PT nhưng chưa có một cơ quan tầm cỡ quốc gia nào chuyên trách về vấn đề này. Cục Xúc tiến NC**&PT KHCN cần độc lập với các trung tâm xúc tiến thương mại đang tồn tại để chuyên môn hoá hoạt động do đặc thù của các sản phẩm/dịch vụ kỹ thuật và công nghệ cao. Theo một nghiên cứu năm 2002 của tôi về Phát triển Thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tiến độ phát triển TMĐT kém xa so với mục tiêu do Đề án quốc gia về TMĐT đề ra là việc giao cho Bộ Thương mại thực hiện đề án này. Các cán bộ thực hiện đề án thiếu những nền tảng cần thiết về công nghệ cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực thi. Bởi vậy, Cục Xúc tiến NC**&PT KHCN nên bao gồm những cán bộ có nền tảng đại học về kỹ thuật và công nghệ, đồng thời có năng khiếu về marketing và sau đó sẽ được đào tạo bổ xung về quản lý và marketing.
    *
    Nguyễn Đa Linh
  2. xuanhinh66

    xuanhinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    G?n đây cÊ tien bo nhi'u
  3. hilife69

    hilife69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    bác nào tập hợp các ý kiến trong này viết thành sách sẽ có thêm 1 cuốn lý luận "vỉa hè" rất ok
  4. yoursake

    yoursake Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    7
    (Báo giấy thì không biết)Còn thông tin báo điện tử ngày càng xuống cấp, ngay cả các báo điện tử có uy tín như vietnamnet ....
  5. pahattx2008

    pahattx2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay trên thế giới có xu hướng khổ giấy báo in ngày càng nhỏ đi. Ví dụ nếu chúng ta đang dùng khổ giấy báo in là khổ A3 thì có thể sẽ tiến đến các loại báo in trở về khổ A4 để tiện cho độc giả có thể mở đọc dễ dàng hơn. Theo các bạn xu hướng này liệu có phù hợp ở Việt Nam không? Bên chỗ minh đang muốn in báo trên khổ A4, các bạn hãy góp ý cho mình với nhé. Cảm ơn nhiều.
  6. checkmilu

    checkmilu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Nước mình đã có tự do ngôn luận đâu mà dùng tiêu đề "báo chí hiện đại" ?
  7. curuagia

    curuagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy anh bạn Amato gì đó luận bàn cũng vui ghê, tuy vậy có gì đó chưa ổn.
    Chẳng những báo chí, đời sống hiện tại của VN còn quá nhiều bất cập, kẻ xấu người tốt lẫn lộn, người có chí tiến thủ và kẻ háo danh xen lẫn khó phân biệt.
    Trong trường hợp ấy, đi tìm giải pháp hữu hiệu hay chỉ nói cho sướng miệng sẽ là cách thức tích cực. Câu trả lời xem ra đã có rồi đó.
  8. sjmxjnh

    sjmxjnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Bác nói phải
  9. lutmyla

    lutmyla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    báo chí VN bây giờ là nền báo chí bị bưng bít và khống chế. . Nền báo chí ko có tự do, nhà báo bị đi tù chỉ vì viết bài chống tham nhũng. Thương thay
  10. lutmyla

    lutmyla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    "Con người luôn tò mò về thế giới xung quanh, và luôn khát khao hiểu biết những sự kiện tác động tới cuộc sống của họ...".
    Đó là câu đầu tiên trong bài giảng Lịch sử báo chí (1) của một tiến sỹ trường đại học Northern State, thành phố Dakota, nước Mỹ.
    Lịch sử báo chí kể rằng: tin tức có cơ hội được phổ biến rộng rãi nhờ phát minh ra in ấn của Gutenberg vào năm 1456, và tờ báo đầu tiên (2) xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17 ?" Tờ Oxford Gazette, ra đời tháng 11 năm 1665 tại Anh, đã mở đầu cho kỷ nguyên báo chí.
    Vai trò của báo chí
    "Báo chí là công cụ tốt nhất cho việc mở mang trí tuệ của con người, và nâng con người lên trở thành có lý trí, phẩm hạnh, và mang tính xã hội." (Thomas Jefferson) (3)
    Với vai trò đưa thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống, ở mọi nơi, báo chí góp phần to lớn vào việc đem lại hiểu biết, tri thức cho con người. Những hiểu biết, tri thức ấy giúp con người làm chủ cuộc sống, làm chủ xã hội, và là thành tố tạo nên một xã hội tiến bộ và văn minh.
    Vai trò của báo chí chỉ được đảm bảo trong một nền báo chí lành mạnh, ở đó có các tiêu chí về tính chân thực, tính chính xác, tính trách nhiệm, tính vô tư, tính công bằng, và tính khách quan.
    Đó là những tiêu chí mà bất cứ tờ báo nào cũng phải theo đuổi, tuân thủ, đề tồn tại và nhằm mục đích thúc đẩy xã hội phát triển.
    Làm thế nào để xây dựng được một nền báo chí lành mạnh?
    Trước hết, cần có những nhà báo có đủ tài năng, và hội đủ những phẩm chất của nghề báo, trong đó có "Liêm Sỉ".
    Sứ mạng cao cả của nhà báo chỉ thực hiện được khi họ là những nhà báo chân chính, được tự do tác nghiệp, được bảo vệ bởi một xã hội dân sự biết tôn trọng sự thật, bởi tòa án và pháp luật công minh.
    Không gian tự do tác nghiệp, hay sự tự do báo chí, là điều kiện tiên quyết cho nền báo chí ấy.
    Sự tự do báo chí
    "Mọi người có quyền tự do quan điểm và tự do thể hiện, quyền này bao gồm việc giữ quan điểm mà không bị can thiệp, và truyền đạt ý kiến, tin tức bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào, bất kể biên giới".
    Đó là điều thứ 19 về tự do ngôn luận, trong tổng số 30 điều của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (4), mà tất cả quốc gia thành viên Liên hợp quốc có trách nhiệm phải tuân thủ, trong đó có Việt Nam.
    Trên căn bản đó, tự do báo chí có thể được phát biểu với 4 điểm:
    ? Tự do xác định mục tiêu
    ? Tự do tìm kiếm thông tin
    ? Tự do phản ánh hiện thực xã hội
    ? Tự do phản biện
    Luật báo chí của nhiều quốc gia trên thế giới và luật báo chí Việt Nam đều có điều khoản ghi rõ rằng báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in và phát hành (5).
    Quy định pháp luật là vậy, còn thực tế? Không khó để nhận thấy rằng: không có (hoặc có rất ít) sự kiểm duyệt báo chí ở các quốc gia dân chủ và tiến bộ, ngược lại, có (không ít) sự kiểm duyệt báo chí ở Việt Nam (!).
    Báo chí thế giới
    Mỹ và Thụy Điển là hai quốc gia điển hình quy định rất rõ các điều luật về báo chí, vai trò của báo chí được thực sự coi trọng, và sự tự do báo chí được đảm bảo.
    Tại Mỹ, Hiến pháp Hoa Kỳ, nền tảng của hệ thống chính quyền Mỹ, chắc sẽ không được 13 tiểu bang sáng lập liên bang phê chuẩn năm 1791 nếu không có 10 điều tu chính, gọi là Đạo luật về Dân quyền, nhằm bảo vệ quyền tự do cá nhân.
    Không phải là một điều ngẫu nhiên mà quyền tự do phát biểu của báo chí đã đứng hàng đầu trong số các khoản tu chính này. Một phần trong khoản Tu chính Thứ nhất được viết như sau: "Quốc hội sẽ không được đưa ra một luật nào giới hạn quyền tự do ngôn luận hay quyền tự do báo chí." (6)
    Tại Thụy Điển, một trọng tâm chủ yếu là nguyên tắc mọi người dân đều có quyền tiếp cận với mọi tài liệu chính thức, "nguyên tắc này vô cùng quan trọng đối với các phóng viên trong khi tác nghiệp và điều tra, đặc biệt khi họ xem xét việc thực hiện quyền lực của chính phủ và các cơ quan công quyền, nhưng đồng thời đó cũng là một nguyên tắc rất quan trọng của một xã hội cởi mở và là một công cụ hữu hiệu để theo dõi và ngăn chặn tham nhũng." (7)
    Gần chúng ta, "ở Philippines, công nghiệp truyền thông hoàn toàn do tư nhân nắm giữ. 70% cơ sở đào tạo truyền thông cũng thuộc về tư nhân. Ở Campuchia, người nước ngoài cũng được ra báo, điển hình là tờ Phnom Penh Post. Đến như vương quốc hồi giáo Brunei chỉ có 3 đài truyền hình thì một là của tư nhân với 13 kênh." (8)
    Báo chí tại Việt Nam
    Tại Việt Nam, đảng Cộng sản quản lý báo chí, thông qua Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và Bộ Thông tin & Truyền thông. Hơn nữa, hầu như trong bất cứ tờ báo nào cũng tồn tại cái gọi là "chi bộ đảng", như một nút kiểm soát.
    Bí thư chi bộ đảng Cộng sản tại các tờ báo thường là một Phó Tổng Biên Tập, nhiều khi có quyền hành lớn hơn Tô?ng Biên Tập. (9)
    Điểm qua một vài sự kiện của báo chí Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây, không thể không đặt các câu hỏi về tính vô tư của các cơ quan báo chí, về tính minh bạch của các cơ quan điều tra, và những bất thường trong các "vụ xử lý sai phạm".
    Ngày 01/8/2008: Bảy nhà báo Việt Nam bị thu hồi thẻ nhà báo, trong đó có Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên - Nguyễn Quốc Phong, và Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - Bùi Thanh, vì những "vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động và thông tin trên báo chí." (10).
    Tuy nhiên, truyền thông trong nước không nói rõ vi phạm của những nhà báo này là gì.
    Ngày 11/6/2008: Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời. VnExpress và VTC đã đăng tin này cùng ngày, song bản tin đã bị gỡ xuống không lâu sau đó. Ngày hôm sau, đồng loạt các báo đăng tin, hầu như ở cùng một thời điểm. Đâu là nguyên do của sự chậm trễ? Và, tại sao không có lời giải thích nào cho sự chậm trễ được đưa ra?
    Ngày 12/5/2008: Hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) đã bị khởi tố vì "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (Điều 281, Bộ luật Hình sự ), trong khi theo Luật báo chí, khi đưa tin sai, nhà báo và tờ báo có trách nhiệm đính chính, và nếu gây thiệt hại cho cá nhân hay tổ chức nào đó, thì họ phải bồi thường theo pháp luật dân sự. (11)
    Giữa năm 2007, nhiều phóng viên của nhiều tờ báo đưa tin về các vụ tham nhũng (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong,...) đã bị Cơ quan An ninh Điều tra triệu tập trong khi không được thông báo cụ thể, mà chỉ được biết một cách chung chung rằng: cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước và lợi dụng quyền tự do dân chủ liên quan tới các bài báo viết về vụ PMU 18 và vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi. (12)
    Ngày 5/1/2005, phóng viên Lan Anh, báo Tuổi Trẻ đã bị Cơ quan An ninh Điều tra khởi tố về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" vì một mẩu tin, đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 20/5/2004: "Đề nghị thanh tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma", dựa theo một tơ? tri?nh cu?a Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc điều tra sau đó đã bị đình chỉ, do không đủ cơ sở pháp lý để kết tội phóng viên. (13)
    Ngày 25/10/2004, công văn 3923/VHTT-BC được đưa ra nhằm xử lý sai phạm trong việc đưa tin vê? vụ nhập khâ?u gâ?n 80 xe Mercedes đê? phục vụ hội nghị va? sau đó bán với giá ưu đafi cho các cá nhân. Sau đó Tổng biên tập VnExpress bị mất chức. (14)
    Liệu Việt Nam có quyền tự do báo chí theo như quy định trong điều 69 Hiến Pháp Việt Nam?
    Liệu nền báo chí Việt Nam có thể thực hiên tốt vai trò của mình khi "được" đảng Cộng sản quản lý?
    Liệu nền báo chí VN có dám đột phá để thực sự trở thành nền báo chí lành mạnh, để không còn là công cụ, hay cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản hay không?
    Mong đợi tự do báo chí
    Ở các quốc gia coi trọng sự tự do báo chí, người dân được hưởng lợi từ việc có nhiều lựa chọn thông tin, có nhiều cơ hội nắm bắt và tham gia vào những quyết định của xã hội, với mục tiêu đẩy lùi cái xấu, và tạo ra những điều tốt đẹp.
    Nhiều người dân trên thế giới còn nhớ, năm 1974, vụ tai tiếng Watergate đã buộc Tổng thống Mỹ Richard Nixon phải từ chức, chủ yếu nhờ sự nỗ lực của hai phóng viên tờ Washington Post.
    Điều gì sẽ xảy ra nếu họ sống trên một đất nước ở đó họ không được phép theo dõi vụ việc đó?
    Điều gì sẽ xảy ra nếu trong quá trình điều tra, tổng biên tập của họ yêu cầu họ phải dừng ngay công việc của mình vì tổng thống là người không được phép phê phán? (15)
    Nhìn về Việt Nam, sẽ ra sao khi Thủ tướng, *************, hay những lãnh đạo cấp cao của ********************** vi phạm pháp luật?
    Khi tất cả các tờ báo đều do đảng Cộng sản quản lý, tờ báo nào đủ công bằng và can đảm để đăng tin, nhà báo nào đủ công tâm và nghị lực để vượt qua những trở ngại được gây ra bởi sự lạm dụng quyền lực?
    Các nhà báo cần gì? Câu trả lời ngắn gọn: Cần một nền báo chí Tự Do!
    Ở đó, đảm bảo những những điều kiện:
    ? Chính quyền không được từ chối cung cấp thông tin cho báo chí, trừ khi thông tin đó là bí mật quốc gia.
    ? Chính quyền và các tổ chức khác không được ngăn cản nhà báo tác nghiệp.
    ? Chính quyền không được can thiệp vào công việc nội bộ của báo chí.
    ? Chính quyền phải có trách nhiệm giải trình những vấn đề báo chí nêu.
    Việt Nam, trong xu thế hội nhập quốc tế, phải chấp nhận những quy luật toàn cầu, thay vì giữ những quy luật riêng không phù hợp cái chung.
    Tự do báo chí là một quy luật toàn cầu. Quy luật ấy sẽ dần phá vỡ những thành trì kiên cố của kiểm duyệt thông tin, và sẽ giúp báo chí thực hiện đúng vai trò, hay sứ mạng cao đẹp của nó!
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/08/080803_pressfreedom.shtml

Chia sẻ trang này