1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận xét về Báo chí Việt Nam hiện đại

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Rosebaby, 06/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. media_literacy

    media_literacy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Sau rất nhiều những lời phê phán khá xác đáng về báo chí Việt Nam ở trên, nay tôi muốn chúng ta cùng bàn làm thế nào cải thiện báo chí Việt Nam.
    Bạn meongoansister có viết đại ý là chúng ta có vẻ đang phê phán nhiều hơn là tìm cách giải quyết. Có lẽ đúng là như vậy, nhưng mong meongoansister hiểu cho là ngay bản thân tôi cũng nhiều khi muốn phê phán thật nhiều về báo chí Việt Nam. Đó là nói để cho mình cảm thấy đỡ bức bôí, khó chịu trong lòng, để khỏi bị stress mà "ra đi sớm" thôi chứ cũng chưa nghĩ đến làm một cái gì để thay đổi cả.
    Nhưng cũng đã đến lúc những người tâm huyết với báo chí Việt Nam bàn nên làm gì để làm cho nó tốt hơn lên.
    Theo tôi những ngưòi làm báo trẻ hiện nay đều được trang bị kiến thức cơ bản khá tốt về kỹ năng báo chí hiện đại. Họ đều hiểu thế nào là tam giác ngược, thế nào là ngắn gọn súc tích trong văn phong báo chí. Các lớp bồi dưỡng cho phóng viên (PV) trẻ của các tổ chức báo chí quốc tế của Thuỵ Điển, Pháp hay Đức đều được mở hàng năm và việc xin học các lớp đó là khá dễ dàng.
    Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân của tôi thì khá nhiều PV trẻ (và không ít những người được coi là kì cựu) vẫn thiếu cách diễn đạt đơn giản, logic và súc tích. Có lẽ một phần do cách suy nghĩ của người Á Đông là rườm rà.
    Nhưng quan trọng là chúng ta không được dạy những kỹ năng như vậy ở trường phổ thông và cả đại học. Tôi đã đọc nhiều bài viết có ý tưởng rất hay nhưng đáng tiếc khi viết ra thành bài viết thì lủng củng, và đa phần là rất dài dòng khi lập vấn đề. Với tốc độ của cuộc sống hiện tại thì chả có mấy người đọc có thể đọc mấy trăm chữ mới biết được bài báo nó nói về cái gì.
    Vậy theo tôi thay đổi cách tư duy của người làm báo là quan trọng nhất.
    Vấn đề tiếp theo là như bạn japonica có nói: "...quan trọng hơn cả là LỐI TƯ DUY CỦA ÔNG TỔNG BIÊN TẬP. Nếu phóng viên được trang bị cách làm báo hiện đại nhưng bác tổng biên lại chủ trương cách làm báo cũ kỹ lạc hậu nọ thì muốn đổi mới cũng đành bó tay... Thay đổi là phải đồng bộ từ trên xuống dưới. điều này trong thời điểm này khó khăn lắm."
    Tôi cũng đồng ý rằng quả là khó khăn khi mà ông tổng biên tâp (TBT) của tờ báo lạc hậu thì ngươi PV khó mà phát huy sự sáng tạo của mình. Tờ báo của tôi thuộc thông tấn xã Viêt Nam với đa phần là các PV trẻ và chúng tôi đều muốn cho tờ báo hiện đại hơn. Tuy vậy, ông TBT của tôi thì còn sợ rất nhiều thứ (ví dụ ban tư tưởng trung ương chẳng hạn) và điều này khiến ông luôn có tư tưởng an toàn cho tờ báo. Có nghĩa là mọi thứ được viết luôn ở mức độ an toàn không có ai khiển trách được. Có rất nhiều vấn đề ông không muốn chúng tôi cover, ví dụ như là vấn đề lộn xộn trong việc tổ chức du lịch của Việt Nam hay vấn đề vệ sinh an toàn thưc phẩm, vì ông sợ bài viết sẽ làm ngươi đọc nước ngoài sợ không dám đến du lịch Việt Nam, làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền. Chúng tôi (PV trẻ) đã họp nhau lại và quyết định thuyết phục TBT. Sau nhiêu lần thuyết phục chúng tôi cũng thành công.
    Ở đây, tôi chỉ muốn nói là chúng ta không nên vì ngại ngùng hay sợ bị trù dập mà không dám nói lên ý kiến của mình. Ông TBT họ có những lo toan riêng của họ về địa vị xã hội, chức vụ, nên tâm lý an toàn của họ là dễ hiểu.
    Nhưng những PV trẻ thì chẳng có gi để mất cả, nếu thực sự có khả năng chúng ta có thể xin việc ở các báo khác. Kinh nghiệm ở báo tôi cho thấy, sau sự việc đó ông TBT tôn trọng những PV trẻ hơn rất nhiều và sẵn sàng lắng nghe họ hơn.
    Việc luôn tạo một sức ép nhất định cho việc "đổi mới" của tờ báo là cần thiết, không phải vì những thứ lý tưởng cao đẹp viển vông mà thực sự là giúp tờ báo có chất lượng hơn, uy tín hơn, có nhiều độc giả hơn và nhiều tiền hơn cho cả bản thân PV.
    Nếu cứ thở dài rồi ngồi chờ một sự thay đổi từ trên xuống dưới thì tôi e rằng những PV trẻ tuổi đầy nhiệt huyết sẽ lại trở thành những "công chức" làm báo mà thôi.
    Chúng ta, những người trẻ tuổi, hãy tự mình tạo ra thay đổi đó.
    Cuối cùng, tôi nghĩ rằng cần phải có một sự giáo dục cho người đọc về những kiến thức nhất định về báo chí và truyền thông, nhằm giúp họ phát triển cách suy nghĩ phê phán khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, thay vì chỉ thụ động tiếp nhận thông tin như hiên nay.
    Việc cung cấp kiến thức truyền thông cho người đọc sẽ giúp họ tương tác nhiều hơn với người làm báo. Họ sẽ đòi hỏi những thông tin chất lượng cao hơn từ báo chí. Điều này sẽ buộc người viết có trách nhiệm hơn và luôn phải tự đổi mới mình để theo kịp nhu cầu của người đọc.
    Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi, rất mong các ban góp ý, trao đổi thêm. Xin cảm ơn.
    B. Long
    ______
    For a new young generation of Vietnamese media-savvy citizens who are able to free their minds; to make their own judgements and choices; and to express their own views creatively and effectively.
  2. japonica

    japonica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    oạch, các vị tiền bối đã ra tay, lũ sinh viên tụi em vậy là cũng thu hút được ít nhiều chú ý của các bác rồi.
    Như bác mèo ngoan nói thì tụi em chỉ biết nói chứ chưa biết làm. Thực tình thì sinh viên bây giờ đi làm báo cũng nhiều và cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn chung chứ đâu dám ngồi một chỗ để mà phán. Nhận ra nhiều cái sai sót và cũng muốn sửa đổi, nhưng ở tư cách một cộng tác viên (dù chính thức hay ko) cũng ko thể tạo ra một cái gì đột phá.
    Một dạo em có cộng tác với tờ Sinh viên, dù mọi người có điều tiếng này kia về tờ báo đó thì em vẫn thấy là cách hoạt động của nó chủ động và tích cực hơn nhiều tờ báo có uy tín khác, và thời gian làm cho sinh viên là thời gian em thấy chịu nhiều áp lực nhất. Đội ngũ phóng viên của SV đều trẻ và luôn yêu cầu tìm những vấn đề mới mẻ, refresh tờ báo liên tục đến mức nhiều khi kiệt sức. Dù SV có cái tội là hay phóng đại nhưng khi đọc nó và so sánh những bài trên này với nhiều tờ báo dành cho tuổi trẻ khác em vẫn thấy là vấn đề nó đưa ra sắc nét và thiết thực hơn, sát với tuổi trẻ hơn. Nhiều chuyên mục mà chỉ sau 3, 4 số người biên tập đã muốn thay đổi khung mới để tránh sự nhàm chán, theo em đó là vấn đề rất tích cực so với những sườn báo hai ba chục năm ko thay đổi. Nếu gọi đó là tính ổn định thì em nghĩ là ta thiên vị cho nó quá.
    Chuyện khác: Có một tờ báo thể thao (ko tiện nhắc tên) em làm cộng tác trong một thời gian có bác phó TBT và một anh phóng viên trẻ muốn thay đổi nội dung để đan xen một vài mảng khác ngoài thể thao (tất nhiên có sự liên quan tới thể thao) vào nội dung báo, nhưng tất cả những nguời còn lại giữ ý định duy trì tờ báo đó THUẦN THỂ THAO vì sợ động chạm? và hội CTV này đã bị off vì ko đủ lực lượng để giữ lại. Cho đến nay, tờ báo đó vẫn thuần thể thao. chẳng biết thế là tốt hay xấu nữa?
    Tuy nhiên đúng là bọn em chưa chịu nhiều ràng buộc. Thời gian học báo theo phương pháp Thuỵ Điển, tất cả các bài tập thực hành của bọn em đều phát huy tối đa tính sáng tạo cá nhân. Khi đem so sánh với kết quả thu đựơc từ chính những người đang làm báo, về ý tưởng và độ hấp dẫn thì bài tập của sinh viên hơn hẳn. nhưng để đưa những cái đó lên báo trong thời điểm này thì ko thể được. Đó là cái khó khăn mà sinh viên ko giải quyết được.
    Nói tụi em phải giải quyết chứ ko nên nói? Có lẽ với những người đi làm rồi thì điều đó đúng, còn bọn em là sinh viên thì làm được gì ngoài việc bàn luận để dần thay đổi cách tư duy, cố gắng học thêm kiến thức xã hội để khi thực sự bắt tay vào sẽ làm đựơc những điều hiệu quả hơn? vậy theo bác mèo ngoan thì topic này lập ra là vô ích? Em ko nghĩ vậy đâu.

    Nothing's gonna change my world
  3. japonica

    japonica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    oạch, các vị tiền bối đã ra tay, lũ sinh viên tụi em vậy là cũng thu hút được ít nhiều chú ý của các bác rồi.
    Như bác mèo ngoan nói thì tụi em chỉ biết nói chứ chưa biết làm. Thực tình thì sinh viên bây giờ đi làm báo cũng nhiều và cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn chung chứ đâu dám ngồi một chỗ để mà phán. Nhận ra nhiều cái sai sót và cũng muốn sửa đổi, nhưng ở tư cách một cộng tác viên (dù chính thức hay ko) cũng ko thể tạo ra một cái gì đột phá.
    Một dạo em có cộng tác với tờ Sinh viên, dù mọi người có điều tiếng này kia về tờ báo đó thì em vẫn thấy là cách hoạt động của nó chủ động và tích cực hơn nhiều tờ báo có uy tín khác, và thời gian làm cho sinh viên là thời gian em thấy chịu nhiều áp lực nhất. Đội ngũ phóng viên của SV đều trẻ và luôn yêu cầu tìm những vấn đề mới mẻ, refresh tờ báo liên tục đến mức nhiều khi kiệt sức. Dù SV có cái tội là hay phóng đại nhưng khi đọc nó và so sánh những bài trên này với nhiều tờ báo dành cho tuổi trẻ khác em vẫn thấy là vấn đề nó đưa ra sắc nét và thiết thực hơn, sát với tuổi trẻ hơn. Nhiều chuyên mục mà chỉ sau 3, 4 số người biên tập đã muốn thay đổi khung mới để tránh sự nhàm chán, theo em đó là vấn đề rất tích cực so với những sườn báo hai ba chục năm ko thay đổi. Nếu gọi đó là tính ổn định thì em nghĩ là ta thiên vị cho nó quá.
    Chuyện khác: Có một tờ báo thể thao (ko tiện nhắc tên) em làm cộng tác trong một thời gian có bác phó TBT và một anh phóng viên trẻ muốn thay đổi nội dung để đan xen một vài mảng khác ngoài thể thao (tất nhiên có sự liên quan tới thể thao) vào nội dung báo, nhưng tất cả những nguời còn lại giữ ý định duy trì tờ báo đó THUẦN THỂ THAO vì sợ động chạm? và hội CTV này đã bị off vì ko đủ lực lượng để giữ lại. Cho đến nay, tờ báo đó vẫn thuần thể thao. chẳng biết thế là tốt hay xấu nữa?
    Tuy nhiên đúng là bọn em chưa chịu nhiều ràng buộc. Thời gian học báo theo phương pháp Thuỵ Điển, tất cả các bài tập thực hành của bọn em đều phát huy tối đa tính sáng tạo cá nhân. Khi đem so sánh với kết quả thu đựơc từ chính những người đang làm báo, về ý tưởng và độ hấp dẫn thì bài tập của sinh viên hơn hẳn. nhưng để đưa những cái đó lên báo trong thời điểm này thì ko thể được. Đó là cái khó khăn mà sinh viên ko giải quyết được.
    Nói tụi em phải giải quyết chứ ko nên nói? Có lẽ với những người đi làm rồi thì điều đó đúng, còn bọn em là sinh viên thì làm được gì ngoài việc bàn luận để dần thay đổi cách tư duy, cố gắng học thêm kiến thức xã hội để khi thực sự bắt tay vào sẽ làm đựơc những điều hiệu quả hơn? vậy theo bác mèo ngoan thì topic này lập ra là vô ích? Em ko nghĩ vậy đâu.

    Nothing's gonna change my world
  4. dic-dic

    dic-dic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Theo được biết thì hình như có cả Báo Ảnh nữa chứ?
    nmmmmmmmmm]
  5. dic-dic

    dic-dic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Theo được biết thì hình như có cả Báo Ảnh nữa chứ?
    nmmmmmmmmm]
  6. Hoabaoxuan

    Hoabaoxuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế. Báo ảnh là một loại hình BC rất được chú trọng trên thế giới nhưng đối với VN thì chưa (may mà không phải là không!!)
    Hầu hết các tổng biên tập của ta hiện nay đều cho rằng đào tạo phóng viên ảnh cho toà soạn là không cần thiết vì "ai mà chẳng biết chụp ảnh?!?!" (Cái này là ngoại trừ mấy tờ báo, tạp chí của Hội nhiếp ảnh VN đấy nhé) Ảnh sử dụng trên báo chí hầu hết là ảnh minh hoạ, không mang nội dung thông tin hoặc là không gắn với nội dung bài báo.
    Phóng sự ảnh ở BC VN là một thứ của hiếm, phóng sự ảnh tốt thì...
    Có một thời kỳ, PVBC&TT - cái nôi đào tạo lớn nhất của BCVN hiện nay cũng phải bỏ tuyển sinh chuyên ngành Ảnh BC vì không có SV theo học, SV thì không dám theo học bởi sợ ra trường sẽ không có việc làm. Sau ba, bốn năm liền không đào tạo, mãi đến năm 2003 vừa rồi trường mới mở lại với số lượng SV theo học là ~ 50...
    Chẳng biết đến bao giờ ảnh BC ở VN mới tìm lại được vị trí đích thực của mình trên trang báo nữa.
    *********
    Có chiếc lá bay ngược chiều gió thổi
    Mềm như em và xao xác như em!...
  7. Hoabaoxuan

    Hoabaoxuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế. Báo ảnh là một loại hình BC rất được chú trọng trên thế giới nhưng đối với VN thì chưa (may mà không phải là không!!)
    Hầu hết các tổng biên tập của ta hiện nay đều cho rằng đào tạo phóng viên ảnh cho toà soạn là không cần thiết vì "ai mà chẳng biết chụp ảnh?!?!" (Cái này là ngoại trừ mấy tờ báo, tạp chí của Hội nhiếp ảnh VN đấy nhé) Ảnh sử dụng trên báo chí hầu hết là ảnh minh hoạ, không mang nội dung thông tin hoặc là không gắn với nội dung bài báo.
    Phóng sự ảnh ở BC VN là một thứ của hiếm, phóng sự ảnh tốt thì...
    Có một thời kỳ, PVBC&TT - cái nôi đào tạo lớn nhất của BCVN hiện nay cũng phải bỏ tuyển sinh chuyên ngành Ảnh BC vì không có SV theo học, SV thì không dám theo học bởi sợ ra trường sẽ không có việc làm. Sau ba, bốn năm liền không đào tạo, mãi đến năm 2003 vừa rồi trường mới mở lại với số lượng SV theo học là ~ 50...
    Chẳng biết đến bao giờ ảnh BC ở VN mới tìm lại được vị trí đích thực của mình trên trang báo nữa.
    *********
    Có chiếc lá bay ngược chiều gió thổi
    Mềm như em và xao xác như em!...
  8. leo_83

    leo_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    CÁc BÁC nhận xét về báo chí Việt NAm nhiều quá nhưng rút cục thì chả khác gì các thầy ở trường dạy lắm. Em thấy làm như thế thì cái diẽn đàn này của chúng ta sẽ già mất. Nói túm lại là các bác thấy sao khi rõ ràng báo chí ngày này của chúng ta đang bị thị trường hoá quá mức. Rất nhiều báo ra đời chỉ để câu khách với những câu chuyện giật gân, chuyện về các sao, ròi thì ăn mặc, chơi, tiêu dùng... Chính các biên tập viên cũng phải thừa nhận điều này không thể chối cãi cơ mà. Hix. Thấy mà bìn nhỉ các bác
  9. leo_83

    leo_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    CÁc BÁC nhận xét về báo chí Việt NAm nhiều quá nhưng rút cục thì chả khác gì các thầy ở trường dạy lắm. Em thấy làm như thế thì cái diẽn đàn này của chúng ta sẽ già mất. Nói túm lại là các bác thấy sao khi rõ ràng báo chí ngày này của chúng ta đang bị thị trường hoá quá mức. Rất nhiều báo ra đời chỉ để câu khách với những câu chuyện giật gân, chuyện về các sao, ròi thì ăn mặc, chơi, tiêu dùng... Chính các biên tập viên cũng phải thừa nhận điều này không thể chối cãi cơ mà. Hix. Thấy mà bìn nhỉ các bác
  10. media_literacy

    media_literacy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Chuyện thương mại hoá báo chí có gì đâu mà buồn hả leo_83 ? Báo chí cũng như phim ảnh vậy, nó phục vụ nhiều đối tượng độc giả khác nhau, nhiều sở thích khác nhau. Bạn có thể thấy một bộ phim đoạt giải Oscar rất hay, rất nghệ thuật, nhưng bạn cũng có thể thích xem phim action bắn giết tùm lum để giải trí mà. Mà nói thậc với bạn là có những tờ báo, dù tự coi mình là không thương mại hoá gì cả (có nghĩa là chẳng cần quảng cáo gì hết), nhưng đọc cũng có khác gì mấy tờ lá cải đâu.
    ______
    For a new young generation of Vietnamese media-savvy citizens who are able to free their minds; to make their own judgements and choices; and to express their own views creatively and effectively.

Chia sẻ trang này