1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhập môn báo viết - những kỹ năng cơ bản (Phần 1 - Tin báo viết)

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Katjusha, 09/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Nhập môn báo viết - những kỹ năng cơ bản (Phần 1 - Tin báo viết)

    Tin tức là phần quan trọng nhất, và cũng là phần hay có sai sót nhất trong một tờ báo. Sau đây là một số kỹ năng cơ bản để viết một bài báo theo đúng cách.
    Một tin báo có thể chia làm ba phần: Phần Đầu đề, Phần Câu chủ đạo và phần Thân bài.

    Phần đầu đề: Đây là phần quan trọng nhất trong một bài báo vì nếu nó không đủ cuốn hút, người đọc sẽ dễ dàng bỏ qua cả một bài báo.
    Đây có thể là một câu hoàn chỉnh hoặc chỉ là một cụm từ nhưng phải hấp dẫn và cô đọng, nói lên được nội dung của bài báo. Đầu đề càng ngắn càng tốt, tuỳ theo trường hợp mà đặt nhưng không nên dài quá 10 chữ.
    Đầu đề tuyệt đối không được là câu nghi vấn.
    Nếu trong đầu đề cần dùng đến dấu ngoặc thì nên là ngoặc đơn ('') chứ không phải ngoặc kép(").
    Trong đầu đề cũng không nên sử dụng dấu chấm câu.
    Tất cả những điều này là để tránh đầu đề nhìn rối rắm, lộn xộn, gây phản cảm ở người đọc.


    Câu chủ đạo: là câu đầu tiên trong một bài báo. Trong trang web vnexpress.net, câu chủ đạo được in đậm hơn những câu bình thường.
    Câu chủ đạo đóng vai trò là câu tóm tắt cho cả nội dung bài báo.
    Nó phải đẩm bảo cho những người đọc báo bận rộn chỉ cần đọc câu đầu tiên thôi cũng đã nắm được tin tức đã diễn ra.
    Câu chủ đạo phải trả lời đủ năm câu hỏi: Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao.
    Tuy vậy, câu này phải lại phải ngắn gọn, không được quá dài. Nếu một bài báo viết bằng tiếng Anh, độ dài lý tưởng và 20-25 từ, tối đa là 30 từ.
    Trong tiếng Việt, có thể ước chừng độ dài lý tưởng là 30-35 từ, tối đa là 45 từ.
    Tuy nhiên, cách tính chính xác hơn là sử dụng đơn vị từ đơn, từ kép.
    Một đơn vị từ đơn (ví dụ: gà, chó...) sẽ được tính tương đương với một từ kép (thực vật, sạch sành sanh...).
    Trong trường hợp này, độ dài lý tưởng cũng sẽ là 20-25 đơn vị từ và độ dài tối đa là 30 đơn vị từ.

    Câu Chủ đề là câu bao hàm nhất trong một bài báo, nó được ví von với cái đáy của một Kim Tự Tháp Ngược - di đầu nhất những cũng là to lớn, bao trùm nhất!

    (còn tiếp)

  2. chimainhat

    chimainhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thế có biết tin tức tại sao phải viết theo lối kim tự tháp ngược không bác ? Ký có phải loại hình báo chí không mà sao lâu nay tôi thấy các báo ( Việt Nam) lạm dụng quá xá.
  3. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bài báo nên viết theo kiểu "Kim Tự Tháp ngược" để những nội dung, chi tiết quan trọng nhất thì đưa lên đầu, càng về cuối bài báo càng là những chi tiết ít quan trọng hơn. Như vậy vừa có lợi cho những người đọc bận rộn, họ có thể chỉ cần đọc vài dòng đầu thôi cũng nắm được cơ bản nội dung tin tức. Đồng thời, nó cũng có lợi cho những người làm biên tập. Khi cần rút gọn họ sẽ chỉ cần lược bỏ mấy khổ cuối mà không phải cắt xén, gọn giũa, đảo cái này lên trên cái kia xuống dưới quá nhiều!
  4. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ nhiệt liệt việc bạn Katjusha lập topic để trao đổi về những kỹ năng cơ bản để viết một bài báo. Học lâu rồi nên bây giờ quên gần hết. Nhờ topic này có khi lại hào hứng viết lách trở lại Mà cũng thích làm tin lắm. Khoái nhất là cảm giác sau khi mệt bở hơi tai, chạy ngược xuôi để lấy tin, tìm ảnh và viết tại chỗ thì sẽ tự tay fax bài về TS ngay trong buổi tối và sáng sớm thấy đoạn viết của mình nóng hổi trên...sạp báo... Tuy nhiên đó là cảm giác của người mới vào nghề. Các anh chị trong nghề, nghe được sẽ buồn cười lắm...
    Về bài đầu tiên này thì chỉ góp ý chút xíu về cách gọi thông dụng của các phần trong một tin báo của dân làm báo và của các giáo trình giảng dạy ở VN.
    Nếu bạn nói Phần đầu đề thì người ta sẽ ngay lập tức hiểu là Title (hay tít bài, hay tít tin. Vì thế mà có câu "nghệ thuật giật tít" )
    Nhưng nếu nói Phần câu chủ đạo thì sẽ có người ngớ ra một chút rồi mới hiểu ra đó chính là Chapeau hay Sapô như cách mọi người vẫn gọi.
    Phần đa các tài liệu báo chí giảng dạy trong nước là tài liệu dịch. Vì vậy có một số thuật ngữ cơ bản (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) được giữ nguyên, chỉ phiên âm ra tiếng Việt chứ không dịch. Nhất là khi không có thuật ngữ chuẩn Tiếng Việt tương đương.
    Bạn Katjusha có thể mở ngoặc - đóng ngoặc các thuật ngữ tiếng nước ngoài để mọi người tiện hơn trong việc so sánh hoặc theo dõi... Được chứ ạ?


    Thì can đảm - cội nguồn cái đẹp
    Chính là điều cuốn ta lại gần nhau...
  5. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn thuongnguyen. Tôi không có kiến thức gì về các thuật ngữ báo chí trong Tiếng Việt nên rất mong bạn sửa chữa nếu có thiếu sót.
    ________________________________________
    Cấu trúc Kim Tự Thấp Ngược:
    Như tôi đã giải thích ở trên, viết báo theo cấu trúc Kim Tự Tháp Ngược có lợi cho cả người viết, người biên tập và người đọc. Bởi vậy, cấu trúc này là phổ biến nhất trong tin tức trên các tờ báo chính thống, nghiêm túc (broadsheet).
    Đối với những tờ báo mang nhiều tính giải trí hoặc là báo lá cải (tabloid), cách viết cũng có thể linh động hơn vì độc giả của những loại báo này thường không cần phải chuyển tải quá nhiều nội dung và đọc giả các thể loại báo này cũng có nhiều thời gian để đọc hơn hơn. Ta có thể viết theo kiểu viết truyện trinh thám, hoặc là tình cả tâm lý xã hội.
    Ví dụ:
    Một lead paragraph trong một tờ nhật báo nghiêm túc:
    Một nữ sinh viên đã bị bỏng nặng trong một vụ đánh ghen bằng a xít trên đường Giải Phóng vào hồi 5 giờ chiều ngày hôm qua.
    Lead par trong báo lá cải:
    Đang đi trên đường Giải Phóng, cô Nguyễn Thị A bỗng thấy một bóng người phóng xe vút qua trước mặt mình, tiếp theo là một cảm giác nóng rát khiến cô ngã khuỵu xuống...
    Có thể lưu ý thấy là trong tít thứ nhất, 5 câu hỏi "at, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao" đã được trả lời đầy đủ rõ ràng. Ở tít thứ hai, chỉ có câu hỏi "ở đâu" là được trả lời mà thôi. Cũng có thể thấy rằng tít đầu tiên chuyển tải nhiều thông tin hơn tít thứ hai.
    Bởi vậy, người viết báo có thể thay đổi cách viết của mình tuỳ theo tờ báo mà bạn gửi bài tới. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là khi báo chí càng trở nên chuyên nghiệp, mỗi tờ báo đều thiên về việc tự tạo cho mình kiểu cọ, phong cách (housestyle) riêng nên ta cũng nên tìm hiểu phong cách của họ trước khi gửi bài.
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 16/01/2004
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 12:03 ngày 18/01/2004
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 22/01/2004
  6. chimainhat

    chimainhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Ở đây cần phân biệt tin ( thông thường) và thể loại bài. Chỉ bài thì mới rút chapeau, chứ tin thì không ai làm việc đó cả. Riêng đối với loại tin ngắn, không title thì mới sử dụng câu chủ đạo in đậm. Do vậy câu chủ đạo và chapeau hoàn toàn không giống nhau. Câu chủ đạo thường nên tối đa 10 chữ ( được in đậm), nhưng chapeau có thể viết dài hơn ( khoảng 20-30 chữ) có ý nghĩa khái quát toàn bộ nội dung bài viết, hoặc chi tiết quan trọng nhất của bài viết. Đây là nguyên tắc mà tôi nhận thấy các nhà báo ( ở Việt Nam) hiện nay thường dùng.
    Ví dụ: Bài của GSư sử học Dương Trung Quốc viết về Hoàng Sa trên Lao Động số ra ngày 17.1
    Quần đảo Hoàng Sa: Lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam
    Nhà sử học Dương Trung Quốc
    Cách đây đúng 30 năm, giữa lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý, đã vì một số lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.
    Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre (1749), J.Chaigneau (1816-1819), Teberd (1833), Gutzlaff (1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các "đội Hoàng Sa" xưa ở cửa biển Sa Kỳ và đảo Lý Sơn (cù lao Ré) nay, mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch trong đó có những văn bản mang tính chất nhà nước của Việt Nam???.
    ??????.
    Cần phải nói lại một lần nữa là trong suốt nhiều thế kỷ liên tục trước đây các tài liệu thư tịch của nhà nước Việt Nam kế thừa nhau và những chứng tích như cầu tàu, trạm khí tượng, hải đăng... của Việt Nam (trước đây do người Pháp sử dụng, khai thác và chính quyền Sài Gòn cũ quản lý) vẫn còn đó, thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
    Phần chữ đỏ là chapeau ( là một đọan văn), chứ không gọi là ( câu) chủ đạo.
    Còn trong tin này ( ví dụ)
    Quần đảo Hoàng Sa Lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, Nhà sử học Dương Trung Quốc đã khẳng định như vậy trong cuộc hộI đàm ngày ?.. tạI Hà Nội. Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre (1749), J.Chaigneau (1816-1819), Teberd (1833), Gutzlaff (1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các "đội Hoàng Sa" xưa ở cửa biển Sa Kỳ và đảo Lý Sơn (cù lao Ré) nay, mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch trong đó có những văn bản mang tính chất nhà nước của Việt Nam.
    Thì câu Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam là câu chủ đạo của bản tin.
    Được chimainhat sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 21/01/2004
  7. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Chào chimainhat,
    Cảm ơn đóng góp quý báu của bạn vào diễn đàn. Tôi có một số điều muốn học hỏi về thuật ngữ báo chí ở Việt Nam. Rất mong bạn vui lòng cho tôi biết cách gọi ở Việt Nam cho một số từ sau:
    Headline (gọi là tiêu đề hay đầu đề?)
    Lead paragraph (gọi là sapô hay là câu chủ đạo?)
    By-line( không biết phải gọi là gì, cái phần mà ghi tên tác giả bài báo ý)
    Kicker (một câu rất ngắn, khoảng 10 từ, mục đích để nhấn mạnh nội dung nổi bật của bài báo. Dây không rõ có phải là ''''câu chủ đạo'''' mà bạn đã nêu ra?)
    Cũng xin đính chính thêm thì theo như tôi được biết, trong tin báo viết (news story), người viết nên viết mỗi câu làm một khổ riêng để tiện lợi hơn khi toà soan e*** bài. Bởi vậy trong thuật ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực news story, một sentence cũng có nghĩa là một paragraph. "Lead paragraph" cũng có nghĩa là "lead sentence". Nếu như vậy, chắc chắn lead paragraph sẽ không thể là sapô, nếu sapô là cả một đoạn văn chứ không chỉ là một câu.
    Tin tức có hai loại: tin vắn và tin dài. Trong tin dài thì lead paragraph dài khoảng 25-30 đơn vị từ là tóm lược nội dung tổng quát của toàn tin.
    Ví dụ đầu tiên bạn đưa ra theo tôi không phải là một tin, mà nó có vẻ giống một bài feature hơn (cái từ feature này tôi cũng không rõ trong thuật ngữ Việt Nam thì nó là gì, hình như là phóng sự thì phải???)
    Chúc mừng năm mới, và rất mong ý kiến đóng góp của bạn.
    Thân,
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 18:50 ngày 22/01/2004
  8. Hoabaoxuan

    Hoabaoxuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Phần tin viết theo lối kim tự tháp ngược thì Katjusha đã nói cơ bản rồi. Tớ cung cấp một tẹo thông tin về ký. Hôm nay không có điều kiện ngồi lâu, viết dài, hôm sau sẽ nói tiếp nhé
    Ký (nói chung) bao gồm ký văn học và ký báo chí. Đây thực chất là một vấn đề gây tranh cãi rất nhiều năm của giới Văn và Báo, có ý kiến cho rằng Ký chỉ có văn, không có báo, có ý kiến cho rằng Báo chí không có thể loại ký... Nhưng gần đây đã có một số thống nhất, cho rằng ký là một loại thể Báo chí.
    Ký Báo chí giàu chất văn học, gần với văn học nhưng khác Ký văn học (Kiểu như ký Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường... thì đích thị là ký văn học rồi). Ký Báo chí có một số đặc điểm riêng để phân biệt với Ký văn học, bao giờ có thờ gian thì tớ sẽ post sau...
    p/s: Người Việt Nam hay mắc bệnh nói dai, nói dài... nên mới hay có ký trên Báo, khác với Báo chí phương Tây lắm bác ạ. Với cả, truyền thống dân Việt vốn có tâm hồn văn thơ lai láng nữa mà...
    *********
    Có chiếc lá bay ngược chiều gió thổi
    Mềm như em và xao xác như em!...
  9. chimainhat

    chimainhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thiệt tình là tôi không có nhiều kiến thức lắm đốI vớI các thuật ngữ báo chí so sánh giữa Việt ngữ vớI Anh ngữ. Và cũng ít có điều kiện tham khảo những giáo trình báo chí nước ngoài. Riêng những từ được nêu, nộI dung không khác bạn hiểu là bao. Nói thêm về từ Byline là dòng tên tác giả ( bài báo), thường được đặt trang trọng phía trên. Trong trường hợp bài leo từ trang này qua trang khác thì phía cuối bài báo thường có thêm tên tác giả viết tắt, để bạn đọc dễ nhớ. Còn các bản tin ngắn ( ngoạI trừ news story ) thì tên tác giả thường đặt phía dướI.
    - Về Lead sentence và lead paragraph, về cơ bản thì tôi đồng ý vớI bạn, nhưng riêng với phóng sự ( feature), một thể tài báo chí khá đặc biệt thì chapeau không nhất nhất phảI là một đọan văn ( paragraph). Đôi khi tác giả có thể trích một câu nói hay của nhân vật hoặc một sự kiện trong phóng sự để làm sapô ( thậm chí đưa lên làm tựa của bài). Điều đó tuỳ thuộc vào khả năng thể hiện của ngườI viết.
    Mà thiệt ra tôi cũng không hiểu tạI sao ?o chắn chắn lead paragraph không thể là một sapô? ? VớI một bản tin ngắn (news briefs) hay bài tin ( news story) thì nên sử dụng trật tự kim thự tháp ngược, và led para?, led sent? có ý nghĩa quan trọng. Nhưng vớI một news feature thì thái độ của ngườI biên tập phảI thận trọng hơn trong việc e*** vì cách sắp xếp các thành tố W & H không nhất thiết theo lốI trên. Quan trọng hơn, một N.F được thêm vào những yếu tố khác ( chẳng hạn như lờI bình ). Vì vậy sapô và lead paragraph tuy có lúc đóng vai trò khác nhau trong một bài báo, nhưng không có nghĩa không sử dụng một lead paragraph hay một lead sentence làm một sapô.
    Thật ra những điều tôi dẫn ra đây cũng chỉ mang tính ước lệ vì hiện nay trong phong cách báo chí hiện đạI, khá nhiều thuật ngữ mớI được sản sinh ra hàng ngày, tựa ( tilte) tin cũng được phép đặt không theo các nguyên tắc ngữ pháp thông thường.
    Rất vui khi được trao đổi. Nhờ vậy mà ngồI đọc lạI các tài liệu? nhớ lạI, thu nhận bao nhiêu là điều bổ ích.
    Năm mới chúc sưc khoẻ và thu hái được nhiều kết quả học tập.
    Được chimainhat sửa chữa / chuyển vào 00:59 ngày 24/01/2004
  10. dino_epic

    dino_epic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    tôi nghĩ đó là về mặt cung cấp thông tin thôi , chứ về cách cuốn hút thì kiểu thứ 2 hay hơn nhiều chứ. ok ?

Chia sẻ trang này