1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhập môn báo viết - những kỹ năng cơ bản (Phần 1 - Tin báo viết)

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Katjusha, 09/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Quả là lối viết thứ hai nghe hấp dẫn hơn, nhưng nó không hề ngắn gọn và xúc tích, mà hai tính chất này lại rất quan trọng trong tin báo. Bởi vậy, cách thứ hai rất thiếu tính báo chí chuyên nghiệp và chỉ phù hợp với các tờ báo lá cải :-)
  2. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    TÊN TẮT, DẤU MÁ
    Nội dung bài này mang tính kiến thức chung. Các cách dùng có thể biến đổi tuỳ vào từng cơ quan báo chí.
    1. Viết tắt theo phụ âm đầu
    Tên những cơ quan, tổ chức phải được viết ra đầy đủ khi nó xuất hiện lần đầu tiên trong bài báo, những lần sau đó ta có thể dùng lối viết tắt theo phụ âm đầu. Chú ý là chúng ta không cần thiết phải cho tên tắt theo phụ âm đầu của cơ quan, tổ chức vào ngoặc đơn và đặt sau tên đầy đủ của nó. Ví dụ:
    Sai: Năm vừa qua, Đại học Sư phạm 1 (ĐHSP 1) vừa đào tạo thành công 100 cử nhân ngành lịch sử.
    Hiệu phó ĐHSP 1 Nguyễn Văn A cho biết trong số sinh viên kể trên có 30 em đạt bằng giỏi xuất sắc.
    Đúng: Năm vừa qua, Đại học Sư phạm 1 vừa đào tạo thành công 100 cử nhân ngành lịch sử.
    Hiệu phó ĐHSP 1 Nguyễn Văn A cho biết trong số sinh viên kể trên có 30 em đạt bằng giỏi xuất sắc.
    2. Dấu ngoặc đơn/ngoặc vuông
    Dấu ngoặc đơn (hoặc ngoặc vuông theo quy định của một số tờ báo) dùng để giải thích cho những chỗ không rõ ràng trong một câu trả lời phỏng vấn được in trực tiếp. Tuy nhiên, khi đã sử dụng ngoặc vuông hoặc ngoặc đơn thì không nên giữ lại từ hay cụm từ mang ý nghĩa không rõ ràng đó. Ví dụ:
    Sai: Cô Nguyễn Thị X đã chứng kiến cảnh hai tên cướp nổ súng tấn công anh Trần Văn Y. "Trước tiên, tôi trông thấy hắn (Lê Văn Z) nhặt khẩu súng lên và bắn vào anh Y," X nói. "Vài phút sau, anh bị tên thứ bắn bồi thêm một phát nữa."
    Đúng: Cô Nguyễn Thị X đã chứng kiến cảnh hai tên cướp nổ súng tấn công anh Trần Văn Y. "Trước tiên, tôi trông thấy (Lê Văn Z) nhặt khẩu súng lên và bắn vào anh Y," X nói. "Vài phút sau, anh bị tên thứ bắn bồi thêm một phát nữa."
    Chữ viết hoa
    Chữ Viết Hoa nên dùng càng ít càng tốt - quá nhiều Chữ Viết Hoa làm cho Mặt Báo trở nên luộm thuộm không cần thiết.
    Chữ Viết Hoa chỉ nên dùng khi viết Học Hàm, Học Vị, Địa Danh, Tên Riêng, Tên Cơ Quan Tổ Chức và trong một vài Trường Hợp khác.
    (còn tiếp)
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 06/02/2004
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 18:20 ngày 06/02/2004
  3. Thiet_Khau_Nhi

    Thiet_Khau_Nhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Chết! đọc bài của Katjusha mới thấy hàng ngày tôi viết sai toét!.
    Dưng mà... tôi cho rằng mỗi tờ báo, thậm chí mỗi nền báo chí có những chuẩn riêng. Hỏng biết Katjusha áp dụng chuẩn lày ở đâu vậy? (Hình như tui ko được học như vầy - hay quên béng rồi?)
    ------------------------
    Sai: Năm vừa qua, Đại học Sư phạm 1 (ĐHSP 1) vừa đào tạo thành công 100 cử nhân ngành lịch sử.
    Hiệu phó ĐHSP 1 Nguyễn Văn A cho biết trong số sinh viên kể trên có 30 em đạt bằng giỏi xuất sắc.
    Đúng: Năm vừa qua, Đại học Sư phạm 1 vừa đào tạo thành công 100 cử nhân ngành lịch sử.
    Hiệu phó ĐHSP 1 Nguyễn Văn A cho biết trong số sinh viên kể trên có 30 em đạt bằng giỏi xuất sắc.
    ----------------------------
    Kiểu lày cũng được, dưng mà nhỡ có 5, 6 viết tắt trong bài thì có khả năng người đọc hỏng biết cái lào là viết tắt của cái lào...
    Tôi thấy văn báo hiện đại ngày càng tiến đến ngôn ngữ đời thường, dĩ nhiên không thể a-la-mít quá. Nhưng mà miễn sao đọc thuận tai, dễ vào là được.
    Cái món chữ nghĩa lày, các học dả trả chửi nhau hơn chục năm nay mà đã thống nhất được đâu? Nên khó bảo cái lào sai, cái lào đúng được.
    -----------------------
    Sai: Cô Nguyễn Thị X đã chứng kiến cảnh hai tên cướp nổ súng tấn công anh Trần Văn Y. "Trước tiên, tôi trông thấy hắn (Lê Văn Z) nhặt khẩu súng lên và bắn vào anh Y," X nói. "Vài phút sau, anh bị tên thứ bắn bồi thêm một phát nữa."
    Đúng: Cô Nguyễn Thị X đã chứng kiến cảnh hai tên cướp nổ súng tấn công anh Trần Văn Y. "Trước tiên, tôi trông thấy (Lê Văn Z) nhặt khẩu súng lên và bắn vào anh Y," X nói. "Vài phút sau, anh bị tên thứ bắn bồi thêm một phát nữa."
    -------------------------
    Còn cái lày, nhỡ có "nhà nghiên kíu" lào bảo, đồ ngu, trích dẫn mà cũng không đúng...? Mới lị, eim thấy không có chủ ngữ câu ló cụt cụt thế lào ấy.
    Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch...
  4. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Cái chuẩn này tôi lấy từ những gì người ta dạy ở trường đại học. Tất nhiên là mội toà soạn báo có kiểu riêng rồi, một phần lý do đó là vì ngôn ngữ, văn phong báo chí chưa được chuẩn hoá.
    Cái chuẩn này được các giảng viên trường tôi (và số đông các trường khác) đặt ra dựa trên bốn điều kiện cần thiết nhất trong báo chí: tính chuẩn xác, tính khúc triết, tính rõ ràng và tính không thiên vị.
    Trên mặt báo mỗi xăng ti mét vuông đều là rất quý giá, bởi vậy những cái thừa thãi không cần thiết thì đều nên lược đi. Trong bài tôi viết ở trên, (ĐHSP 1) đặt trước Đại học Sư phạm 1 và hắn đặt trước (Lê Văn Z) chính là những mẩu thừa như vậy vì chẳng cần có những cụm từ đó thì người ta cũng hiểu hắn là ai, DHSP 1 là ám chỉ cái gì.
    Điều thứ nhất bạn thắc mắc là giả sử trong một bài báo có đến năm sáu trường đại học, độc giả sẽ lẫn lộn. Tôi thì cho rằng sẽ chẳng có ai nghĩ ĐHQGHN tức là Đại học Sư phạm 1, ĐHSP 1 là Đại học Nông nghiệp và ĐHNN là Đại học Tài chính - Kế toán :-). Có lẽ tôi nói chưa rõ ràng trong bài viết ở trên, nhưng nếu tên mỗi trường đại học đều được trích dẫn đầy đủ khi nó được đề cập đến lần đầu tiên trong một bài báo thì không có gì phải lo độc giả bị nhầm lẫn cả.
    Ví dụ thức hai của tôi có đầy đủ cả chũ ngữ, cả vị ngữ, xét về ngữ pháp tiếng Việt thì có lẽ không có gì sai. Mời bạn xem lại.
    Thân,
  5. chimainhat

    chimainhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với Thiet-Khau-Nhi ( bạn nên viết đúng chính tả L,M, chứ câu đọc bị trúc trắc quá). Trong truờng hợp viết tắt đầu danh từ, đại từ... như kiểu Katju lý luận như vậy rất khó cho bạn đọc. Ví dụ: Sở Nông nghiệp ( NN), ngư nghiệp ( NN); Trung tâm ngoại ngữ ( NN), ngôn ngữ (NN), Đại học Sư phạm Đà Nẵng ( ĐHSPĐN), Đại học Sư phạm Đồng Nai ( ĐHSPĐN); Đại học Kinh tế (ĐHKT) Đại học Kỹ thuật ( ĐHKT). Bởi vậy thường theo quy định chung của một số báo chí ở Việt Nam thì phải viết tắt ở những danh từ, đại từ...dài, được sử dụng nhiều lần trong bài để người đọc dễ phân biệt mà lại tiết kiệm chữ. Chẳng hạn trong trường hợp Đại học sư phậm Đà Nẵng ( SPĐN), Đại học Sư phạm Đồng Nai ( SPĐ.Nai). Tương tự như vậy Đại học Kinh tế ( ĐHK.Tế), Đại học Kỹ thuật ( ĐHKT)... Dĩ nhiên những ví dụ cụ thể như tôi vừa trình bày cũng ít khi xảy ra, nhưng không phải là hiếm trong nhiều trường hợp khác.
    Quảng Hàn cung lý nhất chi mai
  6. leo_83

    leo_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Thực tế thì có rất nhiều dạng tin nữa đấy chứ! Chẳng hạn như tin có thể viết theo mô thức con cá, viên kim cương( khoảng hơn chục mô thức gì đó)... Và trong thực tế chúng ta định ra các mô thức của tin như vậy nhưng bạn có bao giờ xác định bạn sẽ viết tin này theo mô thức gì từ trước không vậy? vả lại tháp xuôi, tháp ngược chỉ là mô hình truyền thống thôi. MÀ ngày nay thì chúng ta không ngừng tiến lên cơ mà. Cho nên có nên chia ra ba phần rõ rệt: đầu đề, câu chủ đạo và thân bài không vậy? và bạn gọi cách lấy câu mở đầu của tin in đậm làm tít trên báo gia đình và xã hội là kiểu tin gi vậy? Kiểu tin này đâu có đầu đề đâu?
    hỏi chút nữa, Kajusha đi làm hay đi học vậy? và học trường gì đấy?)
  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Một phần vô cùng quan trọng là: NGUỒN THÔNG TIN
    Trừ phi nguồn thông tin cho bạn từ chối bị trích dẫn đầy đủ tên tuổi, chức danh thì bạn phải tôn trọng, còn nguyên tắc chung là phải nêu rõ ai cho bạn thông tin, nói khi nào, vào hoàn cảnh nào, thời điểm đưa thông tin này ra thì có những gì liên quan.
    Thiếu một nguồn thông tin chính xác, tin của bạn sẽ chẳng có giá trị gì nhiều.
    Xin dùng một ví dụ về tin nêu trước đây (ví dụ này thật ra có quá nhiều vấn đề để mổ xẻ, xong chỉ xin dùng để minh họa cho Nguồn Thông Tin):
    -- Một nữ sinh viên đã bị bỏng nặng trong một vụ đánh ghen bằng a xít trên đường Giải Phóng vào hồi 5 giờ chiều ngày hôm qua.
    Ai nói cho phóng viên biết tin này? Công an, nhân chứng hay chính cô nữ sinh nói đều quan trọng, xong nếu không có nguồn tin trong phần mở đầu quan trọng này, ai đó có thể hiểu: phóng viên này nghĩ chuyện hay quá.
    Công an, bác sỹ hay chính nạn nhân nói thì có thể nêu ngay nguồn trong đoạn này, còn nếu là nhân chứng nói thì hãn hữu lắm mới cho xuống đoạn hai. Không có nguồn, tin này chỉ như gió như mây.
    Hasta La Vista
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 01/04/2004
  8. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì tôi không đồng ý với bác.
    Câu lead paragraph mục đích là để trả lời 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Tại sao? Ở chỗ nào? và Như thế nào? Chẳng có quy tắc nào bắt buộc phải cho attribution vào trong lead paragraph.
    Attribution trong paragraph là trong những trường hợp tin không mang tính chất sự vật sự việc xảy ra trong hiện tại, hoặc tin mang tính chất ý kiến...Nói chung là những tin không mang tính trần thuật đơn thuần hoặc những tin từ nguồn báo chí khác (không phải là original).
    Ví dụ:
    - Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, nước ta có khả năng vượt qua Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo vào năm 2005 nhờ vào một giống lúa mới mà Viện Nông Nghiệp 1 vừa nghiên cứu thành công.
    - Theo các giáo sư trường Đại học Giao thông Vận tải, việc mở rộng đường cao tốc X không những không làm giãn mật độ giao thông mà còn có nguy cơ làm gia tăng các vụ tai nạn giao thông trong khu vực.
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 13:00 ngày 03/04/2004
    Được Katjusha sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 03/04/2004
  9. hanoinien

    hanoinien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin vô phép các "lịch sự gia".
    Tôi học ở Phân viện BC&TT. Người dạy tin bọn tôi là thầy Nguyễn Tiến Hài, thường gọi là thầy ... hái tiền, hay "Vua tin". Cái mà các "báo chí-lịch sự gia" được học là "Tháp xuôi, tháp ngược" thì bọn tôi gọi là (vô phép các "lịch sự gia" một lần nữa): "Xi - líp xuôi, Xi - líp ngược". Ra làm báo thấy tin mình làm chẳng "xuôi" cũng chẳng "ngược", bọn tôi gọi là "Xi - lip ... vuông"
  10. amier

    amier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Anh Hưng vào đây post bài thế này, lại bị đuổi ra bây giờ!
    Cho tôi hỏi katjusha tài liệu nào nói rằng "Đầu đề tuyệt đối không được là câu nghi vấn"? Hỏi nghiêm túc đấy. Cho tôi tên sách, tác giả, năm XB càng tốt.

Chia sẻ trang này