1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhập môn Phương pháp luận sáng tạo với 40 thủ thuật!

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi thuyduongnsx, 04/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Nhập môn Phương pháp luận sáng tạo với 40 thủ thuật!

    Mở đầu​

    Nội dung khái niệm "Sáng tạo" gồm hai ý chính: có tính mới (khác cái cũ, cái đã biết) và có lợi ích (tốt hơn, có giá trị hơn cái cũ, cái đã biết). Như vậy, sự sáng tạo (hội tụ cả hai điều kiện trên) có thể ở bất kỳ lĩnh vực nào thuộc thế giới vật chất, tinh thần: khoa học, kỹ thuật, sản xuất, kinh tế, tổ chức, quân sự, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, mẫu mã, mốt,... và cả trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nữa.

    Thế giới mà chúng ta đang sống trong đó, có thể chia ra làm hai loại: thế giới tự nhiên và thế giới do con người tạo ra. Trên thực tế, sự sáng tạo có mặt ở cả hai thế giới này.(...)
    Quá trình sáng tạo của con người bắt đầu từ ý tưởng sáng tạo đầu tiên, nảy sinh trong óc và ở bất kỳ giai đoạn tiếp theo nào như đưa ra giải pháp, thực hiện thử, áp dụng trên thực tế... cũng cần sự suy nghĩ sáng tạo. Các nghiên cứu về tâm lý học sáng tạo cho tháy, các ý tưởng thường xuất hiện một cách tự phát, mò mẫm, bị tính ỳ tâm lý chi phối nhiều. Nói chung, tính điều khiển thấp nên hiệu quả sáng tạo nhỏ: người ta phải suy nghĩ rất nhiều, thử và sai rất nhiều, lắm khi phải trả giá khá đắt để có được ý tưởng mới, có giá trị thực sự.

    Để khắc phục tình trạng này, ở thời kỳ phát triển ban đầu của Ơristic (Heuristics - Khoa học về sáng tạo), người ta cố gắng sưu tầm thu thập các kinh nghiệp riêng, các mẹo hay nói chung là các thủ thuật suy nghĩ, nhằm mục đích giảm số lượng và rút ngắn thời gian lựa chọn các phương án thử. Nhưng sưu tầm thế nào đây lại là vẫn đề khác, vì gặp phải nhiều khó khăn trong thực tế. thứ nhất, không phải nhà sáng tạo nào cũng biết mình có kinh nghiệm gì và phát biểu đúng về chúng để người sưu tầm hiểu, đấy chưa kể để người khác áp dụng được. Thứ hai, các kinh nghiệm mang tính chủ quan, do đó, phạm vi áp dụng hẹp. Thứ ba, để có kinh nghiệm của toàn nhân loại theo cách đi hỏi từng người trên trái đất - một công việc không thực hiện được trên thực tế.

    Mình trích ở trong quyển sách "40 thủ thuật (nguyên tắc cơ bản)" do giáo sư Altshuler, kỹ sư,nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng, tác giả của "Lý thuyết giải các bài toán sáng chế" - TRIZ cùng các cộng tác viên tìm ra, qua nghiên cứu hàng trăm ngàn patent và bằng tác giả sáng chế.

    húng ta hãy làm quen với cụm từ "thủ thuật cơ bản". Theo quy ước, thủ thuật được hiểu là các thao tác tư duy đơn lẻ, có tính định hướng nhất định. Có thể coi thủ thuật là lời chỉ dẫn: càn phải suy nghĩ về hướng nào. Các thủ thuật này được coi là cơ bản, vì ở mức độ nào đó, chúng giống như các nguyên tố trong hoá học, là cơ sở đơn giản nhất cấu tạo nên hợp chất.

    Trong khi lựa chọn các thủ thuật, các nhà nghiên cứu đặc biệt tập trung sự chú ý vào các lĩnh vực sáng chế chủ đạo (mũi nhnj) nơi có nhiều ý tưởng tiên tiến và độc đáo. Do vậy, các thủ thuật được chọn ra, là những thủ thuật mạnh, khá bền vững với thời gian và mang tính khách quan cao, chúng còn được gọi là các "nguyên tắc"

    Có 40 thủ thuật, chúng ta sẽ tìm hiểu dần. Mỗi thủ thuật được trình bày theo các mục: Nội dung, Giải thích, Nhận xét, Các ví dụ, truyện vui, tranh vui,...


    Được tu_hus sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 04/06/2004
  2. tu_hus

    tu_hus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Thủ thuật sáng tạo đầu tiên là viết thì nên trình bầy cho dễ đọc, Dương ạ, tớ sửa lại rồi đấy.
  3. scorpion1429

    scorpion1429 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    cũng định đi hoc TRIZ, nhưng bận quá. Học rồi , biết rồi thì cho tớ biết với nhá. Đỡ tốn tiền, cảm ơn nhiều
  4. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    He chưa thấy cái mới . Lại đợi à. Hì đi học thẳng cho tốt hơn nhỉ
  5. allhighgod

    allhighgod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Dài dòng quá! Hãy cho người ta biết cái mà người ta cần, người ta có thể làm gì với nó! Giới thiệu lịch sử dài dòng để mà làm gì vì có ai quan tâm đâu khi mà người ta chưa hiểu!
  6. tu_hus

    tu_hus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Đúng roài, phải sáng tạo lại một chút cho nó dễ đọc Dương ạ, tớ cầm cái quyển "Nhập môn sáng tạo" mà chẳng muốn đọc tý nào, vừa dày, vừa trình bày kém. Giá mà có mấy em xinh tươi ở bìa còn dễ đọc.
    Ngay quyển "Nhập môn sáng tạo" đã thiếu tính sáng tạo rồi!
  7. @@@@@

    @@@@@ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Mình sưu tầm được bài báo nói về sự du nhập và truyền bá PPLST ở Việt Nam, có tiêu đề "Hành trình cô đơn của môn khoa học phương pháp luận sáng tạo", mọi người cùng tham khảo nhé:
    Phương pháp luận sáng tạo đã được truyền bá vào Việt Nam trước người Mỹ 14 năm, người Pháp 19 năm, người Nhật 20 năm... nhưng đến nay vẫn là quá mới. Hai người thầy truyền bá môn khoa học mang tính sáng tạo này vào Việt Nam với giáo án được công nhận là tốt nhất thế giới, suốt 26 năm qua cũng mới chỉ giảng dạy được cho 15.000 học viên.
    Vốn kiến thức "độc" học bên trời Nga của hai "ông vua sáng tạo"
    Phương pháp luận sáng tạo (PPLST) theo quan niệm hiện đại trên thế giới là một môn khoa học cơ bản. Nó được phát triển từ Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt theo tiếng Nga là TRIZ) của Genrick Saulovic Altshuller (1926-1998).

    Ông là người gốc Do Thái. Năm 1971, Đại học Sáng chế Liên Xô được thành lập nhằm đào tạo các nhà tổ chức hoạt động sáng tạo. Trong hai khóa học, trường đã nhận 6 sinh viên Việt Nam vào học như một ngoại lệ. Song khi về nước, chỉ có hai trong số họ truyền bá môn học này vào Việt Nam. Đó là thầy Phan Dũng - Tiến sĩ Vật lý thực nghiệm đầu tiên của Việt Nam và thầy Dương Xuân Bảo - Kỹ sư Vật lý điện tử bán dẫn.

    Khi lớp PPLST mở rộng rãi, đối tượng chiêu sinh rất rộng, dành cho người có trình độ từ phổ thông trung học trở lên. Các học viên sẽ được học 40 thuật sáng tạo và các quy luật phát triển khách quan thuộc TRIZ. Tuy vậy, TRIZ không phải là lời giải cho những bài toán hóc búa hay một dạng toán học cao cấp như nhiều người đã hình dung, mà được dành cho tất cả mọi người và hướng đến giải quyết những vấn đề trong thực tế.

    Có thể hình dung một cách đơn giản về môn PPLST như sau: Khi đứng trước một vấn đề cần ra quyết định trong đời sống, người ta thường rơi vào hai tình huống, hoặc là không biết cách đạt được mục đích, hoặc là không biết cách tối ưu để đạt được mục đích trong một số cách đã chọn. Vì thế, người ta thường chấp nhận thử và sai, mò mẫm tìm cách giải quyết. PPLST giúp người ta nhanh chóng tìm ra con đường ngắn nhất để đạt được mục đích dựa trên các quy luật phát triển của tư duy và khoa học.
    Tại sao một môn khoa học cơ bản đã tồn tại ở Việt Nam 26 năm vẫn là... quá mới?
    Ngay từ năm 1977, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Dũng đã đề cập với một vị cán bộ lãnh đạo khoa học rằng: "Nếu tôi được đầu tư và cho vay vốn (quy ra tiền bây giờ khoảng 1 tỷ đồng) cho 6 người đã theo học PPLST, thì tôi xin hứa, chúng ta sẽ có bộ mặt riêng về lĩnh vực này. Sau 20 năm nữa trình độ của chúng ta sẽ tương đương không thua kém so với thế giới". Song ý tưởng "táo bạo" này của ông đã bị từ chối.

    Sau đó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Dũng liên tiếp đề cập vấn đề này với ba vị bộ trưởng Bộ Giáo dục ở những thời kỳ khác nhau. Ông đã gửi đi hàng chục kg tài liệu báo cáo về môn học và hoạt động của trung tâm, nhưng câu trả lời vẫn là sự im lặng, hoặc vấn đề còn quá mới.

    Mới đây, ông là một trong hai đại biểu duy nhất đến từ nước đang phát triển (Việt Nam và Mexico) tại Hội nghị quốc tế về Đổi mới và sáng tạo năm 2001 (TRIZCON) tổ chức tại Mỹ với tư cách là báo cáo viên chính. Đề tài Tư duy sáng tạo và giảng dạy tư duy sáng tạo cho mọi người được đại biểu đến từ các nước phát triển, trong đó có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới hoan nghênh.
    Trong khi TRIZ đang "giậm chân tại chỗ" ở Việt Nam thì trên thế giới đã tiến được những bước rất dài. Mỹ mới du nhập TRIZ từ năm 1991, nhưng họ đã nhanh chóng nhận thấy "đây là công nghệ mới mang tính cách mạng" và chỉ chưa đầy 10 năm đi học TRIZ, họ lôi kéo các chuyên gia TRIZ của Liên Xô (cũ), dịch tài liệu từ tiếng Nga sang tiếng Anh, xuất bản các tạp chí chuyên ngành, thành lập Viện TRIZ ở California, Viện Altshuller ở Massachusetts, thành lập Đại học TRIZ và giảng dạy cho các nhân viên của mình.

    Thập niên 80 thế kỷ 20, hàng trăm thành phố ở Liên Xô mở trường, trung tâm, câu lạc bộ giảng dạy TRIZ. Rất nhiều nước trên thế giới đã và đang du nhập TRIZ như Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, lsrael, Phần Lan, Hà Lan, Mexico, Hàn Quốc... Hiện nay, danh sách các công ty sử dụng TRIZ để giải quyết các vấn đề của mình ngày càng dài như: Ford, Boeing, BMW, Kodak, Motorola, Siemens, Air Force, 3M. General Motors,...
    Phần lớn số người theo học PPLST tại Việt Nam đang là học sinh, sinh viên. Nhiều người trong số họ đã giành được các giải cao nhất trong những cuộc thi Câu đố doanh nghiệp, Ý tưởng kinh doanh sáng tạo, Lập dự án khởi nghiệp... được tổ chức gần đây.

    Sau rất nhiều nỗ lực không thành, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Dũng tâm sự rằng, nhiều lúc ông cảm thấy cô đơn và mệt mỏi. Ông cho biết: "Chúng tôi vẫn phải làm việc cần làm theo cách của mình". Hai trung tâm PPLST được mở là minh chứng cho cách làm này.

    Đầu tư cho PPLST theo ông là rất thiết thực và "rẻ". Thiết thực vì ai cũng phải suy nghĩ, cũng có vấn đề cần giải quyết. Rẻ vì ở các nước phát triển người ta phải học TRIZ với giá 500USD/ngày, ở TP Hồ Chí Minh chỉ có 420.000 đồng/khóa, còn ở Hà Nội là 320.000 đồng/khóa. Rẻ còn vì một lý do quan trọng hơn là nguồn lợi từ tư duy sáng tạo.

    Tuy nhiên, vấn đề đào tạo giảng viên kế tiếp đang rất khó khăn. Theo ông, đào tạo giảng viên PPLST khó ở chỗ, đây là môn khoa học tổng hợp, đòi hỏi ở người thầy lượng kiến thức phong phú, trong khi hầu hết các môn khoa học khác, giảng viên chỉ được đào tạo sâu ở một chuyên ngành.

    Hằng năm, thầy Phan Dũng có bài đăng đều đặn trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trên thế giới, nhờ đó ông "tâm sự" được nhiều hơn với bạn bè trên thế giới những vấn đề mà trong nước ông cảm thấy cô đơn. Thầy Dương Xuân Bảo với cửa hiệu kính gương nhỏ "vợ nuôi" trên đường Trần Nhân Tông đang lo vốn kiến thức quý báu được học cách đây hơn 20 năm bên trời Nga sẽ mai một dần.

    Giáo án giảng dạy TRIZ gồm 60 tiết của Giáo sư, Tiến sĩ Phan Dũng được TRIZCON 2001 công nhận là đầy đủ và tốt nhất thế giới. Song tại Việt Nam, giáo án của ông có lẽ chỉ được khoảng 15.000 học viên biết đến (!).
    Sau chuyến đi giảng PPLST ở Bộ Giáo dục Malaysia, Tiến sĩ Phan Dũng ngậm ngùi: "Bây giờ mình sang dạy PPLST, nhưng với đà này trong tương lai họ sẽ sang dạy lại mình hoặc mình phải sang học lại họ".

  8. Fatecreator

    Fatecreator Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0

    Tôi cũng đọc được một số thông tin về PPLST và thấy đây là một môn học rất cần thiết. Mọi người ai biết về thông tin về khoá học này post lên cho anh em biết với nhé. Thanks.!

    Chào thân ái và quyết thắng.!

  9. Thien-than-nho

    Thien-than-nho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO LÀ GÌ ?
    Nói một cách ngắn gọn, "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" (Creativity Methodologies) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.
    "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" là phần ứng dụng của khoa học rộng lớn hơn, mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây : KHOA HỌC SÁNG TẠO (CREATOLOGY)
    Theo các nhà nghiên cứu, khoa học này ứng với "Làn sóng văn minh thứ tư" trong quá trình phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn sóng thứ tư ứng với Creatology (hay còn gọi là thời đại hậu tin học) chính là sự nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ
    Trung tâm sáng tạo khoa học công nghệ TSK ​
  10. d2d_8

    d2d_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả! Chúc một ngày tốt lành! Mình là thành viên mới toe đây,cho tham gia với nhé...hì ...''''''''Phương pháp luận sáng tạo'''''''' Mình được nghe đến môn học này lần đầ tiên là trên báo HHT, mình đã rất thích và mơ ước đỗ đại học nhất định mình sẽ tham gia. Bây giờ thì mình đã học đại học nhưng chưa sắp xếp được lúc nào để đến học cả...ngay 6-7sẽ có một lớp mới, hoc phi la 390 000 VND, tại 13 hàng Than.Ai muốn đi học thì đăng kí ngay nhé, có gì hay ho về phổ biến lại cho anh em được nhờ.Hoc phí như vậy cũng không phải quá cao,mà chúng ta nên xác định đầu tư là phải có lãi.
    Muốn giàuthì phải mất tiền, muốn khoẻ thì phải mất sức...vậy thôi
    Được d2d_8 sửa chữa / chuyển vào 08:10 ngày 24/06/2004

Chia sẻ trang này