1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Bản Trong Chiến Tranh Thái Bình Dương

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Malogs, 08/06/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    phần trước: http://ttvnol.com/quansu/1344795

    Bắt đầu từ năm 1931

    Cuộc chiến do Nhật phát động mang nhiều tên gọi. chỉ nêu lên 3 cuốn sử của 3 tác giả Nhật, thường được dùng làm tài liệu nghiên cứu và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, cũng 3 nhan đề khác nhau. Cuốn của Hattori Takuchiro mang tên “Cuộc chiến tranh Đại Đông Á”. Sabugo Ienage mang tên “Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương”. Yokota Kisaburo lại gọi là “cuộc chiến tranh mười lăm năm”.

    Trong lời đề tựa cho tác phẩm của mình, giáo sư Saburo cẩn thận lưu ý người đọc, sở dĩ có nhan đề “Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương” vì cái tên này đã nghe quen thuộc (The Pacific War). Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng cuộc chiến này chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 1941-1945. theo ông, cai tên sách bao gồm khoảng thời gian bắt đầu từ sự cố “mãn Châu” năm 1931 đến khi Nhật đầu hàng năm 1945. ông nhấn mạnh: “tất cả những sự cố này đều là những bộ phận không thể tách rời, trong cùng một cuộc chiến tranh do Nhật tiến hành”. Ngay trên bìa sách, dưới nhan đề còn có hàng chữ nhỏ bên cạnh: “Cuộc chiến 1931-1945 của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới lần thứ hai”.

    Đại từ điển Larousse của Pháp, chuyên đề về WW2 ghi nhận: “Cuộc chiến tranh của Nhật Bản, được người Nhật gọi bằng hai tên khác nhau là Thái Bình Dương và Đại Đông Á, nói lên tính chất song hành trong hai lĩnh vực. đúng là cuộc chiến này đã đồng thời tiến hành trên đại dương lớn nhất và trên lục địa lớn nhất. Những cuộc chiến trên bộ đã được Nhật phát động rất sớm, trước khi bùng nổ cuộc chiến ở Châu Âu trong khoảng thời gian khá xa. Chính là từ cuộc chiến tranh Châu Á cuối cùng đã dẫn đến cuộc chiến tranh Thái Bình Dương ngày 7 tháng 12 năm 1941…”

    Chuỗi hoạt động chiến sự của Nhật Bản tại Mãn Châu, Trung Quốc, Mông Cổ bắt đầu từ năm 1931, đều được ghi trong các văn bản chính thức của chính phủ cũng như trong các cuốn sử của Hattori, Saburo… là những “sự cố”.


    “Sự cố” Mãn Châu

    Sau khi Nhật chiến bán đảo Quan Đông ở Nam Mãn Châu, được chính quyền nhà Thanh của TQ thừa nhận năm 1895, một lực lượng vũ trang chính quy của Nhật lập tức được đưa từ Nhật sang trấn giữ, lấy tên là “Đạo Quân Quan Đông”. Mặt khác, sau khi triều đại Mãn Thanh sụp đổ, chính quyền Quốc Dân Đ.ảng cũng đưa tới Mãn Châu, mà Trung Quốc gọi là vùng Đông Bắc, một lực lượng vũ trang gọi là “Lộ Quân thứ 29”. Hai cánh quân này của Nhật và TQ đóng gần nhau. Tình hình khu vực thường xuyên căng thẳng.

    Theo nhà sử học Takushiro Hattori, đêm 18 tháng 9 năm 1931, tại 1 nhà ga xe lửa Bắc Phụng Thiên thuộc Nam Mãn Châu xẩy ra 1 vụ nổ lớn “không rõ nguyên nhân và thủ phạm”. cảnh sát vũ trang và quân đội cả 2 phía Nhật và Trung Quốc đều đổ xô tới, gây nên cuộc đụng độ.

    Lúc này, đạo quân Quan Đông của Nhật mới chỉ có hơn 10000 lính, gồm bộ binh, pháo binh và 1 đơn vị thuộc sư đoàn mô tô cơ giới. số kiều dân Nhật tại Mãn Châu đơn tới 1 triệu. Lực lương TQ tại Mãn Châu có 268000 quân chính quy chủ lực và 180000 bộ đội địa phương, tổng cộng tất cả là 448000 binh sĩ.

    Tuy nhiên, do chủ động và có chuẩn bị trước, quan đội Nhật bản tiến rất nhanh, ngày 21 tháng 3 tức chỉ 3 ngày sau “sự cố”, đã chiếm Phụng Thiên, ngày 19 tháng 11 tiến đến Tề Tề Cáp Nhĩ, ngày 3 tháng 1 năm 1932 chiếm được Trường Xuân, thủ phủ Mãn Châu.

    [​IMG]
    (Tề Tề Cáp Nhĩ - Qiqihar)​

    Theo Sabugo Ienaga, vụ nổ bom trên tuyến đường sắt nam Mãn Châu gần Phụng Thiên đêm 18 tháng 9 năm 1931 là 1 “âm mưu tội ác do đạo quân Quan Đông sắp đặt”. âm mưu này được giữ hết sức bí mật tới mức Bộ Ngoại Giao và nhiều quan chức trong chính quyền Trung Ương không hề được biết hoặc báo trước. Ngay khi vừa nghe thấy tiếng nổ, tổng lãnh sự Nhật Morishima Morito tại Phụng Thiên đã gặp Itagaki Seishiro và một sĩ quan trong ban chỉ huy đạo quân Quan Đông, gợi ý nên giải quyết “sự cố” bằng biện pháp hòa bình thông qua con đường đàm phán ngoại giao. Hanaya Tadashi đã rút kiếm ra khỏi vỏ bao, thét lớn: “kẻ nào can thiệp vào công việc của Bộ chỉ huy tối cao sẽ nhận được lưỡi kiếm này!” Saburo Ienaga kết luận: “15 năm chết chóc và tàn phá đã bắt nguồn từ đêm 18 tháng 9 năm 1931, bởi hành động bất hợp pháp của nhóm sĩ quan núp dưới quyền của “Bộ Tư Lệnh tối cao” hiếu chiến.”

    Nhiều nhà sử học khác của chính Nhật, khẳng định năm 1931 là năm “khởi đầu của chiến tranh thế giới lần thứ 2”.
    Việc Nhật ngang nhiên trắng trợn xâm lược Mãn Châu không những vấp phải sự phản ứng gay gắt của Liên Xô, TQ mà còn dấy lên sự phản đối của toàn thế giới. tháng 2 năm 1933, Đại Hội Đồng Hội Quốc Liên thông qua nghị quyết đòi Nhật rút khỏi Mãn Châu với 42 phiếu thuận và 1 phiếu chống (Nhật). lập tức, đại diện của Nhật là Matsuoka Yosuke rời khỏi phòng họp, biểu lộ sự phản kháng. Sau đó, Nhật chính thức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên.
    Dù sao, làn sóng phản ứng gay gắt của toàn thế giới cũng buộc Nhật Bản không dám trắng trợn gọi Mãn Châu là “thuộc địa” như đã từng với Cao Ly va Đài Loan. Một chính phủ bù nhìn được dựng lên tại “Mãn Châu Quốc”, đứng đầu là Phổ Nghi, một hoàng tử triều đại Mãn Thanh bị nhân dân TQ lật đổ. Nhật còn bày ra một trò hề là: “chính thức công nhận nước Mãn Châu” và ký kết với chính phủ bù nhìn một “hiệp ước thân thiện!”

    [​IMG]
    (Phổ Nghi)

    Trong khi đó đại quân Quan Đông tiếp tục phát triển, uy hiếp cả Liên Xô, TQ và Mông Cổ. tháng 1 năm 1933, quân Quan Đông tiến vào Sơn Hải Quan, được coi như “cánh cổng phía Bắc TQ” rồi từ Sơn hải Quan tiến xuống Nội Mông. Liền sau đó, đạo quân Quan Đông mở 2 cuộc tấn công liên tiếp phía sau Vạn Lý Trường Thành rồi tiến vào Hồ Bắc. dĩ nhiên, quân đội Nhật đã vấp phải sự chống trả của quân đội TQ. Phía Nhật liền lu loa TQ “có thái độ ác cảm, thù địch với Nhật Bản”. phái quân nhân hiếu chiến đệ trình Nhật Hoàng bản kiến nghị về: “sự cần thiết phải chiến đóng Thượng Hải, Thiên Tân và vùng ven biển rộng lớn của TQ, dựng nên 1 chính quyền thân Nhật giống Phổ Nghi ở Mãn Châu để làm “chỗ dựa lâu dài””. Uông Tinh Vệ, một nhân vật cơ hội chủ nghĩa trong Quốc Dân ******* được “bí mật móc nối” từ những ngày sống lưu vong tại Hà Nội, chờ ngày đưa về nước đứng đầu chính phủ bù nhìn.

    [​IMG]
    (Nội Mông)
    Năm 1933, Adolf Hitler lên cầm quyền ở Đức, thiết lập chế độ Phát Xít, công khai kêu gào “xét lại các điều khoản của hiệp định Versailles năm 1919, ráo riết tái vũ trang, chuẩn bị phát động cuộc chiến trang “Phục Thù Rửa Hận””, được chính quyền Phát Xít Betino Mussolini ở Italia nhiệt liệt hưởng ứng. tháng 11 năm 1936 Nhật Bản ký với Đức hiệp ước “Liên Minh Tương Trợ”, chính thức gia nhập “Trục Phát Xít” Berlin-Roma-Tokyo.

    (21)
    (Phần tới: “Sự Cố Lư Cầu Kiều” (Marco Polo))
    DepTraiDeu thích bài này.
  2. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Sự Cố Lư Cầu Kiều

    Theo giáo sư Saburo Ienaga, ngày 4 tháng 5 năm 1919, tại TQ bùng nổ một phong trào của giới sinh viên trí thức đòi chấn hưng đất nước, bảo vệ các lợi ích dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc bành trướng. Trung Quốc gọi phong trào này là “Ngũ Tứ Vận Động”. Lúc này, tại Thượng Hải có một số “Tô Giới” của Mỹ, Anh, Pháp và cả Nhật. ngày 30 tháng 5, việc cớ bảo vệ an ninh cho các “Tô Giới” và “nhượng địa”, cảnh sát nước ngoài đã bắn chết rấ nhiều người biểu tình.

    [​IMG]
    (Ngũ Tứ: 5-4, nghĩa là ngày 4 tháng 5)
    (Sinh viên biểu tình)​

    Nhà sử học quân sự Takushiro Hattori cho biết thêm, sau khi đàn áp phong trào chống đối của trí thức TQ, Nhật bản được chính quyền Quốc Dân Đảng “cho phép” đồn trú một số đơn vị quân đội tại Bắc Kinh, Thiên Tân. Lực lượng vũ trang này, phía Nhật gọi là “doanh trại quân đội tại Trung Hoa”. Đêm mồng 7 tháng 7 năm 1937, tại một doanh trại quân sự Nhật tại phía Bắc cầu Marco Polo (Lư Cầu Kiều) có nhiều đạn súng từ bên ngoài bắn vào. Thế là lập tức xảy ra cuộc đụng độ giữa Nhật và TQ, được gọi là Sự Cố Lư Cầu Kiều.

    [​IMG]
    (Lư Cầu Kiều – Marco Polo)​

    Ngày 27 tháng 7, chính phủ Nhật Bản quyết định đưa ba sư đoàn quân chủ lực sang Trung Quốc, hỗ trợ cho “doanh trại Nhật Bản” tại Trung Hoa chống lại Lộ Quân số 29 của Trung Quốc. đến ngày 13 tháng 8, quân đội Nhật Bản từ vùng ven biển TQ đánh chiếm một loạt các thành phố: Thiên Tân, Thượng Hải, Bắc Kinh, Nam Kinh. “sự cố Lư Cầu Kiều” chuyển thành “sự cố Trung Hoa”.

    Ngày 29 tháng 12 năm 1938, uông Tinh Vệ là phó chủ tịch Quốc Dân Đảng chạy sang Hà Nội hồi đó do Pháp cai trị, nhờ Pháp đứng ra làm trung gian hòa giải. ngày 8 tháng 5 năm 1939 Uông Tinh Vệ quay trở về Thượng Hải thương lượng với Nhật Bản. ngày 30 tháng 3 năm 1940 khi Tưởng Giới Thạch lui về Trùng Khánh tiếp tục kháng chiến chống Nhật, thì tại Nam Kinh thành lập một “chính phủ trung lập” đứng đầu là Uông Tinh Vệ, thực chất là chính quyền bù nhìn, tay sai của Nhật Bản, theo kiểu chính quyền Phổ Nghi của “Mãn Châu Quốc”.

    (22)


    Sự Cố Hassan – Hahingôn

    (thật ra em tìm mãi không có cái hồ nào gọi là hồ Hassan, Sông Hahingôn ở Mông Cổ, search tìm thông tin thì ra là “Chiến Dịch Khalkhyn Gol”, “chiến dịch Khasan” , nhưng vì tôn trọng tác giả (người dịch) nên vẫn để là Hassan-HahinGôn, các bác sau này có dịch tài liệu gì xin cứ giữ nguyên bản tên địa danh, tên người, đừng dịch chuyển thể sang Tiếng Việt, rốt khổ cho người muốn biết thêm thông tin.)

    Năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, nhà xuất bản Khabarôp Liên Xô xuất bản cuốn Chiến Thắng trên mặt trận Viễn Đông, do trung tướng A.Gilin, viện sĩ thông thấn Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô chủ biên, cho biết:
    Rạng sáng ngày 29 thág 7 năm 1938, bọn quân phiệt Nhật Bản bất thình lình tiến đánh đồn biên phòng quân đội Xô Viết tại khu vực hồ Hassan thuộc vùng viễn đông Liên Xô. Lập tức bọn xâm lấn bị giáng trả quyết liệt. mặc dù yếu tố bất ngờ bị phá sản, phía Nhật Bản vẫn huy động thêm 2 trung đoàn mở nhiều đợt tấn công liên tiếp, cuối cùng chiếm được hai cao điểm ven hồ Hassan.

    Trước tình hình đó, bộ tư lệnh Mặt Trận Viễn Đông Liên Xô liền điều động một quân đoàn tới giành lại các vị trí đã mất. cuộc giao tranh ác liệt kéo dài tới ngày 6 tháng 8 với kết quả bọn xâm lược bị đánh bật ra khỏi vùng lãnh thổ Liên Xô.

    [​IMG]
    (Đải Tưởng niệm các chiến sĩ Liên Xô)​

    Không cam chịu thất bại, đến tháng 5 năm 1939 Nhật Bản lại mở cuộc tiến công xâm lược, lần này nhằm vào các vị trí phòng ngự của Mông Cổ trên bờ sông Hahingôn. Trung thành với hiệp định liên minh tương trợ giữa liên bang Xô Viết với Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ, hồng quân Liên Xô được lệnh tiến sang trợ giúp quân đội nhân dân Mông Cổ đánh đuổi kẻ thù chung. Cuộc chiến kéo dài suốt bốn tháng. Cuối cùng, một lần nữa bọn quân phiệt Nhật Bản lại bị đẩy lùi về phía bên kia biên giới.

    [​IMG]
    [​IMG]
    (tù binh Nhật bị Hồng Quân bắt)​

    Trong thời gian diễn ra những cuộc giao tranh ác liệt trên phần đất Đông Á giữa Nhật và Liên Xô, Mông Cổ, tại Châu Âu, bọn phát xít Hitler sau khi thôn tính Áo và chiếm đoạt vùng Sudete của Tiệp Khắc (nay là CH Séc) đã tiến đánh Ba Lan, buộc Anh và Pháp phải ký hiệp định liên minh tương trợ với Ba Lan, phát động chiến tranh chống Đức và Italia. Theo các nhà sử học phương Tây, cuộc chiến tranh thế giới lần 2 bắt đầu ngày 3 tháng 9 năm 1939 khi các nước Anh, Pháp, Ba Lan lao vào cuộc chiến với Đức, Italia. Tuy nhiên, một số nhà sử học Nhật Bản lại cho rằng cuộc chiến tranh thế giới lần 2 bắt nguồn từ năm 1931 với một loạt ngòi nổ được gọi là “sự cố”. một số khác lại cho rằng “sự cố Lư Cầu Kiều” ngày 7 tháng 7 năm 1937 mở rộng chiến tranh quy mô lớn trên Đại Lục là khởi điểm của chiến tranh thế giới thứ 2.

    Cho tới nay, vấn đề này vẫn còn là một chủ đề tranh luận dai dẳng. cuộc “chiến tranh 15 năm” (1931-1945) mà Nhật Bản phát động để rồi gánh chịu hậu quả lớn vẫn đang được nhắc đến như một lời cảnh báo các thế lực cực hữu, cực đoan, bành trướng, mầm mống của chủ nghãi quân phiệt đã bị cháy thui trong lớp tro tàn của chiến tranh, nay lại lăm le trỗi dậy.

    (24)


    (Phần tiếp theo: Dưới Triều Đại Chiêu Hòa - Showa)
    DepTraiDeu thích bài này.
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Nó là một đấy bác ạ vì người Nga không đọc là Hờ mà đọc là Khờ, em còn nhớ hồi bé học tiếng Nga cứ phải đọc tên thành phố Hà Nội là Kha-nôi-e he he

    Nhưng cái ảnh của cụ Uông Tinh Vệ thì bác lại nhầm sang ảnh của cụ Viên Thế Khải rồi thì phải. Cụ Uông là người nho nhã thế này cơ, Uông Tinh Vệ là một nhà cách mạng lão thành của Quốc Dân Đ.ảng, chỉ sau Tôn Trung Sơn, vì bức xúc với Tưởng Giới Thạch nên ly khai và bị Nhật Bản lợi dụng, cụ không có dáng quân phiệt như vậy

    Vụ ám sát hụt Uông Tinh Vệ tại Hà Nội​
    [​IMG]
    Uông Tinh Vệ.
    Nguồn http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=57046


    Còn đây là ảnh cụ Viên hồi làm quan cho Thanh Đình đây này. Ông ta cũng là người có công cách tân quân Âu hóa quân đội Trung Quốc cho nên ta có thể thấy quân phục của ông ta nửa Tây nửa Tầu, vừa đeo lon vừa đội mũ nhà Thanh hé hé: nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Viên_Thế_Khải
    [​IMG]
  4. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Dưới Triều Đại Chiêu Hòa

    Năm 1926, thái tử Hirohito (1901) lên ngôi, mở đầu triều đại Showa. Nếu tính từ thời kỳ phục hưng tới thời điểm này, Nhật đã trải qua 2 triều đại Meiji (Minh Trị) và Taisho (Đại Chính). 2 triều đại Minh Trị và Đại Chính đã đưa Nhật “thái bình thịnh trị” lên địa vị một “Cường quốc phát triển duy nhất ở Châu Á vào thời kỳ đó”.

    Mỉa mai thay, chỉ chưa tròn 5 năm sau khi đăng quang triều đại Chiêu Hòa (Showa), Nhật đã không gìn giữ được hòa bình lại lao đầu vào cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài 15 năm với nhiều hậu quả nghiêm trọng. vấn đề này có nhiều nguyên nhân cội rễ.

    [​IMG]

    Theo nhiều nhà nghiên cứu dựa trên những văn bản lưu trữ tại hoàng cung sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật bản là 1 nước quân chủ chuyên chính lâu đời với những tư tưởng tự tôn, tự đại và sùng bái cá nhân cực kỳ sâu sắc. nếu hoàng đế Trung Hoa tự xưng là Thiên Tử, tức con trời, thì hoàng đế Nhật Bản “Mặt Trời Mọc” lại được gọi là Thiên hoàng, coi như “ông vua trời”. tư tưởng “Trung Quân Ái Quốc” từ Trung Hoa du nhập vào Nhật được giảng dạy là “Phải tuyệt đối trung thành với nhà vua” và “không để kẻ nào xúc phạm đến oai danh của đất nước”. giáo sư Ienaga dẫn chứng một ví dụ từ năm 1932, tức sau khi xảy ra “sự cố Mãn Châu” 1931:

    Tờ báo Asashi (Mặt Trời Mọc) đã phỏng vấn một số em học sinh nam, nữ lớp 6 trường sơ cấp Taimei ở kinh đô Tokyo về sự kiện nói trên:
    -em hiểu thế nào về “Sự cố Mãn Châu”?
    Kato trả lời:
    -Bọn Trung Quốc xúc phạm, chửi mắng chúng ta. Các chiến sĩ ta ở Mãn Châu phải đánh để rửa thù.
    Hỏi:
    -Sau sự kiện này, Hội Quốc Liên đã phản đối chúng ta. Nếu em là Bộ Trưởng Ngoại Giao, em sẽ sử xự thế nào?
    Hotta trả lời:
    -Nếu em là BTNG, bất kỳ kẻ nào có hành động vô nghĩa lý sẽ bị em giáng cho một quả đấm vào mũi.
    (tất cả nhóm hs nam nữ đều cười thích thú.)
    Lại hỏi:
    -Em có nghĩ rằng sẽ xảy ra cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Nhật Bản không?
    Fukuzawa trả lời:
    -Có. Em nghĩ là có. Người Mỹ ngạo mạn lắm. em muốn cho họ một hoặc hai bài học.
    Kato nói thêm:
    -Thật là vĩ đại khi được ngắm nhìn Tổ Quốc Nhật Bản thắng hết trận này đến trận khác.

    Giáo sự Saburo cho biết thêm: “dĩ nhiên các em nhỏ này không học suốt 24h một ngày trong trường. các em sống ở nhà, đọc sách báo ngoài lớp học. tôi còn nhớ hồi đó có những tạp chí tuổi trẻ mà tôi đã đọc, có những nhan đề “Cuộc chiến tranh tương lai giữa Nhật Bản và Mỹ””.

    Vẫn theo giáo sư Saburo, từ thời kỳ đầu của triều đại Minh Trị, guồng máy quân sự vẫn đặt dưới quyền của hội đồng Nhà Nước, các vấn đề dân sự và quân sự không tách rời nhau. Đến năm 1878, thành lập thêm Bộ Tổng Tham Mưu quân đội, chuyên trách về vấn đề chiến tranh, coi như một cơ quan tách rời khỏi Bộ Quốc Phòng và cũng hoạt động độc lập ngoài sự chỉ đạo của chính phủ. Tuy nhiên, Thiên hoàng vẫn là thống soái tối cao, được hỗ trợ bởi các cơ quan tư vấn là BTTM Lục Quân và BTTM Hải Quân (Nhật chưa có lực lượng không quân riêng rẽ, các máy bay chiến đấu hoặc nằm trong lục quân hoặc hải quân). Các cơ quan BTTM Lục quân và Hải Quân phụ trách phác thảo kế hoạch và thực hiện chức trách hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào chính phủ.

    Nhà sử học Jacques Valette nhận xét: “những quyết sách lớn về chính sách đối ngoại của Nhật Bản đều soạn thảo dưới sức ép của các BTTM Lục Quân và Hải Quân”. Từ năm 1936, một nhóm sĩ quan đã nghiên cứu kế hoạch về “sự cần thiết của Nhật Bản phải tiến xuống miền Nam Châu Á” nhằm mục đích kiểm soát các giếng dầu ở Borneo (Indonexia). Đầu tháng 9 năm đó, trường phòng tác chiến BTTM Hải Quân đã soạn thảo một kế hoạch đệ trình Tỏng TM Trưởng: thành lập một hạm đội “tự quản” để thực hiện các kế hoạch tác chiến đã soạn thảo, chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu trên biển trong tương lai ở vùng biển Nam Châu Á.

    Chính do sức ép của các quân nhân, thực tế là của bọn quân phiệt, năm 1936 chính phủ Nhật tham gia Hiệp Ước liên minh chống Quốc Tế Cộng Sản, và chính bộ trưởng Chiến Tranh của Nhật hồi đó đã trực tiếp thảo luận với ngoại trưởng Đức Ribbentrop để đi tới bản hiệp ước chính thức ký với Đức.

    Ngày 3 tháng 9 năm 1939, chiến tranh Châu Âu do Đức phát động được giới quân sự Nhật coi là một dịp rất tốt để mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Châu Á và thực hiện chính sách Đại Đông Á. Trong cuộc họp do đích thân hoàng đế Hirohito chủ trì ngày 4 tháng 9 đã có nhiều ý kiến tranh cãi về hướng phát triển của cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng thế lực. những người dự họp đều thống nhất nhận định, bất kể cuộc chiến do Hitler phát động ở Châu Âu tiến triển theo hướng nào cũng đều có lợi cho Nhật Bản. nếu thôn tính Ba Lan, Hitler thừa thắng xông lên đánh quỵ Liên Xô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật “dây máu ăn phần”, tiến công xâm chiếm vùng Viễn Đông rộng lớn của Liên Bang Xô Viết. ngược lại, nếu Hitler tiến đánh Anh, Pháp trước vì hai nước này đã công khai tuyên chiến với Đức, trong khi đó Đức lại ràng buộc với Liên Xô bởi hiệp ước “không xâm phạm lẫn nhau” ký kết từ năm 1938, thì Nhật cũng sẽ chờ đến khi Anh Pháp đại bại sẽ tràn xuống các thuộc địa trù phú của các nước phương Tây, có rất nhiều tài nguyên chiến lược trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

    (29/2)
    DepTraiDeu thích bài này.
  5. DKSH

    DKSH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    896
    Đã được thích:
    39
    tiếp đi bác malogs
  6. hoadaols

    hoadaols Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    203
    Đề nghị malogs thay vì chém gió ở các topic khác nên tập trung cho topic này. Đơn giản vì nó hay hơn và có ích hơn những top kia.
  7. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Trong lúc này, vấn đề trước mắt của Nhật Bản là “tập trung nỗ lực thôn tính Trung Quốc” mà chính Nhật Bản đang bị sa lầy. trên thực thế, Tưởng Giới Thạch sau khi bị mất Thiên Tân, Thưởng Hải, Bắc Kinh, Nam Kinh và toàn bộ vùng duyên hải đã lui về Tứ Xuyên, một tỉnh rộng lớn, núi non hiểm trở, tiếp tục cuộc kháng chiến chống Nhật, đang được Mỹ, Anh trợ giúp bằng tinh thần lẫn phương tiện vật chất. bên cạnh đó còn có các lực lượng vũ trang Bát Lộ Quân và Tân Tứ Quân chiến đấu rất quyết liệt. mặt khác, khu vực Viễn Đông của liên Xô cũng là 1 vùng lãnh thổ rộng lớn. tiến đánh Liên Xô trong lúc chưa giải quyết xong vấn đề Trung Quốc nhất định sẽ tạo một bãi lầy thứ 2.

    [​IMG]

    (Tưởng Giới Thạch)


    Ngoài ra, trong thời kỳ này Nhật còn gặp khó khăn rất lớn về nguyên liệu chiến lược. theo các số liệu trong đống hồ sơ mật được phanh phui sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1939 Nhật phải nhập nước ngoài tới 100% cao su, 100% bô xít, 93% dầu mỏ, 83% quặng sắt, 17% gạo, 15% than đá. Sau khi cân nhắc kỹ hai con đường “Tây Tiến” nhằm xâm lược khu vực Viễn Đông của L. X. và “Nam Tiến” nhằm tràn xuống khu vực Đông Nam Á và Nam Á, hội nghị nghiêng theo hướng “Nam Tiến”. Bộ Trưởng Chiến Tranh còn đưa ra phương án: bước đầu chiếm đóng Đông Dương nhằm tạo bàn đạp; bước thứ 2 từ Đông Dương tiến đánh Nam Dương (Indonexia) và toàn khu vực Đông Nam Á rồi đánh rộng sang Nam Á (thuộc Anh: Ấn, Pak, Sri, Bang).


    Theo giới quân sự Nhật Bản, chiếm Đông Dương không những tạo đầu cầu tiến xuống Nam Dương, Đông Nam Á rồi Nam Á mà còn cắt đứt luồng hàng tiếp tế của Phương Tây chi viện cho Trung Quốc, vận chuyển trên tuyến đường sắt từ của biển Hải Phòng tới Côn Minh. Như vạy càng tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng thức đầy giải quyết vấn đề Trung Quốc.


    Ngày 10 tháng 5 năm 1940, Hitler mở cuộc tiến công quy mô lớn, đồng loạt tiến đánh Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch. Ngày 14, Hà Lan xin hàng, ngày 28 Bỉ cũng xin hàng tiếp. ngày 4 tháng 6, quân đội Anh đang đóng ở Pháp cũng hốt hoảng rút xuống tàu biển về nước. ngày 14 tháng 6, quân Đức tiến vào thủ đô Paris của Pháp. Ngày 22 tháng 6, Pháp ký hiệp định ngừng bắn, thực chất là đầu hàng, chấp nhận để Hitler chiếm đóng toàn bộ nước Pháp, chính phủ Pháp đứng đầu là thống chế Pétain rời thủ đô từ Paris về Vichy, một thành phố nhỏ miền Nam nước Pháp.


    [​IMG]


    (Philippe_ Pétain)​


    Trong một khoảng thời gian này, tại Tokyo, cũng tiến hành nhiều cuộc họp giữa hoàng đế Hirohito với các cận thần, trong đó có các cố vấn chiến lược quân sự là Tham Mưu Trường Lục, Không quân và Bộ Chiến Tranh. Năm 1937, khi xảy ra sự cố Lư Cầu Kiều dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Th.ủ Tướn.g Nhật lúc đó là hoàng thân Konoye Fuminaro; đầu năm 1939 Bá Tước Hiramuna Kiichiro lên thay; đến ngày 30 tháng 8 năm 1939 chức Th.ủ Tướn.g được trao cho Đại Tướng Lục Quân Abe Nobuyuki và ngày 16 tháng 1 năm 1940 chuyển sang Đô Đốc Hải Quân Yonai Mitsumasa. “Cơn Sốt mở rộng chiến tranh” ngày càng tăng nhiệt độ từ những cáo đầu nóng của giới quân Phiệt.


    Tuy nhiên, trong những phiên họp bàn với hoàng đế Hirohito, giới quân nhân cũng phải cân nhắc kỹ: Pháp và Hà Lan rõ ràng đã suy yếu rõ rệt, nhưng Anh vẫn còn mạnh, nhất là sau Anh còn có Mỹ, là nước có tiền lực kinh tế, quân sự lớn mạnh, đáng gờm nhất.


    Nhật Hoàng chấp nhận Nam Tiến nhưng chỉ thị cần gây sức ép bằng sức mạnh quân sự để đạt mục đích tiến quân vào Đông Dương (Thái Lan và xứ Đông Dương thuộc Pháp) không nên gây ra những “sự cố” như ở Mãn Châu và TQ.


    Nhà sử học Jacques Valette nhận xét, ngay từ đầu mùa hè năm 1940, Th.ủ Tướn.g Nhật hồi đó là Đô Đốc Yonai, rồi tiếp là hoàng thân Konoye trở lại chiếc ghế Th.ủ Tướn.g rời bỏ từ đầu năm 1939 đều cho rằng: “Một cuộc tiến công quân sự chiếm đóng các thuộc địa của Hà Lan và Anh là không nên nghĩ đến mà chỉ nên thương lượng đàm phán trên thế mạnh của sức ép quân sự”. tháng 11 năm 1940, Nhật đã bắt đầu tiến hành những “hoạt động ngoại giao” với Hà Lan và cả Mỹ. sau khi ký hiệp ước tay ba Đức, Italia, Nhật mang nội dung Chốn.g Cộ.ng Sản, Nhật lại ký với Liên Xô “hiệp ước trung lập và không xâm phạm lẫn nhau”.


    Ngày 22 tháng 6 năm 1941, sau khi bội ước mở cuộc tấn công bất ngờ tiến đánh Liên Bang Xô Viết, trùng phát xít Hitler đã nhiều lần thúc giục Nhật cùng phối hợp tiến đánh “Cộng Sản Nga”, nhưng Nhật đã liên tiếp tìm cách trì hoãn. Điều này giải thích rõ, Nhật quyết tâm Nam Tiến, thành lập khối đại Đông Á, củng cố và phát triển binh lực rồi mới tính chuyện tiến công Liên Xô.


    (32)
    (phần tới: Nhòm Ngó Đông Dương)




    đây đây, tớ đây, chỉ có tối là có thời gian rảnh để gõ thôi, còn mấy comment kia lâu lâu vào chơi thôi, hehe
    DepTraiDeu thích bài này.
  8. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Nhòm Ngó Đông Dương


    Từ năm 1936, dưới sự đồng ý của chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương, Nhật đã có 1 tổng lãnh sự tại Sài Gòn do một quan chức ngoai giao rất thạo tiếng Pháp là Minoda làm Tổng Lãnh Sự. cùng với việc phát triển bang giao, các nhà kinh doanh Nhật cũng kéo tới Đông Dương làm ăn mỗi năm một nhiều, trong số này có Matsush.ita, tổng giám đốc Đại nam Công Ty của Nhật có nhiều đại lý tại Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Phnôm Pênh. Thật ra, cái áo “con buôn” của các nhà doanh nghiệp Matsush.ita chỉ là tấm lưới ngụ.y trang cho các hoạt động gián điệp. nhiệm vụ chính của Matsush.ita là thu thập tin tức tình báo về lực lượng quân sự Pháp ở Đông Dương, tuyên truyền vận động kiều dân Nhật vào đản.g Hắc Long là tổ chức chính trị của các thế lực quân phiệt Nhật và kết nạp một số người Việt vào các hội kín thân Nhật (cũng trong thời gian này, mạng lưới điệp viên của Nhật còn tỏa đi khắp các nước ĐNA thuộc Anh, Hà Lan, TBN, BĐN… và sang cả Mỹ, mà nhiều cuốn sách đã nói đến nhan đề “Điệp Viên Nhật Bản”.)

    Năm 1938, những hoạt động tình báo, gián điệp, tuyên truyền vận động của Matsush.ita bị mật thám Pháp phát hiện. toàn quyền Pháp ở Đông Dương hồi đó là Jules Brévié yêu cầu Tổng Lãnh Sự Nhật Minoda phải rút Matsush.ita về nước. nhưng đến lúc đó thì Matsush.ita đã thu thập được khá nhiều tin tức tình báo quân sự rồi.

    (thêm thông tin: Hắc Long là một đản.g lớn nhất ngoài chính quyền của Nhật. Kotaro Hirakao sáng lập đản.g Hắc Long sau cuộc chiến tranh Pháp Nga năm 1883-1885 và là một đản.g hoạt động tình báo lớn nhất tại Trung Hoa. Khởi đầu đản.g bắt đầu hoạt động tại các tỉnh Phúc Châu, Chí Phủ và Thượng Hải và nấp dưới các tòa lãnh sự, trường học và tiệm chụp hình.
    đản.g được gọi là Hắc Long để ám chỉ con sông Hắc Long Giang nằm giữa biên giới Trung Hoa và Liên bang Nga. Cái tên này bộc lộ mối quan tâm của người Nhật vào các lãnh thổ vùng Đông Bắc Trung Hoa. đản.g Hắc Long đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 và số đản.g viên lên tới hàng trăm ngàn và có một ngân sách chi tiêu rất lớn.)

    [​IMG]
    (Kawashima Yoshiko- điệp viên Nhật bị quốc dân đản.g Xử Tử)​

    theo những tin tức thu lượm được, Nhật ước tính mặc dù lực lượng Pháp tại Đông Dương có 30000 quân, chiếm 1/3 tổng số lực lượng phòng thủ toàn bộ các thuộc địa Pháp, nhưng so với riêng đạo quân Quan Đông đang chiếm đóng TQ rất chênh lệch. Quân đội Pháp trên toàn cõi Đông Dương chưa được biên chế đến cấp sư đoàn mà chỉ có từng trung đoàn riêng lẻ, cụ thể là 11 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh. Trong số này chỉ có 2 trung đoàn lính lê dương người nước ngoài tình nguyện trong quân đội Pháp và 3 trung đoàn lính Pháp, số còn lại là lính bản xứ rất dễ tan rã khi Nhật tiến đánh. Lực lương không quân Pháp trên toàn Đông Dương chỉ có khoảng chưa đầy 30 máy bay các loại, trong đó chỉ có 7 máy bay ném bom, 15 máy bay khu trục, hầu hết đều thuộc loại cũ, tốc độ chậm, vũ khí lạc hậu. hải quân lại càng yếu. cái gọi là “Lực lương Hải Quân Viễn Đông” của Pháp chỉ có 2 tàu tuần dương loại nhẹ thì 1 tàu phải làm nhiệm vụ chỉ huy, 6 pháo hạm, 4 thông báo hạm, 2 tàu ngầm, phải căng ra phụ trách 1 vùng biển dài từ Vũng Tàu, Cam Ranh, Đồ Sơn đến tận … các tô giới Pháp ở Thượng Hải, Hán Khẩu trên đất Trung Quốc.

    [​IMG]
    Sơn pháo 65mm kiểu 1906 được đưa vào biên chế quân đội Pháp từ 1906 (By chiangshan)​

    nếu đối chiếu những tin tức tình báo quân sự mà gián điệp Nhật thu lượm được với các số liệu thực tế trong cuốn: “Đông Dương 1940-1945: Pháp chống Nhật Bản” của Jacques Valette do nhà xuất bản Sedes xuất bản năm 1993, ta thấy hai bản này khác nhau rất nhiều, Jacques viết:
    “đối mặt với sư đoàn bộ binh số 5 của Nhật đóng ở Quảng Đông, Trung QUốc, binh lực Pháp ở Đông Dương hồi tháng 9 năm 1940 chỉ là 1 lực lương đối nội, nhằm duy trì an ninh trong nước và thanh toán nạn thổ phỉ, giặc cướp từ Trung Quốc tràn sang. Số lược quân Đông Dương hồi đó có 50000 binh lính, trong đó chỉ có 14000 là người Âu, 41 pháo 37 mm, 37 pháo chống tăng. Lực lượng cơ giới và bọc thép của Pháp tại Đông Dương chỉ có vài xe tăng và xe bọc thép có gắn súng máy, chế tạo từ 1917. các loại pháo bảo vệ bờ biển thuộc loại tương đối hiện đại đã được đưa hết về Pháp. Tại Đông Dương, Pháp không có một xưởng lắp ráp máy bay nào, một xí nghiệp chế tạo vũ khí nào. Nếu xảy ra chiến tranh, Pháp có thể tiến hành tổng động viên Đông Dương, huy động được tới 100000 quân, nhưng có tới 30000 quân không có súng, chỉ có thể trang bị bằng bạch binh. Tổng tham mưu trưởng Pháp hồi đó là Buhrer, đã từng là tổng chỉ huy các lưc lượng vũ trang Đông Dương, nay phụ trách toàn bộ các lực lượng Pháp vũ trang ở Hải Ngoại đã phác thảo một kế hoạch phòng thủ dựa trên sự giúp đỡ của Anh Quốc. nhưng tướng Lacaille là tổng tham mưu trưởng cho Pháp ở Đông Dương lại hiểu rất rõ, nước anh không giúp gì được cho Pháp ở Đông Dương vì chính Anh cũng đề nghị Pháp giúp đỡ nếu Nhật Bản tiến đánh Singapore. Trước khi rời Đông Dương về nước, tướng Lacaille hy vọng Pháp sẽ dùng biện pháp ngoại giao để tránh một cuộc xung đột lớn đối với Nhật bản tại Đông Dương”.

    [​IMG]
    (Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp)
    [​IMG]
    (cờ)
    Dĩ nhiên chính phủ Pháp đồng tình với tướng Lacaille và điều này phù hợp với chủ trương của Nhật Bản. đầu năm 1939, tướng Tsushihashi tới thăm xã giao xứ Đông Dương thuộc Pháp được toàn quyền Brévié tiếp đóng trọng thị. Theo các nhà viết sử Pháp tiết lộ, Tsushihashi nói tiếng Pháp khá thạo, đã từng làm tùy viên quân sự Đạ.i Sứ Quá.n Nhật tại Paris năm 1937. viên tướng Nhật Bản này có buổi đàm phán trực tiếp với toàn quyền Pháp ở Sài Gòn mà không cần thông qua phiên dịch. Trong cuộc tiếp xúc tay đôi này, Tsushihashi “lễ phép và trịnh trọng” đề nghị với toàn quyền cho quân đội Nhật Bản “mượn đường xuyên qua lãnh thổ Bắ.c K.ỳ để tiến công quân đội Trung Quốc tại Hoa Nam”. Toàn quyền Brevie khôn khéo từ chối một cách rất lịch sự, viện cớ “Pháp có quan hệ hữu nghị với cả TQ và Nhật Bản, nên rất lấy làm tiếc không thể xử sự như vậy được”.

    Tsushihashi không hề phật ý, nhã nhặn đứng dậy, cúi gập mình bắt tay chào tạm biệt và ngỏ ý “mong mỏi có ngày gặp lại”. sau khi viên tướng Nhật ra về, Brevie mới được cơ quan mật thám báo cáo, Tsushihashi chính là cục trưởng cục Quân Báo Nhật Bản, trong giấy giới thiệu chỉ ghi đặc phái viên của Tổng Hành Dinh quân đội Thiên Hoàng.

    Dù sao, trong chuyến thăm xã giao của Tsushihashi Pháp cũng được báo động: sớm muộn Nhật cũng kéo quân vào Bắ.c K.ỳ. Brevie báo cáo gấp về Pháp yêu cầu tăng thêm lực lượng phòng thủ và cấp tốc xây dựng một số xí nghiệp chế tạo đạn tại Đông Dương.

    …(còn tiếp)
    (36)

    (các đồng chí vào đọc tiện tay click bình chọn cám ơn dùm nhé, thanks)
    DepTraiDeu thích bài này.
  9. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
    tiếp đi bác.e đợi
  10. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    (tiếp...)

    Trong khi đó, Nhật Bảng lặng lẽ tiến sát xứ Đông Dương thuộc Pháp. Ngày 10 tháng 2 năm 1939 quân đội Nhật chiếm đóng đảo Hải Nam nằm trong vịnh Bắc Bộ. ngày 31 tháng 3 Nhật chiếm đóng quần đảo Trường Sa của xứ An Nam thuộc Pháp. Như vậy, là cả 2 đầu phía Đông Bắc và Đông Nam xứ Đông Dương đều có hạm đội Nhật Bản. tiếp đó, quân đội Nhật Bản từ Quảng Tây chiếm Nam Ninh, kiểm soát ga xe lửa Bằng Tường, nơi có tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lạng Sơn đưa hàng viện trợ kháng chiến của các nước phương Tây cho Trung Quốc.

    Tình hình náo động, để trấn an tinh thần binh sĩ, tổng tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương là trung tướng Martin, được sự đồng ý của toàn quyền Đông Dương Brevie cho tổ chức 1 cuộc tập trận trong vùng biển Việt Nam. Trong cuộc tập trận này, chiếc tàu ngầm mang tên Phượng Hoàng của Pháp theo kịch bản sẽ “tiến công vào hạm đội đổ bộ của Nhật”. nhưng chiếc tàu ngầm này đã bị mất tích một cách bí mật, đáng ngờ. nhiều người cho rằng có thể Nhật đã bắt cóc chiếc tàu này vì suốt mấy ngày liền không thấy tàu ngầm nổi lên và cũng không thấy có váng dầu mỡ loang trên mặt nước, mọi liên lạc vô tuyến đều không có trả lời.

    Phía Nhật không thanh minh cải chính những “tin đồn” nhưng lại lên tiếng phàn nàn là cuộc tập trận của Hải Quân Pháp là một sự khiêu khích có hại cho quan hệ hữu nghị Nhật – Pháp.

    Gần như cố tình trả đũa, tháng 11 năm 1939, nhân dịp tiếng công chiếm đóng Vũ Hán, quân đội Nhật tịch thu luôn chiếc pháo hạm Doudar de Lagrée đậu ở bến cảng Hán Khẩu, đưa về Thượng Hải tước vũ khí, giam lỏng toàn bộ lính thủy trên tàu và phải cắm neo bất di bất dịch trên sông dưới sự canh gác chặt chẽ của binh lính Nhật Bản.

    [​IMG]
    (Doudar de Lagrée)​

    Ngay trước khi xảy ra “sự cố” làm cho Pháp bị mất đứt một chiếc tàu ngầm và bị bắt giam 1 chiếc pháo hạm, chính phủ Pháp đã tính đến chuyện thay thế quan văn Jules Brevie bằng quan võ Georges Catroux làm toàn quyền xứ Đông Dương, nơi “đầu sóng ngọn gió” trước sự lộng hành của Nhật Bản.

    Trong cuốn Hai màn của tấn thảm kịch Đông Dương xất bản năm 1959, tướng Catroux giãi bày: “ngày 14 tháng 7 năm 1939, tôi được bộ trưởng bộ thuộc địa Geogres Mandel mời đến hỏi chuyện. tôi ít quen biết Geogres Mandel, chỉ mới gặp ông vài tháng trước khi tôi chỉ huy quân đoàn 19 tại Alger, và sau đó nói chuyện với ông vài ba lần về tình hình quốc tế, được ông chú ý lắng nghe.

    [​IMG]
    (Geogres Mandel)​

    Như mọi người đã biết, Geogres Mandel là một con người thẳng thắn, bộc trực. khi nhìn thấy tôi bước vào trụ sở của Bộ hồi 5 giờ chiều ngày 16 tháng 7, ông nói ngay:

    -Tướng quân có thích đi nhậm chức cai trị xứ Đông Dương không?

    Việc tiến cử quả là trọng đại, nhưng quá đột ngột khiến tôi bất ngờ. bộ trưởng nói tiếp luôn:

    -Tình hình đang căng thẳng, trong giờ phút này phải có một nhân vật năng nổ đứng đầu xứ Đông Dương thuộc Pháp. Cần phải xúc tiến phòng thủ xứ này. Đặc biệt phải xây dựng ngay một nhà máy chế tạo máy bay mà tôi đã đề xuất ý kiến. toàn quyền hiện này là Brevie không phải là một con người năng động. ông ta là viên quan cai trị theo chủ nghĩa hình thức, không muốn tăng cường phòng thủ cho Đông Dương và đã chống lại kế hoạch xây dựng nhà máy chế tạo máy bay vì sợ gây thêm gánh nặng tài chính cho ngân sách. Chiến tranh đang đến tận ngõ của chúng ta rồi. ông có sẵn sàng thay Brevie làm toàn quyền Đông Dương không?

    Tôi nói:

    -Chắc là ngài đang chờ câu trả lời ngay lập tức. tình hình hiện nay không cho phép từ chối một nhiệm vụ như thế này. Tôi xin chấp nhận và cám ơn ngài đã ủy thác.

    Ngày 22 tháng 8 năm 1938, tôi đáp máy bay đi Sài Gòn sau khi đã nhận được những huấn thị của Bộ Trưởng. nhất định trong lúc này, ông Bộ Trưởng biết rất rõ ý đồ bành trướng của Nhật bản xuống miền nam Châu Á, và đặc biệt là vương tới Đông Dương. Nhưng ông lại chi rằng, Nhật dính líu quá sâu vào cuộc xung đột với Trung Quốc và đang gặp nhiều khó khăn rắc rối với Liên Xô trong vấn đề Mãn Châu nên chưa chắc đã tính đến chuyện mở rộng lĩnh vực bành trướng. ông nghĩ, cách tốt nhất để gạt mối hiểm họa là giúp Trung Quốc chiến đấu chống Nhật.

    Cần cân nhắc lại rằng, cách đây 2 năm, tức là năm 1937, tình trạng chiến tranh giữa Nhật và TQ đã diễn ra trên thực tế. nhưng Nhật chưa bao giờ công khai tuyên chiến với TQ, do đó các cường quốc trung lập cũng chưa bao giờ công nhận có tình trạng chiến tranh giữa TQ và Nhật. chính xuất phát từ lập trường dựa trên những nguyên tắc về quyền con người, ông Mandel đã xây dựng một chính sách viện trợ, giúp đỡ TQ. Hiện nay chính phủ của Tưởng đã lui về Trùng Khánh, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, đang gặp khó khăn trầm trọng nhằm nuôi dưỡng cuộc kháng chiến chống kẻ thù, không chỉ vì đã mất một bộ phận lãnh thổ quan trọng, mà còn do người Nhật đã khóa chặt các cửa biển quan trọng, khiến TQ không thể nào nhận được nguồn viện trợ từ bên ngoài. TQ rất có thể sẽ thua nếu khôn lập lại được những tuyến đường giao thương với các nước. chính vì vậy Mandel đã tạo điều kiện cho TQ đón nhận hàng hóa từ cảng Hải Phòng ở Bắ.c K.ỳ, theo tuyến đường sắt lên Lào Cai, đưa sang Vân Nam.

    [​IMG]
    (Timeline of Japanese involvement in WWII)​

    Trong vòng 2 năm tuyến đường nói trên thật sự đã vận chuyển cho TQ rất nhiều thiết bị, nhất là một khối lượng rất đáng kể về xe ô tô vận tải và chất đốt thông qua hiệp định Mỹ-Hoa. Đó là những thứ cần thiết để duy trì cuộc kháng chiến. nhờ đó, TQ đã có thể phá vỡ sự phong tỏa kinh tế đang bị bóp nghẹt. thống chế Tưởng Giới Thạch biết ơn ông Mandel không những giúp TQ tiếp nhận các phương tiện chiến đấu, mà còn cử một phái đoàn quân sự Pháp tới làm việc bên cạnh bộ tổng tham mưu của Tưởng Giới Thạch.

    Đó là đường lối chính sách mà ông Mandel đã tiến hành nhằm ủng hộ giúp đỡ TQ và đã truyền đạt lại bằng miệng cho tôi, dù không có văn bản tôi cũng có nghĩa vụ phải thi hành. Vì trên lý thuyết chính sách này là đúng đắn bởi lẽ tăng cường sức mạnh cho TQ và lợi ích của Pháp. Nhưng liệu Mandel có dự kiến trước hậu quả của chính sách này không? Tôi có thể trả lời rằng ông không loại trừ những phản ứng của Nhật Bản nhưng ông cho rằng những phản ứng này không thể vượt quá phạm vi ngoại giao.

    Trong buổi gặp gỡ cuối cùng của tôi với Mandel vào chiều ngày 22 tháng 8 năm 1939, ông vẫn nhìn nhận tình hình một cách quả cảm. nhưng tiếc là tôi đã không thể nói chuyện được lâu với Th.ủ Tướn.g Edouard Daladier. Khi tôi đến chào, ông quá bận rộn đến mức chỉ tiếp tôi được vài phút và nói câu : chúc may mắn.

    Vừa tới Sài Gòn chiều ngày 30 tháng 8 bằng máy bay, tôi chuyển sang xe lửa đi ngay Hà Nội. bán đảo Đông Dương nằm trên lục địa Châu Á và cũng đang trao đổi buôn bán sản phẩm với các nước Châu Á. Nhật bản mua than đá của xứ Bắ.c K.ỳ, TQ mua gạo của xứ Nam K.ỳ. những luồng hàng này chuyển qua các thị trường Hồng Kông và Singapore tạo cho đồng bạc Đông Dương trở thành 1 đồng tiền mạnh. Nhưng đến khi sắp xảy ra chiến tranh sẽ bị sụt giá trị vì bị cắt các tuyến đường hàng hải với Mẫu Quốc và Châu Âu. Đến lúc đó, Đông Dương chỉ có thể mua từ Mỹ các xe ô tô vận tải cùng với chất đốt, mua của Australia rượu nho, bột mỳ là nhu yếu phẩm thường ngày của 50000 người Châu Âu sinh sống tại đây.

    Từ ngày 10 tháng 5 năm 1940 là khi Đức tiến công Pháp, Đông Dương bị cắt đứt liên lạc với Mẫu Quốc, tôi không còn nhân được chỉ thị gì tự Bộ. một sự im lặng kéo dài đến tận ngày 17 tháng 6, lúc đó tôi lại biết tin Pháp ký hiệp định đình chiến với Đức. chỉ 48h sau đó, tức ngày 19 tháng 6, chính phủ Nhật từ Tokyo gửi cho tôi một công hàm có tính chất tối hậu thư buộc tôi phải chấp nhận một số yêu sách. Nếu không, sẽ phải đối phó với một hành động của Nhật chống lại Đông Dương.

    Chỉ riêng trong chiều ngày 19 tháng 6 năm 1940, tôi nhận được liên tiếp 2 bức điện. bức thứ 1 của đại sứ Pháp tại Tokyo Arsene henry, bức thứ 2 của thiếu tá Thiebaut, tùy viên quân sự Pháp tại Nhật, chuyển tới tôi yêu sách của chính phủ Nhật và của tổng hành dinh quân đội Nhật yêu cầu Toàn Quyền Đông Dương phải đóng cửa biên giới tiếp giáp với TQ, không được vận chuyển chất đốt và một số mặt hàng chiến lược cho TQ, đồng thời phải để cho các chuyên viên Nhật Bản tới kiểm tra việc đóng cửa biên giới. hẹn phải trả lời chậm nhất là tối mai.

    Đại sứ Henry cũng báo tin, ông chấp nhận để Nhật cử 1 viên tướng Tsushihashi, cục trưởng Cục Quân Báo tới Hà Nội gặp trực tiếp tôi… ”

    Tsushihashi không phải ai xa lạ mà vẫn chính là viên tướng Nhật đã tới thăm “xã giao” toàn quyền Brevie hồi đầu năm 1939…
    (42)
    (còn tiếp)

    (các đồng chí vào đọc tiện tay click bình chọn cám ơn dùm nhé, thanks)
    DepTraiDeu thích bài này.

Chia sẻ trang này