1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Bản Trong Chiến Tranh Thái Bình Dương

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Malogs, 08/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Tsushihashi không phải ai xa lạ mà vẫn chính là viên tướng Nhật đã tới thăm “xã giao” toàn quyền Brevie hồi đầu năm 1939. sau khi quan võ Catroux thay quan văn Brevie làm toàn quyền Đông Dương. Nhật đã “nắn gân” Catroux bằng cách bất ngờ ném bom đoàn xe lửa từ Hải phòng đi Côn Minh đoạn Lào Cai ngày 1 tháng 2 năm 1940 làm gần 100 hành khách chết và bị thương. Trong đó có 5 người Pháp. Đại tướng Catroux nhân danh Toàn Quyền Đông Dương lập tức gửi công hàm “kịch liệt phản kháng”. Bộ Ngoại Giao Nhật gửi thư trả lời, ngỏ ý “lấy làm tiếc” và đổ lỗi cho tư lệnh đạo quân Quảng Châu của Nhật đã gây ra sự cố vì viên phi công “hiểu nhầm” đoạn đường sắt này nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. nhưng liền sau đó, Nhật lại nhắn tin qua đại sứ Henry ở Tokyo là nếu Pháp ngừng mọi việc vận chuyển hàng tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch thì những vụ ném bom tương tự sẽ không xảy ra trong tương lai.

    Đại tướng Catroux, ngay từ khi mới nhậm chức Toàn Quyền Đông Dương, đã hiểu rõ hơn ai hết sự uy hiếp ngày càng tăng của Nhật. một mặt Catroux gửi điện gấp về Pháp báo cáo (đầu tháng 5 năm 1940, khi Đức chưa đánh Pháp), mặt khác Catroux cử đô đốc Decoux tư lệnh Hải Quân Pháp tại Đông Dương đi Singapore gặp tư lệnh Hải Quân Anh ở Viễn Đông đề nghị giúp đỡ nếu Nhật Bản tiến đánh xứ Đông Dương thuộc Pháp. Tư Lệnh hạm đội Anh khu vực Viễn Đông thành thật trả lời: “Lúc này Anh đang lo chuẩn bị đối phó với Đức ở Châu Âu, chưa muốn và cũng chưa có khả năng tham gia một cuộc chiến tranh nữa với Nhật ở Châu Á, nhưng Anh sẽ làm mọi cách ngăn cản sự bành trướng của Nhật”.

    Toàn quyền Catroux lại quay về phía Mỹ, đề nghị Mỹ việc trợ hoặc cho vay mượn 120 máy bay chiến đấu và 100 cao xạ phòng không. Mỹ trả lời, chính sách hiện nay của Mỹ là giữ thái độ trung lập với cả Đức, Italia, Nhật. nhưng Mỹ sẽ gây sức ép về kinh tế để ngăn Nhật tiến vào Đông Dương, và vẫn duy trì việc tiếp tế cho chính phủ Trung Quốc đầy đủ các nhu cầu về xăng dầu, xe tải, thuốc men như cũ.

    Tất cả những cuộc vận động cngoai5 giao nói trên của Catroux đều không lọt qua được cặp mắt soi mói của các điệp viên Nhật đang bí mật hoạt động tại Hà Nội, Sài Gòn, Paris, London, Washington… nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, mưu đồ Nhật tiến xuống Đông Dương nhằm biến Đông Dương thành một bàn đạp tiến xa hơn nữa xuống phía Nam là hiển nhiên, nhưng chính hoạt động năng nổ của Catroux cũng góp phần thúc đẩy Nhật xúc tiến kế hoạch theo chương trình lấn dần từng bước. việc chính phủ Pháp ký hiệp định đầu hàng với Đức ngày 17 tháng 6 năm 1940 là thời cơ tốt để Nhật khởi động.

    Vì vậy, không cần chờ đợi toàn quyền Catroux trả lời, ngày 19 tháng 6 một chiếc máy bay Nhật hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm, chở theo một phái đoàn quân sự gồm 7 võ quan, dẫn đầu là tướng Tsushihashi, cục trưởng Cục Quân báo. Lần này, Tsushihashi không giữ thái độ “lịch sự nhã nhặn” như hồi gặp cựu toàn quyền Brevie năm ngoái mà nhanh chóng nổi khùng khi nghe tướng Catroux nói:

    - xin tướng quân thông cảm. Đông Dương là một thuộc địa thuộc chủ quyền Pháp, không thể cho bất cứ một sĩ quan nước ngoài nào đặt chân tới lãnh thổ này. Hơn nữa, tôi xin khẳng định là tất cả mặt hàng chuyển qua Bắ.c Kỳ tới Vân Nam không có một thiết bị quân sự nào. Vả lại, tôi cần phải điện về nước xin chỉ thị. Xin ngài nán lòng chờ đợi ít ngày…

    Không cần nghe Catroux nói hết, Tsushihashi đứng phắt dậy, tay nắm chặt cán gươm, nói như quát:

    - đây là vấn đề quân sự, chúng tôi không thể chờ lâu. Tôi muốn có sự trả lời dứt khoát trong vòng 24 giờ.

    Dù sao, cũng có nghĩa là Tsushihashi đồng ý chờ thêm 1 ngày nữa. ngay trong đêm 19 rạng 20 tháng 6, toàn quyền Catroux gửi điện khẩn về Bộ Thuộc Địa lúc này đã chuyển từ Paris về Bordeaux, nhấn mạnh: “Đông Dương không thể nào chống lại được một cuộc đổ bộ của Nhật vào Hải Phòng hoặc một cuộc ném bom vào Hà Nội. chúng tôi chỉ có 20 máy bay chiến đấu, xe tăng và xe bọc thép đều thuộc loại cũ và yếu. vũ khí phòng không rất yếu kém. Bộ binh đóng tại Bắ.c Kỳ chỉ có một trung đoàn lính da trắng và lính da đen thuộc địa, một trung đoàn lính lê dương. Số còn lại toàn lính bản xứ. không có vũ khí chống tăng. Kho đạn chỉ có một số lượng dự trữ khoảng 1 tháng. Yêu sách của Nhật có tính chất tối hậu thư, vì vậy tôi đành chấp nhận:

    Đóng cửa biên giới. đình chỉ việc chở xăng dầu và xe tải cho TQ bằng đường sắt và đường bộ.

    Chấp nhận cho Nhật Bản cử 1 phái đoàn thanh tra kiểm soát tới Bắ.c Kỳ, với điều kiện họ phải giữ bí mật và phải hoạt động đúng theo thỏa thuận cụ thể giữa hai bên.”.

    Sáng hôm sau, Tsushihashi lại tới gặp Catroux. Sau khi được toàn quyền thông báo “về cơ bản và trên nguyên tắc xin đồng ý thỏa mãn các yêu sách của quý quốc, đề nghị hai bên cùng họp bàn thể thức tiến hành cụ thể”, đặc phái viên quân đội Thiên hoàng lại trở về với thái độ nhã nhặn, lịch sự, thậm chí còn tỏ ra rất lễ phép khi cúi rạp đầu cung kính chào tạm biệt ngài đại tướng Toàn Quyền xứ Đông Dương thuộc “Đại Pháp”.

    Ngày 21 tháng 6, Catroux nhận được điện khiển trách của Bộ Thuộc Địa vì đã “tự tiện chấp nhận cho một phái đoàn quân sự Nhật vào Bắ.c Kỳ kiểm tra việc đóng cửa biên giới. Bộ lưu ý Catroux, do đã “trót” chấp nhận cho Nhật kiểm soát việc đình chỉ tiếp tế cho TQ rồi thì phải cố tìm cách “sửa sai” bằng cách “chỉ cho phép Nhật đặt phái đoàn bên kia biên giới”. dĩ nhiên, Nhật không đồng ý.

    Catroux lại điện về bộ thuộc địa: “Hạm đội Nhật đang tiến vào vịnh Bắ.c Kỳ. trong tay tôi chỉ có 25 máy bay chiến đấu, làm thế nào chống lại được 200 máy bay Nhật”. Catroux còn gửi kèm theo một bức thư trần tình lên chính phủ Pháp, đề nghị họp hội đồng các bộ trưởng xem xét vấn đề đối phó với Nhật ở Đông Dương.

    Mặc dù đã bị bại trận và không còn thực lực, chính phủ Pétain vẫn muốn bám giữ các thuộc địa rộng lớn ở Châu Á, Phi, Châu Đại Dương. Trong phiên họp ngày 26 tháng 6, chính phủ Petain quyết định cách chức Catroux vì đã “mở cửa” cho Nhật tiến vào Đông Dương. Và quyết định cử đô đốc Decoux thay Catroux giữ chức toàn quyền Đông Dương. Chuẩn đô đốc Terrot được cử thay Decoux giữ chức tư lệnh hải quân pháp ở Viễn Đông, thực tế đã co lại thành hạm đội Đông Dương.

    Cũng trong cuốn Đông Dương 1940-1945, xuất bản năm 1993, nhà nghiên cứu Jacques Valette dựa vào các hồ sơ mật trong kho lưu trữ của Nhật ở Tokyo viết:

    Từ nửa cuối tháng 6 năm 1940, sự can thiệp của Nhật vào Đông Dương bắt đầu thay đổi tính chất, không còn là chuyện yêu cầu Pháp chấm dứt vận chuyển hàng tiếp tế của phương Tây cho TQ mà đòi Pháp phải để Nhật tiến vào Đông Dương, tạo bàn đạp để tiến xa hơn nữa xuống phía Nam. Mục tiêu này đã được đề ra trong buổi họp ngày 18 tháng 6 năm 1940 giữa bộ trưởng bộ chiến tranh với các cục trưởng BTTM, bộ trưởng Lục Quân, Bộ Trưởng Hải Quân, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Chánh Văn Phòng Nội Các. Một nhóm sĩ quan được lệnh soạn thảo kế hoạch cho cuộc xâm lăng thật sự vào Đông Dương, lấy chỗ đóng quân cho quân đoàn 22 đặt trụ sở bộ tự lệnh tại Quảng Châu. Cục tác chiến BTTM lục quân, đứng đầu là thiếu tướng Tominaga Kyoji và phó tham mưu trưởng Lục Quân Sawada đảm trách việc soạn thảo kế hoạch. Chính nhóm này đã đệ trình Hoàng đế Hirohito bản kế hoạch đã được BTTM lục quân soạn thảo. ngày 25 tháng 6, phó tham mưu trưởng lục quân chỉ thị cho đại tá Nishihara tiếp xúc với nhà cầm quần Pháp ở Đông Dương “đòi bằng được cho Nhật tiến vào Đông Dương”.

    (48)
    (còn tiếp)
    DepTraiDeu thích bài này.
  2. lechinh6882

    lechinh6882 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    "đạo quân Quan Đông của Nhật mới chỉ có hơn 10000 lính, gồm bộ binh, pháo binh và 1 đơn vị thuộc sư đoàn mô tô cơ giới. số kiều dân Nhật tại Mãn Châu đơn tới 1 triệu. Lực lương TQ tại Mãn Châu có 268000 quân chính quy chủ lực và 180000 bộ đội địa phương, tổng cộng tất cả là 448000 binh sĩ."

    :-w:-w:-w Trung quốc cũng nhát chết nhỉ ;))
  3. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    lính TQ đa phần là lính kiểu sứ quân, nông dân chân đất bị bắt lính hoặc nhà nghèo nên đi để cải thiện. cộng với trang thiết bị nghèo nàn do tình trạng bị chia 5 xẻ 7 bởi các cường quốc.
    lính Nhật là lính chính quy, thiện chiến + vũ khí hiện đại + bị nhồi sọ chủ nghĩa quân phiệt, bá chủ thế giới, nên tính chiến đấu rất mạnh

    21 / 3111: số đẹp! ;))
  4. FieldMarshal

    FieldMarshal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2011
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Thực sự là sau trận Khan khin Gôn, quân đội Nhật đã bị dạy cho một bài học về quân sự (tư lệnh quân LX hồi đó chính là Giukov, vói chiến thắng hoành tráng đầu tiên của ông ở đây, nhờ chiến thắng này, mà Xtalin quyết định thăng ông lên hàm Tổng tham mưu trưởng quân LX, và muộn hơn là phó tổng tư lệnh tối cao trong chiến tranh Xô-Đức). Lẽ dĩ nhiên là Nhật muốn mạnh hơn nữa sau khi chiếm châu Á rồi mới tẩn Nga, nhưng thực sự không có thời điểm nào sau này thích hợp hơn thời điểm đó để Nhật có thể tẩn Nga -- nghĩa là khi Đức tấn công mặt Tây, thì Nhật tẩn Nga mặt Đông, khi đó thử hỏi Nga sức mấy mà chịu được? Điều đó chỉ có thể lí giải là các tướng Nhật đã sợ són đái quân Nga sau trận Khan khin Gôn -- các bạn đọc lại trận này sẽ biết. Sau này, việc quân đội Nhật sợ quân Nga càng lộ rõ, khi Nga mớ trận đánh đạo quân mạnh nhất của Nhật là Quan Đông (Quan Đông có hơn một triệu quân ở thời điểm đó), mà quân Quan Đông tan rã khá nhanh, hầu hết vũ khí thu được của quân Quan Đông, Nga đều chuyển sang cho quân của Mao.
  5. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
  6. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    (sorry các đ/c, dạo này lu bu quá, vợ mình đang gặp chuyện [:D], phải dành thời gian vừa lo việc nước vừa phải đảm việc nhà [:D])

    Trước khi lên đường, đại tá Nishihara được đặc cách vinh thăng Thiếu Tướng để dễ bề nói chuyện. ngày 28 tháng 6, Catroux vừa mới nhận được điện bàn giao công việc cho Decoux để về nước nhận nhiệm vụ mới, đang định đáp máy bay từ Hà Nội vào Sài Gòn gặp Decoux thì lại nhận được điện khẩn của đại sứ Pháp Arsene henry từ Tokyo gửi tới, báo tin sáng ngày 29 tháng 6 sẽ có một chuyến bay chở phái đoàn thanh tra , kiểm soát của Nhật hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm hồi 9 giờ, theo múi giờ Hà Nội.

    Một mặt, do phía Nhật yêu cầu cần tiếp tục gặp toàn quyền Catroux và chỉ nói chuyện với ngài toàn quyền chứ không tiếp xúc ai khác, một mặt đô đốc Decoux sau khi được thông báo thay Catroux cũng gửi điện về Pháp xin thoái thác nhiệm vụ với lý do: không quen làm công việc cai trị, Catroux buộc phải nán lại Hà Nội để tiếp phái đoàn quân sự Nhật thảo luận các thể thức cụ thể trong việc thiết lập các tổ kiểm tra, kiểm soát của Nhật ở Bắ.c Kỳ.

    Phái đoàn Nhật gồm 7 người do tướng Nishihara dẫn đầu, thiếu tá Thiebaud, tùy viên quân sự Đại. S.ứ Quán (ĐSQ cũng che) Pháp tại Tokyo, cùng đi với phái đoàn Nhật và cùng dự cuộc họp bàn với tư cách là người liên lạc giữa Phủ toàn quyền Pháp ở Đông Dương với đại sứ Pháp tại Nhật. đại sứ Henry tại Tokyo là người chịu trách nhiệm báo cáo nội dung và kết quả đàm phán về bộ thuộc địa Pháp.

    Theo Jacques Valette, thiếu tướng Nishihara cũng là một sĩ quan biết tiếng Pháp vì đã công tác nhiều năm ở Paris và ở Hội QUốc Liên. Nishihara không làm việc trong bộ tham mưu lục quân mà là thành viên trong ban giám hiệu học viện chiến tranh của Nhật Bản.

    Với một giọng nói nhỏ nhẹ, lễ phép, lịch sự, thiếu tướng Nishihara ca ngợi thiện chí của đại tướng toàn quyền Catroux đã chấp nhận đình chỉ mọi việc vận chuyển hàng hóa tiếp tế cho TQ bằng cả đường sắt, đường bộ, đường thủy, đồng thời còn chấp nhận để Nhật cử 1 phái đoàn kiểm tra và kiểm soát vào Đông Dương, thiết lập các tổ thanh tra cố định tại bắ.c Kỳ, biểu hiện hợp tác hữu nghị đó khiến Nhật rất cảm động và biết ơn, chính phủ Nhật hài lòng, Hoàng Đế Nhật Bản nhiệt liệt ca ngợi.

    Sau khi nghe Catroux ngỏ lời đáp lễ, Nishihara xin phép được trình bày một vài đề nghị mới, hy vọng sẽ được chấp thuận. đó là:

    1. Trao lại cho Nhật bản toàn bộ số hàng tiếp tế tồn đọng trong các kho chứa tại Bắ.c Kỳ, chưa chuyển sang TQ.
    2. Tiếp tế lương thực cho quân đột Nhật hiện đang đóng ở một phần lãnh thổ Quảng tây.
    3. Cho phép binh lính Nhật bị thương trong các hoạt động chiến đấu tại Quảng Tây được điều trị tại một số bệnh viện ở Bắ.c Kỳ.
    4. Cho phép Nhật mượn đường đi qua địa phận Bắ.c Kỳ trong trường hợp quân đội Nhật cần tiến đánh quân Tưởng ở Hoa Nam. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, số quân này sẽ rút về hết bên kia biên giới, không để lại một chiến binh nào trên bất cứ địa điểm nào trong toàn bộ lãnh thổ xứ Đông Dương thuộc Pháp.
    5. Cho phép Nhật đưa một tàu chiến vào vùng biển trước cửa ngõ Hải Phòng để hỗ trợ cho trạm kiểm tra, kiểm soát của Nhật đặt tại thành phố cửa biển này.

    Do đoán trước, thế nào Nhật cũng lại đưa ra nhiều yêu sách theo chiến thuật đánh lấn, toàn quyền Catroux lại sử dụng lá bài trì hoãn. Cũng bằng giọng nhã nhặn, từ tốn theo truyền thống ngoại giao lịch sự của Pháp, Catroux đáp:

    Thưa thiếu tướng trưởng phái đoàn quân sự Nhật, bản chức xin tiếp nhận những đề nghị này. Nhưng xin thiếu tướng thông cảm, đây là những vấn đề rất quan trọng, to lớn, tôi không đủ thẩm quyền quyết định, cần phải xin ý kiến chính phủ, trước hết phải đệ trình Bộ Thuộc Địa là cơ quan phụ trách các lãnh thổ bên ngoài nước Pháp. Hơn nữa, và đây mới là thực chất vấn đề, hiện nay tôi không còn là toàn quyền. tôi vừa mới nhận được quyết định chuyển giao công tác cho đô đốc Decoux để trở về Pháp nhận nhiệm vụ mới. tôi hy vọng người kế nhiệm tôi sẽ trực tiếp thảo luận với ngài. Về phần riêng cá nhân tôi, nếu còn có thể làm gì được trong những ngày cuối cùng trên mảnh đất này chỉ có thể là thảo luận với ngài về thể thức hành động và bố trí các trạm kiểm tra và kiểm soát, số lượng nhân viên từng trạm, địa điểm, phạm vi hoạt động, cách thức và thời gian hoạt động trên lãnh thổ của chúng tôi.

    Nishihara gật đầu theo từng câu trả lời của Catroux. Bình tĩnh chờ Catroux nói hết, lúc đó Nishihara mới đáp:

    - thưa ngài đại tướng toàn quyền! đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc quý ngài và quả đúng như lời ngài thiếu tá tùy viên quân sự Thiebaud nói, ngài quả là một người rất thông minh, hiểu thời, hiểu thế, có thiện chí, thiện cảm với Nhật bản, hiểu rõ những khó khăn của Nhật Bản trong việc thanh toán nốt lực lượng cuối cùng của Tưởng Giới Thạch hiện đang cố thủ ở Trùng Khánh. Nếu, nhờ sự hiểu biết và uy tín của mình, ngài tác động đến Bộ Thuộc Địa, giúp đỡ Nhật Bản nhanh chóng kết thúc chiến tranh với TQ, có nghĩa Hòa Bình sẽ được lập lại ở Châu Á, quan hệ Nhật-Pháp càng thêm củng cố.

    chờ một lát không thấy Catroux nói gì thêm mà chỉ “ừ hữ” tỏ vẻ muốn kết thúc câu chuyện, lúc đó Nishihara mới tiếp, bằng giọng từ tốn nhưng nội dung là tối hậu thư mới:

    - thưa ngài đại tướng toàn quyền, riêng cá nhân tôi có thể kiên nhẫn chờ đợi với niềm tin ý kiến có chính chất quyết định của chính phủ Pháp ở Vichy. Nhưng tôi nghĩ cấp trên của tôi tại tổng hành dinh không chịu chờ đợi lâu. Ông thiếu tá Thiebaud biết, trong BTTM của chúng tôi có nhiều võ quan nóng tính, cái gì cũng muốn giải quyết nhanh gọn.

    vừa lúc đó, chánh văn phòng phủ toàn quyền gõ cửa xin phép gặp tướng Catroux có việc cấp báo, một hạm đội nhỏ của Nhật bản gồm 1 tàu phóng lôi, một tàu gỡ mìn và một tàu hộ tống đang tiến vào Đồ Sơn…
    (Còn tiếp…)
    (52)
    DepTraiDeu thích bài này.
  7. hoadaols

    hoadaols Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    203
    Up nào. Up lên trên để động viên chủ thớt phát.
  8. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    sao không viết nữa đi bạn,hay quá.
  9. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    vừa lúc đó, chánh văn phòng phủ toàn quyền gõ cửa xin phép gặp tướng Catroux có việc cấp báo, một hạm đội nhỏ của Nhật bản gồm 1 tàu phóng lôi, một tàu gỡ mìn và một tàu hộ tống đang tiến vào Đồ Sơn. Một Tàu chiến nữa của Nhật Bản đang tiến về Quảng Châu Loan (Nhượng địa thuộc Pháp). Cả 2 đội tàu này đều đã thâm nhập sâu vào lãnh địa của Pháp. Đã đánh tín hiệu bảo họ dừng lại nhưng không được trả lời.

    xin Đại Tướng cho biết ý kiến chỉ đạo!

    Catroux:

    Tuyệt đối không nổ súng trước. cố hết sức tránh đừng để bị khiêu khích.

    Câu trả lời, dù nói khẽ, vẫn lọt vào tai Nishihara là người biết tiếng Pháp. Nhưng lúc đó Catroux thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, cũng không phản kháng với Nishihara mà chỉ mời toàn thể phái đoàn quân sự Nhật đúng 20 giờ tới dự tiệc chiêu đãi tại khách sạn Metropole. Nishihara cúi đầu cảm tạ và đề nghị trong thời gian đàm phán hai bên sẽ làm việc tại Hải Phòng. Tổng lãnh sự Nhật tại hải Phòng đã bố trí cho phái đoàn nghỉ tại một khách sạn của người Hoa.


    Ngày 1 tháng 7 năm 1940, nhân dân Hải Phòng xôn xao bàn tán khi thấy xuất hiện hai tàu chiến “to đùng” cắm cờ mặt trời mọc thả neo ngay trước cửa biển, gần vài chiếc pháo thuyền nhỏ bé của Pháp. Báo chí Pháp và cả phóng viên Anh, Mỹ tại HP đều gửi tin tới tấp về nước.


    Từ thành phố Vichy ở miền Nam Pháp, bộ trưởng bộ thuộc địa gửi điện nhắc lại quyết định cử đô đốc Jean Decoux thay đại tướng Geogres Catroux làm toàn quyền xứ Đông Dương thuộc Pháp và chỉ thị cho Decoux “không được vin vào bất cứ lý do nào để từ chối nhiệm vụ trọng đại này”. Catroux cũng bị thúc giục “về nước ngay, không chậm trễ”.


    Sau khi bàn giao xong cho đô đốc Decoux, Catroux lên Đà Lạt nghỉ 1 tuần rồi trở lại Sài Gòn đáp máy bay riêng đi Ấn Độ, tại đây, Catroux không tiếp tục lên đường về nước mà thông qua sứ quán Anh bắt liên lạc với tướng De Gaulle đang đặt trụ sở lâm thời tại Luân Đôn. Từ ngày đó, Catroux tham gia lực lượng kháng chiến do tướng De Gaulle chỉ huy, chống phát xít Hitler và bè lũ tay sai Petain trong chính quyền Vichy thân Đức.


    Đô Đốc Jean Decoux chính thức nhậm chức toàn quyền ĐD ngày 20 tháng 7 năm 1940. cũng như người tiền nhiệm, nỗi lo lắng nhất của Decoux là lực lượng quá yếu kém của Pháp không thể nào đối chọi được với đạo quân quá hiếu chiến của Nhật Bản. trong cuốn Đứng Trước Guồng Lái Đông Dương xuất bản năm 1949, Decoux kể:


    … từ đầu năm 1939 khi tôi đang còn giữ chức tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông, quân đội Nhật bản đã chiếm đóng đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo hoàng Sa thuộc chủ quyền của Pháp. Một đội tàu quan sát của Nhật đã tiến vào Trường Sa mặc dù trước đó ít lâu Pháp đã khẳng định chủ quyền. xứ Đông Dương thuộc Pháp, ngay từ thời điểm đó đã đứng trước nguy cơ xâm lăn.g của các thế lực bành trướng Nhật Bản. nguy cơ này ngày càng thê to lớn khi Nhật Bản đưa ba sư đoàn tiến đánh Quảng Tây vào cuối năm 1939.

    Từ tháng 6 năm 1939, tôi đã dự cuộc hội đàm với Anh tại Singapore và tận mắt thấy những yếu kém của Anh trong lực lượng phòng ngự. dù sao Anh cũng cho biết, nếu xảy ra chiến tranh với Nhật thì sẽ tổ chức một tuyến phòng ngự chạy dài từ Miến Điện (nay là Myanma), Mã Lai (nay là Ngựa), Ấn Độ (Indonexia) thuộc Hà Lan, Úc và Tân Tây Lan (New Zealand).

    Còn những người Mỹ thì cho rắng nếu xảy ra chiến tranh, có lẽ Phi sẽ rơi vào tay Nhật bản ngay từ giai đoạn đầu. chính vì vậy cho nên, cả Anh lẫn Mỹ đều không thể nào trợ giúp cho Pháp về mặt quân sự để giữ Đông Dương.
    Từ năm 1938, bộ trưởng Mandel đã phác thảo kế hoạch xây dựng ở Tông (đồi trồng cây thông nơi có doanh trại lính Pháp ở gần thị xã Sơn Tây) một nhà máy chế tạo máy bay, với tổng tiền dự trữ là 600 triệu Francs và đã giao cho công ty chế tạo máy bay Bregue đầu tư dự án này. Nhưng ngay cả trên đất Pháp lúc đó cũng đang gặp nhiều khó khăn to lớn và tôi nhĩ nếu có thể chế tạo được máy bay ở ĐD (trừ việc sx động cơ) thì cũng phải mất từ khoảng 5 đến 10 năm mới thực hiện được.

    Đến khi tôi giữ chức toàn quyền, tình hình cải tiến trang bị quân sự cũng chẳng thay đổi thêm chút nào, số lượng xe bọc thép chỉ có vài chiếc, không tăng thêm, coi như số không.lực lượng không quân tiêm kích chỉ có 15 chiếc Morane kiểu cũ. Lực lượng ném bom chỉ có 4 chiếc Breguet và vài chiếc Potez, tốc độ chậm. lực lượng hải quân ĐD, được coi là xương sống của toàn khu vực viễn đông chỉ có 1 tàu tuần dương, 2 thông báo hạm, 2 tàu tuần tra đã sử dựng tới 25 năm rồi.


    [​IMG]


    (máy bay Morane)


    [​IMG]


    (Breguet)


    [​IMG]


    (Potez)

    Trong thời bình, lực lượng bộ binh có 30.000 quân, chiến 1/3 tổng lực lượng bố trí trên tất cả các thuộc địa của Pháp. Đến năm 1938 tâm thêm 10.000 quân, nhưng bố trí tản mát. Từ năm 1940 đến năm 1945, tại Bắc K.ỳ chỉ có 1 trung đoàn bộ binh thuộc địa, 1 trung đoàn lê dương, và 4 trung doàn bộ binh người Bắc K.ỳ.

    Người tiền nhiệm là tướng Catroux khi bàn giao công việc, có nhắc tôi phủ nhận những nhượng bộ mà ông đã cam kết dưới sức ép của Nhật Bản. ngay trong cuộc gặp đầu tiên giữ tôi và tướng Nishihara, tôi giữ vững lập trường không khoang nhượng và nhấn mạnh với Nishihara là tôi rất lấy làm tiếc không thể thay đổi trong lập trường 3 điểm dưới đây:

    1. Không cho phép bất kỳ một cuộc chuyển quân nào của NB trên lãnh thổ Đông Dương.
    2. Không cho phép bất cứ cuộc vận chuyển vật liệu chiến tranh nào xuyên qua đất Bắc K.ỳ phục vụ cho quân đội Nhật đóng tại Quảng Tây.
    3. Không cho phép Nhật đặt bất cứ một trạm thông tin vô tuyến nào trên lãnh thổ Đông Dương.
    (còn tiếp…)


    56
    DepTraiDeu thích bài này.
  10. Rains2009

    Rains2009 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    6
    Chờ bác tiếp đấy.....

Chia sẻ trang này