1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Bản và chiến tranh ở Đông Dương

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi redstar08, 30/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Nhật Bản và chiến tranh ở Đông Dương

    Quân đội Nhật Hoàng bắt đầu dòm ngó Đông Dương từ những năm 1938 nhưng mãi đến năm 1940 quân Nhật mới tràn vào Đông Dương và ra đi vào đầu năm 1946.

    Trong suốt 5 năm đó mà đặc biệt vào năm 1945, ở Việt Nam đã có nhiều sự kiện lớn xảy ra:

    1. NẠN ĐÓI NĂM 1945
    2.- NHẬT ĐẢO CHÁNH PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG
    3.- VUA BẢO ĐẠI CÔNG BỐ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VÀ CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM
    4.- SỰ LỚN MẠNH CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
    5.- CÁCH MẠNG THÁNG 8: ********* CƯỚP CHÍNH QUYỀN
    6.- VUA BẢO ĐẠI THOÁI VỊ-CHẤM DỨT CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM
    7.- NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI
    8.- PHÁP TRỞ LẠI VIỆT NAM

    Trong đó nhiều hay ít những sự kiện này đều có liên quan đến quân đội Nhật

    Sử sách viết về quân Nhật trong thời gian ở Đông Dương không nhiều
    nên em xin phép mở topic này để được học hỏi thêm

    [​IMG]

    Chúc các bác một năm mới an khang thịnh vượng

  2. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Tóm tắt về giai đoạn quân Nhật vào Đông Dương trong WW2
    Hành động quân sự - chính trị đầu tiên của Nhật Bản ở Đông Dương bắt đầu từ mưu đồ đánh chiếm Đông Dương nhằm làm bàn đạp, nhằm mở rộng chiến tranh Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới II.
    Hiệp định 30.8.1940 giữa chính quyền Visy (G. de Vichy; Pháp) và Chính phủ Nhật, tiếp sau đó là thoả ước 22.9.1940 giữa toàn quyền Đông Dương và tư lệnh quân Nhật cho phép Nhật chiếm đóng bắc Sông Hồng.
    Đại diện nước Pháp tự do Đơ Gôn (De Gaulle) không chấp nhận hiệp định này và toàn quyền Catơru (G. Catroux) sau một số hành động chống trả ở Lạng Sơn và Hải Phòng bị toàn quyền Đơcu (J. Decoux) thay thế.
    Sau đó, Visy và Nhật Bản lại kí hiệp định "Phòng thủ chung Đông Dương" (23.7.1941) và toàn quyền Đông Dương lại kí với tư lệnh quân Nhật thoả ước 29.7.1941 cho phép Nhật Bản chiếm đóng và sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực toàn Đông Dương.
    Hoạt động của Đồng minh trên bán đảo Đông Dương chỉ hạn chế ở mấy cuộc ném bom Huế, Sài Gòn, Hà Nội.
    Trước nguy cơ thất bại, từ 9.1944, Nhật đã có ý định thay Pháp nắm toàn quyền ở Đông Dương và kế hoạch này được dự định tiến hành cuối 4.1945. Nhưng diễn biến chiến trường Thái Bình Dương buộc Nhật phải thực hiện cuộc đảo chính Pháp 9.3.1945.
    Ở Việt Nam, Mặt trận ********* đã liên lạc được với Đồng minh và lãnh đạo toàn dân chống Nhật ở Việt Bắc. Nhân dân Việt Nam đã vũ trang nổi dậy trong cả nước, giành chính quyền (8.1945).
    Quân chiếm đóng Nhật hoang mang tan rã, phần lớn giữ thái độ bất động chờ quân Đồng minh đến giải giáp.
    Quân Nhật vào miền Bắc năm 1940
    [​IMG]
  3. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Hai điểm khá may mắn cho Việt Nam trong thời gian Nhật có măt ở Đông Dương là:
    1.Nhật danh chính ngôn thuận chấm dứt 80 cai trị của Pháp ở VN.Sau khi Nhật đảo chính Pháp thành công tháng 3 năm 1945, Nhật đã cho phép Bảo Đại tuyên bố chấm dứt quyền cai trị của Pháp và để VN phong kiến của Bảo Đại độc lập trên danh nghĩa giấy tờ.
    2.Sau khi Pháp bị Nhật hất cẳng thì phong trào ********* có rất nhiều đk thuận lợi để phát triển, vì đám tay sai.chỉ điểm, mật vụ Pháp vốn là khắc tinh của ********* chỉ sau vài ngày đảo chính đã tan ra theo quân đội đồn trú của Pháp, theo quan thầy thẳng hướng Lạng Sơn-TQ với Luông-Pha-Băng bỏ chạy.Trong khi đó thì Nhật lúc đó cũng đã thoi thóp, thậm chí còn đang lo đề phòng Mỹ đổ bộ vào Đông Dương từ Philipins.
    Mới 4 năm ở Đông Dương, sức đối phó với ********* của Nhật tuyệt đối thua xa Pháp, Nhật cũng ko nhiều chân rết tai mắt chỉ điểm như Pháp.

  4. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0

    Quân Nhật ở Việt Nam trong thế chiến thứ hai
    Lúc đầu có vẻ như Chiến tranh thế giới 2 không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, mặc dù cuộc tấn công xâm lược của Nhật Bản chống Trung Quốc năm 1937 và mỹ từ Khối Thịnh vượng chung Đại Đông A (GEACPS) đã khiến nhiều người cảnh giác trước sức mạnh đang gia tăng chưa từng thấy và khát vọng uy quyền hung bạo của xứ Mặt trời mọc.
    Tuy nhiên, sang năm 1939, Nhật Bản đã thất bại trong việc đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc và càng sa lầy hơn trong nỗ lực đánh bại Chính phủ của Tưởng Giới Thạch.
    Tại châu Âu, nước Đức của Aldolf Hitler bắt đầu tìm kiếm "Không gian sinh tồn" của mình ở Rhineland, Áo, và Sudetenland. Mùa thu năm 1939, Hitler xâm lược Ba Lan, lôi Anh, Pháp vào vòng chiến. Tuy nước Anh thành công trong việc chống lại những đợt không kích của Đức, nhưng Pháp thì nhanh chóng thất thủ trước sức mạnh của lực lượng không quân và bộ binh Đức. Tháng 6 năm 1940 Pháp đầu hàng và gần hai phần ba đất nước nằm dưới ách chiếm đóng của chủ nghĩa Quốc xã. Khu vực lãnh thổ còn chưa bị chiếm đóng do Chính phủ bù nhìn Vichy đứng đầu là thống chế Pétain cai quản.
    Charles de Gaulle tuyên bố về sự tồn tại của "Nước Pháp tự do" do chính ông lãnh đạo và thành lập Chính phủ Pháp lưu vong tại Lon don. Giữa năm 1940, cả hai chính phủ Pháp về cơ bản đều sao nhãng thuộc địa Đông Dương của mình. Ngay cả trước khi bị Đức xâm chiếm, nước Pháp đã gặp những khó khăn trong xử lý các vấn đề của nó tại Đông Dương.
    Nhật Bản liên tục phàn nàn với Pháp về các nguồn tiếp tế tiếp tục được chuyển đến cho lực lượng Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch qua tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Nhiều tay sai của Pháp cũng quay sang làm chỉ điểm cho Nhật nữa bác ạ. Đã là Việt gian thì đâu phân biệt phục vụ cho Nhật hay Pháp
  6. ak47hnvn

    ak47hnvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Em có một vài cái ảnh gửi các bác để tham khảo he he
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. ak47hnvn

    ak47hnvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Bắc Bộ phủ hay phủ Chủ Tịch khi các cán bộ, Đồng chí Nhật sang thăm hữu nghị Nhân dân Đông Pháp
    [​IMG]
    Nhà lãnh đạo của Đông Pháp đang thảo luận thân mật với Các đồng chí Nhật của mình
    [​IMG]
  8. ak47hnvn

    ak47hnvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh này của em đẹp hơn ảnh bác mở chủ đề nhé
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Ảnh này được chụp ở cầu quay Khánh Hội (trước bến Nhà Rồng) khi quân Nhật tiến từ cảng vào trung tâm Sài Gòn.
  10. ak47hnvn

    ak47hnvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    các bạn Nhật vác súng để bảo vệ các Đồng chí Đông Pháp của mình
    [​IMG]
    Pu lít Cơ động đang đi tuần chống đua xe trái phép và bảo vệ an ninh cho nhân dân
    [​IMG]

Chia sẻ trang này