1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Bản và chiến tranh ở Đông Dương

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi redstar08, 30/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ak47hnvn

    ak47hnvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Máy cày Mitsubishi (do Nhật Hoàng Hirohito viện trợ ODA nhằm hỗ trợ nhân dân Đông Pháp tăng năng xuất sản lượng nông nghiệp) Đây là môt jtrong những chiệc máy cay đầu tiên có lưỡi cayf đường kính 12,7mm
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình như bức ảnh này là ở Ai lao hay Chân lạp
    [​IMG]
  2. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Có mấy tấm nhìn xa xa khó phân biệt dc ng Nhật với ng Việt, nhưng mấy tấm nhìn gần thì thấy quân Nhật béo tốt thật.
    Em có vụ này muốn hỏi, ông nội em bảo sau khi mình dành được chính quyền năm 45 có 1 số lính Nhật đã đầu hàng quân mình và phục vụ cho chính quyền ( cái này thì chắc chắn rồi ) họ dạy mình cách chiến đấu, bắn súng nhưng sau đó ko rõ vì lý do gì mà ở làng em những ng lính đó bị đem xử tử hết ( chém đầu rồi cho xuống hố chôn luôn ) , ko biết tình trạng này có diễn ra ở đâu nữa ko và vì sao ? Phải chăng dưới sức ép của quân Tưởng mà mình phải làm điều này vì sau khi những ng lính Nhật này đầu hàng, mọi ng đối xử với nhau rất tốt mà
  3. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0

    Quân Nhật ở Việt Nam trong thế chiến thứ hai
    Tuyến đường này đã trở thành con đường huyết mạch đối với Tưởng Giới Thạch, riêng đoạn Hải Phòng - Côn Minh đã vận chuyển 48% những nhu yếu phẩm quan trọng nhất cho lực lượng Quốc dân Đảng. Năm 1939, khi Nhật Bản một lần nửa yêu cầu chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam phải chấm dứt vận chuyển hàng hoá cho Tưởng Giới Thạch, thì "mẫu quốc, chỉ còn rất ít khả năng bảo vệ thuộc địa này.
    Giới lãnh đạo quân đội Nhật tin rằng, cắt đứt đường tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch có thể đẩy nhanh chiến thắng của Nhật Bản, và họ vô cùng tức giận khi toàn quyền Georges Catroux đã không làm điều đó. Nhận ra sự bất lực của chính phủ không do dân bầu ở Pháp trong việc bảo vệ đế chế Đông Nam Á của mình, Catroux trong nỗ lực ngăn cản triệt để sự chiếm đóng của quân đội Thiên Hoàng vốn mạnh hơn, đã nhượng bộ một số yêu cầu của Nhật. Trong vòng vài tháng, việc vận chuyển vũ khí đến Trùng Khánh gần như chấm dứt, nhưng nguồn cung ứng lương thực và thuốc men quan trọng vẫn tiếp tục đến Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm cắt đứt tuyến đường tiếp tế này, Nhật đã ném bom đường sắt, song không mấy tác dụng. Suốt những tháng còn lại của năm 1939, Nhật tiếp tục yêu cầu đóng cửa tuyến đường sắt đến miền Nam Trung Quốc còn Catroux tiếp tục né tránh những yêu cầu của Nhật.
    Tuy nhiên, sau khi Pháp thất thủ tháng 6 năm 1940, Catroux thấy mình đang phụng sự Chính phủ Vichy nên quyết định rằng những nhượng bộ thêm có giới hạn đối với Nhật Bản là lựa chọn tốt hơn rất nhiều so với bị mất toàn bộ thuộc địa này. Tin rằng nếu mặc cả một cách sáng suốt thì ông ta có thể giữ Đông Dương như thành luỹ cuối cùng của vùng lãnh thổ độc lập của Pháp, Catroux đã cho phép các thanh sát viên Nhật Bản giám sát việc vận chuyển nguyên vật liệu vào Trung Quốc.
    Pháp tiếp đón Ngoại trưởng Nhật Hajime Matsumiya tại Hải Phòng
    [​IMG]
  4. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0

    Quân Nhật ở Việt Nam trong thế chiến thứ hai
    (tiếp theo)
    Đến ngày 29 tháng 6, chỉ bảy ngày sau khi Pháp thất thủ, các trạm kiểm soát của Nhật đã được thiết lập tại Hải Phòng, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn và Fort Bayard (Một địa danh nằm trên bờ biển phía nam Quảng Đông, Trung Quốc). Tuy đây dường như là nhượng bộ tương đối nhỏ đối với Nhật, nhưng Chính phủ Vichy không hài lòng bởi Catroux đã thất bại trong việc giành được phê chuẩn chính thức trước khi hành động. Ngày 25 tháng 6, Tổng thống Vichy, Albert Lebrun đã thay thế Catroux bằng phó đô đốc Jean Decoux, chỉ huy lực lượng Hải quân Pháp ở châu Á.
    Trong khi chờ Decoux tới nhận nhiệm sở tại đại bản doanh của mình ở Sài Gòn, Catroux tiếp tục đàm phán với phái đoàn Nhật do thiếu tướng Nishihara Issaku dẫn đầu. Từ lập trường của hai bên, những cuộc hội đàm có vẻ hữu ích. Pháp kiên quyết duy trì quyền kiểm soát của mình tại Đông Dương. Nhật cuối cùng cũng tạm thời thoả mãn với vị trí của họ.
    Nhà sử học Miami Yoshizawa viết: "Bởi Đông Dương thuộc Pháp cho phép phái đoàn của Nishihara tham gia vào những hoạt động vượt quá chức năng giám sát, nên đương nhiên giới chức Tokyo đánh giá toàn quyền Catroux và chính quyền thuộc địa có tinh thần hợp tác và hoà giải. Một văn kiện của Bộ ngoại giao Nhật Bản thậm chí còn mô tả chính quyền thuộc địa là "chủ tâm thể hiện càng nhiều thiện chí càng tốt". Họ không biết có thể trông chờ những gì từ Decoux.
    Ngày 20 tháng 7, phó đô đốc Decoux sang tiếp nhận chức vụ toàn quyền. Nhưng vị trí Decoux đảm nhiệm không hề dễ dàng, và nhiệm kỳ của ông ta trên cương vị toàn quyền sẽ mãi mãi làm hoen ố thanh danh ông ta vì cương vị do Vichy bổ nhiệm và sự hợp tác của ông ta với Nhật Bản dù sao đôi lúc cũng thiếu quyết đoán.
    Cuối mùa hè năm 1940, Chính phủ Vichy thoả thuận "Công nhận những quyền lợi tối cao của Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị ở Viễn Đông" với hy vọng sự chiếm đóng của Nhật sẽ chỉ là tạm thời và giới hạn ở Bắc Kỳ.
    Quân Nhật tiến vào Hải Phòng
    [​IMG]
  5. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0

    Quân Nhật ở Việt Nam trong thế chiến thứ hai
    (tiếp theo)
    Decoux bác bỏ các yêu sách của Nishihara, dự tính mở lại cửa biên giới Việt Trung và đề nghị đưa vấn đề ký kết liên minh Pháp Nhật tại Đông Dương lên thảo luận ở cấp chính phủ. Nhưng lúc đó Nhật thay đổi Nội Các (22-7-1940), Thủ Tướng Cận Vệ (Konoye Fumimaro) và Ngoại trưởng Tùng Cương (Matsuoka Yosuke) đều là những người tương đối ôn hòa, nhưng Bộ Trưởng Chiến Tranh là Trung Tướng Đông Điều (Tojo Hideki) vô cùng hiếu chiến, phe phái quân phiệt nắm những bộ phận quan yếu trong chính phủ, nên Nhật nghiêng về giải pháp chiếm đóng Bắc Kỳ để cắt đứt đường tiếp vận và sử dụng làm hậu cứ tấn công Trùng Khánh.
    Sư đoàn 5 Ngự Lâm Quân do Nakamura Aketo làm Tư Lệnh được đưa đến sát biên giới, cùng với lực lượng Kiến Quốc Quân Việt Nam của Trần Phước An, Trần Trung Lập và Hoàng Lương, để chuẩn bị tiến vào Đông Dương.
    Tại Tokyo, ngày 1-8-1940, Ngoại Trưởng Matsuoka công bố việc thành lập Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á, đồng thời trao cho Đại sứ Pháp Arsènes-Henry một công hàm có tính chất tối hậu thư, đòi hỏi Pháp để cho Nhật tự do di chuyển quân đội trên lãnh thổ Đông Dương, vận chuyển quân nhu quân khí, sử dụng và phòng vệ một số phi trường, thủ đắc những quyền lợi kinh tế tại Đông Dương giống y như Pháp. Trước tình hình đó, Arsènes ký với Matsuoka Hiệp Ước nguyên tắc ngày 30-8-1940 tại Tokyo, qui định 2 điều căn bản là Nhật thừa nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương và Pháp để cho Nhật sử dụng Bắc Kỳ làm hậu cứ tấn công Trùng Khánh, chi tiết việc thi hành hiệp ước sẽ họp bàn tại Hà Nội.
    Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Matsuoka Yosuke đã viết cho Charles Arsene-Henry, đại sứ của Vichy tại Nhật, thông báo với ông này rằng: "Chính phủ Nhật Bản luôn có chủ đích tôn trọng quyền lợi của Pháp tại Viễn Đông, đặc biệt là sự toàn vẹn lãnh thổ của Đông Dương và chủ quyền của Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương".
    Nhật Bản đã sớm xác định rằng, phương pháp hiệu quả nhất mà lại ít nhàm chán nhất của việc cai quản miền đất mới "giành được" của mình là cho phép chính quyền Decoux tiếp tục chức năng điều hành. Vì vậy chỉ cần một ít lính tráng để kiểm soát Việt Nam là quân đội Nhật được rảnh tay để theo đuổi những mục tiêu lãnh thổ khác ở châu Á. Thậm chí đến cuối năm 1944, chỉ có 40.000 quân Nhật đồn trú trên khắp Đông Dương. Các nhà quản lý Pháp, cảnh sát và giới thương gia trên thực tế phải chịu trách nhiệm duy trì trật tự và điều hành Việt Nam như một cơ sở tiếp tế và hậu cần hiệu quả cho quân đội Thiên triều.
    Tuy nhiên, sau khi ký Hiệp ước tay ba với Đức và Italia tháng 9 năm 1940, Nhật Bản đã ở vào vị thế mạnh hơn để đòi hỏi Pháp. Ngày 22 tháng 9, Chính phủ Vichy đã chấp thuận yêu sách của Nhật đối với bốn căn cứ không quân ở miền Bắc Việt Nam. Để bảo vệ những sân bay mới giành được, khoảng 5000 đến 6000 quân Nhật đã được điều động tới đồn trú tại Bắc Kỳ. Ngoài ra, quân Nhật gần như giành được độc quyền quá cảnh trên hệ thống đường sắt Bắc Kỳ, vì thế ngăn chặn được nguồn tiếp tế cho quân Tưởng qua cảng Hải Phòng và đồng thời bảo đảm (chí ít là bước đầu) tiếp nhận các nguyên vật liệu chiến tranh cho quân Nhật đang chiến đấu tại miền Nam Trung Quốc.
    Khi các cuộc đàm phán của Decoux đang hoàn tất những điều khoản cho sự tiến vào không phải bàn cãi của các lực lượng vũ trang Nhật, thì quân Nhật từ miền Nam Trung Quốc tiến vào Việt Nam.
    Toàn quyền Decoux tiếp các quan chức Nhật
    [​IMG]
  6. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0

    Quân Nhật ở Việt Nam trong thế chiến thứ hai
    (tiếp theo)
    Mờ sáng ngày 5-9-1940, một tiểu đoàn Nhật tràn qua biên giới Lạng Sơn để làm áp lực, và ngày 9-9-1940 Quân Đoàn Viễn Chinh Đông Dương Indoshina Hakengun được thành lập do Thiếu Tướng Nishimura Takuma làm Tư Lệnh, chuẩn bị tiến vào Đông Dương.
    Ngày 19-9-1940, Nhật trao cho Decoux một tối hậu thư đòi hỏi phải đạt được thỏa hiệp trước nửa đêm ngày 22-9-1940, giờ Tokyo, tức là 20 giờ, giờ Hà Nội, do đó chiều ngày 22, Hiệp ước Martin-Nishihara được ký, nhưng đã quá muộn.
    Khi đại diện 2 bên Pháp Nhật lên đến Lạng Sơn để thông báo thỏa hiệp, thì đúng 20 giờ, quân Nhật đã tấn công Đồng Đăng và Lạng Sơn, và Kiến Quốc Quân Việt Nam của Trần Phước An và Trần Trung Lập, có thêm sự phụ lực của Nông Kính Du, Nông Quốc Long và Đoàn Kiểm Điểm, cũng tràn vào miền phụ cận Lạng Sơn. Trong vụ này, Pháp bị thiệt hại khá nặng: lực lượng chính qui chết 9 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 21 binh sĩ, bị thương 3 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 21 binh sĩ; mất tích 1 hạ sĩ quan và 22 binh sĩ; lực lượng bản xứ chết 1 hạ sĩ quan và 5 binh sĩ, bị thương 7 binh sĩ, mất tích 7 hạ sĩ quan và trên dưới 2 nghìn binh sĩ. Phần lớn hạ sĩ quan và binh sĩ bản xứ được ghi nhận mất tích thực ra là những thành phần đã chạy sang hàng ngũ Kiến Quốc Quân, đáng lưu ý nhất là Thượng Sĩ Lương Văn Ý.
    Lạng Sơn và Đồng Đăng thất thủ đã cho chính quyền Pháp cả ở thuộc địa và mẫu quốc thấy rằng, bất chấp những tuyên bố mạnh miệng, họ vẫn không thể chống lại sức mạnh của quân Nhật. Cộng tác và thoả hiệp vẫn là lựa chọn thực tế duy nhất nếu Pháp muốn duy trì quyền kiểm soát Đông Dương.
    Lính Pháp bị Nhật bắt làm tù binh ở Đồng Đăng
    [​IMG]
  7. huanmq

    huanmq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Quân đội VN với quân đội Thiên hoàng giống nhau ở quả cối các bác nhỉ. Trước em thắc mắc ko biết nguồn gốc cái mũ cối cho quân đội ở đâu ra. Nay thì có thể khẳng định là kế thừa từ quân đội thiên hoàng Nhật
  8. bunny121

    bunny121 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2008
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    1.014
    khác ở chỗ Japs có cả mũ sắt nữa,đánh nhau thì mũ sắt,không thì mũ cối cho...mát,giống quân Đức ở Bắc Phi hay quân Anh Pháp ở 1 số nơi khác
    Còn quân ta thì lúc nào cũng cần ...mát

Chia sẻ trang này