1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật kí của Anne Frank (trích đoạn)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi LeRouge, 31/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LeRouge

    LeRouge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Nhật kí của Anne Frank (trích đoạn)

    Các bạn thân mến!
    Chắc chắn tất cả các bạn không dưới một lần từng nghe đến cái tên Anne Frank. Một cái tên không xa lạ đối với những ai quan tâm đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, nổ ra khoảng năm 40-45 của thế kỉ 20 này. Đó là một cô gái Do Thái sống trong cuộc chiến và tuy cuộc đời chỉ kéo dài chưa tròn 16 năm nhưng đã để lại cho thế hệ sau này một tác phẩm rất có giá trị, một cuốn nhật kí (NK) ghi lại tất cả những gì cô nhìn thấy, bằng mắt và bằng trái tim của một cô gái mới 13 tuổi nhưng đã phải chịu một cuộc sống khắc nghiệt, bị giam hãm trong một ngôi nhà phụ bí mật, chịu đựng cuộc sống tù túng, buồn tẻ, tra tấn tinh thần từ ngày này qua ngày khác; tất cả chỉ vì cô là người Do Thái. Một cách vô cùng tự nhiên, cuốn NK đã đem đến cho người đọc những giá trị nhân đạo và hiện thực rất chân thật và sâu sắc, cho thấy số phận của con người trong cuộc chiến tranh đẫm máu và tội ác của bọn phát xít đối với dân Do Thái.

    Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 với sự tấn công của bọn phát xít (mà tiêu biếu là quân Đức) đã làm cho cộng đồng người Do Thái của Anne rơi vào cảnh bị tận diệt: hàng loạt chính sách cấm đoán được đặt ra để tước bỏ quyền lợi của Người Do Thái, những lệnh đòi đối với người Do Thái, những cuộc bắt bớ người Do Thái, ném họ vào những trại tập trung. Anne, gia đình cô và gia đình Van Dann và một người nữa là số ít có thể thaót khỏi sự càn quét ban đầu của bọn phát xít. Họ phải đến trú ẩn trong một căn nhà sau cơ quan làm việc của bố Anne. Đối với Anne mà nói, đây là một xà lim thực sự, giam giữ cả thể xác lần tình thần con người. 8 người khốn khổ phải sống lén lút, bí mật đến hết mức có thể, không dám gây một tiếng động lớn nào vào giờ làm việc ban ngày và luôn thấp thỏm lo ấu mỗi khi có tiếng động khả nghi bên ngoài. Họ không được bước ra bên ngoài dù chỉ một bước, gần như đoạn tuyệt với cuộc sống bên ngoài, chịu cảnh thiếu thốn bên trong suốt hơn 2 năm. Trong 2 năm ròng rã đó, với tất cả thời gian rảnh rỗi và những khi đầy ắ tâm sự hoặc có những phát hiện mới ở bên trong và bên ngoài ngôi nhà ẩn náu, Anne đều bày tỏ với cuốn NK mang tên Kitty của mình. Anne coi Kitt là người bạn tâm giao, thường xuyên viết "thư" cho Kitty về những gì cô cảm thấy, nhận thấy và đánh giá trong những năm tháng sống trong ngôi nhà phụ. Qua những tâm sự đầy chất mộc mạc và riêng tư đó, Anne đã miêu tả rất trung thực về cuộc sống của những người Do Thái dưới sự đe doạ áp bức của phát xít Đức, không chỉ là cảnh ngộ của 8 con người chui rúc trong căn nhà chật hẹp mà cong là cảnh ngộ của những người bên ngoài, những người không may mắn thoát khỏi bàn tay của phát xít. Qua những trang viết đó, cuốn NK tự nó đã là một bản cáo trạng về tội ác của phát xít Đức trong cuộc chiến. Xuất phát từ lòng cảm thông sâu sắc vì chính cảnh ngộ của bản thân, Anne đã hướng ngòi bútm suy tư của mình ra khỏi ngôi nhà nhỏ để nghĩ tới cộng đồng của mình đang ngày ngày sống trong địa ngục. Những trang viết vừa cảm động, vừa chân thật về chiến tranh và con người của Anne đã tạo nên giá trị hiện thực và nhân đạo lớn lao của cuốn NK.
    Phần còn lại, cuốn NK làm đúng chức năng của nó, nghĩa là làm nơi Anne giãi bày tâm sự. Nối buồn, cáu giận với cha mẹ và những người lớn, những suy nghĩ thú vị mỉa mai về người khác, đến những thắc mắc trong tâm tư tình cảm, đặc biệt là sự thay đổi tâm sinh lí và năm 15 tuổi đề được Anne ghi lại. Những gì đã diễn ra với Anne cũng chính là những gì diễn ra với biết bao cô gái khác trên đời. Chính vì vậy mà cuốn NK lại càng có tính tự nhiên hơn nữa.
    Cuốn NK của Anne Frank theo ý kiến của tôi là một cuốn sách rất hay, có giá trị về nhiều mặt. Năm ngoái khi NXB Lao động phát hành cuốn sách này, tôi đã mua và sau khi đọc xong, tôi thấy rất muốn được giới thiệu cuốn sách này với mọi người. Bây giờ, khi đã là thành viên của ttvnonline, tôi rất muốn đưa một vài đoạn trích lên mạng để giới thiệu cho tất cả các bạn. Có thể bạn không ưa thích hay quan tâm đến cuốn sách này, hoặc có thể là bạn đã biết và mua rồi, nhưng tôi vẫn rất muốn thực hiện việc này. Mong rằng những ai đã yêu thích cuốn sách này sẽ ủng hộ tôi.
    Xin cám ơn!

    Có màu nào đẹp và ý nghĩa hơn màu đỏ, màu đang ở trong con người chúng ta
  2. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Hay đó bạn chuyển tiếp lên đi
    Nhấn Vô xem chơi
    BUỒN QUÁ ĐI THÔI XÉT CHO CÙNG MAI CŨNG LÀ MỘT NGÀY MỚI...HÃY CHO TA MỘT CON ĐƯỜNG... KHI TA ĐÁNH MẤT MỘT CÁI GÌ KHÔNG LẤY LẠI ĐƯỢC THÌ LÚC ĐÓ TA MỚI THẤY CÁI ĐÓ QUÝ GIÁ
    gio_mua_dong@yahoo.com
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Tôi còn nhớ một câu nói về Anne Frank như thế này:
    Nếu như còn sống, chắc cô sẽ là mẹ của một ai đó trong chúng ta...
    Hm, bây giờ mới thấy thằng Defender sung sướng, nó được sang Hà Lan, có cơ hội vào thăm bảo tàng về Anne Frank. Nghe nói có tượng sáp của Anne Frank trên nền các trang nhật ký bị cháy sém của cô.
    Muối iốt muôn năm
  4. LeRouge

    LeRouge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Đây là trang thứ ba trong cuốn NK của Anne Frank

    Thứ bảy 20 tháng 6 1942
    Thế là đã nhiều ngày tôi quên viết, tôi cần suy nghĩ dứt khoát 1 lần xem NK có ý nghĩa gì. Đối với tôi, mỗi khi diễn đạt những ý nghĩ của mình tôi có một cảm giác thật kì lạ, chẳng phải đơn thuần vì tôi chưa từng viết bao giờ mà bởi tôi có cảm nghĩ sau này dù là tôi hay bất kì một ai khác sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến những chuyện tâm tình của một nữ sinh mới 13 tuổi. Thôi cái đó có gì là hệ trọng. Tôi muốn viết, hơn nữa lại muốn thăm dò lòng mình về mọi chuyện trên đời.

    "Giấy kiên nhẫn hơn người". Câu ngạn ngữ ấy thoáng qua trí tôi giữa một hôm vương vấn u sầu, tôi buồn nản, đầu dựa trên tay, băn khoăn không biết nên đi chơi hay ở nhà. Đúng vậy, giấy thật kiên nhẫn và như tôi phỏng đoán, sẽ chẳng có ai lưu tâm đến cuốn vở bìa cứng mang tên Nhật Kí. Tôi không hề mảy may có ý định đưa cho ai đọc nó, trừ khi tôi gặp được trong đời, người Bạn thân, trai hay gái, tôi sẽ đưa xem. Như thế là tôi đã đến với điểm khởi đầu của ý nghĩ viết NK: tôi không có bạn gái thân.

    Để được rõ ràng hơn, tôi diễn giải thêm. Không ai muốn tin rằng một đứa bé gái 13 tuổi lại thấy cô đơn trong cuộc sống. Thự tế cũng không hoàn toàn như thế; tôi có cha mẹ mà tôi rất yêu quý và một người chị16 tuổi, tính đi tính lại tôi có chừng ba chục bạn, trong đó có những người coi như thân thiết; tôi có nhiều đứa con trai hâm mộ và nhiều không kể xiết những đứa dõi mắt trong theo; trong lúc nhiều đứa khác, ngồi ở chỗ không thích hợp trong lớp học để nhìn tôi, lại ghi bóng dáng tôi qua chiếc gương con bỏ túi. Tôi có gia đình chú bác cô dì dễ mến, một mái nhà êm ấm, không, cứ xét bên ngoài thì tôi chẳng thiếu thứ gì ngoài người Bạn gái thân. Với các bạn, tôi chỉ có thể vui đùa không kém không hơn. Tôi không tài nào nói với họ những gì ngoài những câu chuyện gẫu cho dẫu đối với một người bạn gái thân cũng thế, bởi vì chúng tôi không thể nào trở thành bạn tâm giao. Điểm mấu chốt là ở đấy. Sự thiếu tin tưởng này có thể lỗi tại tôi. Dẫu sao, tôi đặt mình trước một việc đã rồi, và thật đáng tức là tôi không thể không biết tới điều này.
    Đấy là lí do tồn tại của cuốn NK này, Để dễ gợi lại hình ảnh mà tôi tự tạo về một người bạn mong đợi từ lâu, tôi không muốn tự giới hạn mình ở những sự kiện giản đơn như bao người khác đã làm, tôi muốn tập NK này là hiện thân của một người bạn gái thân. Và người bạn này sẽ mang tên Kitty.
    Kitty chư biết chút gì về tôi, Bởi vậy tôi phải kể vắn tắt lịch sử đời tôi. Cha tôi 36 tuổi mới lấy mẹ tôi lúc ấy 25. Chị Margot tôi sinh năm 1926 ở Francfort-sur-le-Mein. Còn tôi sinh ngày 12 tháng 6 năm 1929. Là những người Do Thái 100%, chúng tôi di cư qua Hà Lan năm 1933, ở đấy cha tôi được giữ chức giám đốc hãng Travies N.V, hãng hùn vốn với Kolen và Cty ở Amsterdam. Một toà nhà chung đón nhận cả 2 cty mà cha tôi có cổ phần.
    Tất nhiên cuộc sống không phải hoàn toàn yên ổn với chúng tôi, bởi vì số người còn lại của gia đình chúng tôi cũng đang lao đao vì các biện pháp của Hitler đối với dân Do Thái. Tiếp theo những chuyện ngược đãi năm 1935, 2 cậu tôi chạy trốn tới Hoa Kì bình yên. Bà tôi, bấy giờ 73 tuổi đi theo chúng tôi. Sau năm 1940, thời kì yên ổn của chúng tôi nhanh chóng cáo chung; trước hết là chiến tranh rồi sự đầu hàng, sự xâm nhập của quân Đức là nguyên nhân nỗi thống khổ của chúng tôi. Hết biện pháp này đến biện pháp khác đối phó với dân Do Thái. Những người Do Thái buộc phải đeo sao, nhường xe đạp. Cấm người Do Thái lên xe điện, lái xe hơi. Buộc người Do Thái chỉ được mua trong các cửa hiệu có ghi: "Cửa hiệu Do Thái", và chỉ từ 3 đến 5h chiều mà thôi. Cấm người Do Thái ra khỏi nhà sau 8h tối, ngay cả ra vườn hoặc ở lại nhà bạn bè cũng không. Cấm người Do Thái đi xem hát, xem chiếu bóng hoặc đến bất cứ địa điểm vui chơi giải trí nào khác. Cấm người Do Thái luyện tập mọi môn thể thao công cộng: cấm đến hồ bơi, sân tenitm, sân hockey hoặc các nơi tập dượt khác. Cấm người Do Thái lui tới những nơi người theo đạo Thiên chúa. Buộc người Do Thái học trong các trường Do Thái và còn rất nhiều hạn chế tương tự...

    Cứ thế người ta tiếp tục sống lay lắt, không làm điều này, tránh làm điều nọ. Jopie (một người bạn gái thân cùng trường của Anne) luôn bảo tôi: "Mình chẳng dám làm gì, chỉ sợ điều đó bị cấm". Tự do của chúng tôi trở nên hết dức hạn chế, tuy vậy đời sống vẫn còn chịu đựng được.
    Bà mất tháng 1 năm 1942. Không ai hiểu nổi tôi nhớ bà chừng nào và tôi yêu bà tha thiết thế nào.
    Tôi học trường Montessori ngay từ khi ở vườn trẻ, nghĩa là từ năm 1934. Đến lớp 6B cô giáo dạy tôi, bà K. là hiệu trưởng. Cuối năm là cuộc chia tay não ruột, cả 2 chúng tôi đều khóc. Năm 1941 chị Margot và tôi vào trường trung học Do Thái.
    Gia đình nhỏ gồm 4 người chúng tôi chưa có gì đáng phàn nàn lắm, và giờ đây tôi đã tới cái ngày hôm nay.
  5. Purple_Haze

    Purple_Haze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    cho phép mình post đoạn mà mình thích nhất nhé... đúng cảm xúc .. đứng tâm trạng lúc mình type cái đoạn này trong thời gian trước.. trong 1 topic cho riêng mình
    Cứ đọc kĩ mà xem..bạn sẽ thấy chính mình trong đó.. thấy những ng quanh mình trong đó
    Thứ năm 6 tháng Bảy 1944
    kitty thân
    Tôi thấy lòng se lại khi Peter bắt đầu nói sau này anh cũng có thể trở thành một kẻ gian ác hoặc lao vào đầu cơ. Mặc dù biết anh muốn đùa, tôi vẫn có cảm giác cá tính yếu đuối của chính anh làm anh sợ hãi. margot cũng như Peter luôn nhắc tôi: ??o Chà! Nếu ai cũng mạnh và gan dạ nhủ Anne, cũng bền gan như vậy, nếu ai cũng có nghị lực bền vững như Anne..???
    Tôi tự hỏi, kh«ng chịu để bị ảnh hưởng có thật là một đức tính kh«ng? Đại khái, tôi theo đúng con đường của lương tâm tôi; kh«ng biết tôi sai hay đúng. Quả thật, tôi khó hiểu nổi khi kẻ nào nói : ??oTôi yếu đuối??? mà cứ vẫn tiếp tục yếu đuối. Bởi vì một khi ý thức được điều đó, tại sao khoông ngược dòng và sửa đổi tính tình! Nghe thế, peter cãi lại; ??o Bởi như thế dễ dàng hơn nhiều???, điều đó làm tôi hơi chán ngán. Dễ dàng sao? Điều đó có nghĩa là một đời lười biếng và gian dối cũng là một đời dễ dàng? Không, tôi không muốn tin như vậy; không thể nhanh chóng bị cám dỗ bởi sự yếu đuối và.. tiền.
    Tôi đã suy nghĩ lâu về cách trả lời anh, và dắt dẫn Peter tin tưởng ở bản thân, trước hết là sửa mình, nhưng tôi không rõ lập luận của tôi có đúng không?
    CHiếm được lòng tin của một ng nào đó, tôi đã tưởng tượng ra bao điều kì thú, giờ đây khi đã đủ đầy, tôi bắt đàu thấy thật khó khăn khi hoà đồng với tư tưởng ng khác và tìm từ chính xác để đáp lời họ???. Peter bắt đầu fụ thuộc ít nhiều vào tôi và tôi kh«ng chấp nhận điều ấy, trong bất cứ tình huống nào??? Một ng như Peter thấy khó mà đúng vững trên đôi chân, nhưng đối với anh, còn khó khăn hơn nữa là fải đứng trên đôi chân mình với tư cách một con ng có ý thức trong cuộc sống. như vậy, còn gian khỏ gấp đôi khi khai thông một con đường xuyên qua đại dương mà vẫn giữ được vẫn đề ngay thẳng, và lòng kiên trì???
    Điều đối với anh có vẻ dễ dàng và đẹp đẽ thế sẽ lôi cuốn anh vào hư vô, ở đấy chẳng còn bầu bạn, cũng chẳng còn chỗ dựa, và chẳng còn gì trông giống cái đẹp, một vực thẳm gần như anh kh«ng thể vượt lên..
    Tất cả chúng ta sống mà chẳng hiểu tại sao và nhằm mục đích gì, và luôn luôn đi tìm hạnh phúc; chúng ta sống tất cả cùng nhau, và mỗi ng một cách khác nhau???.. Thực hiện 1 việc dễ không đòi hỏi một cố gắng nào. Phải làm điều tốt và làm việc để xúng đáng với hạnh phúc của mình, ng ta không đạt được bằng đầu cơ và lười biếng.
    Lười biếng cám dỗ, công việc làm thoả lòng.
    Tôi kh«ng hiểu những ng không thích làm việc, nhưng không fải trường hợp peter; điều khiến anh thiếu là một mục đích xác định; anh cho mình quá khờ dại và quá kém để có thể đạt được một kết quả. Tội nghiệp anh, anh chưa từng biết làm cho kẻ khác hanhk phúc là thế nào, và điều đó, tôi không thể chỉ dẫn cho anh được. Tôn giáo chẳng là gì đối với anh, anh nói đến Jesus- Christ với vẻ chế giễu, và anh báng bổ; tôi không fải ng chính giáo, nhưng tôi fiền lòng mỗi khi nhận thấy vẻ khinh miệt, sự cô quạnh và nghèo nàn về tâm hồn của anh.
    Những ai có một tôn giáo có thể lấy thế làm vui, vì không fải bất cứ ai cũng biết đén những điều thiêng liêng. Cũng không cần thiết fải sợ trừng phạt sau khi chết; nơi chuộc tội, địa ngục và thhiên đường không fải đều được mọi ng chấp nhận, nhưng một tôn giác, kh«ng kể tôn giáo nào, giữ vững con ng trong đường ngay thẳng. nỗi sợ Thượng đế chẳng gì khác là sự quý mến danh dự và lương tâm của chính mình. Toàn nhân loại sẽ đẹp và tốt biết chừng nào, nếu ban đêm trước khi đi ngủ, mỗi ng gợi lại tất cả nhữg gì xảy ra cho mình trong ngày, tất cả những gì họ đã làm, biết đén điều phải, điều trái trong phương châm xử thế của mình thì kh«ng có ý thức và dễ dàng, con ng sẽ cố gắng sửa mình, và rất có thể, sau 1 thời gian nào đấy, ng ta sẽ đứng trc một kết quả tốt đẹp. Mọi ng có thể thử phương thức giản đơn này, không tốn kém gì mà lại hữu ích hiển nhiên. ??o chính từ một lương tâm than thản, con ng rút ra sức mạnh??? . Ai không biết điều đó có thể học và thuch hiện thí nghiệm.
    Thân ái,
    Anne
    ??o???Điều kì diệu là bất chấp muôn vàn bất hạnh dồn dập lên bản thân và những ng thân, bất chấp muôn vàn nguy cơ rình rập xung quanh, khi đề cập đến những vẫn đề lớn thuộc về cuộc sống, tình yêu, không fa trộn bất cứ một sự khoa truơng, cường điệu nào, tất cảnhững suy nghĩ có cân nhắc, nhạy cảm, pha trộng sự chính chắn với sự tươi trẻ hồn nhiên mà không một ng lớn nào có thể đặt bút sửa chữa??? xuyên suốt cuốn nhật kí vẫn là một lòng tin bền vững vào con người của một quả tim hồng nguyên vẹn???.??? ( GS sử học Đinh Xuân Lâm)

    ... totally in purple ...

  6. LeRouge

    LeRouge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn bạn Purple_Haze đã post đoạn tôi cũng định post lên cho mọi người. Về phần mình, tôi rất cám ơn và khuyến khích những bạn có ý định post những đoạn trích trong NK của Anne Frank lên cho mọi người xem.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Sáng Chủ Nhật 5 tháng 7 1942
    Kitty thân,

    (Đoạn giữa này không có giá trị gì lắm, tôi xin phép được bỏ qua)
    Gần đây, Bố thường ở nhà luôn. Bố đã chính thức thôi việc. Khó chịu cho Bố biết bao nhiêu khi cảm thấy mình vô dụng. Ông Koophuis đã lấy lại toà nhà Travies, còn ông Kraler lo toan cho hãng Kolen và Cty. Hôm sau, khi chúng tôi đi dạo quanh công viên ở cạnh nhà, Bố đã bắt đầu nói đến một nơi ẩn náu. Thật rất khó khăn cho chúng tôi khi sống ở nơi hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Bố bảo thế. "Tại sao bố vội đề cập đến chuyện đó?" tôi hỏi lại. "Này Anne", Bố đáp, "hãy nghe đây con, con thừa biết từ hoen một năm nay chúng ta đã chuyển đồ đạc, quần áo vào hàng tiếp tế đến nhà người khác. Chúng ta không muốn của cái của chúng ta rơi vào tay bọn Đức, chúng ta lại càng không muốn chính chúng ta bị bắt. Chúng ta không đợi bọn chúng đến mời đi, biết đâu chúng lại chẳng đến tìm chúng ta".

    "Nhưng Bố ơi, khi nào thì đi?". Lời nói và sự trịnh trọng của Bố làm tôi hoảng sợ.
    "Con không lo điều đó, Bố Mẹ sẽ lo liệu tất. Con cứ vui chơi và nên tận hưởng sự vô tư của con chừng nào còn được thế". Chỉ có vậy. Ôi! Miễn sao bao dự kiến u ám kia sẽ không thành hiện thực... chưa đâu...
    Có màu nào đẹp và ý nghĩa hơn màu đỏ, màu đang ở trong con người chúng ta
  7. LeRouge

    LeRouge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Thứ tư 8 tháng 7 1942
    Kitty thân,
    Mới từ sáng Chủ Nhật đến nay mà tưởng như đã nhiều năm trôi qua vậy. Bao nhiêu là biến cố! Dường như đột nhiên cả thế giới bị đảo lộn. Tuy vậy, Kitty thấy đấy, tôi còn sống và Bố bảo cái đó là chủ yếu.
    Đúng, quả thế, tôi còn sống đây, nhưng đừng hỏi tôi sống ở đâu và bằng cách nào. Hôm nay, chắc bạn chẳng hiểu gì ra fid nữa phải không? Bởi vậy, trước hết tôi phải kể bạn nghe những gì đã xảy ra từ chiều Chủ Nhật.
    Lúc 3h (Harry (bạn trai mới quen của Anne) vừa đi khỏi, bảo sau đấy sẽ trở lại), có người bấm chuông ở cửa. Tôi không nghe thấy vì đang đọc sách dưới hiên, uể oả phơi mình ngoài nắng trên một chiếc ghế dài. Bống Margot xuất hiện ở cửa bếp, bối rối ra mặt. "Bố vừa nhận lệnh đòi của bọn S-S (1)", chị thì thầm. "Mẹ vừa đi tìm ông Van Dann (Ông Van Dann là đồng nghiệp của Bố và bạn của gia đình). Tôi hoảng hồn: một lệnh đòi, ai cũng rõ thế là thế nào rồi: tôi thấy đột nhiên hiện ra trong trí tưởng tượng những trại tập trung và các xà lim quạnh quẽ. Chẳng lẽ chúng tôi lại để Bố phải đến đấy? "Tất nhiên là Bố sẽ chẳng khai báo gì đấu", chị Margot bảo vậy, trong khi cả hai chúng tôi ở trong phòng chờ mẹ về.
    "Mẹ đến nhà ông Van Dann để xem ngày mai chúng tôi có thể xếp đặt nơi ẩn náu không? Gia đình Van Dann cùng ẩn ở đó với chúng tôi, tất cả 7 người". Im lặng. Chúng tôi không thể thốt lên một lời nào nữa khi nghĩ đến Bố, Bố chưa hề ngờ đến một điều gì hết. Bố đến thăm mấy cụ già ở viện cứu tế Do Thái. Chờ đợi, căng thẳng, nóng nực, tất cả những thứ đó chúng tôi câm lặng.
    Đột nhiên có tiếng chuông kêu. "Harry đây" khiến tôi nói. "Đừng mở", chị Margot vừa nói vừa giữ tôi lại, nhưng không cần; chúng tôi nghe Mẹ và ông Van Dann nói chuyện với Harry trước khi vào, sau đó đóng cửa lại. Cứ mỗi lần có tiếng chuông chị Margot và tôi bước xuống thật nhẹ để xem có đúng Bố không. Ngoài Bố, không một ai khác được vào.
    Ông Van Dann muốn nói chuyện riêng với Mẹ, chị Margot và tôi phải ra khỏi phòng. Trong phòng riêng, chị Margot thú thật là lệnh đòi không phải gửi cho Bố mà là cho chị. Hoảng sợ thêm một lần nữa, tôi bắt đầu khóc. Chị Margot 16 tuổi. Thế nghĩa là họ muốn các cô gái ở tuổi chị ra đi một mình. Rôi may là chị sẽ không đi, chính Mẹ nói thế. Bố, khi nói với tôi về chỗ ẩn náu, hẳn là muốn nói bóng gió đến điều bất trắc này.
    Đi ẩn náu - nhưng ẩn náu ở đâu, ở thành phố, ở nông thôn, trong một ngôi nhà, một túp lều, khi nào, ra sao và tại đâu...? Tôi không sao đặt được các câu hỏi cứ lần lượt từng câu một. Người ta nhét đầy đủ những thứ cần thiết tối thiểu vào cặp chị Margot và tôi. Tôi cũng tuồn vào đấy cuốn vở đóng bìa cứng, sau đó những cặp quấn tóc, khăn tay, sách học, lược, thư cũ. Tôi bị ám ảnh vì nghĩ đến nơi ẩn náu, và tôi gói lại những thức kì cục nhất. Tôi không tiếc gì hết, tôi tha thiết với những kỉ niệm hơn là quần áo.
    Mãi đến 5h Bố mới về. Chúng tôi đã điện cho ông Koophuis xem ông có thể đến với chúng tôi ngay tối nau được không? Ông Van Dann đi tìm chị Miep. Miep là nhân viên văn phòng của Bố từ 1933 và trở thành người bạn thân của chúng tôi. Henk, chồng chị cũng vậy. Chị Miep tới, rồi mang đi một túi đầy giầy dép, áo dài, áo rét, tất, quần áo lót, hứa chiều tối sẽ trở lại. Sau đó là sự yên tĩnh trong nhà; không một ai trong 4 chúng tôi thiết chuyện ăn uống, trời nóng nực và cái gì cũng khác lạ. Phòng khách lớn tầng gác thứ nhất của chúng tôi đã cho ông Goudsmit nào đó thuê lại (...) Đến 11h Miep và Henk Van Saten đến, sau đó nửa đêm lại ra đi mang theo tất, giày sách và đò lót, tất cả nhét trong túi của Miep và trong mấy cái túi sâu của Henk. Tôi mệt nhoài, và nhận ra đấy là đêm cuối cùng nằm trên giường của tôi, tôi đã thiếp đi ngay tức khắc. Sáng hôm sau, lúc 5h30, Mẹ đánh thức tôi dậy, cũng may trời mát hơn hôm Chủ Nhật dôi chút, nhờ cơn mưa dai dẳng suốt ngày. Mỗi người chúng tôi ăn mặc tưạ như thám hiểm Bắc cực, cốt sao mang được nhiều quần áo nhất. Không một người Do Thái nào, gặp trường hợp này, có thể tự cho phép mình khi ra khỏi nhà, mang theo một chiéc vali dầy (...) Tôi ngột thở trước khi đi nhưng chẳng ai quan tâm đến điều đó.
    Chị Margot với chiếc cặp đầy sách học, đã đưa chiếc xe đạp ra khỏi nhà để xe đuổi theo Miep đến nơi đã định ở xa mà cả 2 chúng tôi đều chưa hề biết. Tôi cũng không rõ nơi trốn tránh bí mật của chúng tôi ở đâu. Đến 6h30, chúng tôi đóng cửa nhà lại (...)
    Chúng tôi để lại trong bếp 1/2 cân thịt cho con mèo, bát đũa ăn sáng; chúng tôi đã cuộn những chăn nệm và vải trải giường; tất cả những cái đó đem lại cảm tưởng một chuyến ra đi vội vã. Nhưng cảm tưởng thì làm gi. Chúng tôi phải ra đi với bất cứ giá nào, và điều cốt yếu là phải đến nơi an toàn. Đối với chúng tôi, có gì đáng kể nữa đâu.
    Hẹn mai sẽ tiếp
    Thân ái
    Anne
    Có màu nào đẹp và ý nghĩa hơn màu đỏ, màu đang ở trong con người chúng ta
  8. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Mọi người vất vả quá! TIÔ không bao giờ đánh máy đủ nhanh để post bài lên đây. Vì vậy, kính tặng mọi người 5*, coi như thù lao gõ bài!
    Muối iốt muôn năm
  9. maccasteve

    maccasteve Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn rất nhiều. Đây là lần đầu tiên mình được nghe và đọc về tác phẩm này.

    I'm a fool on the hill
  10. lacdatruilong

    lacdatruilong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Uhm, hồi tớ để ý tìm trên mạng mãi mà ko có được nd của quyển này, sau lại tìm được ở một chỗ bụi bặm bám đầy. Bạn nào ở HCM, muốn đọc Nhật ký của Anne Frank thì lên Nhà sách Văn Ba ở đường Nguyễn Tất Thành q4 ấy, chạy lên trên thư viện (ở lầu 3 thì phải) là thấy ngay. Ngòai ra còn rất nhiều thứ hay ho, có ai ngờ một chỗ như vậy lại có nhiều sách hay, mà các bác thủ thư cũng đáng yêu lắm. Ai có rảnh thì lên thử xem.

Chia sẻ trang này