1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật kí mang thai - Yoko Ogawa

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi ivalus, 15/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Nhật kí mang thai - Yoko Ogawa

    Ngày 29 tháng Chạp (thứ Hai)

    Chị tôi đến viện M.
    Cho tới lúc ấy, ngoài phòng khám của bác sĩ Nikaido ra, chị tôi hầu như chưa bước chân vào một bệnh viện nào khác, thành thử trước khi đi chị có vẻ lo lắng. ?oKhông biết phải mặc cái gì nữa!?, ?oMình có thể ăn nói gãy gọn trước mặt một bác sĩ mới không đây??, trong khi chị còn chần chừ thì thấm thoắt đã đến ngày khám bệnh cuối năm.
    - Nên mang theo biểu đồ thân nhiệt cơ sở của mấy tháng nhỉ?
    Đến sáng nay mà chị còn hỏi thế. Chị lơ đãng ngước nhìn tôi, chẳng buồn nhấc người khỏi bàn ăn đang dùng dở bữa sáng.
    - Cứ mang tất cả đi cũng được chứ sao!
    Tôi đáp.
    - Mang tất cả đi thì có đến hai năm cơ đấy, tức là hai mươi tư tờ.
    Giọng chị lanh lảnh, chiếc thìa khuấy đều trong lọ sữa chua.
    - Có vài ngày liên quan đến cái thai thôi, nên chị nghĩ chỉ cần mang một tờ của tháng này đi là đủ.
    - Chị không thấy tiếc à. Mất những hai năm để đo cơ mà.
    - Cứ nghĩ đến cảnh bác sĩ sột soạt lật giở cả hai mươi tư cái biểu đồ trước mặt là chị lại thấy sợ. Hệt như người ta nhìn thấy mọi việc mình làm cho tới lúc mang bầu vậy.
    Chị ngắm nghía chỗ sữa chua dính ở mũi thìa. Những giọt sữa chua sáng trắng nhểu xuống.
    - Chị lại nghĩ quá rồi. Biểu đồ thân nhiệt chẳng qua chỉ là một thứ số liệu thôi, có gì ghê ghớm đâu!
    Vừa nói tôi vừa đóng nắp lọ sữa chua rồi cất vào tủ lạnh.
    Rốt cuộc, chị quyết định mang theo toàn bộ chỗ biểu đồ thân nhiệt ấy đi. Thế nhưng, để tập hợp đủ hai mươi tư cái biểu đồ ấy mới thật là rầy rà.
    Chị đã tỉ mẩn đo thân nhiệt hàng sáng, vậy mà mỗi việc cất giữ thì lại cẩu thả. Những tờ biểu đồ đáng lẽ phải ở trong phòng ngủ, tự lúc nào đã nằm trên kệ điện thoại hoặc lẫn vào giá đựng tạp chí. Thỉnh thoảng những hình răng cưa trên cái biểu đồ đường gấp khúc của chị bất chợt đập vào mắt tôi. Ngẫm cũng lạ, nhiều khi, giữa lúc đang xem báo hay gọi điện thoại, trong đầu tôi bỗng nảy ra những ý nghĩ như là: ?oÀ, hôm nay là ngày chị ấy rụng trứng đây mà? hoặc ?oTháng này, thân nhiệt thấp kéo dài thế nhỉ!?
    Sau một hồi lật tung cả căn phòng, cuối cùng chị cũng gom đủ hai mươi tư cái biểu đồ.
    Chị chọn bệnh viện M vì một lí do rất cảm tính. Mặc kệ tôi khuyên chị nên tới một bệnh viện lớn và được trang bị tốt hơn, chị vẫn khăng khăng:
    - Chị đã quyết rồi, từ hồi còn bé cơ, là nếu sinh con chị sẽ chọn bệnh viện M.
    Viện M là một bệnh viện phụ sản tư nhân. Nó đã có ở đó từ thời ông nội chúng tôi. Chúng tôi thường hay trốn vào khu vườn sau viện đùa nghịch. Bệnh viện là một tòa nhà ba tầng bằng gỗ đã cũ, nhìn từ bên ngoài, những bức tường rào phủ đầy rêu, những dòng chữ đang mất dần trên tấm biển hiệu và những ô cửa kính lờ mờ khiến nó nặng mùi âm khí, thê nhưng bên trong khu vườn lại là một bầu không khí chan hòa ánh nắng. Những cảnh tượng trái ngược nhau đó luôn làm chúng tôi háo hức.
    Trong khu vườn có một bãi cỏ được vun trồng chu đáo, chúng tôi thường nằm lăn trên đó chơi đùa. Màu xanh của những phiến lá cỏ sắc nhọn và cái lấp lánh của ánh mặt trời lần lượt choán lấy tầm mắt tôi. Thế rồi màu xanh lục và ánh nắng hòa quyện với nhau ở đáy mắt, dần dần biến thành một màu xanh lam. Tiếp theo sau là cái giây phút tựa như bầu trời và gió và mặt đất bay vút ra xa, rung rinh. Tôi yêu cái giây phút ấy vô cùng.
    Mặc dầu vậy, trò chơi làm chúng tôi mê hồn hơn hết thảy chính là được nhòm vào bệnh viện. Chúng tôi lấy chiếc thùng các tông đựng gạc và bông y tế vứt ở góc vườn làm bệ rồi đứng ngó vào trong phòng khám qua cửa sổ.
    - Người ta biết thì chết.
    Tôi nhát gan hơn chị.
    - Ko sao đâu, bọn mình vẫn còn là trẻ con mà.
    Chị tôi hà hơi vào ô kính mờ nước, vừa lấy ống tay áo lau qua lau lại vừa bình thản nói.
    Đưa mặt lại gần cửa sổ, tôi ngửi thấy mùi sơn trắng. Cảm giác về thứ mùi tựa như có vị cay cay nơi hốc mũi ấy luôn gắn liền với viện M, chẳng bao giờ mất đi ngay cả khi tôi đã lớn. Mỗi lần ngửi thấy mùi sơn, y như rằng tôi lại hình dung ra nó.
    Phòng khám trước giờ làm việc buổi chiều lặng ngắt, không một bóng người, vì thế mà chúng tôi có thể nhẩn nha ngắm nghía từ góc này sang góc nọ.
    Đối với tôi, bí ẩn lớn nhất là những cái lọ rộng miệng đủ loại đặt trên chiếc khay hình ê ?" líp. Sao tôi thèm được tự tay mở những cái lọ chỉ có mỗi nắp đậy bằng thủy tinh, không phải kiểu nút khoén cũng ko phải kiểu nắp vặn ấy đến thế. Lọ nào cũng có màu nâu hoặc nâu hoặc tím hoặc màu đỏ tía, còn chất lỏng bên trong đều nhuộm những tông màu ấy. Khi ánh nắng chiếu vào, trông chúng trong suốt, tựa hồ đang run rẩy.
    Trên bàn bác sĩ, ống nghe, kẹp y tế, máy đo huyết áp nằm đấy bừa bộn. Mấy cái ống nhỏ ngoằn ngoèo cũng với màu sáng bạc của kim loại và nắm bơm cao su hình quả lê tây khiến cái máy đo huyết áp giống hệt như một con côn trùng khêu gợi. Những dòng chữ viết ngoáy trong hồ sơ bệnh án ẩn chứa một vẻ đẹp bí hiểm đến rung mình.
    Sát cạnh bàn là một chiếc giường giản dị, không phô trương. Một chiếc gối hình hộp nằm chính giữa tấm khăn trải đã cứng đơ vì giặt nhiều lần. Tôi tự hỏi, nếu thử nằm lên cái gối hình thù lạ đời và không có vẻ gì là mềm mại kia thì cảm giác sẽ ra sao nhỉ?
    Trên tường là tấm áp phích (các tư thế sửa phôi thai ngược). Một phụ nữ mặc quần nịt màu đen đang gập lưng, áp ngực xuống sàn nhà. Tôi cứ ngỡ cô ta ở truồng vì chiếc quần nịt ôm quá khít đôi chân. Cô ta, trong tấm áp phích đã ố vàng, đang vô hồn nhìn ra xa.
    Tiếng chuông vào lớp ở một ngôi trường gần đó báo hiệu giờ khám bệnh buổi chiều sắp bắt đầu. Chúng tôi buộc phải rút lui khi nghe thấy tiếng bước chân các y tá sau bữa cơm trưa phía bên kia cánh cửa.
    - Này, tầng hai và tầng ba thì thế nào hả chị?
    Tôi hỏi.
    Chị đáp lại tôi quả quyết như thể đã lên đó rồi.
    - Có phòng bệnh nội trú này, phòng trẻ sơ sinh này, rồi cả phòng ăn nữa.
    Thi thoảng, có những phụ nữ ngó ra ngoài từ cửa sổ tầng ba. Hình như đó là những sản phụ mới sinh. Tất cả họ đều không trang điểm, khoác váy choàng dài, tóc búi thành một túm. Những sợi tóc mỏng manh lay động bên tai. Hầu hết mặt họ vô hồn, không biểu cảm.
    Vào lúc đó, tôi đã từng nghĩ: họ được ngủ ngay bên trên cái phòng khám đầy ắp những thứ hấp dẫn thế mà chẳng tỏ ra vui vẻ chút nào là sao?
    Chị tôi đã khăng khăng chọn thì hẳn cái ấn tượng thời thơ ấu về viện M phải mãnh liệt lắm. Chẳng lẽ rồi chị cũng sẽ mặc váy choàng dài, búi tóc và ngó xuống bãi cỏ từ cửa sổ tầng ba với vầng trán xanh xao lạnh ngắt như thế ư?
    Đến tôi còn chịu thì chẳng ai cỏ thể ngăn nổi quyết định của chị. Anh rể thì vẫn cái kiểu phát biểu chẳng làm phật ý chị bao giờ, rằng, anh nghĩ chỗ đó tốt đấy, đi lại cũng gần.
    Chị về trước buổi trưa. Chúng tôi gặp nhau ở cửa lúc tôi đang chuẩn bị đi tới chỗ làm thêm.
    - Sao hả chị?
    - Một tháng rưỡi. Vừa sang tuần thứ sáu.
    - Úi chà, lại biết chính xác thế cơ à?
    - Là nhờ cái tập biểu đồ tích cóp bấy lâu đấy.
    Nói rồi, chị vừa cởi áo khoác vừa đi tuột vào trong. Xem chừng chị chẳng có cảm xúc gì đặc biệt.
    - Tối nay ăn gì?
    - Xúp hải sản.
    - Thế à!
    - Vì mực với ngao hôm nay khá rẻ.
    Những lời đối thoại quá đỗi bình thường, không chút hào hứng, làm tôi quên cả chúc mừng chị.
    Nhưng, liệu rằng việc sinh con của chị tôi và anh rể có phải là chuyện đáng mừng? Tôi thử tra trong từ điển cụm từ ?ochúc mừng?:
    Chúc mừng: lời bày tỏ sự chúc tụng nhân dịp người khác có chuyện vui mừng.
    - Bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
    Tôi tự nói với mình và miết ngón tay lên dòng chữ Hán chẳng có gì đáng vui mừng ấy.



    (còn nữa)
  2. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0

    Ngày 30 tháng Chạp (thứ Ba), sáu tuần + một ngày

    Từ thuở bé, tôi chưa bao giờ thấy thích ngày 30 tháng Chạp. Thà là ngày 31, tôi còn được sống trong tâm trạng rằng năm cũ sắp qua đi, chứ cái ngày trước ngày cuối năm này thật nửa vời. Ở nhà tôi, việc chuẩn bị cơm tết, dọn vệ sinh cuối năm, đi mua sắm cũng nửa vời, năm có năm không. Sống trong cái gia đình như thế, tôi đành phải đem đống bài tập ra làm cho đỡ chán.
    Tuy nhiên, kể từ khi cha mẹ tôi nối tiếp nhau qua đời vì bệnh tật, cái mốc đánh dấu sự giao mùa ấy còn nhạt nhòa hơn nữa. Ngay cả khi anh rể tôi tới sống, tình hình cũng không đổi khác.
    Bữa sáng hôm nay thật thong thả vì trường tôi và chỗ anh rể làm việc đều đã bước vào kì nghỉ đông.
    - Đến ánh nắng mùa đông cũng có thể khiến những đôi mắt thiếu ngủ thấy lóa.
    Anh rể tôi vừa nheo nheo đôi mắt sau tròng kính vừa ngồi xuống ghế. Mặt trời buổi sáng rọi vào từ ngoài vườn, chiếu xuống tận gầm bàn, in bóng ba đôi dép trên sàn nhà.
    - Tối qua anh về muộn à?
    Tôi hỏi. Hôm qua, trung tâm nha khoa nơi anh làm việc có tổ chức tiệc tất niên và hình như anh về nhà khi tôi đã đi nằm.
    - Vẫn kịp chuyến tàu cuối.
    Nói rồi anh đưa cốc cà phê lên miệng. Mùi hương ngọt sắc cùng với hơi nước nóng bồng bềnh trên khắp khăn trải bàn.
    Anh rể bao giờ cũng cho hàng đống kem tươi và đường vào cà phê nên bàn ăn lúc nào cũng có mùi như ở tiệm bánh ngọt. Tôi thường nghĩ: kĩ sư chỉnh hình răng gì mà uống cà phê ngọt thế, không sợ bị sâu răng chắc?
    - Tàu cuối ngày còn kinh khủng hơn cả tàu sáng vào giờ cao điểm ấy nhỉ! Đã đông lại toàn người say rượu.
    Chị quệt con dao cắt bơ nghe giòn tan trên miếng bánh mì nướng.
    Sau khi tới khám ở khoa sản ngày hôm qua, mặc dù đã chính thức biết mình có thai, thế mà chị chẳng biểu lộ cảm xúc gì đặc biệt. Tôi cứ tưởng chị phải tỏ ra kích động hơn cơ, nào ngờ chị không phấn khởi, cũng không bối rối. Thường ngày, ngay cả những biến đổi, những sự kiện nhỏ nhặt nhất như hiệu làm đẹp chị thường lui tới vừa dẹp tiệm, con mèo nhà bên chết già, hay nước bị cắt cả ngày để sửa đường ống v.v cũng có thể khiến chị hoang mang, bấn loạn, và thế là chị sẽ ngay lập tức lao đến nhà bác sĩ Nikaido.
    Chẳng biết chị đã nói chuyện chị có mang với anh rể như thế nào? Họ thường nói chuyện gì khi không có tôi? Đại để, tôi không sao lí giải được một cách thấu đáo cái gọi là vợ chồng . Với tôi nó tựa như một chất khí dị kỳ. Không hình hài, không màu sắc, mong manh như lớp kính trong suốt của chiếc ống nghiệm hình tam giác.
    Chị chọc thẳng cây dĩa xuống miếng ốp lết rồi lẩm bẩm: ?otrứng này nhiều hạt tiêu quá!? Tôi vờ như không nghe thấy vì chị ấy lúc nào chẳng phàn nàn về đồ ăn. Từ đầu dĩa, những giọt lòng đỏ trứng gà còn sống rớt xuống tong tỏng như một thứ máu vàng. Anh rể đang ăn kiwi sắt lát. Tôi không thể nào ưa nổi kiwi vì những cái hạt màu đen lổn nhổn trông như hàng ngàn chiếc tổ côn trùng bé xíu. Kiwi hôm nay chín quá, sắp nẫu cả ra. Trong giỏ bơ, những cục bơ màu trắng đang vã mồ hôi, ướt đẫm.
    Xem ra hai người không muốn đả động gì cái bầu nên tôi cũng đành làm thinh. Có tiếng chim hót ngoài sân.. Từ trên trời cao, những đám mây đang tan ra, mỏng dần. Bên tai tôi, tiếng bát đũa va vào nhau cùng tiếng nuốt thức ăn vang lên không dứt.
    Mọi người dường như ko nhận ra rằng chỉ còn hôm nay nữa là tất niên. Chẳng có thông Tết, đỗ đen hay bánh dày ở cái nhà này.
    - Ít ra cũng nên tổng vệ sinh một cái chứ nhỉ!
    Tôi going giả tự nói với mình.
    - Em thì phải giữ gìn đấy, không được vận động quá sức đâu.
    Anh rể vừa liếm bên mép dính đầy thứ nước kiwi trong suốt vừa nhắc chị. Anh có cái thói quen là luôn nói ra những câu mà ai cũng biết cả, với một vẻ vô cùng tốt bụng.
  3. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0

    Mùng 3 tháng Giêng (thứ Bảy), sáu tuần + năm ngày.

    Bố mẹ anh rể sang chơi với một chiếc hộp nhiều tầng đựng đầy cơm Tết. Những lần họ tới, tôi chẳng biết phải ăn nói ra sao, gọi họ bằng gì, thành ra cứ lúng ba lúng búng trong miệng.
    Chúng tôi chẳng đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà, đói thì nướng pizza đông lạnh hay mở khoai tây trộn đóng hộp ra ăn, vì thế một bữa cơm Tết thịnh soạn nhường này không khỏi khiến tôi ngây ngất. Trông như một món thủ công mỹ nghệ tinh xảo và lộng lấy hơn là món ăn.
    Lúc nào tôi cũng cho rằng họ thực sự là những người tốt. Dù cho lá khô có vun đống ngoài vườn và chẳng có gì ngoài nước táo và phô mai kem trong tủ lạnh, họ cũng không hề buông lời trách móc. Họ thực lòng phấn khởi vì sắp có cháu.
    Buổi chiều, khi họ về rồi, chị tôi thở dài một cái rõ to rồi bảo: ?oMệt quá, đi ngủ đây!? rồi nằm bệt xuống ghế sofa. Chị chìm ngay vào giấc ngủ, tựa như chiếc công tắc vừa tắt đánh tách một cái. Dạo này, chị ngủ nhiều. Chị nằm im như đang lạc giữa một khu đầm lầy thẳm sâu và giá lạnh.
    Chắc tại chị đang có bầu.
  4. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0

    Mùng 8 tháng Giêng (thứ Năm), bảy tuần + ba ngày

    Cuối cùng thì chị bắt đầu ốm nghén.
    Không ai nghĩ cái nghén lại đến bất ngờ như vậy. Có lần chị bảo:
    - Chị chẳng nghén được đâu.
    Chị không thích giống mọi người. Chị luôn tin rằng chỉ mình chị là không chịu tác động của thôi mien và thuốc gây mê.
    Buổi trưa, lúc hai chị em đang ăn món macaroni gratin thì đột nhiên chị đưa chiếc thìa lên ngang tầm mắt, và chòng chọc nhìn vào nó.
    - Em không thấy cái thìa này có mùi lạ ạ?
    Tôi chẳng thấy có gì khác lạ ở cái thìa đó.
    - Có mùi cát.
    Chị nở to cánh mũi.
    - Mùi cát?
    - Ừ, giống cái mùi chị ngửi thấy mỗi lần bị ngã sấp mặt xuống cát hồi còn nhỏ. Vừa hăng hắc vừa khô rát.
    Chị thả chiếc thìa xuống đĩa gratin rồi lấy khăn ăn chùi mép.
    - Chị không ăn nữa à?
    Tôi hỏi.
    - ừ! ?" chị gật đầu rồi chống tay dưới cằm.
    siêu nước đang réo xì xèo trên lò sưởi. Chị im lặng nhìn tôi. Chẳng còn cách nào khác, tôi đành một mình ăn nốt phần còn lại.
    - Em có thấy thứ nước xốt màu vàng trắng này giống hệt như dịch vị trong dạ dày không?
    Chị lẩm bẩm. tôi lờ đi và chiêu một ngụm nước đá.
    - Vừa âm ấm, vừa ươn ướt, vừa sền sệt.
    Chị co người, nghiêng nghiêng đầu như đang ngó vào mắt tôi. Tôi gõ cồm cộp mũi dĩa xuống món gratin.
    - lại cả cái màu nhờ nhờ như màu chất béo này nữa chứ!
    Tôi tiếp tục, phớt lờ. Những thân cây khô u ám làm ô cửa kính rung lên. Trên bệ bếp bằng théo không gỉ, chiếc cốc lường, gói sữa bò, xẻng gỗ và cả cái chảo rán tôi dùng để chế nước xốt đang nằm đó im lìm.
    - Hình thù của những sợi mì mới thật là kì quái. Những cái ống rỗng ruột đứt kêu sần sật trong miệng làm chị có cảm giác như mình đang nhai một mớ lòng mề nhày nhụa dịch mật và dịch tụy vậy.
    Tôi lấy đầu ngón tay mân mê cán thìa trong lúc buồn bã ngắm nhìn đôi môi chị đang tuôn ra những lời bình phẩm đủ loai. Sauk hi đã huyên thuyên chán chê những thứ chị thích, chị chậm rãi đứng dậy và ra khỏi phòng. Món gratin lạnh ngắt vón thành một cục trắng trên bàn.
  5. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Ngày 30 tháng Giêng (thứ ba), tám tuần + một ngày
    Lúc mới được chị cho xem bức hình, tôi thấy nó hao hao giống một cơn mưa đang rơi dưới bầu trời đêm buốt giá.
    Bề ngoài của nó không khác gì một bức ảnh bình thường. Mặt trước có đường viền bo màu trắng, mặt sau có in tên hang sản xuất phim. Tuy nhiên, lúc chị đem nó về từ phòng khám và vứt cẩu thả trên bàn, tôi biết ngay nó không phải là một bức ảnh thông thường.
    Bầu trời đêm là một màu đen sâu thẳm và trong vắt, tới độ làm người ta chóng mặt nếu nhìn lâu. Cơn mưa, tựa như làn sương mỏng, lất phất trên không trung. Và ở giữa làn sương, một khoảng trống hình hạt đậu tằm toang hoác hiện ra.
    - Con chị đấy.
    Chị gõ gõ ngón tay có bộ móng được tô vẽ cầu kì lên góc ảnh. Cơn ốm nghén làm má chị xanh xao và trong suốt.
    Tôi nhìn sâu vào trong khoảng trống hình hạt đậu tằm. Dường như có tiếng mưa phùn rơi ướt đêm. Nằm dưới chỗ hõm vào trong khoảng trống ấy là đứa bé. Nó là một cái bóng mong manh, tưởng như một cơn gió cũng có thể đưa nó xuống đáy cùng đêm tối.
    - Nguyên nhân những trận ốm nghén là ở chỗ ấy đấy.
    Chưa ăn gì từ sáng, chị ngồi bệt xuống ghế sofa.
    - Chị này, người ta làm cách nào mà chụp được nó nhỉ?
    - Chị chẳng biết. Chị chỉ phải nằm trên giường thôi. Lúc ra về thì ông bác sĩ đưa nó cho, bảo là để làm kỉ niệm.
    - Chà, cái này để làm kỉ niệm cơ đấy.
    Tôi đưa mắt nhìn bức ảnh lần nữa.
    - Bác sĩ của viện M là người thế nào?
    Tôi hỏi chị, và hồi tưởng lại mùi sơn nơi khung cửa sổ.
    - Đó là một người đàn ông tóc bạc, vẻ rất lịch lãm và kiệm lời. Không riêng bác sĩ mà hai người hộ lí cũng rất ít nói, họ chẳng bao giờ mở miệng khi không cần thiết. Hai người đó chắc chắn cũng ko còn trẻ. Cỡ tuổi bác sĩ thì phải. Có điều lạ là trông họ giống nhau như hai chị em sinh đôi. Từ tấm lưng, cho đến mái tóc, giọng nói, vị trí của những vết bẩn trên áo blouse trắng đều y sì. Ngay cả bây giờ chị cũng ko phân biệt nổi người này với người kia. Lúc vào phòng khám, mọi thứ đều lặng ngắt, chị chỉ nghe thấy những âm thanh rất nhỏ như tiếng giở hồ sơ bệnh án, tiếng gắp bông băng vệ sinh, hay tiếng bơm kim tiêm được lấy ra khỏi hộp. Dường như có một tín hiệu riêng nào đó giữa các hộ lí với bác sĩ, thành thử ko nói ra mà họ vẫn hiểu được nhau. Chỉ cần bác sĩ xoay người hay cử động ánh mắt, thế là các hộ lí liền thoăn thoắt đưa cho ông ấy những vật dụng cần thiết, nào phiếu xét nghiệm máu, nào nhiệt kế. Chị luôn mê mẩn những thao tác thuần thục của họ.
    Chị ngả sâu người xuống ghế rồi vắt chéo hai chân.
    - Bệnh viện không khác gì chứ, so với hồi mình thường đến chowiaays?
    Chị gật đầu mạnh.
    - chẳng thay đổi tẹo nào. Đi qua cổng chính của trường tiểu học rồi rẽ ở góc phố có cửa hàng hoa là thấy tấm biển hiệu, dường như chỉ nơi ấy là tách khỏi dòng chảy của thời gian, mọi thứ đều tĩnh lặng. Lúc chị rón rén lại gần, đặt tay lên nắm cửa, và mở ra, chị có cảm giác như mình vừa bị hút vào một vùng nào đó sâu thẳm.
    Ngay cả khi ở trong phòng, má chị cũng không ấm lên, chúng vẫn trong suốt và giá lạnh.
    - Phòng khám bệnh cũng chẳng khác xưa. Chị vẫn nhớ mọi thứ, từ chiếc kệ đựng thuốc vừa dài vừa hẹp đến cái ghế gỗ nom chắc nịch của bác sĩ và bức bình phong bằng kính mờ. Tất cả đều cũ kĩ, lạc hậu, nhưng vẫn sạch tinh tươm vì được lau chùi cẩn thận. Trong căn phòng ấy có duy nhất một thứ mới mẻ, không ăn nhập lắm với xung quanh. Em có biết là gì ko?
    Tôi lắc đầu.
    - Máy siêu âm.
    Chị chậm rãi phát âm cụm từ ấy, như đang nói về một vật gì vô cùng thiêng liêng.
    - Lần nào đến khám, chị cũng bị bắt nằm lên chiếc giường bên cạnh cái máy. Sau đó, chị sẽ lóng ngóng vén áo ngoài và áo lót lên để lộ vùng bụng, thế rồi cái bà hộ lí ít lời sẽ đi tới, bóp từ trong cái ống thuốc to hơn nhiều lần tuýt kem đánh răng ra một thứ chất nhầy và thoa lên bụng chị. Cảm giác khi đó thật thích. Thứ thuốc trong suốt và trơn tuột giống như getalin ấy cứ mơn man trên da thịt làm chị thấy khó tả ơi là khó tả.
    Nói đến đó, chị thở hắt ra một hơi dài, rồi tiếp tục.
    - tiếp đến, bác sĩ ấn lên bụng chị một cái hộp trông như máy bộ đàm, nó được nối với thiết bị siêu âm và màn hình. Nhờ chỗ thuốc vừa được thoa mà nó bám khít vào chị. Lúc ấy, mọi thứ bên trong cơ thể sẽ hiện lên cả màn hình.
    Chị dùng ngón tay xoay ngược tấm ảnh trên bàn.
    - Sauk hi khám xong, bà hộ lí sẽ lau bụng chị bằng một tấm gạc ướt. Lúc ấy thì chị hơi buồn. Lần nào chị cũng muốn kéo dài cảm giác thêm chút nữa.
    Chị vẫn thao thao bất tuyệt.
    - Lúc ra khỏi phòng khám, việc đầu tiên chị làm là đi vào nhà vệ sinh. Thế rồi, chị lại kéo áo lên khỏi cạp váy lần nữa và ngắm nghía bụng mình. Vì chị nghĩ rằng, biết đâu cái thứ thuốc giống như getalin ấy vẫn còn sót lại. Nhưng, lần nào chị cũng hụt hẫng. Chẳng còn lại gì. Chẳng còn cái cảm giác trơn tuột ấy nữa. Không ươn ướt, cũng ko lành lạnh. Chị thấy thất vọng thực sự.
    Chị thở dài.
    Một bên găng tay chị vừa cởi ra vương dưới sàn nhà. Ngoài trời, những hạt bụi tuyết bắt đầu rơi.
    - cảm giác lúc người ta chụp ảnh bên trong cơ thể mình như thế nào nhỉ?
    Tôi vừa ngắm những hạt tuyết phất phơ trong gió ngoài của sổ vừa hỏi chị
    - Có lẽ giống khi chị nhờ anh ấy lấy khuôn răng.
    - Anh rể á?
    - Ừ. Vừa ngượng, vừa nhột, vừa sờ sợ.
    Nói xong, chị từ từ mím môi rồi im lặng.
    Cái kiểu im bặt sau một tràng độc thoại không nghỉ như thế chẳng tốt lành gì cho chị. Đó là bằng chứng cho thấy chị đang đánh vật với tình trạng căng thẳng thần kinh của mình. Rồi sớm muộn gì thì chị cũng sẽ lại tới nhà bác sĩ Nikaido thôi, tôi thầm nghĩ.
    Giữa hai chúng tôi, cái bóng nhạt nhòa của đứa bé lọt thỏm giữa màn đêm.
  6. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Ngày 28 tháng Giêng (thứ Tư), mười tuần + hai ngày

    Cơn ốm nghén của chị mỗi ngày một tồi tệ. Chẳng có chút hi vọng rằng nó sẽ đỡ dần, hoặc là đến bao giờ sẽ dứt. Tình trạng ấy khiến chị ủ ê cả ngày.
    Và chị chẳng ăn được gì. Tôi đã thử liệt kê tất cả các món có thể nghĩ ra được, nhưng chị bảo chị không thèm gì cả. Tôi mang hết số sách nấu ăn trong nhà ra, chìa cho chị xem từng trang một, nhưng vô ích.
    Ko lẽ có ăn thôi cũng vất vả đến thế? Tôi nghĩ ngợi.
    Song có vẻ như bụng chị bắt đầu lép kẹp và rấm rứt đau, nên chị bảo tôi: ?oPhải cho cái gì đó vào miệng thôi.? (chị tuyệt đối không đả động đến từ ăn)
    Chị chọn bánh mì sừng bò. Để làm dịu cơn đau dạ dày thì ko cứ bánh sừng bò, mà bánh quế hay khoai tây chiên cũng được. Chẳng qua đúng lúc đó chị vô tình thấy một ổ sừng bò còn sót lại trong giỏ bánh mì từ bữa sáng.
    Chị véo ở đầu chiếc bánh hình sừng bò một mẩu rồi nhét vào miệng, và gần như không nhai mà nuốt chửng. Thế rồi khi bị nghẹn, chị chỉ nhấp một ngụm gọi là nước dinh dưỡng đóng lon với vẻ mặt nhăn nhó. Cảnh tưởng ấy chẳng có gì giống một bữa ăn. Mà giống một trò luyện ngải hay tu hành kì quặc nào đó.
    Anh rể kiếm về đủ loại tạp chí với những bài viết như là ?o Bài đặc biệt: Tôi đã vượt qua các triệu chứng ốm nghén như thế nào? hay ?o Vai trò của người chồng trong thời kì ốm nghén?. Tôi không ngờ lại có nhiều tạp chí viết về thai phụ và trẻ sơ sinh đến thế. ?oHãy vượt qua chứng cao huyết áp ở phụ nữ có thai!?, ?oBách khoa xuất huyết khi mang thai?, ?oChuẩn bị ngân sách cho việc sinh nở?.. Nhìn những hàng tít kiểu như thế, tôi bỗng thấy nản khi hình dung vô số những vấn đề rất có thể sẽ xảy đến với chị.
    Thật không thể tin nổi, đến anh rể cũng chán ăn giống chị. Mỗi lần ngồi vào bàn, anh chỉ lấy đầu đũa gẩy gẩy thức ăn mà ko hề đưa lên miệng.
    - Chị em mà khó ở là thể nào anh cũng bị lây.
    Anh rể nói mà như thể thanh minh rồi thở dài.
    Hình như chị coi cái vẻ phát ốm đó của anh là một sự chia sẻ. Anh vừa xoa xoa lưng chị, đang nhắm mắt nhắm mũi nuốt miêng bánh sừng bò, vừa lấy tay ôm ngực với vẻ mặt xanh xao. Sau đó, hai người dìu nhau như một đôi chim non bị thương vào buồng ngủ từ sớm và không ra ngoài cho đến tấn sáng hôm sau.
    Tôi thấy cám cảnh cho anh rể. Vì chẳng có lí do nào cho cái sự khó ở của anh cả. Hễ nghĩ đến tiếng thở dài yếu đuối của anh là tôi lại thấy sốt ruột.
    Bất chợt, tôi nghĩ, tôi nhất định sẽ yêu một người đàn ông có thể đán bay cả suất cơm Pháp đủ món ngay trước mặt mình, mặc cho lúc ấy tôi có gầy vêu vao vì ốm nghén.
  7. iambeo

    iambeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thực ra không thích truyện Nhật lắm vì nó thường mang 1 cái gì đấy rất u ám, nhưng cái nhật ký mang thai khá là thú vị...cám ơn bạn đã chia sẻ.
  8. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    thank sự ủng hộ của bạn iambeo
    -------------

    Mùng 6 tháng Hai (thứ Sáu), mười một tuần + bốn ngày.

    Độ này tôi thường ăn cơm một mình. Tôi thong thả nhai trong lúc ngắm nhìn bồn hoa hay cái xẻng nơi góc vườn, hay những đám mây đang trôi trên trời. Tôi nhâm nhi khoảng thời gian tự do của mình bằng những chai bia và những điếu thuốc lá mà chị tôi rất ghét vào bữa trưa. Tôi chẳng thấy buồn. Tôi thấy bữa cơm có một mình hợp với tôi hơn.
    Sáng nay, khi tôi đang ốp trứng với thịt xông khói thì chị tôi chạy từ trên tầng xuống.
    - Mùi gì mà kinh thế! Em thôi đi được không!
    Chị vừa vò đầu vừa hét lớn. Trông chị kích động và sắp khóc. Đôi chân trần thò ra từ chiếc quần ngủ trong suốt và giá lạnh như thủy tinh. Chị thô bạo đưa tay tắt phụt bếp ga.
    - chỉ là trứng ốp lêt và thịt xông khói bình thường thôi mà.
    tôi khẽ nói.
    - Bình thường gì mà bình thường. Mùi bơ, mùi sữa, mùi trứng, mùi thịt lợn hun khắp nhà làm chị nghẹt thở rồi đây.
    Chị gục đầu xuống bàn ăn, bắt đầu khóc thật. Tôi không biết phải làm sao, đành cho quạt thông gió chạy và mở cửa sổ.
    Chị khóc từ sâu trong lòng mình. Kiểu khóc yêu kiều như đang diễn kịch. Những sợi tóc rũ xuống ngang tai, đôi vai khẽ rung lên và giọng nói lẫn đầy nước mắt. Tôi đặt tay lên lưng chị với ý định làm chị nguôi ngoai.
    - chị muốn em thôi đi. Vừa thức dậy, cái mùi kinh tởm này đã bám vào khắp người rồi. Mồm chị, phổi chị, dạ dày chị đang lộn hết cả lên đây. Người chị đang nôn nao đây này.
    Chị vừa khóc vừa nói.
    - Tại sao trong nhà mình lại nhiều mùi như thế chứ? Tại sao cái gì cũng xông lên thứ mùi lờm lợm như thế chứ?
    - Em xin lỗi. lần sau em sẽ để ý hơn.
    Tôi rụt rè nói.
    - Không chỉ món trứng ốp lết với thịt xông khói của em đâu. Cả cái chảo rán cháy, cái đĩa sứ, cục xà phòng bồn rửa mặt lẫn tấm rèm phòng ngủ, tất cả đều bốc mùi. Mùi nào cũng thế, giống hệt bọn trùng a-míp, lan ra khắp nơi, rồi một mùi khác bao bọc lấy chúng và phình to ra, rồi lại một mùi khác nữa trộn vào chúng.. ôi, một chuỗi dài bất tận.
    Chị chùi khuôn mặt đẫm nước mắt lên mặt bàn. Tôi vẫn đặt nguyên lòng bàn tay tôi lên lưng chị, không biết phải làm sao, chỉ biết ngắm nhìn những ô kẻ ca rô của bộ pajama trên người chị. Tiếng động cơ của chiếc quạt gió chưa bao giờ ồn ào đến thế.
    - Em có biết mùi là thứ đáng sợ thế nào không? Chị không thể nào trốn thoát khỏi chúng. Chúng dồn dập tấn công chị chẳng chút nương nhẹ. Chị muốn đến một nơi không có mùi. Một nơi giống như phòng vô khuẩn của bệnh viện. Ở đó, chị sẽ moi nội tạng của mình ra và lấy nước cất rửa cho tới lúc sạch bóng thì thôi.
    - Phải đấy, phải đấy.
    Tôi lẩm bẩm. Sau đó thì thử hít một hơi thật sâu. Nhưng chẳng thấy đâu cái bóng dáng thứ mùi mà chị nhắc tới. Chỉ có căn bếp của một buổi sáng trong lành. Những chiếc cốc cà phê thẳng hàng nơi chạn bát, những tấm rẻ lau vắt trên tường khô ráo tinh tươm, và bầu trời xanh biếc như sắp đóng băng in bóng lên ô cửa sổ.
    Tôi không biết chị đã khóc trong bao lâu. Có thể là vài phút, hoặc đã lâu tới mức không còn nhớ được. Dù sao chị cũng đã khóc thỏa cơn, nên cuối cùng, chị trút ra một hơi dài và ngẩng mặt nhìn tôi. Lông mi và hai má chị ướt đầm, song dường như đã bình tâm trở lại.
    - Không phải là chị không muốn ăn.
    Chị lặng lẽ nói.
    - Thực tình chị muốn ăn mọi thứ. Chị muốn ăn ngấu nghiến như một con ngốc. Chị thèm được như cái dạo nhìn món gì cũng thấy ngon. Vì thế mà chị tưởng tượng rất nhiều. Về một cái bàn ăn có lọ tường vi đặt chính giữa, ánh sáng của những cây nến lóng lánh trong li vang, làn hơi nóng từ bát súp và các món thịt tỏa lên trắng xóa. Và tất nhiên không có mùi gì ở đó cả. Chị còn nghĩ, mình sẽ ăn gì trước tiên khi dứt nghén. Nhưng chị chẳng hiểu có thật rồi nó sẽ dứt. Chị thử vẽ cả tranh. Tranh cá bơn xốt bơ, sườn lợn rán, xa lát súp lơ xanh. Chị cố tưởng tượng để vẽ sao cho thật giống. Chị thấy mình như một con ngốc. cả ngày chị nhỉ nghĩ đến chuyện ăn. Hệt như bọn trẻ con thời chiến.
    Chị lấy ống tay áo lau nước mắt.
    - Đừng tự trách mình ngốc nghếch. Chị có lỗi gì đâu.
    Tôi an ủi.
    - Cảm ơn em
    Chị đáp, với ánh mắt vô hồn.
    - Từ rày, lúc nào có chị em sẽ không dùng bếp nữa.
    Chị gật đầu.
    Trong chiếc chảo rán, trứng ốp lết với thịt hun khói nguội ngắt đang thở phập phồng.
  9. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Mùng 10 tháng Hai (thứ ba), mười hai tuần + một ngày
    Mười hai tuần nghĩa là đã bước sang tháng thứ tư. Nhưng cơn nghén của chị chẳng có gì chuyển biến. Như một tấm áo cánh sũng nước, vẫn dính bết vào người chị.
    Quả đúng như tôi nghĩ, hôm nay chị đã tới bác sĩ Nikaido. Cả thần kinh, lẫn hormon và tâm trạng của chị đều đang rối loạn.
    Lần nào đến nhà bác sĩ Nikaido cũng vậy, chị phải mất bộn thời gian để có thể chọn được một bộ cánh mặc đi. Chị bày nào áo khoác, nào váy, nào áo len, nào khăn choàng, mỗi thứ mấy bộ trên giường và cân nhắc một cách thận trọng. Tiếp đó, chị sẽ trang điểm cẩn thận hơn mọi ngày. Tôi thường lo lắng nghĩ, thấy chị như thế, chẳng biết anh rể có ghen ko?
    Nghén làm cho hông chị săn lại, má nhẹ nhõm và cằm gọn ghẽ hơn, nom chị càng ngày càng đẹp. Không hề giống một thai phụ chút nào.
    Tôi từng gặp bac sĩ Nikaido trong một lần bác sĩ đưa chị về nhà hôm trời bão. Đó là một người đàn ông trung niên có khuôn mặt hết sức bình thường. Không thể thấy ở ông ta bất kì ấn tượng đáng lưu tâm nào, ví như một đôi tai dày dặn, hay những ngón tay khỏe khoắn, hay một cái cổ với những đường nét rõ ràng. Ông ta chỉ lặng lẽ đứng sau lưng chị, đôi mắt cụp xuống. Cũng bở trời mưa làm tóc và vai ướt bết nên trông ông ta càng thảm hại.
    Tôi không biết bác sĩ Nikaido dùng phương pháp điều trị gì, nhưng theo lời kể của chị thì hình như ông ta có tiến hành một chút xét nghiệm tâm lý, sử dụng liệu pháp thôi mien và kê thuốc. Chỉ có điều, mặc dù được bác sĩ Nikaido chữa trị liên tục trong suốt hơn chục năm trời từ dạo cấp ba, tôi thấy chứng bệnh giảm thần kinh của chị chẳng hề thuyên giảm. Bệnh của chị lúc nào cũng lều bều như đám rau câu trên mặt biển. Còn lâu mới chịu ngoan ngoãn thu mình xuống đáy cát.
    Tuy nhiên, chị thường bảo, người chị nhẹ tênh trong suốt những giờ trị liệu.
    - Giống khi người ta gội đầu cho mình ở tiệm làm đẹp. Khoan khoái nhất là lúc được ai đó săn sóc cho cơ thể mình.
    Chị nói, mắt khẽ nhắm, như thể đang nhớ lại cái cảm giác dễ chịu ấy.
    Tôi thì không cho bác sĩ Nikaido là chuyên gia thần kinh xuất sắc đến thế. Trong cái đêm trời nổi bão, bác sĩ Nikaido im lặng đứng chôn chân ở trước cửa nhà tôi, ánh mắt e dè đến nỗi trông giống một bệnh nhân tâm thần hơn là một bác sĩ. Chẳng hiểu ông ta làm cách nào để xoa dịu những sợi thần kinh mong manh kia của chị?
    Nắng đã tắt, vầng trăng vàng óng đã hiện ra trong bóng tối, vậy mà chị vẫn chưa về.
    - Ra ngoài giữa đêm lạnh thế này chẳng biết có sao ko?
    Anh rể lẩm bẩm như nói một mình. Khi có tiếng taxi dừng trước cửa, anh vội vàng ra đón chị.
    Chị vừa cởi khăn choàng vừa nói: ?oEm về rồi đây.? Đồng tử và mi mắt chị sáng lên lạnh ngắt. Trông chị lặng lẽ hơn cả hồi sáng.
    Nhưng, việc thường xuyên tới chỗ bác sĩ Nikaido cũng chẳng giúp làm chị vơi cơn nghén.
  10. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0

    Ngày mùng 1 tháng Ba (chủ nhật), mười bốn tuần + sáu ngày
    Tôi bỗng nhận ra rằng mình chưa bao giờ nghĩ đến đứa cháu sắp ra đời. Có lẽ tôi nên thử tưởng tượng về giới tính, tên hay quần áo sơ sinh của nó. Mọi người vẫn thường vui thú với việc đó đấy thôi.
    Chị và anh rể không bao giờ nói về đứa bé trước mặt tôi. Họ làm như thể việc mang thai và việc nó nằm trong bụng chẳng liên quan gì tới nhau. Thành ra tôi cũng cảm thấy đứa bé là một cái gì đó ko thể nắm bắt.
    Từ khóa mà tôi dùng để nhận biết nó trong đầu mình lúc này là nhiễm sắc thể. Bằng nhiễm sắc thể, tôi có thể ý thức được hình dạng của đứa bé.
    Trước đây, có lần tôi đã thấy một bức ảnh chụp nhiễm sắc thể trên một tạp chí khoa học hay ở đâu đó. Trông nó giống như vô số những cặp ấu trùng **** song sinh đang xếp thành hàng dọc. Lũ ấu trùng hình trụ thon dài vừa đủ tròn trịa để có thể nhúp lấy bằng đầu ngón trỏ và ngón cái, những chỗ thắt vào bé xíu và lớp biểu bì ẩm ướt hiện lên sống động. Mỗi cặp lại sở hữu một cá tính riêng, cặp thì đầu mút gập xuống như một miếng bít tết, cặp thì nằm song song đối diện với nhau, cặp thì hai đứa trẻ sinh đôi dính liền, đủ mọi hình dạng.
    Mỗi lần nghĩ đến đứa bé trong bụng chị, tôi lại tưởng tượng ra cặp ấu trùng sinh đôi ấy. Trong đầu mình, tôi thử miết tay lên cái hình nhiềm săc thể của đứa bé.

Chia sẻ trang này