1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Kí

Chủ đề trong 'Văn học' bởi TrienNguyen, 01/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhatQuan

    NhatQuan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2002
    Bài viết:
    707
    Đã được thích:
    0
    Đời con sao khổ thế con? Khóc đi, bụt sẽ hiện lên!
  2. boydienbien

    boydienbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    hi vọng các hạ bớt điên và trả từ đó về cho tại hạ, cám ơn các hạ nhiều, và hi vọng không có dịp được tao ngộ vỡi các hạ
    tại hạ đang đi học, nhung cũng tranh thủ máy ở trường mà vào nhắn cho các hạ đấy ....
  3. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Có lý nào lại giành nhau chi tiếng "điên"? Mà có lý đấy, bởi vì đấy là những người điên. Người điên thì giành giật nhau những cái người khác tưởng vô nghĩa lý, tưởng nhảm nhí. Nhưng trong mắt những người điên thì lũ người tỉnh lại giành nhau những cái còn nhếch nhác và tào lao phù phiếm hơn: áo quần, danh dự, người yêu, tiền bạc, địa vị, quyền lực, tôn giáo, chiến tranh, triết lý, đạo đức, mỹ cảm, thơ ca, chính trị, xã hội, quan niệm, lập trường...
    Nhưng điên thì ai giành? Mà giành có được không? "Điên" nó có vì giành mà chịu về với người nào đó không, như một cô gái được 2 anh chàng săn đuổi? Hay là, sẽ chạy sang một anh chàng thứ 3? Thôi thì nếu giành không được, chia hai vậy. Mỗi người một ít về ăn Tết cho vui! Hahaha....

    Cửa chẳng bao giờ mở nếu cứ gõ mà không đặt hết vào đó tuyệt vọng nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ mở ra nữa.
    Thế giới ảo là thế giới ảo, không hơn. Và hắn chợt nhớ tới cái gì đó gần với ý tưởng như thế của ai...
    Mỗi đêm vẫn cứ thao thức nằm. Ngó vào tối rộng, nhớ lùa mông mông...
    Bao nhiêu ngày còn lại ở đây, hắn chỉ còn tìm kiếm ở cảnh trí chứ thôi không còn nghĩ về những con người. Lang thang mãi, tối nay ngủ Bách khoa, mai về Kim Liên, mốt nọ Thợ Nhuộm, rồi có bữa lang thang nguyên đêm quanh quẩn bờ hồ cho đến lúc dân phòng xua hắn như lùa vịt. Cái giọng quát the thé của những thằng thộn ấy sao mà giống loài chó cái gầm ghè thế?
    Hắn đói. Nhưng ăn uống cầm chừng. Hắn hết tiền, nhưng tiêu xài theo kiểu trịch thượng bố láo của những thằng con cô con cậu đất này. Cho nó thấm cái "thi vị" cuộc đời đàng điếm, để biết lăn lóc chán chê nhứt chín nhị bù. Cho nó vui cái vui của những viên ma túy tổng hợp không bằng thuốc phiện mà bằng nước đắng, nước cay và thơ và khói thuốc...
    Ngụp lặn trong biển mênh mông kiến thức, tri giác, quan hệ lồi lõm thiện ác, dối trá và thật chân lộn lẫn, hắn thấy mình đứng trên cửa dẫn vào nhà thương tâm thần.
    Vào dưỡng trí viện, có lẽ không còn ai dòm ngó hắn làm thơ theo kiểu gì, giống với ai, thơm thối ra sao. Không còn ngớ ngẩn ngồi đánh máy, mỏi mòn nói lạc giọng vẫn cứ thấy nghẹn họng trước lối ăn nói chặt chẽ nghiêm cẩn của quý vị học giả điều nghiên từng đường đi nước bước của con chữ vô hồn mục ruỗng...
    Đêm. Lại về qua ngõ vắng. Mưa nhỏ. Nhưng đủ tạo những vũng lầy lớn. Hắn bước qua, dẫm toẹt vào đó. Bùn toé lên, văng cả vào mặt. Hắn cười. Đủ xông xênh cho một đêm cô độc tới tận mồ hoang lạnh ngắt khuya nay...
  4. boydienbien

    boydienbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0

    người điên không biết "ní ní nuận nuận gì hết" cũng không có chuyện giá gú gì ở đây cả, nếu các hạ vẫn dủ sáng để " ní nuận" vẫn đủ hồn để mơ gái thì bỏ cái chữ "điên" lại cho tại hạ dùng vậy, cám ơn trước vì với tại hạ thì dù các hạ có mặt dầy mấy tại hạ cũng cố dầy mặt hơn để đòi chứ điên, miễn là không phải gặp các hạ, không bị các hạ bôi nhọ một chứ " điên"
    danh dự của người điên là cho tiền nhưng không lấy hì hì các hạ có thể từ chối tiền bạc và gái xinh, thì tại hạ sẽ nhường chữ điên cho các hạ.....
  5. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Người điên cũng biết danh dự? Điên gì?
    Người điên cũng yêu gái và mê tiền, điên ra sao?
    Nhưng bất ngờ nảy ra một câu:
    Xin hỏi, thế nào là điên?
    ...
    Cơ mà, cứ hiểu điên là điên cũng tốt. Ngu dốt cho xong. Tại hạ nhường chữ điên cho các hạ! Giữ lấy, đừng đánh mất nhé!

    Tức giận cực độ. May mắn còn chút gì tỉnh trí, để không phải làm những chuyện tàn bạo nhất.
    Dở hơi không tưởng. Thật là rỗi việc và ngu si đầy chất lưu manh đường phố. Những con người...
    Khốn nạn thật! Mà, chúng chẳng đã điên còn gì?
    Để rồi oán trách nhau, tay buông lơi tình mềm, chân không theo tình bền...
    Ngồi nghe Tuấn Ngọc hát Không tên Vũ Thành An, buồn lơ láo. Tưởng như người phụ mình, tưởng như tình phụ người. Tưởng như gió không còn vờn quanh môi mắt khô đắng của mình, mà cứ mãi vân du về một phương hà nào xa mãi...
    Làm thơ mơ thấy gái trần gian. Gái trần gian là cô gái nào? Là gái trần gian. Hằng hà đầy rẫy. Yêu bất cứ cô nào, nhưng nhạt nhẽo với bất cứ ai. Tại sao lại có thể yêu bất cứ ai? Dạ thưa, vì cô nào cũng đáng yêu. Tại sao ai cũng nhạt nhẽo? Dạ thưa vì con có yêu ai như con nói. Tại sao gian dối? Dạ tại vì dối gian? Thế tại sao thích nói lươn lẹo? Dạ thưa, vì ngôn ngữ của con có đàng hoàng được đâu. Tại sao không đường hoàng? Dạ tại vì con thấy có nhiều thằng đàng hoàng phết, lại chẳng có tí tẹo đàng hoàng nào trong lương tri. Thế tại sao con lại không có lương tri? Dạ con nói thế khi nào thưa ông? Mà cũng vì con không muốn thiên hạ biết thế. Vì sao? Dạ con không muốn thiên hạ biết con yếu đuối thơ dại ngốc đần. Tại sao? Dạ thưa, chúng giết con mất. Đời nó khốn nạn lắm thưa ông Bụt!
    Ừ, ông Bụt gật gù. Rồi ông Bụt cũng bay đi...
    Còn ai?
    Chiều đỏ một màu máu thẫm thẫm dị dị, cái người mà thiên hạ tưởng ta tình si dụ dỗ, sms cho: "Muốn cùng đi lang thang qua những hàng cây yên lặng với một người".
    Nên nói sao? bây giờ?
  6. kephahoai

    kephahoai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Nói chung! Tao thấy thằng trieunguyen không bị điên vì thần kinh bất thường, mà đang điên tình thì đúng hơn. Nói thật cái giống này phải chịu khó cúng mới khỏi được, mỗi lần Cúng đắt thì 300K rẻ thì sáu- bảy sập thôi, không chịu Cúng sẽ đơ đấy con ạ!
  7. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Vâng! Thần kinh bất thường, bất thường như thế này: Anh còn có thể chửi gì qua bài viết này?
    Hahahaha...
    Bông hồng cho ngày tháng không tên
    Con người vẫn hay ngã lòng trước sự kiện và không biết làm gì trong những tháng ngày mỏi mòn chờ đợi. Thật ra thì chính những ngày tháng không tên này đã ban tặng một bông hồng vô cùng quý giá cho đời sống. Nó làm cho ta biết cái giá phải trả của mọi sự và biết trân quý những gì ta gặt hái được trong tay ngay từ bây giờ đây.
    ?oMòn con mắt sầu đưa từ cổ độ (Gío hiu hắt bốn phương về dồn tụ)
    Bụi thu mờ ai phủi với hai tay?

    (Bùi Giáng)
    ?o?Tri nhân giả trí, tự tri giả minh, thắng nhân giả lực, tự thắng giả cường??(Lão Tử)
    Triết gia B. Spinoza trong tác phẩm ?oĐạo đức học?, đã viết một câu thời danh: ?oĐối với hình tam giác, Thượng đế sẽ là một hình tam giác. Và đối với hình tròn, Thượng Đế sẽ là một hình tròn?. Rõ ràng khi chúng ta ý thức là ý thức về thế giới và thế giới trình hiện với chúng ta như thế giới được chúng ta ý thức. Mỗi một cá thể, cảm nhận thế giới theo một chiều kích sai biệt của mình. Vấn đề là ở chỗ làm sao ta biết rằng đối tượng sẽ là chính nó hay chỉ là những mảnh vỡ mờ nhạt bởi những ý nghĩa riêng tư mù quáng của trí năng lang thang. Triết gia Trần Đức Thảo viết: ?oMọi sự kiện thiết thực của cuộc sống không mất đi khi chúng ta nhìn tất cả với tư duy triết học, mà trái lại hiện rõ lên với chân tính. Thế giới có thể bị thu gọn và lên khung trong một cảm nhận lý tính nhưng không bị sai lạc bởi lý thuyết vì thế giới vẫn còn đó mà trở nên sinh động dưới một hình thức khác, cho phép chúng ta ý thức và hoàn toàn tự thức?, một bước nhảy dẫn tới một thực tại hiện sinh mới, hiện sinh siêu nhiên và tuyệt đối. Một ý niệm bao hàm bản sinh tự do của con người? [1].
    Con người khi ý thức được sự hiện hữu của mình sẽ tìm cách ban tặng cho đời mình một ý nghĩa. Theo ngôn từ hình ảnh của Malraux thì con người, khi biết mình sẽ hoại diệt, ?o?đã rứt ra từ cái chua chát của các thiên hà khúc hát chòm sao mà nó sẽ phóng vào thế kỷ tháng năm tình cờ, nơi nó sẽ buộc những lời xa lạ??[2]. Những ẩn ngữ gửi lại là cách tìm về một ý nghĩa sống. Nói hình ảnh hơn, đó là đạo sống. Rilke nói nghệ thuật cũng chỉ như là một thứ đạo sống mà thôi. Đạo sống này, trao gửi qua bao nhiêu thế hệ để nhắn nhủ con người luôn sống được và sống qua mọi hoàn cảnh. Quá trình sống này, trải qua từng giai đoạn, kích thích con người phát triển tiềm năng bằng cách tạo ra những nghịch cảnh cưỡng kháng, khiến y phải dùng một ý chí phi thường để vượt qua và gặt hái những kinh nghiệm khái quát làm chân lý công ước cho riêng mình ?otam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục?? để ta có thể an nhiên tự tại sống thật chậm rãi và bình thản trong mọi cuộc tiếp giáp.
    Tuy thế, con người vẫn hay ngã lòng trước sự kiện và không biết làm gì trong những tháng ngày mỏi mòn chờ đợi. Thật ra thì chính những ngày tháng không tên này đã ban tặng một bông hồng vô cùng quý giá cho đời sống. Nó làm cho ta biết cái giá phải trả của mọi sự và biết trân quý những gì ta gặt hái được trong tay ngay từ bây giờ đây. Nhân gian thường chỉ biết đến những gì ta đang có ngày hôm nay mà không biết những ngày tháng âm thầm ta kiến tạo. Vì thế mà đám đông hay xét đoán một cách hời hợt bên ngoài chứ không đặt vấn đề trong dòng chảy đích thực suối nguồn của nó. Đám đông chỉ phát giác được manh nha khi bắt đầu chán nản một điều gì đó mà mình vẫn hùa theo nhau để tán tụng ?ophong thần?.
    Khi chúng ta đã chán nản một cách đầy đủ thì nỗi xao xuyến xâm chiếm và ngự trị, khiến chúng ta đang đi giữa dòng đời bỗng chìm lỉm xuống thành một khối cô đơn ?ochiều đã kêu chiều bằng tiếng gió, trong ta đêm xuống rất bạo tàn? (Nguyễn Tất Nhiên). Lúc ấy tiếng gọi ?ophản phục quy nguyên? lên tiếng. Bởi ?ovạn vật giai bị ư ngã phản thân nhi thành, lạc mạc đại yên?. Nhưng thường thì chúng ta mãi không nhận ra vì mắt chúng ta mù quáng trước Vô Thể và tai chúng ta điếc lòi trước tiếng gọi của Vô hình. Và những khuynh hướng của đám đông xúi giục chúng ta làm lơ đi thể tính của bản ngã tự tại, một suối nguồn phong nhiêu cho sáng tạo. Ta cần phải trở thành chính ta. Bởi từng cá nhân là từng con người độc sáng, không hề lặp lại trong sử lịch thời gian:
    ?oChôm chôm trên cành
    đâu bao giờ mơ tưởng
    Thành sầu riêng ngon lành?

    (Trần Văn Hiến)
    Ngay cả chôm chôm cũng biết hài lòng với thân phận. Chúng an vui sống trong sự hiện trình của loài chôm chôm. Nhờ thế mà chúng không bị lẫn đi với bất kỳ một loại trái cây nào khác. Một bài haiku giản dị mà vi tế của tinh thần ?ophản phục quy nguyên?.
    Martin Heidegger đã viết cho Rilke: ?oVào thời đại đêm tối của thế giới, hố thẳm phải được học và học cho cạn. Mà muốn như thế phải có người vươn tới Hố thẳm?[3]. Hiển nhiên là Rilke đã vươn tới hố thẳm và gắng truyền đạt lại cho chúng ta một kinh nghiệm uyên nguyên của nhân sinh đã bị những tập khí di truyền nội tại và ngoại tại làm cho mờ tối. Mọi cách học phải đóng cửa ẩn mình ?ochẳng tu thì cũng như tu mới là??. Hố thẳm càng sâu dày thì chất chứa nghi tình càng lớn. Và nghi tình này, đến lượt nó, làm cho kẻ học đốn ngộ do kinh nghiệm uyên nguyên dễ dàng khai mở khi chúng ta vượt qua.
    ?oKhông chết trần truồng không thể được
    chúng tôi đập vỡ những hình hài
    cuộc sống phải thừa như không khí
    cuộc sống phải thừa như sớm mai?

    (Thanh Tâm Tuyền)
    Những ngón tay hoài vọng đưa ra rồi khô đi và rụng xuống dòng đời luôn di động. Ai biết được hồn mình đã rụng mất hai tay? Cái đau thương ấy làm lời thơ thêm âm vang u uẩn. Và cái cao ngạo vì thế mà có lần đã sinh ra do anh hoa phát tiết, và gây bao nhiêu ngộ nhận cho tha nhân. Ai biết được vào một sớm mai hồng có chàng thi sĩ cô đơn trong niềm tương giao thông cảm níu kết với đời đã âm thầm, không cười không nói, hiu hắt bước vào cõi mộng của tình điên:
    ?oEm về mấy thế kỷ sau
    Nhìn trăng còn thấy nguyên màu ấy không?
    Ta đi gửi lại đội dòng
    Lá rơi có dội lại trong sương mù??

    (Bùi Giáng)
    Và bao nhiêu nước mắt của thiên tài rồi sẽ vì đời mà còn chảy mãi. Một cánh chim ngàn đốt tổ bay đi. Về đâu? Đương nhiên là về một phương trời còn hoài vọng:
    ?o?Lệ ứa ra hai hàng,
    Lệ thương thân dã tràng
    Nghìn xót xa cũng muộn
    Rồi mai sau nhớ lần đầu??

    (Vũ Thành An)
    Định mệnh của thi nhân trên dòng lịch sử là định mệnh của con đường thập giá:
    ?o?Tình vui theo gió mây trôi
    Ý sầu mưa xuống đời
    Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi
    Mấy tuổi xa người??

    (Tình khúc thứ nhất, Lời: Nguyễn Đình Toàn, nhạc Vũ Thành An)
    hay
    ?oKim cổ vô cùng giang mạc mạc
    Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu?

    (Nguyễn Trãi)
    Chúng ta hãy để ý. Lời đầu bài ca và câu thơ đầu như một nét gạch ngang dứt khoát, hơi văn đi một nhịp thật bạo tàn: ?otình vui như gió mây trôi?, và ?oChuyện kim cổ xưa nay như nước chảy mãi?, tàn nhẫn và vô tình trôi lướt qua. Câu nhạc và thơ thứ hai gạch xuống một nét dọc khác âm u và ngậm ngùi ?oý sầu mưa xuống đời?, và ?olá vàng rơi?, làm cấu trúc thơ nhạc thành một cây thập giá của cuộc đời để ?olệ rơi lấp mấy tuổi tôi? và để cho anh hùng ngàn năm mang hận.
    Quy luật này là tất yếu chăng? Hình như không còn ngoại lệ nào khác:
    ?oHễ đã hơn người và vượt bậc
    vinh quang rồi đến lúc lao đao?

    (Tuệ trung thượng sĩ)
    Nhưng ?osơn cùng thuỷ tận nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn?. Kẻ sĩ rút lui vào trong tư tưởng, âm thầm nuôi dưỡng đời mình, hoài thai một nỗi niềm tự nhiên thanh thản, như hình tượng của đức phật mắt lim dim hướng về bên trong. Nhờ sự rút lui này mà thế gian được triển nở. Khi ấy sự sáng tạo của vũ trụ sẽ diễn ra thông qua bản thân ta. Con người chỉ như còn một nhịp cầu nối, cho hiện vật hiện trình như chính nó là. Công cuộc ấy, nhân gian gọi là sáng tạo, còn người tỉnh thức thì gọi là phát kiến tâm linh.
    Mộc Các, Sài Thành, tháng 5/2006
    [1] Trích dẫn theo Cao Tôn, Triết gia Trần Đức Thảo, bài đăng trên talawas.
    [2] Trích dẫn theo Andre Niel, ?oNhững tiếng kêu lớn của chủ nghĩa nhân bản hiện đại?, Bản Việt văn của Mạnh Tường, Nxb Ca dao, Sài gòn, 1969, Trang 25.
    [3] Rilke, ?oThư gửi người thi sĩ trẻ tuổi?, bản Việt văn của Hoàng Thu Uyên, Nxb Ca dao, Sài Gòn 1973, Lời nói đầu.

  8. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Thì cũng khác gì các kiến trúc sư vào Văn học, Thi ca, Thư pháp khoe chữ đâu.
    Nói chung Triển Nguyễn viết cái gì ấy, đàn sáo véo von mà mình thấy chán ngắt. Hay mình ngu? Ừ đúng rồi. Mình ngu!!!
  9. kephahoai

    kephahoai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ tao mới biết, thằng này vay mượn cũng nhiều, hồi xưa tao cứ tưởng nó chỉ biết ấy ấy thôi kia đấy, kin quá cơ!
    Mới lại như này là nó khoe chữ đấy nhỉ? Các bạn vỗ tay khen bé cái nào
  10. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Ôi những thằng ngốc!
    Ôi những đứa mù!
    Ôi, những con người trần truồng và bệnh hoạn.
    Ôi những thằng điên!
    Ôi những điêu tàn của "mặt đất đã trầm trọng và tang thương"!
    Ô thôi thôi thế! Đành thế thì thôi!

Chia sẻ trang này