1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Kí

Chủ đề trong 'Văn học' bởi TrienNguyen, 01/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    nếu như người ta có thể tin vào lòng thương yêu thì đó là một điều vô cùng phi lý nhưng tại sao ai cũng tin và luôn luôn cho rằng tình yêu có thể cứu chuộc thân phận tôi luôn tự hỏi mình nếu ko có tình yêu thì ng ta còn gì nhưng câu trả lời chỉ là một con số 0 hư huyễn
    một sớm mai nào đi giữa nắng quàng xiên bơivỉ anh đắm đuối khát dịu hiền đó là câu thơ cũ viết về người đàn bà quá cũ và tôi biến mất trong cái lớp bọc mơ màng của dĩ vãng mù mù như đèn đường vào những hôm về khuya trong cơn say nụ cười buồn của em và dòng đặc quánh đêm dòng sữa bát ngát huyền nhiệm dấu cư lưu thời gian và nặng trĩu gánh đời phiền muộn không chịu tha thứ tôi chỉ có những điên rồ man dại
    bất chợt nghĩ rằng mình chỉ có một trò chơi là dần dần rút mình vào trong cõi chết người ta chịu chơi trong một vòng ánh sáng khủng khiếp để còn lại là một đêm tối hoàn toàn bí mật bí mật bí mật
  2. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Tưởng tượng cả thế giới đang bị nhốt trong một cái ti vi to tướng, và những người bị nhốt có thể hoạt động được, cưới nói được, yêu nhau, thù hận, chiến tranh... đều được. Nhưng cơ bản đó ko phải là sự thật.
    Điều đó làm cho hắn khổ sở, nhiều khi lên cơn, làm liên tiếp những bài điên bất tận.
    Cười tếu với mình vào sớm mai khi thức giấc: "Một ngày nữa ở trong cái tivi khổ lớn"
  3. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người bảo rằng thằng ngốc có thể làm được chuyện nhờ may mắn. Nhưng thằng ngốc ko có may mắn thì thằng ngốc làm gì?
    Hắn là thằng ngốc đếk có chút may mắn.
    Và hắn lại đang viết.
    Bởi vì hắn chính là thằng ngốc dek có chút mơ mộng nào.
  4. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Im lặng.
    Nói chung im lặng là một thứ thuốc thần kinh.
    Theo cả 2 nghĩa, xoa dịu và kích thích.
    Xoa dịu vết bầm cuộc sống. Và kích thích chất khùng lên men.
    Nhưng thứ thuốc nào cũng có tác dụng phụ. Những đêm bỗng không đủ cho ai đó. Cái cảm giác trống rỗng và thối khẳm và không đủ tối đưa hắn đi vào những nhà chứa, những discothique, và vỉa hè.
    Và ngay cả vỉa hè cũng không còn là một thứ thuốc.
    Hắn nằm bên vỉa hè khác- vỉa hè cuộc đời.
  5. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Những giờ phút cuối cùng của một cuộc chia tay, khi đêm chỉ còn là lụa, vá víu cái kén tằm nhưng nhức màu đen, thì nàng biến mất. Đột ngột. Hắn nhìn đêm ra màu rượu Vodka. Đường từ Kim Liên về Thợ Nhuộm dài ngát. Hà Nội trở thành một vết thương mưng mủ. Và căn phòng 3 *** chỉ còn là một cái tủ nóng hầm hập nung cháy nỗi ***g lộn của lương tri. Dởm đời! Mọi thứ có thể biến mất trước mũi bạn bất cứ khi nào bạn muốn, tin không? Cái mes. qua màn hình laptop không làm hắn tin, chỉ có cái cảm giác lúc này là đáng tin hơn cả. Mà cảm giác hắn lúc này không phải là mọi thứ dều có thể biến mất, mà là, mọi thứ đều đang và sẽ biến mất.
    Ra phố, là gió lạnh, cơ mà, nếu thế còn may ra tìm được một chút mùi vỉa hè lem luốc cho đỡ nhọ người...
  6. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Ngôn Ngữ Nhạc Tiền Chiến - Vẻ Đẹp Ngọc Trai
    Nhạc tiền chiến là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam mang âm hưởng trữ tình lãng mạn xuất hiện vào cuối thập niên 1930.
    Bối cảnh ra đời của nhạc tiền chiến cũng chính là bối cảnh ra đời của tân nhạc Việt Nam. Đó là Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20, xuất hiện sau phong trào Thơ Mới và dòng văn học lãng mạn vài năm.
    Ban đầu khái niệm nhạc tiền chiến dùng để chỉ dòng nhạc mới tiếng Việt theo âm luật Tây phương trước khi nổ ra chiến tranh Việt - Pháp, sau khái niệm này mở rộng, bao gồm một số sáng tác trong chiến tranh (1946?"1954) cùng phong cách trữ tình lãng mạn, như "Dư âm" của Nguyễn Văn Tý, "Sơn nữ ca" của Trần Hoàn, và cả sau 1954 đối với một số nhạc sĩ miền Nam như Phạm Đình Chương, Cung Tiến...
    Những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến: Đặng Thế Phong, Phạm Duy, Văn Cao, Lê Thương, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước... Các ca khúc như Giọt mưa thu, Con thuyền không bến, Bến Xuân, Hoài Cảm, Gửi Người em Gái, Bên Cầu Biên Giới, Đêm Tàn Bến Ngự, Hòn Vọng Phu... (cai nay ko can thi co the cat di)
    Năm 1938 được coi là điểm mốc đánh dấu sự hình thành của tân nhạc Việt Nam với những buổi biểu diễn và thuyết trình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên tại Hà Nội. Bài hát được công nhận ca khúc đầu tiên của tân nhạc là "Cùng nhau đi Hồng binh" của Đinh Nhu sáng tác 1930. Các bài hát tiền chiến thường có giai điệu trữ tình và lời ca giàu chất văn học. Một số ca từ trở thành những lời tình ca có giá trị kinh điển, làm say mê bao nhiêu thế hệ thính giả Việt Nam.
    Có người lạc bước vào trong xứ hoa đào, kể lại rằng:
    ...dừng chân bên hồ nghe chiều rơi,
    Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi.
    ....Đường trần nhìn hoa **** rồi lòng trần mơ **** hoa,
    Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương...
    Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai. (Ai lên xứ hoa đào- Hoàng Nguyên)
    Mộng và Thực nhờ sương khói với hoa đào đã hôn phối với nhau, đan quyện thành lời ca say đắm hồn người. Đâu là hoa đào? Và đâu là mộng khói sương?
    Con người vẫn muôn đời là loài có trái tim hướng thượng đầy khao khát hạnh phúc, thế nên mới có một "Bến Xuân" siêu thực đầy cám dỗ ngọt ngao của Văn Cao-người đàn ông hiếm hoi nụ cười:
    Hồn mùa ngây ngất trầm vương, dìu nhau theo dốc suối nơi ven đồi. Còn thấy chim ghen lời âu yếm ...
    Cũng vì cánh chim hờn ghen ấy, đưa tin sai lạc mà:
    Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
    Chim với gió
    Bay về chàng quên hết lời thề
    Áo đan hết rồi
    Cố quên dáng người
    (Buồn Tàn Thu- Văn Cao)
    Người phụ nữ đan áo đã xong, vắng tin, đành tự ru lòng một điều khó khăn. Với đôi chữ "cố quên", tâm trạng đó đã là cái gì khắc khoải nhớ. Và nỗi nhớ đưa ta về đâu?
    Thuyền ơi đưa ta tới đâu? Tìm trăng, trăng khuất đã lâu,
    Sương xuống trên bến cô liêu, thêm sầu...Có ai nhớ, ai nơi giang đầu?
    (Đêm Tàn Bến Ngự- Dương Thiệu Tước)
    Tất cả những gì làm được chỉ là câu hỏi đồng vọng giữa đêm suông. Người trai đã ở chốn nào?
    Nhưng đường quá xa vời, hương trời vẫn mê mải. Lòng tôi sao vẫn còn biên giới ! Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây?
    ( Bên cầu biên giới- Phạm Duy)
    Biên giới ấy là đường biên mong manh của hữu thức, hay của lòng người trai, vốn đầy chặt những mâu thuẫn của thời đại? Không cần câu trả lời, bởi nếu trả lời được, thì ca từ sẽ ra đi. Chỉ có câu hỏi mới tồn tại. Cũng như nỗi cách xa, thổi bùng những cành khô thương nhớ:
    Biệt ly sóng trên dòng sông ...Biệt ly ước bao đường tơ...Biệt ly ước mong hoàng hôn, êm đềm về ru ấm tâm hồn
    (Biệt Ly- Dzoãn Mẫn)
    Chia xa, chỉ hoàng hôn có màu đen nhung lụa mới ủ ấm được hồn người. Còn buổi chiều muộn giao thời màu tím biếc thì gây nên bao nông nỗi:
    Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài
    Sầu trên phím đàn, tình vương không gian, mây bay quan san, có hay?... Từ đấy đàn nhớ thanh âm chùng dây vĩ cầm
    (Chiều Tím- Đan Thọ)
    Ca từ đẹp như một nỗi đau - chùng dây vĩ cầm. Thính giả như thấy sự cô đơn thấu suốt qua người:
    Quạnh hiu về thấm không gian, âm thầm như lấn vào hồn
    (Hoài Cảm- Cung Tiến)
    Nhiều người bảo rằng, ca từ nhạc tiền chiến quá bi ai. Nhưng có mấy ai đồng điệu và tương thông với người khác không phải bằng sự dung nhiếp ôn tồn của nỗi buồn? Nhạc sỹ, cũng là nghệ sỹ, cảm nhận cuộc đời bằng chính sự cúi xuống thật gần với thống khổ, gần với con người, như lời ca từ nào của Trịnh: "cúi xuống. cúi xuống thật gần, cho máu tim về lại... cho bóng đổ dài"; chứ nào phải bằng niềm vui? Mà nỗi buồn trong ca từ tiền chiến, dường như không là sự hằn học, giận dỗi với đời sống, mà nâng niu đời sống bằng hoài cảm len lén, bằng cái bàng bạc lan toả nồng ấm của tình người trước oái ăm kiếp người. Nghe Đoàn Chuẩn- Từ Linh:
    Hoa lan hương màu trắng như duyên em thầm kín, trong hương thu màu tím buồn.( Cánh hoa duyên kiếp)
    Thuyền ơi sao mê say nhiều quá
    đường mê không ai ngăn cản lối (Chuyển bến)
    Em tôi đi màu son lên đôi môi
    Khăn xoan bay lả lơi trên hai vai
    Nhìn xác pháo bên thềm gợi lòng tôi nhớ tới người em (Gửi người em gái)
    Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt (Lá đổ muôn chiều)
    Đấy, chỉ là những "người em". Ông không gọi người yêu của mình bằng gì khác, mà bằng hình ảnh có phần ỡm ờ, mong manh, bé dại. Cách gọi như thế đã cho ta cái gì tiếc nuối hoa ngọc rất "Người". Dẫu biết: "Trên con sông thương, nào ai biết nông sâu? "
    (Con thuyền không bến- Đặng Thế Phong)
    nhưng vẫn :
    Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
    Sông xa từng lớp lớp mưa dài
    Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh (Đôi mắt người Sơn Tây, Quang Dũng- Phạm Đình Chương)
    và với tới một lời cầu nguyện cho người:
    Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
    Hồn thánh thoát mưa dầm buồn tối âm thầm (Giáo đường im bóng- Nguyễn Thiện Tơ)
    Nghệ thuật không phải là cái gì khó hiểu, xa lánh và chán ghét con người, (thời nay, chuyện như thế không hiếm), mà là sự xích lại gần nhau trong đời sống hữu hạn. Nhạc tiền chiến có âm hưởng ấy trong ca từ của chính nó. Cho dù thẩm mỹ quan, và thị hiếu có thay đổi bao nhiêu. Cho nên tôi có một sự so sánh, xin hiểu trong sự khiêm nhượng, rằng vẻ đẹp của ngôn ngữ nhạc tiền chiến lấp lánh trong mình một vẻ đẹp ngọc trai, dù có chịu trầm mình trong tầng tầng lớp cát thời gian.
    Tại Việt Nam sau 1975, phần lớn những ca khúc tiền chiến vẫn không được lưu hành. Cho tới năm 1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đưa ra quyết định "cởi trói văn nghệ", một số bản nhạc tiền chiến mới được trình diễn trở lại. Từ đó, những nhạc phẩm của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong... được các ca sĩ trình diễn nhiều nơi, trong đó phải kể đến những nỗ lực của nữ ca sĩ Ánh Tuyết.
    Những năm đầu thế kỷ 21, những ca khúc đầu tiên của dòng tân nhạc ấy vẫn thường xuyên được các ca sĩ trẻ trình diễn và thu âm. Và một vài người trong số đó đã thanh danh nhờ dòng nhạc này. Mong rằng họ, những người chuyển tải thông điệp âm nhạc, đừng để ngọn lửa tình yêu nhạc tiền chiến trong mình tắt đi.
  7. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Huyền Thoại Sisyphus
    "Thí dụ bây giờ tôi phải đi. Tay chia li cùng đời sống này..." là một thí dụ đau lòng của người nhạc sĩ khi còn sống giữa mọi người. Nhưng nó cũng không còn là một ví dụ. Anh đã đi. Để lại nhiều nuối tiếc. Tài và tình sinh ra nhau, nuôi dưỡng lấy nhau bằng lương thực trần ai khổ ngục đến mức tuyệt vọng. Chính anh cũng từng nói: "không ai muốn làm một tên tuyệt vọng. Nhưng tôi nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi nhiều sớm mai khi tôi thức dậy không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người..."
    Anh đã hân hoan ngã xoài vào niềm tuyệt vọng. Bông tuyết đó rắc đầy dưới lối chân đi liêu xiêu gầy guộc trên suốt đoạn đường kinh qua những ngã tư hư huyễn của cuộc đời. Sự kinh lịch đó khiến con người mẫn cảm kia nghĩ gì? Anh viết thêm..."Tin vào niềm tuyệt vọng có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác. Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng"
    Tôi còn nhớ đâu đó anh đã từng nói về thời đại mình: "thời kỳ của khai mở và bi kịch. Không chỉ là bi kịch của chiến tranh, sự đổ vỡ của mọi giá trị, mà còn là bi kịch của những yếu tố mâu thuẫn nội tại. Người nghệ sỹ đớn đau nhận lãnh và thừa hưởng để biến thành nghệ thuật." Đó là thời kì mà sự du nhập ào ạt của sách báo, điện ảnh, âm nhạc phương Tây tạo thành một làn sóng lan rộng tầm ảnh hưởng ở miền Nam. Người ta nói về Chủ nghĩa Hiện Sinh với Heidegger, Sartre, A. Camus, cả về W. Faulkner, E. Husserl; phong trào điện ảnh với Jean-Luc Godard, thể điệu chanson với Juliette Greco. Những danh từ hiện sinh buồn chán, hư vô, thời gian, hữu hạn và vô hạn, buồn nôn, thân phận con người, sự vô nghĩa của cuộc đời, ý niệm về siêu hình, đã như những tiếng gõ bí ẩn vào cánh cửa tâm hồn thế hệ thanh niên thời ấy như những mời gọi phiêu linh. Trịnh cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng ấy. Các tình khúc Trịnh Công Sơn là những bài kinh tình yêu, các chủ đề thân phận quê hương và thần thoại được chiêm nghiệm lại trong lăng kính của một loại phúc âm buồn.
    André Malraux có nói đâu đây rằng " trong Thiên Chúa Giáo, chỉ có những pho tượng là vô tội ". Nhưng lúc ấy, bức tranh đêm dài trên quê hương được thắp sáng bằng hoả châu cháy đỏ, người già co ro, người điên, bom rung từng liếp cửa, xác người trôi sông, hầm trú tan hoang, từng vùng thịt xương có mẹ có con... Những hình ảnh đổ nát hỗn độn đó tạo thành bức tranh tang thương Guernica khổng lồ đến độ siêu thực. Con người trở nên quá mong manh trước cuộc đời với những ai còn biết yêu thương trong tuyệt vọng. Ca từ của anh là một hôn phối giữa nhiều ?onỗi? khác nhau: nỗi đau đáu nhân sinh, nỗi phẫn nộ về chiến tranh, nỗi mơ ước về hòa bình, nỗi băn khoăn siêu hình, nỗi vui về tình yêu, đoàn tụ, gặp gỡ và nỗi buồn thăm thẳm của thân phận.
    Dàn trải trên nền một điệu Blue buồn đau và uất nghẹn, với nhịp hát kể Recitativo, ca khúc của Trịnh Công Sơn vút lên : "Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương". Hay "Vết Lăn Trầm" (1965), - vết lăn trầm mà anh gọi là di thạch : roche errante, một ca khúc đậm đặc phong cách Trịnh Công Sơn, đau thương và huyền bí : "Vết lăn trầm vết lăn trầm, hằn lên phiến đá nâu thêm ưu phiền... Người chợt nhớ mình như đá". Ca từ long lở rệu rã, u trầm, xa vắng cô đọng cả tâm giới Trịnh Công Sơn, lúc ấy và về sau: "Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo". Nhưng trong những giấc mơ đời hư ảo ấy, những giọt lệ là có thật. Ta có thể mượn lời Koran để nói về cái hư ảo ấy trong nhạc Trịnh Công Sơn : "Âm nhạc là cái hư ảo chuộc lại cho tất cả những cái hư ảo khác". Lại phải hiểu chữ " hát rong " theo nghĩa hiện đại : không phải là ông sẩm chợ, hát vè Thất Thủ Kinh Đô mà là hình ảnh người du ca hiện đại, những baladins itinérants trong ca khúc Bob Dylan, trong quan niệm Nhạc Du Bất Tận, Never Ending Tour (1988).
    Một kẻ đã tin vào niềm tuyệt vọng, ấy vì người ấy đã thâm cảm cái quẩn quanh của kiếp người phù thăng, như người đi chênh vênh ngồi nghỉ ngơi bên bờ vực thẳm. Nếu thức tỉnh rằng, cuộc sống là vĩnh cửu và những phiền não do cuộc sống cũng là vĩnh cửu, thì chỉ còn có thể giành cho mình một con mắt để yêu thương khóc đời: "Còn hai con mắt khóc người một con" (anh mượn ý thơ Bùi Giáng). Và con mắt kia là sự ngụp lặn khôn cùng trên ưu tư về bản thể hư vô của chính mình. Ai định nghĩa được hư vô? Khổng Tử cũng thở dài: "Nước trôi mãi như thế ư?" Phạm Duy hát "im nghe nước chảy về đâu" trong "Hẹn hò". Đó là khắc khoải về một chới với trong cõi vô biên, từa tựa như Trần Tử Ngang: "Tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất tri lai giả". Con người ra đi, tưởng đi đến đâu, ô hay chỉ làm một vòng rồi trở về nơi cũ, như nằm mộng thấy mình đi : "Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tuỵ Một bờ cỏ non một bờ mộng mị. Ngày xưa." Nhưng nếu không ra đi? Chẳng lẽ chỉ là một hư không trống rỗng?
    Trịnh Công Sơn hát cô đơn thảm sầu như vậy, nhưng cũng lắm khi nồng nhiệt vời vợi trong niềm hân thưởng: "Hãy ru nhau trên những lời gió mới. Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui..." Hẳn người nhạc sỹ ấy, đã một lúc nào biết rằng, phần thưởng của cuộc sống nằm ngay trong cái cách đồn trú hết mình cho hiện tại, cho nơi đây và ngay bây giờ? Vâng, những bài ca trần thế của anh đã cất lên từ nguồn cơn đứt đoạn : "Tôi không thể phân biệt được nước mắt với âm nhạc" (Nietzsche). Nhưng tại sao anh còn tự ủi an mình: ?oĐừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng...? hay ?omỗi ngày tôi chọn một niềm vui?. Mâu thuẫn? Thực ra, anh muốn đẩy nỗi tuyệt vọng đến tận cùng đường biên của nó. Và tại đó, đoá hoa suất tính thoát thai từ những cung trầm lạc mênh mông, cất lên tiếng hát cho dự báo của ngày Lễ Tro trong Phúc Âm: cát bụi quy hồi. Vả chăng, niềm vui chứ có phải áo xống, mà mỗi ngày có thể chọn mặc vào cởi ra?
    Con chim di bay qua bầu không gió lộng, dù biết rồi mọi thứ cũng sẽ chìm trôi: "từ độ chim thiêng hót lời bạc mệnh", nhưng vẫn hát, hát tự nhiên như cá phải bơi, nước phải trôi, mây phải bay. Tôi chợt liên tưởng đến hình tượng người anh hùng Sissyphus trong thần thoại Hy Lạp, con của Aiolos và nữ hoàng Korinth, đã dám bắt thần chết trói lại để con người khỏi chết, bị trừng phạt vì tội ấy suốt đời phải lăn một tảng đá lên núi, nhưng đến nơi thì tảng đá lại rớt xuống, và Sisyphus lại phải bắt đầu lại từ đầu. Phải chăng, cái dũng mãnh của loài người nói chung, của riêng nghệ sỹ là biết đời mình hữu hạn, nhưng cũng luôn hoài vọng một ngày:
    Đợi chờ yêu thương trên cây thánh giá
    Đợi xoá sân si dưới bóng bồ đề...
    (Đợi có một ngày - Phụ Khúc Da Vàng, 1972)
  8. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Văn Học Mạng - Vàng Thau Lẫn Lộn
    Gần đây, người ta hay nhắc đến khái niệm "Văn học mạng" như một phong trào sáng tác và công bố trực tuyến trên internet. Có nhiều ý kiến bất đồng khi nhìn nhận về đặc trưng và tính chính xác của khái niệm này. Thực sự đây là một câu hỏi khó, bởi vì thẩm quyền giải quyết nó không nằm riêng ở một cá nhân hay tổ chức nào.
    Đối với thế giới, việc phát tán một tác phẩm văn học online đã không còn là việc mới mẻ, như láng giềng Trung Quốc đã có hẳn 10 năm lịch sử định hình và phát triển. Cuốn sách " Xin lỗi, em chỉ là con đ. " của blogger Tào Đình gây ra dư luận ầm ĩ thời gian gần đây chính là đứa con của "văn học mạng" Trung Quốc. Tuy nhiên, tại Việt Nam, giới phê bình và cả các nhà văn hãy còn nhiều băn khoăn và nghi ngại trước hình thức tồn tại mới này của văn chương. Nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, trong hội thảo "Văn học mạng VN và văn học mạng thế giới" ngày 21/3 vừa qua, cũng nhận định rằng: "Không có sự phân biệt giữa văn chương ảo trên mạng, và văn chương thực sách vở ngoài đời. Nhưng cũng thật khó nói đến một nền văn học mạng (tại Việt Nam)"
    Cái khó đó có nguyên do từ sự mới mẻ hình thức và hiệu ứng đối với bạn đọc. Một số tác giả mạng chỉ đăng lại những bài viết đã xuất bản thành sách với mong muốn có thêm một con đường đến với công chúng, như Dương Bình Nguyên, Cấn Vân Khánh, Trang Hạ... Một số khác, như Hà Kin, Trần Thu Trang... thì bước từ thế giới blog ra sách, nhưng tác phẩm của họ lại không được đánh giá cao, mặc dù trước đó, rất được hưởng ứng trên mạng. Làn sóng net mãnh liệt đã biến mọi thứ trở thành quá khứ một cách nhanh chóng.
    Tuy nhiên, một tác phẩm văn chương có giá trị thực sự không thể đánh giá bằng hình thức: dài ngắn, cách tồn tại, con đường tiếp nhận, lưu trữ; mà bằng chính bản chất của nó: thanh lọc và nhân bản. Con đường sáng tác trên mạng tạo cơ hội cho tác giả tiếp xúc trực tiếp với độc giả với chỉ bằng 1 cái click chuột. Vì vậy, có thể nhận được phản hồi và chỉnh sửa ngay trên bản thảo. Người viết mạng vì thế thường rất nhạy nắm bắt tâm lý bạn đọc. Tác phẩm của họ thường có xu hướng mang tính đại chúng, đôi khi chính họ trở thành người đẽo cày giữa đường với nhiều luồng ý kiến trái ngược. Nhà văn mạng buộc phải có bản lĩnh, nếu không muốn đứa con tinh thần mình chỉ là sự chắp vá về tư tưởng. Hơn nữa, đông đảo người đọc không có nghĩa là nghệ thuật. Vấn đề chất lượng và sức sống lâu dài của tác phẩm không thể thẩm định theo tâm lý số đông. "Chuyện tình New York" - tác phẩm của blogger Hà Kin, có hàng ngàn lượt đọc trên mạng, nhưng khi xuất bản thì chỉ còn là một trong hàng trăm đầu sách xuất bản mỗi tháng.
    Sự bùng nổ thông tin cuối thế kỉ XX đã mang lại nhiều luồng gió mới trong sự tương tác của nhiều lĩnh vực. Tính đa biến của văn học có thể dung nạp văn học mạng như một hình thức tồn tại mới mở ra những cơ hội giàu tiềm năng. Với văn học mạng, người đọc có thể tự do chọn lựa thưởng thức và phê bình theo ý riêng, người viết có thể dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình, nhưng thách thức đặt ra không nhỏ. Với người viết, đó là bản lĩnh tự kiểm duyệt để tác phẩm không trở thành tầm thường và vượt quá ranh giới tự do có thể. Với độc giả, họ phải đối diện một núi tài nguyên đồ sộ lẫn lộn vàng thau, khó tìm được một tác phẩm mà giới phê bình không thể làm ngơ. Công cuộc đãi cát tìm vàng này, thật quá nhiều cam go!
  9. thienha555

    thienha555 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    bác này miệt mài viết nhật ký quá!!! hic hic

Chia sẻ trang này