1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký ba giờ!

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi parusa, 14/03/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. iwtl20

    iwtl20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    ủng hộ bác nhé
    http://www.nutifood.com.vn/HyperE***/lcms.viewimage.aspx?imageid=533
    trông hơi MAN man , DÃ dã nhỉ
  2. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Oài. Nhà cháu chẳng dám chọc đũa vào cái óc nguyên khối thế kia bao giờ. Trông thấy rõ cả ý nghĩ. Lợn chắc cũng có nghĩ ngợi. Nghĩ là:" bao giờ thì mình mới được thịt ả lợn trắng hồng nung núc kia, bao giờ thì cái bọn có mỗi 2 chân chúng nó thịt mình ..."
    Mà oánh trứng rán giòn thì bốc cả 2 tay.
  3. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    PENGUIN POPULAR CLASSICS
    THE PORTRAIT OF A LADY
    BY HENRY JAMES
    HENRY JAMES (1843-1916). American novelist, playwright, essayist and critic, he remains one of the most influential literary figures writting at the turn or the century.
    Born in New York of both Irish and Scotish ancestry, Henry James was the sencond of the five children of sir Henry James, a prominent theologian and philosopher of the day. His father held strong views on how children should be brought up and Henry James, along with his brothers, received a remarklably cosmopolitan education. Tutored privately at home until 1855, he was then educated intermittently in Geneva, Paris, Boulogne and Bonn. In 1862 he attended Harvard Law School, but left after only a year. Encouraged by his friend and fellow writer William Dean Howells he started to write articles and views for various journals. In 1869, finding America hostile towards creative talent and attracted by a Europe steeped in history, he left United States for his first extended trip abroad. Travelling to London, Paris and Rome, James saw himselt as a detached spectator of life and his early publish works recount his experiences. His first novel, Roderick Hudson (1875), is concerned with the failure an American sculptor in Rome, and his novels The American (1877) and The Europeans (1878) are centred on the defferences between the two continents. Attracted by the intellectual and social hierarchy that Paris seem to be offer, James liveed there for one year. While in Paris he met Flaubert and Turgenev, but never mingled with them. He later discribed Paris as forever "holding one at arm''s length, and condemning one to a meagre scrapting of the surface". In 1876 he settled in London, which he made his home for the next twenty years. Over the next decade James wrote some of his best works, including the popular novella Daisy Miller (1879), The Portrait of a lady 1882), The Bostonians (1886) and The Princess Casamassima (1886). As well as writing twenty novels and nearly one hundred short stories, James also wrote several play, but his success as a dramatist was limited. Abandoning the dramatic form, after being booed at the opening of his play Guy Domville in 1895, he returned to fiction, and his later works include What Maisie Knew (1897), The Awkwards Age (1899), The Wing of A Dove (1902) and The Golden Bowl (1904). James had an extraodinary grasp of the English language, which is reflected in his highly stylistic writing - Thomas Hardy called it "a ponderously warm manner of saying nothing in infinite sentences". James remained in London until the late 1890s, when he moved to Lamb House in Rye, Sus***,. Popular among London''s literati, he was also much admired by younger writes. His allegiance to all things English was very strong and he became a naturalized citizen in 1915, after the outbreak of the First World War. He was later awarded the Order of Merit. Henry James died in 1916.
    The Portrait of a Lady, published in 1881, is one of James''s most popular and exciting novels. The story is centred on Isabel Archer, the "lady" in the title and American in Europe. She is surrounded by possible suitors, but her final choice of husband turns out to be the most dangerous.
    -------------------------
    Dịch giả parusa hiểu như sau:
    CHIM CÁNH CỤT PHỔ BIẾN CỔ ĐIỂN
    CHÂN RUNG 1 QUÝ BÀ
    BỞI H
    H(1843-1916). Văn sĩ Mỹ, 1 trong những tên tuổi đình đám nhất làng văn nghệ kỷ đương đại.
    Oe oe tại NY nhờ sự trộn lẫn của 2 ADN Ai len và Sờ cốt len, H xếp hạng 2 trong số 5 sự cố ngoài ý muốn của ngài cũng H, nhà triết kiêm thần học xuất chúng. Ông bố lăm lăm cây gậy tổ chảng gè đầu lũ con, hậu quả: H giống như anh em, nhận được 1 nền học vấn đặc biệt thập cẩm lưu động.
    Quản thúc tại trại nhà cho tới năm 1855, H được giáo dục 1 cách bất thường (xuyên) tại Giơ ne vơ, Pa ri, Bu lông và Bon. Năm 1862 H bon chen vào cổng Luật Ha vớt, song bật bãi sau đó chỉ 1 năm. Nghe theo xúi bẩy của bạn bè và đồng bọn Uyliam Din Hogeo H hăm hở xắn tay thảo bài cho vài tờ báo lá cải.
    Năm 1869, nhận thấy thói tiểu nhân trù dập tài năng, bóp chết sáng tạo của nước Mỹ và bị mờ mắt bởi châu Âu chìm ngập trong vũng lầy lịch sử, H thoát ly khỏi Hợp Chủng Quốc cho chuyến nước ngoài đầu tiên của quãng đời tha hương. Khăn gói bị gậy qua Luân Đôn, Pa ri và Rôm, H tự coi mình tách rời ra như 1 thứ chuyên tò mò săm soi thiên hạ, đứng từ ngoài nhìn vào, đặng thu nhặt những sự vụ vặt vãnh cho quá trình ôn nghèo kể khổ sau này.
    Cuốn truyện phiếm đầu tiên, RH(1875), là về những thất bại thê thảm của 1 tay thợ đẽo bia mộ người Mỹ vật vờ tại Rôm, tiếp đó cuốn Người Mỹ(1877) và Người Âu(1878) xoay vần vấn đề chênh lệch giữa hình dáng 2 lục địa. Phong phanh 1 hệ thống đầy tính xã hội và trí tuệ có cơ nở rầm rộ tại Pa ri, H neo tại đó 1 năm. Thời gian này H chạm trán Flôbe, Tuốc, nhưng ko bao giờ a dua theo hội này. H sau đó nhớ lại về Pa ri:" ....."( quái dị ko thể dịch nổi ).
    Năm 1876 H đăng ký 1 cái hộ khẩu ở Luân Đôn, và nhất quyết ko chịu rời đi trong vòng 20 năm tiếp đó. Cá gặp nước, hơn 1 thập kỷ tiếp theo H lần lượt cho ra đời những đứa con bán chạy nhất của mình: DS(1879), Chân rung quý bà(1882), Người Boston(1886), con gái của vua Casa ... (1886). Vung bút bét nhè với 2 chục cuốn tiểu thuyết, cỡ trăm truyện ngắn, H còn ôm đồm thêm vài vở kịch, nhưng thành công của chúng chỉ thoảng như heo may. Tởn đến già thân phận kịch gia, sau màn cà chua trứng thối tưng bừng Guy Domville năm 1895, H ngậm ngùi quay lại với truyện viễn tưởng: Maisie biết cái quái gì (1897), Tuổi dậy thì (1899), Cái lông cánh bồ cu( 1902), Cái chậu vàng(1904).
    H sở hữu 1 trí hiểu biết phi thường về những lắt léo rối rắm của tiếng Anh, thể hiện ở trình viết thuộc hàng cao chót vót - TH đã phải ghen tị: " ...." ( cũng ko dịch nổi, bọn nhà văn nói chung cứ nói câu nào là ko dịch nổi câu ấy ). H ì mãi ở Luân Đôn cho tới cuối 1890, sau đó rời tới Rye, nhà cừu. Ko những được ưa chuộng bởi giới văn nghệ Luân Đôn, H còn được các cây viết trẻ người non dạ say mê cuồng nhiệt. H nhiệt tình với mọi vấn đề thuộc Anh đến mức H chính thức được nhập quốc tịch Anh vào 1915, sau ngòi nổ chiến tranh TG1. H sau đó còn được nhà nước cấp phiếu bé ngoan, nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, H died năm 1916.
    Chân rung 1 quý bà, trình làng năm 1881, là 1 trong những tác phẩm rùm beng nhất của H. Cuốn truyện xoay quanh IA, "quý bà" ở dòng tít, và anh chàng người Mỹ lưu vong tại Âu. Nàng lẽ ra thò tay cũng quơ được 1 chú ngon lành trong đám bậu xậu ruồi nhặng xung quanh, dễ như thò tay vào túi lấy (trộm) đồ, nhưng đàn bà, lụy 1 chữ tình .......

  4. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Hì. Cũng áy náy với hương hồn bác H phết, nhưng mình nào có ý châm chọc gì đâu. Nó hài hài 1 tí, thì "học" dễ vào.
    Nói gì thì nói, có học vẫn hơn chứ.
    Chà, để nghía phát xem nào. Có tí ngôn ngữ quốc tế, bộ mặt topic được cải thiện đáng kể, trông ... khôn hơn hẳn. Nó dễ thôi. Cứ gặp từ mới thì gõ vào Lạc Việt, cái từ điển mình ... khinh khinh, can tội hình biểu tượng quá nhà quê, trình bày cũng nhà quê ko kém, ai dè tra từ gì cũng có. Toàn bộ từ mới trong mẩu này ( hầu hết ) đều có trong Lạc Việt. Thế mà mình cứ chắc mẩm là nó nhà quê.
    Dễ hơn nhiều, rất nhiều, so với những gì mình thường làm, như vẽ 1 cái gì đó chẳng hạn. Híc, thật. Mệt vô cùng. Vắt óc vật vã quá động kinh. Hàng trông lởm lởm thế thôi, tùy trình độ, toàn bộ những gì mình thể hiện ở đây, với mình, ko hề dễ dàng.
    Viết cái gì đó hẳn hoi 1 tí cũng thế. Khổ lên khổ xuống. Đàn á? Gẫy tay. Đang nhen nhúm 1 quả "bình yên" để cạnh tranh với ... Quốc Bảo, từ cách đệm 3/4 chuyển sang 4/4, lóng ngóng quá anh gì Ký Ký à viết chữ bằng chân nhỉ?
    Có cái đốt thời gian rồi.
  5. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    :|
  6. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ có triệu chứng buồn buồn, ko muốn ngủ. Ừm, chốt 1 phát ở đây, mình sẽ ko vương vấn gì với Net, yên tâm lên giường đắp chăn chăng? Để ý mấy hôm thức toàn là mấy hôm lỡ suất 00h.
    Chắc là ngủ được thôi. Đêm qua ngủ 5,6h, lại thức thông trưa nay, ko có cớ gì bây giờ ko ngủ được cả, ko thể đổ vạ là ngày đã ngủ quá nhiều.
    Có gì thì ra ôm Cún cho đến lúc gà gà vậy, mềm thật là mềm, thơm thật là thơm. Có nó khỏi cần búp bê. Ờ, búp bê đen sì, béo múp, tất cả đều tròn. Mũi bé tí, mồm bé tí, mắt híp, lông mi cong vút, mặt toàn trán với má. Trước nhìn bọn búp bê bảo vô lý, làm gì có loại người mà tỉ lệ các cơ quan chênh lệch nhau thế. Giờ thì công nhận.
    Mai mẹ vào. Hì, vào nhân kỷ niệm đại lễ của mình. Lên khuông thế nào nhỉ? Hừm, mình tuổi tuất, sinh nhật làm bữa thịt chó hoành tráng là ý nghĩa nhất.
    Lâu lắm ko ăn thịt chó. Kệ chứ. Thằng em họ mình ko bao giờ ăn thịt chó, tại nó bị ấn tượng từ bé, nhà bà nó mở thịt chó. 1 ngày nó phải nhìn bao nhiêu cái sọ chó trọc lóc lăn lóc ở sân, đâm ám ảnh. Mình thì cũng lúc ăn cố ko nhìn cái dãy đầu chó mắt nhắm tịt, bày la liệt ngoài sạp, là nhai nuốt được ngon lành. Híc, món dồi nướng với cả thịt nướng thơm cứ gọi là. Nhưng khoản chân chó thì ko bao giờ bén mảng. Thật trông nó gợi cảm quá thể.
    Ờ, cũng lâu lắm rồi ko chân gà nướng với tri kỷ nhỉ? Bẵng được 1 thời gian rồi, ko biết đã đủ để nàng ... quên mình chưa.
    Ch vẫn liên lạc, nhưng mình im bặt. Cẩn thận cả những số điện thoại bàn bắt đầu bằng 08. Ừm, càng tách ra, thì càng thấy thở phào. Ớn cái kiểu chỉ chăm chăm chăm chụp tay mình, rồi thì bóng gió xa gần hôn hít ôm iếc nọ kia. Bảo với Ch là tớ với cậu ko hề bình đẳng, về mặt thân thể. Tớ ra ngoài kia đứng đường thể nào cũng có đứa hỏi, cậu thì chỉ cảnh sát giao thông nó gãi gáy. Ko phải cậu cứ muốn sờ vào tớ là hồn nhiên sờ đâu. Ra ngoài XH, muốn sờ, cậu phải trả tiền.
    Có phải của thiên nhiên đâu mà muốn chụp lúc nào thì chụp. Người ta nhã nhặn cũng phải có mức độ thôi. Hì, mình thì chẳng bao giờ là ko cười, ko nhún nhường, ko cả nể dễ bụng to, nhưng sau lưng thì mình dã man ngay được. Miễn là ko phải trực diện, trực diện rất khó ăn nói.
    Hì, chuyện thường tình, con trai là giống đi chinh phục. Ko nhắm chỗ này thì chỗ khác. Thiếu gì. Mình cứ dằn vặt, khéo giờ này cu cậu đang sờ soạng em nào rồi cũng nên.
    Kệ.
  7. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    :|
  8. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Dạo này hay ":|", hay ... vô cảm.
    Mẹ vào rồi. Vác theo cơ man nào là ... thịt. Hì, nhà mình toàn là ngành thịt hết mà. Bữa cơm thường xuyên hiện diện 1 đĩa thịt đầy hụ. Nhiều nhà thì ghét thịt, toàn ăn cá. Tri kỷ chẳng hạn. Vẫn nói đùa mình ngành thịt, còn tri kỷ ngành cá.
    1 tảng chả này, 1 cục giò này, 1 túi chả mực này, 1 túi chả lá lốt này, 1 hộp ruốc này. Híc, ngập thịt. Cạnh đó là bánh cuốn, bánh mì, bánh gai, kẹo lạc. 1 vật thể hết sức romantic nữa: hoa loa kèn.
    Hì, hoa tháng 4, hoa sinh nhật mình, hoa 1 năm mới có 1 lần. Mà mình cũng chẳng máu me lắm. Mình hình như ko mặn mà với hoa.
    Hỏi sinh nhật thích gì, mình giõng dạc tuyên ngôn luôn: TIỀN. Thật thế, tiền là thích nhất. TIền làm mình vui nhất. Vì tiền có thể đổi được rất nhiều thứ vui. Mình lại có thể vui được 1 mình. Hì, tri kỷ sẽ chẳng bao giờ đi xem phim 1 mình, đi cafe 1 mình, đi ăn uống gì đó 1 mình, nhiều người thế. Mình thì đi được.
    Sắp đại lễ mà cũng ko hào hứng gì lắm. Ờ, đợt này lại đang uể oải rồi mà. Đang nghĩ là có khi nên uống lại thuốc. Hồi tưởng lại thì, tất cả thời gian mà uống thuốc, kể cả hồi bỏ học, tinh thần đều khá. Bỏ vì thấy chán học quá thôi, chứ hoàn toàn ko hề chán đời. Thế này, giống như bị nhốt trong 1 cái hộp rất chật chội, ko xoay người được, ko đứng lên được, cứ phải khom khom.
    Mà thôi. Mình có kiên trì được đâu. Thể nào cũng lại bỏ. Vả lại, nghĩ đến viên thuốc, rùng mình. Mình ghét thuốc từ bé.
    Thế còn lối thoát nào nhỉ?
  9. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Dõng!
  10. Rainbow7Cs

    Rainbow7Cs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    ui zui, lâu hok vào đây, topic nầy đọc lạ à nghe
    Sinh nhật của bạn trùng SN của anh yêu nhỏ đó
    Một chút gọi là quà gặp mặt của nhỏ nè...
    Ôi k up đc ảnh lên...hic hic
    HAPPY BIRTHDAY TO YOU
    HAPPY BIRTHDAY TO YOU
    HAPPY BIRTHDAY TO YOU

    HAPPY BIRTHDAY TO YOU
    HAPPY BIRTHDAY TO YOU
    HAPPY BIRTHDAY TO YOU
    HAPPY BIRTHDAY TO YOU
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này