1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký cao nguyên đá Hà Giang 2005 - Chuyện Khau Vai và sản vật vùng cực Bắc ...

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi DuGia, 24/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Nhật ký đường rừng , đường núi , tản mạn về các món ăn và rượu vùng cao .




    Hôm nay , đang ở biển Quất Lâm bỗng nhớ rừng da diết , nhớ vùng cao thân yêu , nhớ núi , nhớ những cung đường đá xóc nảy người , nhớ những đoạn đèo hiểm trở , nhớ bát rượu ngô Mèo Vạc ...


    Nay kể về chặng Bắc Mê - Quản Bạ - Đồng Văn - Mèo Vạc . Đăc biệt dịp tôi đi vào đúng phiên Chợ tình Khâu Vai , một phiên chợ mà có nhiều điều để nói , nhiều điều dành cho những ai yêu vùng cao , yêu cao nguyên đá , yêu những gì thiên nhiên còn nguyên sơ và con người mộc mạc , hồn hậu , chân thực nhất .



    CHẶNG BẮC MÊ - MÈO VẠC - CHƠ TÌNH KHÂU VAI
    ( Nhật ký tháng 5 - 2005 )



    Lên Bắc Mê lần này hy vọng sẽ được ăn cá Dầm Xanh - Anh Vũ , tìm khắp nơi cả thi trấn không có bởi mấy hôm nay nước sông Gâm đục ngầu , dân câu cá không câu được , còn nhà hàng thì cũng không dự trữ . Thậm chí ăn bữa tối ở thị trấn miền núi này cũng khó vì đúng vào ngày nghỉ 30/4 - 1/5 .
    Cuối cùng cũng thu xếp được đặc sản thịt chó và thịt dê . Đoàn chúng tôi có 6 người ăn xong bữa tối ở Băc Mê rồi chia tay , 4 người về Hà Giang để sáng mai xuôi Hà Nội . Còn 2 người ở lại để đi Mèo Vạc .
    Đêm Bắc Mê thật buồn , thị trấn nhỏ ít người thưa dân đi 5 phút xe máy đã hết đường . Định ngược lên 8 km nữa về Băc Mê cũ để xem " căng " Băc Mê nhưng tối quá nên thôi . Ngày xưa , nhà tù Sơn La , căng Băc Mê là những nơi lưu đày khét tiếng rừng thiêng nươc độc , xa xôi hiểm trở . Loanh quanh một lát rồi về ngủ , mai còn chặng đường dài nữa .

    Sáng sơm tỉnh giấc người mỏi và rát vì chặng Na Hang - Băc Mê hôm qua . Trời nắng quá , dư âm xóc tưng tưng vẫn tê đầu ngón tay . Nhưng phải lên đường thôi . Từ Băc Mê lên Mèo Vạc khoảng 150 km , chúng tôi đi theo đường Du Già - Mậu Duệ . Quả thực , trước đã nghe nói về cung đường này rồi ( có cô em ở Hà Giang bảo anh đừng đi đường đấy khó lắm và trong đợt đi Lũng Cú 01/01/2005 có chú Đông cùng đoàn đi lạc phải đi đường này ) nhưng chưa tin lắm và mình cũng thích đi những cung đường chưa biết .
    Đến km 31 thấy tấm biển đề : Mậu Duệ 73 km . Chắc là đây ! Đường rẽ cấp huyện gì mà bé tí như đường vào bản !!! Mới đầu rẽ vào vài km đường xóc nhưng vẫn đi được , vừa đi vừa hát : " Đây Hà Giang quê chúng tôi ..." . Sau đấy bắt đầu con đường gian khổ : đá và đá thì không dám hát nữa phải tâp trung vào tay lái . Phải nói so với đương Na Hang - Băc Mê hôm qua chạy thì đường Du Già - Mậu Duệ là sư phụ . Lúc này đây mới tiếc là không đi con Mink vì đi Dream xóc quá , toàn đá to phải lựa đường . Ôi ! giá lúc này có con Mink chiến mà phi thì đã quá , lại vẫn hát và ngắm cảnh như thường . Tôc độ trung bình 10 - 15 km/h . Suốt dọc đường thậm chí không gặp cái xe máy nào đi nữa .
    Qua Minh Sơn - Du Già phải nói rừng ở đây được bảo tồn khá tốt , hoá ra là khu bảo tồn nguyên sinh . Rừng già ở đây mọc trên núi đá với mật độ khá dày , đi từ xa vẫn nhìn thấy nhiều cây thân gỗ lớn , phân bố rừng theo núi đá còn đường đi vẫn nắng chang chang . Mệt , khát và thèm thuốc lào tôi đỗ vào một lán ven đường của mấy anh Tày đang phá đá làm đường và xây dựng rít điếu thuôc lào đã .
    Hỏi chuyện : ra Mậu Duệ còn xa không ?
    Bảo : Ô ! mày mới đi được nửa đường thôi , mày không đi nhanh sáng nay anh tao cũng vừa đi chợ Khâu Vai đấy .
    Hàn huyên môt lúc , anh Tày vác can 20L ra , rót ra bát tưởng nước hoá ra rượu ngô mời rất nhiệt tình , đành làm nửa bát rượu và rít xong điếu thuốc lào để lên đường tiếp . Chạy thêm gần 1 tiếng nữa đến Lũng Hồ thì đói quá , qua Ngọ lâu rồi , vào một quán nhỏ ăn cơm . Ăn vội bát cơm và thịt lợn xào mặn , nhìn thấy cô bé H''''''''''''''''Mông gùi một gùi đậu đũa vào bán cho chủ quán , cả gùi lớn hơn yến đậu mà có 10 ngàn đồng . Được cái đậu sạch , không thuốc sâu gì cả , ăn sống vô tư , ngọt , mát , làm luôn một bó nhá sống rau ráu , kèm thêm chai rượu ngô nữa , phê phê ... lên đường tiếp . Từ Lũng Hồ ra Mậu Duệ có hơn 30 km mà đường xấu tệ . Vẫn là đường đá , đươc cái phong cảnh hai bên đẹp , con đường lượn vòng vèo ở triền núi lúc lên cao tận đỉnh khi lao xuống dốc đứng .
    Qua Lũng Hồ vài km có một khu nhà đá đổ nát , khi xưa chắc là dinh thự gì của quan lại , diện tích khá rộng chiếm gần hết một đỉnh đồi nhỏ , những bức tường đá rêu mốc đổ nát đìu hiu , những cây mọc hoang đã thành cổ thụ đơn độc . Đang vào mùa ngô mới lớn các triền núi đươc phủ lỗ chỗ bằng màu xanh non của lá ngô . Không được như thảm lúa vì ngô trồng vào các hôc đá đâu có liền mảnh được , vẫn dịu mát mắt còn hơn màu khô xám của đá tai mèo trần trụi . Đoạn này quả thật khó đi , lúc lên dốc xe kéo số 1 có lúc tưởng hụt hơi , đỏ bô ; có đoạn đá to phải bơi bơi chân mới lên được . Lên được đỉnh dốc thở phào nhìn xuống thấy sâu hút , những nóc nhà bé li ti như cái lá bám vào sườn núi . Lại đến đoạn xuống không đươc lao băng băng mới đau chứ , uốn lượn , cua tay áo gấp mà toàn như phi ngựa , phải rà phanh cháy cả moay-ơ xe . Nói chung vất vả nhưng thú vị đấy . Chỉ dành cho những ai ưa cung đường mạo hiểm , hoang vu . Nhỡ xịt lốp là toi luôn đấy .
    Đến gần 3h chiều cũng ra được ngã ba Mậu Duệ , nhìn thấy đường nhựa rồi ! Quãng đường Băc Mê - Mậu Duệ có hơn 100km mà đi mât hơn 7h đồng hồ . Đăc biệt 70km từ cây số 31 đến Mậu Duệ chạy hết 6h . Từ Mậu Duệ lên Mèo Vạc còn khoảng 40km thì ngon , đoạn này chạy chắc trên 1 tiếng là đến nơi thôi . Ra đường nhựa kiếm cái quán làm vài côc nước mía cho đỡ khát rồi chay môt mạch lên Mèo Vạc để nghỉ ngơi .

    Lại nói thêm cho dân nhậu thèm : Qua khu bảo tồn Du Già lúc ngồi hút thuốc lào , mấy anh Tày kể chuyện chồn , cày , cáo ... nhiều vô kể !!! Thậm chí rẻ hơn thịt chó nữa !!! Dân ở đấy không được bắn chỉ bẫy thôi ( vì là khu bảo tồn mà ) , cũng ít ăn mà bán thì chả được mấy tiền vì xa xôi không có thợ buôn . Lúc sáng không đi sớm thì mua đươc con rắn Hổ mang phiđen hơn 2kg có chưa đến 200 ngàn ( loại này ăn ở Lệ Mật nó cũng phải chém ngót 1 triệu đấy ) . Tiếc quá , số hơi đen thì phải . Hôm ở Ba Bể đã vồ hụt con Hổ ngựa gần 1 ký , nó chạy ngang đường mà túm trượt . Đau quá !!!!
  2. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    THỊ TRẤN MÈO VẠC - HÀ GIANG :
    Từ trên cao nhìn xuống , cả thị trấn Mèo Vạc nằm bé gọn như bàn tay trong một thung lũng không rộng lắm , bốn bề là núi đá vây quanh .
    Cái thị trấn bé xinh này mà nghe tên đúng là xa tít mù tắp , điển hình là : "Em ở Mèo Vạc" - câu nói cửa miệng của những người giới thiệu mình ở vùng núi , vùng sâu , vùng xa .
    Qua đỉnh đèo , muốn xuống thị trấn phải đổ con dốc dài tới hơn 5 cây số . Đầu vào thị trấn hai bên có những vườn cây sơn trà lâu năm trông khá xanh mát kéo dài vài trăm mét . Chúng tôi đến Mèo Vạc vào buổi chiều , khi nắng đã bớt gắt hơn nhưng trời vẫn oi nồng vì đã mấy hôm trời nắng nóng liên tục ( Hà Nội còn 39 độ ) . Những vạt nắng cuối chiều soi rõ thị trấn với những khối nhà công sở liền mảng màu vàng , đây đó điểm tí chút nhà gỗ người Mông cũ xỉn ám đen hơi khói củi ; còn lại chủ yếu là nhà người Kinh lên buôn bán làm ăn ở đây , dễ nhận ra vì nhà trần hoặc xây ống . Bao quanh thị trấn là những ruộng ngô xanh ngát . Dưới ánh nắng chiều , xanh vàng rực lên một bức tranh miền núi điển hình . Bóng núi xám đen của đá tai mèo trải xuống làm sự tương phản càng rõ nét . Dăm ba cây Samu cao vút , đặc trưng loài cây vùng núi Bắc Việt Nam .
    Giữa thị trấn là sân vận động và khu chợ thật rộng . Vì là chợ vùng cao nên có một bãi đất trống rộng dùng làm nơi mua bán trâu , bò . Chợ mỗi tuần họp môt phiên vào Chủ nhật , đông vui và nhộn nhịp lắm ! ( lúc nào cũng có Thắng cố ở chợ phiên đấy ! ) .
    Ấn tượng mạnh nhất của tôi là khu tượng đài Bác ở trung tâm thị trấn . Vị tri đặt tượng Bác thật đắc địa và đẹp ( nghe nói doTàu giúp ta xây dựng từ trước chiến tranh Biên giới 1979 ) . Bác đứng trên đồi đá , xung quanh có những hòn đá to như giả sơn mà lại là đá tai mèo thật chứ không phải đá đắp , hai bên và đằng sau có rất nhiều Samu cổ thụ cao vút đổ bóng xuống xanh mát . Kiến trúc không đặc sắc nhưng dựa vào thế núi mà đặt tượng đài nơi đó thật hài hoà và tự nhiên , nhìn giống như ông tiên bước trong rừng ra , chỉ tiếc rằng chắc mới tu sửa nên làm dãy lan can bằng Inox hơi phản cảm và không có một tấm biển nào đề ít ra một câu nói của Bác hay ngày xây dựng ... Dù sao tôi cứ cho rằng nếu bê nguyên khu vườn Samu , đá và tượng Bác ( khoảng 300m2 ) về Hà Nội thì cũng hơn ối mấy cái tượng đài vừa làm xong tốn nhiều triệu USD và vài chục cuộc hội thảo . ''''''''''''''''''''''''''''''''Cái đơn giản là cái đẹp !'''''''''''''''''''''''''''''''' .
    Chiều xuống muộn , trong thung lũng không có hoàng hôn , bóng núi đổ sập khi mặt trời khuất sau ngọn thấp nhất . Cả thị trấn chìm trong ráng mỡ gà đã rán cháy . Sau gần một tiếng , sao nổi chi chít dày đặc trên vòm trời , những đỉnh núi xung quanh đâm lên nền trời thật muôn hình , lủa tủa , rờn rợn ; vừa hoang sơ kỳ bí , vừa hấp dân mời gọi .
    Sau một hồi lượn lờ tìm chỗ nghỉ , tôi quyết định chọn nhà trọ có chị chủ kiêm bán tạp phẩm . Căn nhà 2 tầng ; tầng dưới bán tạp phẩm , tầng trên ngăn ra làm 4 phòng cho khách trọ thuê ( giá 80.000 đồng/phòng ) . Căn nhà trông thẳng ra bến xe và hơi chếch nhìn ra tượng đài Bác , cũng khá đầy đủ ( có cả nóng lạnh nhé ! ) . Nói chung vùng cao thế là ổn . Tắm rửa xong xuống tìm hiểu chỗ ăn , thì ra chị chủ nhà là người Hà Nội lên đây hơn 20 năm , nhà có hai cô con gái đều học đại học ở HN cả , ông chồng làm bên huyện đội đang tăng cường vào chợ Khâu Vai . Nhờ sự chỉ dẫn của chị , bọn tôi tìm đến quán ăn mới mở , đối diện luôn cổng chợ Mèo Vạc . Cũng rất đói vì ăn trưa ở Lũng Hồ qua quýt , gọi liền tất cả các loại rau , nửa con gà Mèo , 1 đĩa bò xào và không quên 1 chai rượu ngô nữa . Tối nay phải chén thật no say bù lại mấy hôm chạy xe máy rà rã mất sức . Thật thú vị là rau không hiếm lắm ; rau cải , rau muống , rau ngót , mồng tơi , rau đay lá to ... đặc biệt có cả rau đắng tươi , nấu bát canh suông húp mát cả ruột , vị đắng tê tê đầu lưỡi chuyển dần xuống họng sang vị ngọt mát rồi lan toả đúng như thần dược .
    Gà Mèo thì khỏi phải giới thiệu rồi , gà đen thịt ngọt , chắc nhai trẹo răng , đánh tua ở đầu lưỡi ấy chứ ! Lại dành cho dân nhậu , đó là thịt bò Mèo Vạc , nói chính xác hơn đó là bắp bò tại Mèo Vạc .
    Ồ ! không có nơi đâu mà thịt bò lại rẻ thế ( 30.000đ/kg ) , mà bắp bò loại ngon nhất ấy ( bắp hoa , bắp chuột ) có 25.000đ/kg . Thế thì tội gì không ăn cho no , cho chán đi ( về Hà Nội gọi rón rén bát phở bắp phải xem có đủ tiền không ! ). Gọi luôn 1kg bắp trần ra uống rượu trước đã , vừa uống vừa nghĩ sao bò nuôi trên cao nguyên đá này lại rẻ thế nhỉ ? Cỏ hiếm chăn bò ở độ cao này cũng vất vả lắm . Nhai miếng bắp bò giòn và ngọt ( chắc leo núi nhiều nên giòn , ăn ngô non nên ngọt ! ) .
    Nếu ai đi Mèo Vạc nhớ thử qua món thịt bò đấy nhé ! Và húp bát canh rau đắng nữa , đưa cay phải biết . Tôi cá là người chưa biết uống cũng phải hết nửa lít , còn người uống rồi không chấp , có cả can luôn ( rượu ngô lúc nào cũng sẵn vài can trong góc quán ) .
    Cơm no rượu say rồi tà tà đi bộ về nhà nghỉ . Chợt gặp mấy anh Mèo ; 1 người vác trống cái to đi trước , còn 2,3 người gánh đòn xóc đi sau , lủng lẳng những tảng thịt treo đầu đòn . Tưởng có đám , hội gì ? hỏi ra mới biết là vừa đi đám ma về . Đám ma người Mèo lúc đi vào đầu thị trấn đã thấy rồi nhưng không quay lại xem được . Đây là những người họ hàng ở bản xa , mang trống đến đánh giúp đám tang , còn thịt là được chia phần mang về ( chắc đại loại như phường kèn dưới xuôi ) .
    Đêm Mèo Vạc phố xá im lìm cả , chỉ có đèn đường và đèn bảo vệ các cơ quan còn sáng ; mấy tấm băng rôn : "Chợ tình Khâu Vai - Mèo Vạc 2005" bay lật phật trong gió . Ngày nóng như nung thế mà đêm xuống hơi núi đá toả ra mát rượi . Tôi chìm trong giấc ngủ của men rượu ngô Mèo Vạc , của hội chứng xe máy tê rần người , đường xa , lơ mơ về chợ tình Khâu Vai ngày mai ...
    Thị trấn Mèo vạc .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tượng đài Bác Hồ ở Mèo vạc .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sân vận động Mèo vạc .
    [​IMG]
    Mấy cô hàng rượu ở chợ Mèo vạc .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cảnh say rượu thường thấy ở phiên chợ Mèo vạc .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 24/09/2006
  3. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3

    PHIÊN CHỢ KHÂU VAI - MÈO VẠC :

    Những ai đã từng đến chợ tình Khâu Vai đều biết vui nhất là vào tối 26 tháng 03 âm lịch hàng năm.Nên những bạn muốn đi ta nên đến chợ vào chiều 26, không ngày 27 mà vào chợ thì hơi thất vọng đấy nhé.
    Sau khi chén bữa thịt bò no nê ở thị trấn Mèo vạc, chiều tà tôi chạy xe vào chợ Khâu vai. Khoảng cách có 24Km, đường tốt rồi.Tuy nhiên chỉ có 14 - 15Km đã dải nhựa, còn 9-10Km đường đá khá khó đi. Đoạn này tuy ngắn nhưng chạy cũng rất phiêu, nhất là tầm chiều tà, dọc đường ngắm cao nguyên đá thật hùng vĩ và hoang sơ...Tầm này những dân buôn bán cũng chở hàng vào chợ để phục vụ và khách du lịch từ Hà giang đi cũng tương đối đông.
    Đến cách chợ 5-6Km đã nhìn thấy thung lũng Khâu vai ở sâu tít phía dưới, đường đi xuống chợ men theo đỉnh núi rất cao.Bọn tôi phải gửi xe đi bộ chừng 1km mới vào tới trung tâm chợ.Từ xa đã thấy không khí náo nức đi chợ của đồng bào nhiều dân tộc quanh vùng, có người đi bộ 20-30Km đến chợ.Trước khi vào chợ thấy họ dừng lại bên các gốc cây to ven đường để thay quần áo mới và chả lại đầu tóc gọn gàng trông rất tự nhiên.Không như mấy anh Kinh mình thay quần áo phải dấu giếm đâu.
    Đến cổng chợ thấy hàng đoàn xe ôtô đậu dẫy dài, một điều khá ngộ nghĩnh là gì các bạn biết không?Nhìn thấy một anh H''''''''''''''''Mong đi ....tè. Thấy anh ta vén quần lên đã buồn cười vì giữa thanh thiên bạch nhật và từng đoàn người đi chợ rất đông mà không khiến anh ta ngại ngùng gì, phải nói rõ để các bạn biết bởi vì khi gặp cảnh đấy chị em lại quay đi không dám nhìn rồi vấp phải đá ngã xuống vực thì khổ.Ống quần và đũng quần của người H''''''''''''''''Mong rất rộng.Anh ta vén một ống tới ngang đùi rồi ngồi xuống xả bầu tâm sự, mắt còn nhìn xa xa...Đảm bảo không ai nhìn thấy gì cả, rất kín và văn minh. Có mấy cô bé người Hà giang cứ chỉ trỏ chắc chưa nhìn thấy người H''''''''''''''''Mong tè bao giờ.Thú thực đi vùng cao nhiều nhưng chưa khi nào tôi gặp cảnh giữa đường này.
    Về Hà nội lần này tôi quyết may mấy quả quần giống của bác H''''''''''''''''Mong để cho tiện chứ không vào mấy cái WC vừa hôi vừa mất tiền.Nhất là vừa bia rượu xong mà bí quá chỉ việc ngồi xuống ven lề đường là có thể giải quyết luôn được rồi.Âu cũng là một nét hay của vùng cao đấy chứ !?
    Tôi tiếp tục du ngoạn vào chợ , lúc này trời đã sẩm tối, vẫn còn vài vạt nắng le lói trên đỉnh núi cao.Chợ cũng đã đông người và khá nhộn nhịp.
    Chợ Khâu vai nằm ở trung tâm xã Khâu vai, liền cạnh chợ là UBND xã, nhà Văn hoá, trạm Ytế, Bưu điện xã và nhà khách mới dựng dùng để đón tiếp quan khách Trung ương và tỉnh về.Đặc biệt bên cạnh chợ có một lô cốt của Pháp xây dựng từ năm 1926, lô cốt này xây bắng đá, 2 tầng.Tầng trên lát gỗ, nay dùng để làm Bưu điện, trong có đặt máy điện thoại vệ tinh. Vì là xã vùng sâu, vùng xa nên được trang bị bộ máy ngót tỷ bạc. Vào đây di động thành cục sắt rồi.
    Phải nói ngày xưa người Pháp mò mẫm ghê thật. Thung lũng Khâu vai là đường án ngữ từ Bảo lâm - Bảo lạc - Cao bằng sang Mèo vạc - Đồng văn.Nên vị trí Khâu vai về quân sự cũng rất quan trọng.
    Quay trở lại không khí phiên chợ thật nhộn nhịp và náo nức.Trang phục của nhiều dân tộc thật đa sắc màu.Thật ra chợ Khâu vai chỉ là một dãy nhà tôn lợp bốn bề để trống, rộng chừng gần 200m2, nhưng khi vào phiên chợ thì nó tự phình ra, dọc các đường mòn xung quanh chợ đâu đâu cũng thấy người.
    Đã vào bữa tối không khí ăn uống ở đây náo nhiệt hẳn lên mọi người mời nhau uống rượu, quen cũng mời, lạ cũng mời. Tôi cú ngỡ như lạc vào hội chợ ẩm thực nào đấy, cái sự ăn uống ở đây nhìn thật khoái mắt, những người ở xa đến chợ nên đói sau một quãng đường dài ăn rất hăng...
    Vui nhất là khu chợ lợp mái tôn và các hàng quán xung quanh.Đến chợ Khâu vai phải ăn thắng cố, rất nhiều hàng nấu thắng cố, từng chảo gang bốc khói mù mịt, lúc đầu tôi phải đảo một vòng xem đúng thắng cố của mấy bác H''''''''''''''''Mông nấu thật không rồi mới ăn, vì tôi được biết có cả mấy chị thương nghiệp lên đây nấu thắng cố giả cầy...Thật ra ăn thắng cố của người H''''''''''''''''Mông mới thật là thắng cố. Hương vị rất đặc biệt, chỉ những ai ăn rồi mới nhớ lâu, nhớ mãi...Người ta chẻ đôi từng khúc ống bương khá to ra để làm bát đựng thắng cố, mỗi ống bương chắc đựng được hơn bát ô tô to.Nếu đi ít người các bạn có thể gọi 15 - 20K. Còn đi nhiều người cứ gọi 20K một ống cho chắc ăn.Thắng cố được nấu luôn tại chỗ, củi đốt cháy đùng đùng.Nếu vào mùa rét thì làm bát rượu ngô Lũng Phìn cùng bát thắng cố nóng hổi xuýt xoa thì thật tuyệt vời phải không?Thời tiết năm nay nóng quá, nóng vã mồ hôi nên mua xong bát thắng cố tôi phải té ra tìm chỗ mát uống rượu....
    Đường vào chợ Khâu vai .
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chợ Khâu vai .
    [​IMG]
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 24/09/2006
  4. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3

    Tiếp chuyện Khâu vai :
    Lúc vào chợ tôi đã phải đi tìm chỗ ngủ, nghe nói ở Mèo vạc bảo không có chỗ ngủ vì khách đông mà trải ni lông ra rừng thì muỗi rừng nó không tha cho đâu.Tôi theo chỉ dẫn lên ngôi nhà sàn ngay trung tâm chợ,tất cả sàn nhà đều được trải chiếu và đánh số, không màn, không gối cũng không chăn.Giá trọn gói 50K một chiếu.Tất cả gian nhà được thắp sáng bằng đèn tuýp không công tắc.Tôi quyết định xuống tiền đặt một chiếu.Nghĩ lại mới thấy tiếc tiên vì có ngủ quái đâu.Ăn uống, rượu chè, xem hát, xem thổi khèn...suốt đêm rồi còn thời gian đâu mà ngủ.
    Sau khi quẳng đồ tôi quay ra lượn chợ.Ngôi nhà sàn này thật to, rộng.Nếu có việc thì cả xã vui chơi nhậu nhẹt ở đây cũng thoải mái.Dưới chân nhà sàn bày bán các đồ lưu niệm, khèn giả cầy không thổi được, áo phông in đậm "Chợ tình Khâu vai 2005" mặc là phai luôn đấy, các đồ thổ cẩm chở dưới xuôi lên được bày bán la liệt...Những ai đi sau chỉ cần mang một tấm áo mưa để ngả lưng đừng mất oan 50K như tôi nhé.
    Chợ Khâu vai đặc biệt thấy bán nhiều dép Rọ quai hậu và dưa chuột to bằng bắp tay.Người ta đi chợ chỉ cần trải tấm ni lông rồi đổ hàng ra bán, từng đống dép, dưa chuột vun cao, quần áo cũng không cần treo mà cứ vứt cả đống như hàng thùng dưới xuôi ta vậy.Tôi cứ mải mê xem chợ, trời tối mịt lúc nào không hay.Thanh niên và mọi người đi chợ ở đây ai cũng cầm theo đèn pin dùng để soi đường và xem mặt.
    Lúc này đứng dưới chợ nhìn lên trời đầy sao, ánh đèn xe máy của những người vào chợ muộn cứ ngoằn ngèo, loang loáng trên đỉnh núi tôi mới thấy quãng đường vào chợ lúc chiều thật cao và thung lũng Khâu vai này thật sâu, chắc phải vài trăm mét.Ở chợ ngoài món đặc sản thắng cố ta có thể tìm thấy rất nhiều món ăn, món nhậu lạ. Người dân tộc đi chợ trước khi vào hàng ăn họ đứng nhìn rất lâu,như để thăm dò điều gì thì phải.Vì tò mò và cũng là con ma lọ mọ nên tôi cũng phải đi từng hàng xem có món gì lạ, mới để thưởng thức.
    Bước vào một hàng nhìn thấy một đĩa bày toàn ếch, biết là ếch nhưng vẫn cứ hỏi - chủ hàng nói đó là ếch đá 10K /con.Lại nhớ vụ ếch ở độ cao 2400m PHANSIPANG mà mấy anh H''''''''Mông nướng uống rượu phê ơi là phê, toàn ếch thể hình "Lý Đức" và "Phạm Văn Mách" to khủng luôn, cứ gọi 2 thằng giằng 1 con không hết, thịt dai, ngon, ngọt, da giòn...Nay viết lại cho đòan FAN thèm vì tối đó chỉ có 2 người được ăn là tôi và Bukhalo.
    Ếch ở đây tuy không to bằng ở FAN nhưng cũng chỉ nhỏ hơn chút xíu và ngon không kém. Làm 1 con nhai thử tay vẫn bê bát thắng cố chờ nguội.Mắt vẫn đảo quanh xem có món gì hấp dẫn hơn không ! Thấy một mâm vun cao lại gần hỏi hoá ra là phở xào, đúng hơn là bánh đa khô xào thịt bò. khi ăn người bán dùng đũa gắp vào bát. Còn nữa có cả thịt gà, mà là gà mèo nhé nhưng món này tôi không mộ lắm vì đã mấy ngày nay ăn rồi.
    Thực sự tôi không ngờ ở nơi núi đá này lại có cá, mà là cá Chiên nhé,hoá ra người ta mang cá từ thượng nguồn sông Gâm sang bán, rất rẻ chỉ có 30K/kg ( Hà nội gần 300K/kg đấy ).Ông chồng bà chủ nhà nghỉ mua một con 10kg to quá phải mấy người chung. Nhưng khi tôi vào một quán ăn gọi một đĩa cá Chiên lúc đứng dậy thì bị chém đẹp 70K/đĩa cá khoảng 0,2kg. chắc chủ quán nghĩ tôi là khách du lịch nhiều tiền rồi ! ! !
    Tuy thế vẫn làm thêm chai rượu nữa vì không khí ẩm thực ở đây thật tuyệt vời. Thấy dân tình rào rào ăn uống, chiếu, ni lông trải ra khắp nơi. Những khuôn mặt đã bắt đầu bốc hơi men bừng bừng người nói chẳng có nguời nghe, loạn xạ cả lên. Vui phết ! Đúng là chợ có khác.Chen chúc và ầm ĩ, ánh đèn điện chỉ đủ sáng những hàng quán còn đi lại nhớ cầm theo đèn pin không chẳng may dẫm vào bát rượu của mấy đám uống rượu ven lề đường thì lại phải uống dăm ba bát. rượu phạt thì khổ đấy.
    Phải nói ai đã dự chợ Khâu vai vào đêm 26 thì sẽ nhớ mãi những cái mùi không thể tả được, mùi thắng cố, mùi xào nấu, mùi mồ hôi, mùi bếp lửa...và còn rất nhiều mùi đặc trưng mà chỉ có vùng cao mới có. Tất cả quyện lẫn vào nhau sẽ để cho ta đi một lần là nhớ mãi...
    Chợ Khâu vai .
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 24/09/2006
  5. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    CHỢ TÌNH KHÂU VAI - NÉT VĂN HOÁ VÙNG CAO VÀ NHỮNG CHUYỆN TÌNH HUYỀN THOẠI ...
    Đến Khâu vai chắc ai cũng đã từng nghe về sự tích chuyện tình của chàng trai người Tày và cô gái người Giáy ! Chàng trai tên Ba còn cô gái tên gì ...quên mất (rượu ngô làm say mất cả trí nhớ rồi ) chỉ nhớ đại loại chàng trai và cô gái rất yêu nhau.Chàng Ba thổi sáo rất hay, cô gái có giọng hát như chim rừng. Vì khác Tộc người nên gia đình ngăn cấm không lấy được nhau. Chàng trai và cô gái đã trốn gia đình rủ nhau lên núi Khâu vai ở và thế là 2 dòng tộc xảy ra chiến tranh.Chàng trai và cô gái không muốn hai bên bố mẹ chém giết lẫn nhau Nên đành gạt nước mắt chia tay ai về nhà nấy và họ lấy ngày chia tay cũng là ngày gặp lại (27-03 ÂM LỊCH) hàng năm.Từ đó về sau dân địa phương đã lập miếu Ông, miếu Bà để thờ 2 người và chợ tình Khâu vai ra đời từ đó.
    Cái hay của chợ tình là ở chỗ rất nhiều dân tộc tụ họp: H''''''''Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Lôlô, Nùng...Và thêm nữa vợ chồng đi chợ với nhau đến chợ -bạn vợ vợ tìm, bạn chồng chồng tìm. Hôm sau vợ chồng lại dắt nhau về nhà .
    Chợ Khâu vai chỉ dành cho những người có tình duyên trắc trở không lấy được nhau để gặp mặt một năm một lần.Bây giờ người ta đi chợ, thanh niên tìm người yêu hát giao duyên, cụ già đi chợ bán hàng, những ông nát rượu tìm vui trong men say mềm, các cô gái khoe quần áo đẹp. Có mỏi mắt hoặc là chui rúc như tôi bấm đèn pin đi khắp mấy triền núi, rạc cả chân mà cũng không gặp hình ảnh tưởng tượng như mình nghĩ ( món *** hoặc đại loại cái gì gần giống thế, có trong Bách thảo ...)
    Sau khi đã thưởng thức xong gần hết những món ẩm thực ở Khâu vai, tôi chợt nghĩ bây giờ mới là lúc đi thưởng thức những món văn hoá độc đáo của vùng cao đây.
    Bước ra khỏi quán thấy rất nhiều người loạng choạng, liêu xiêu ( chắc cũng giống mình vì mình cao hứng uống hết hơn 1 chai . Nhưng cũng đủ tỉnh táo tìm được mấy thanh niên tình nguyện và mấy bác huyện đội vào giữ trật tự phiên chợ để hỏi, để đi cho bằng hết những chỗ vui chơi ca hát. Đầu tiên vào một sân khấu gỗ dựng ở một bãi trống rộng trước cửa UB có treo 1 cái trống cái to và một băng rôn "CHỢ TÌNH KHÂU VAI 2005", có cả đèn dọi như xem văn công biểu diễn. Nhưng chờ mãi hơn nửa tiếng chẳng thấy hát hò gì cả.Hỏi ra mới biết trống đó dùng để khai chợ do Ông chủ tịch huyện đánh.Và sân khấu đó để giành cho văn công tỉnh.Nghĩ hơi bực mình, mò lên đây để xem đồng bào dân tộc hát mộc với nhau chứ văn công, văn cò thì Hà nội tớ xem đầy !!!
    Đúng lúc đó tôi nghe thấy tiếng hát réo rắt đâu đây, tôi bèn lần mò tay cầm đèn pin đi về hướng đó.Dò dẫm một hồi tôi cũng tìm được nơi phát ra tiếng hát, đó là một bãi đất bằng, cao hơn đường mòn, lúp xúp vài bụi cây dại.
    Tôi hăm hở leo lên tận nơi để thưởng thức nhưng liền bị ngăn lại bởi mấy em tình nguyện viên.Thì hoá ra đây là đội hát giao duyên giữa dân tộc Tày và dân tộc Giáy, nam ngồi một bên, nữ ngồi một bên cách nhau khoảng 20m.Họ nối với nhau bởi một sợi dây làm ám hiệu khi hát, trời rất tối nên người lạ vào làm đứt dây, ngắt quãng.Tôi tò mò muốn xem tận nơi và thế là mấy em tình nguyện nhiệt tình hướng dẫn soi đèn tận nơi.Bởi vì mỗi bên là 5 - 6 người hát, có giọng nữ rất cao và lảnh lót, hình như đó là đàn chị lĩnh xướng thì phải.Không kìm được nỗi tò mò vì giọng hát quá hay tôi liền bấm đèn pin tận nơi xem mặt.Quả thật hơi mất lịch sự nhưng biết làm sao được.Mấy cô Giáy thật xinh và trẻ, khi ánh đèn dọi vào mặt cả mấy cô khúc khích và níu lấy tay che mặt.Tôi cũng chỉ dám nhìn qua rồi tắt đèn không dám nhìn lâu sợ mấy anh trai bản vác dao quắm đuổi thì chạy không kịp.
    Ngồi nghe gần tiếng đồng hồ muỗi cắn quá, vả lại phải đi mỗi nơi một tý cho biết hết.Có kinh nghiệm rồi, cứ chỗ nào phát ra tiếng hát là mò đến tận nơi mà nghe.
    Tôi quay lại miếu Ông,miếu Bà vì nghe tiếng khèn ở đấy. Thật sự đúng là khèn H''''''''Mông. Các bạn đã xem chàng trai H''''''''Mông múa khèn chưa? người ta ví như con công, con gấu, như con vượn, con nai...Mà tôi gặp chàng H''''''''Mông này đang say rượu múa khèn mới đẹp chứ, phải nói khó nhất của múa khèn không phải là thổi mà là bước chân khi quay, khi vòng, khi lượn, đẹp và rất khó.Tôi cao hứng mượn quả khèn để làm vài bước xem sao, bắt chước được một vòng lượn thì hai chân tôi xoắn lại như quẩy và ngã chỏng khèo...Nhưng không sao, vui là chính, lại được mời rượu nữa chứ.
    Tôi chia tay với đám khèn và tiếp tục đi xuôi về hướng miếu Ông,miếu Bà.Lúc này ở đây có một đám hát đang lên tới cao trào.Trước tiên là mấy cô gái và chàng trai LÔLÔ, họ ăn mặc thật đẹp, nhất là các cô gái với những vành khăn to quấn trên đầu và nhiều đồ trang sức bằng bạc đeo trên cổ, tay, tai..Phải nói trang phục của người LÔLÔ rất đặc trưng, sặc sỡ nhiều màu, khá cầu kỳ , tinh tế và rất bắt mắt. Tôi len lỏi vào tận nơi để nghe hát và xem trang phuc của họ.Việc mà ít người Kinh dám làm, vì ngại, vì hơi sờ sợ nữa.Tôi đưa cái máy ảnh lởm của mình lên chụp cứ như nhà báo đi lấy tin vậy , có mấy ông em hình như ở đài truyền hình Sài Gòn thấy vậy liền chen ngay vào chỗ mình thì thào hỏi: chụp được hả anh?Từ nãy em chỉ dám lảng vảng bên ngoài để xem vì sợ họ đang hát chụp không tiện.Tôi bảo cứ thoải mái đi, cứ tự nhiên đi.Vì người ta hát giao duyên nên cũng rất tự nhiên.Bỏ qua những khoảnh khắc này thì thật phí cho dân báo chí đấy.
    Sau khi nghe người LÔLÔ hát xong tôi lại tiếp tục đi tìm chỗ hát khác.Đó là một thung lũng, đúng hơn là một cái hủm sâu dưới chân miếu Bà, vì tối quá dò dẫm trượt chân mấy lần mới tới nơi đám người Tày hát.Vẫn là hát đối nam ngồi một bên, nữ ngồi một bên.Gần đâu đến đấy trước.Tôi ngồi vào cùng mấy em người Tày, chen hẳn vào giữa ngồi cạnh em xinh nhất nhé...Chưa đoán được tuổi nhưng ngồi gần nhìn khá rõ mặt, họ vừa hát, vừa uống rượu ngô say sưa hát,sau mỗi câu hát họ lại mời nhau rượu.Phải công nhận con gái ở đây đẹp thật, đẹp tự nhiên, hoang sơ như núi rừng vậy , làn da trắng hồng lại càng hồng hơn khi họ uống rượu vào.Tôi rót rượu mời và cũng được mời lại ( mặc dù không phải rượu của mình )và cứ như thế hát rồi lại uống, càng về khuya không khí núi rừng càng hoang vu.Nơi này cách xa chợ chừng 800m.Tranh thủ làm quen bên chén rượu em ngồi cạnh tôi xinh nhất tên là Pênh ở xã Tát ngà cách Khâu vai 15km.Trông đoán tuổi chỉ 23-24 mà hỏi ra em đã 30 tuổi và có 1 chồng 2 con.Tôi hỏi chồng đâu không cho nó đi chợ à? Em đã cười và trả lời : Chồng còn phải ở nhà trông con.Qua trò chuyện thì tôi mới biết em là cây văn nghệ của xã. Trang phục người Tày giản dị, không sặc sỡ nhưng cũng rất đẹp và đằm thắm vì nó gọn gàng và một tông màu chàm, màu của núi rừng.
    Không biết tôi say trong men rượu hay say trong không khí của đất trời Khâu vai, hoặc giả là tôi say vẻ đẹp của cô sơn nữ người Tày tên Pênh ! ! ?
    Một lần đến, một lần nghe, một lần gặp mà không biết đến bao giờ mới quên...La đà ở đây có lẽ không dứt ra nổi mất.Lúc này đã 3h30 sáng.Tôi chợt nhớ ngày mai phải về Hà nội, quãng đường hơn 500km còn chờ đành dứt áo tạm biệt trong lòng vẫn lưu luyến cả về cảnh vật lẫn con người.
    Còn rất nhiều , rất nhiều những chỗ mà tôi chưa kịp đến. Nên khuyên những ai đã đi thì phải đi cho kỹ vì những chỗ hát cách rất xa nhau, rất khó tìm, chịu khó lần mò thì mới thấy cái hay, cái đẹp của chợ tình Khâu vai đêm 26/3 ÂM LỊCH.
    Hãy đến để nghe dù chỉ một tiếng hát ,điệu khèn giữa rừng núi hoang sơ này cũng đã bõ công lắm rồi.
  6. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    SẢN VẬT MÈO VẠC :
    Tuy đã vài lần lên cực bắc Tổ quốc,nhưng lần nào cũng thấy mới,thấy lạ !!! Cái thú sưu tầm đồ chơi,đồ nhậu...ở từng địa phương nơi tôi qua như một kỷ vật ,một mốc nhỏ trong suốt hành trình thiên lý cũng lắm điều thú vị .
    Thật ra vùng cao này đã hoang sơ lại rất nghèo nàn đấy các bạn ạ ! Phải cố công tìm hiểu,hỏi han...
    THỊT TRÂU KHÔ - BÒ KHÔ .
    Đã đi Đồng văn-Mèo vạc chắc ai cũng muốn mang về vài cân thịt trâu khô hay bò khô làm quà .Đúng vậy ! Vì trâu,bò ở đây rất rẻ nên người ta làm thịt khô rất thật, rất ngon,hoàn toàn là thịt xịn.Những tảng thịt to,ngon nhất được xả ra thái miếng bản to sau khi sấy hoặc phơi cũng còn độ 2-3 ngón tay.Tuỳ khẩu vị nhưng thông thường người ta để nguyên bản,hoặc ướp xả,ớt vào thịt,nói chung loại nào cũng ngon cả !!! Nếu được gác trên gác bếp vài ba tháng mà đượm mùi khói thì mới đúng vị thịt khô đấy.Vì là vùng cao nên mùa rét thường kéo dài và rất lạnh,họ đốt củi sưởi gần như quanh năm,bếp ở trong nhà nồng hơi ấm.Miếng thịt khô khi mói có màu đỏ sậm,càng để lâu ngả sang màu hơi đen, nhất là gác trên bếp lâu ngày bám bồ hóng trông như khúc gỗ lim ấy. Rất cứng đấy !!! Khi ăn có 2 cách , thông thường ta vùi vào tro nóng,xong đem ra dùng chày đập để nó tơi ra rồi xé nhỏ,thứ nữa là đem hấp nồi cơm như 1 dạng cách thuỷ , rồi cũng xé tơi nhỏ ra mới ăn được.
    Thật thú vị khi ngồi nhâm nhi với thứ đồ khô vùng cao này !!! Rất ngọt , Rất dai ,nhai từ từ ( vì không ăn tham được đâu ) sẽ cảm nhận được mùi khói nhè nhẹ lan toả , gỡ từng sợi thịt, từng thớ thịt như bóc mạch gỗ cây rừng vậy.
    Món này có trong mùa đông giá rét hay lúc buồn mồm muốn nhai, chiêu thêm ngụm rưọu mạnh nữa thì tê khoái vô cùng,người nóng ran và mồm hơi mỏi! Ai còn để ý đến cơn gió bấc quất liên hồi ngoài kia làm gì nữa !!!
    [​IMG]
    TẮC KÈ ĐÁ ( còn gọi là Tắc kè hoa , Tắc kè Bắc ) :
    Tắc kè vùng núi đá này mới thật là quý . Bắt được con tắc kè trên núi đá cao chót vót , gai đá tai mèo lởm chởm nhọn hoắt đã là 1sự khó khăn, công phu . Vì nếu để đứt mất đuôi con tắc kè thì coi như vứt đi rồi. Thiên nhiên vùng này thật khắc nghiệt, rất ít mưa , khô hạn quanh năm,vì vậy tắc kè nơi đây chỉ uống sương đêm hay hít hà hơi ẩm của đá toát ra mà thôi, nó hội tụ tinh hoa của trời đất, dùng làm 1 vị thuốc quý . Cũng rất hiếm đấy, vì các cao nhân rượu thuốc Hà nội , Hà Giang đặt hàng rồi. Chỉ cần kiếm được 4-6 con mà ngâm 1 bình thì cũng mãn nguyện lắm, coi như chuyến đi đã thành công mỹ mãn...
    Rất tốt, rất hay cho mấy anh ham chạy xe máy đường xa,nói chung là dùng cho cánh mày râu tráng dương,bổ kiệu ( đã qua thực tế rồi ).
    Còn nữa,về các loài bò sát như rắn , rết ,kỳ đà ,kỳ nhông ...cũng có khá nhiều .Tuy hiếm khi có con to lắm !!! Nhưng nếu gặp nên mua về mà ngâm rượu nhé, rất quý đấy ,kể cả đắt.
    ĐỖ TRỌNG MÈO VẠC .
    Các bạn đã bao giờ nhìn thấy cây Đỗ trọng chưa ? ??
    Đó là loại cây thân gỗ,nhỏ thôi,đường kính thân khoảng 20-30 cm. Nhưng Đỗ trọng Mèo vạc có cây to đến gần người ôm. Khi khai thác làm thuốc người ta bóc vỏ cây, cạo sạch lớp ngoài, đem đập , phơi, rồi lại đập, đến khi cả mảng vỏ cây chỉ còn những sợi tơ trắng.
    Dùng làm thuốc chữa đau lưng hay khớp rất tốt, có thể sắc lên uống hoặc ngâm rượu lâu thì càng tốt .
    Phải nói Đỗ trọng Mèo vạc đúng là số 1 thật. Vỏ đã dày, cứng, địa y bám dày chi chít , rêu mốc trông rất cổ quái . Toàn loại già cốc đế cả. Tuổi cây cũng khá là nhiều.
    Đươc cái mấy anh H"Mông cứ bóc luôn cả vỏ cho tiện, bán được tiền , thu luôn 1 thể mà. Thông thường chỉ bóc 1 bên, khi nào liền sẹo người ta lại bóc tiếp bên kia, tránh cây chết , thu hoạch được nhiều lần. Nhưng người Mông làm khác. Họ bóc luôn cả lớp vỏ nên sau đó cây chết.
    Vì Đỗ trọng Mèo vạc được trồng trên núi đá nên rất khô cằn và chậm lớn,nó hấp thu tinh tuý của trời đất , những người hay chơi rượu, sưu tầm thuốc mà kiếm được vài kg loại này thì đã là quí lắm rồi !!!
    Khi đã lên Mèo vạc - Đồng văn bạn nhớ kiếm lấy vài vị thuốc hiếm này nhé . Rất quí đấy .
    Ngoài ra ta có thể mua củ Hoàng tinh,cũng trồng ở đất Mèo vạc này,đó là 1 vị thuốc đặc biệt mà thực sự chỉ có ai đã đi nhiều,đã mua và ngâm uống rồi mới thấy cái hay,cái tác dụng của nó.
    Cũng còn một vài sản vật nữa như : mật ong Bạc hà,cũng rất ngon và bổ dưỡng,loại mật này ong hút nhuỵ cây bạc hà,mật thơm,mát,có vị bạc hà.Chắc nhiều người nghe đồn về mật ong hoa thuốc phiện là tốt nhất.Nhưng có lẽ ở vùng Hà giang này tôi chưa gặp loại đó .Có hỏi mấy đồng bào Mèo thì họ bảo loại này cũng rất tốt,so với mật hoa thuốc phiện thì mật bạc hà có nhiều khả năng chữa bệnh hơn ?!
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 24/09/2006
  7. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    RƯỢU NGÔ LŨNG PHÌN - ĐỒNG VĂN !
    Vùng cao Tây bắc, Việt bắc thông thường đồng bào các dân tộc dùng ngô, thóc, mía, sắn...để nấu rượu. Nói riêng về rượu ngô có lẽ dân Du lịch chắc quá thạo và đã nghe đồn vang sấm rượu ngô Bắc hà thuộc Lào cai. Nhất là rượu Bản phố vừa nặng, vừa ngọt rượu, Được ví như anh em với rượu gạo Kim sơn - Ninh bình.
    Ở Hà giang thông thường người ta hay nói tới rượu ngô Quản bạ. Chắc chưa nhiều người biết về rượu Lũng phìn. Nhưng thực sự đã nghe hoặc có duyên được uống rượu Lũng phìn dù chỉ một lần sẽ nhớ mãi hương vị của nó .
    Đêm hôm dự chợ tình Khâu vai sau một hồi tôi đi thưởng thức thắng cố và nghe hát đối. Đêm đã khuya tôi quay trở lại nhà sàn nơi tôi đã đặt chỗ ngủ, ngồi đối ẩm với hai anh em người H''''''''Mông trên ngôi nhà sàn giữa trung tâm chợ cho đến sáng. Do tôi giới thiệu lặn lội từ dưới Hà nội lên đi chợ tình nên hai anh em rất quí nhiệt tình mời tôi uống rượu.
    Họ nói về quê hương nơi họ đang sống đó là xã Lũng phìn. Mà các bạn biết đấy mỗi một vùng quê dù nghèo đều có những sản vật tiêu biểu.Tôi bắt đầu mê khi họ nói tới rượu và nhất là cậu em tên Sùng Minh Chá lúi húi vào góc nhà sàn lôi ra một chai rượu Lũng phìn.
    Trước vài ba lần tôi cũng đã nghe các cao nhân về rượu ở Hà giang nói loáng thoáng về Lũng phìn...Lũng phìn.
    Lũng phìn là một xã thuộc huyện Đồng văn, nhưng lại rất gần thị trấn Mèo vạc, cách chưa đầy 20km. Ở đây có rất nhiều bản nấu rượu ngô, mỗi nhà nấu một kiểu, một bí quyết riêng. Nhưng quan trọng nhất là cách làm men lá của mỗi nhà. Nó là một bí mật không ai tiết lộ cho ai và rượu ngon hay không là nhờ vào men lá rừng này đấy.
    Rượu Lũng phìn nấu xong uống đã ngon nhưng nếu được chôn xuống đất lâu năm thì lại càng tuyệt vời hơn nữa. Nghe Chá kể tại bản của cậu ta có những nhà chôn hàng chục chum đã 20 năm có lẻ, đó là những nhà có của ăn của để , dạng "quí tộc H''''''''Mông". Rượu này đặc biệt không bán mà chỉ dùng để mời khách thật quí khi tới chơi. Mỗi lần mở chum rượu chôn lâu năm ra là cả một mùi thơm của men bốc lên ngào ngạt, trên bề mặt của những chum rượu chôn từ mười năm trở lên luôn đóng một váng dày khoảng 2cm. muốn lấy rượu người ta phải chọc thủng váng đó. Rượu chôn 20 năm có màu hơi sóng sánh xanh, uống vào rất ngọt, mềm, thơm, say lúc nào không hay . Rượu chôn 10 năm có màu vàng sậm mùi thơm không bằng rượu 20 năm nhưng cũng đã là loại cực quí và hiếm rồi . Chai rượu Chá mời tôi uống cũng đã được chôn 5 năm mà tôi đã thấy phê, ngon vô cùng. Mới đầu uống một vài chén thì có vẻ hơi nhạt rượu, đến chén thứ 3 thì mới thấy không nhạt, mùi thơm dầy dậy của vị ngô khiến tôi lâng lâng. Chá nói rượu này uống hàng chai không say, nhưng đã say thì rất khoái. Nó nhẹ nhàng, êm êm, không đau đầu như một vài loại rượu dưới xuôi mình. Thôi thì tiền chủ hậu khách nhưng mà là đặc sản hiếm có nên ba anh em cũng làm ...luôn 2 chai. Quả thật đấy là mình mới uống loại 5 năm chứ mà được uống loại 10 năm, 20 năm thì không biết đã tới mức nào.Nghĩ mà thèm ! ! ! Đúng là tối nay có duyên hội ngộ, duyên đối ẩm nên tình cờ mới được thưởng thức rượu Lũng phìn này đây.
    Không hiểu mình cũng là bợm nhậu, chơi rượu nhưng chắc không đủ kiên nhẫn mà chôn 10 hay 20 năm. Nếu có chắc đời sau con mình nhấc lên chỉ còn mày ngô hoặc vỏ chấu mà thôi !
    Tôi vừa uống vừa nghĩ có lẽ ở Lũng phìn đời bố chôn rượu cho đời con uống, nhưng thế cũng hay đấy chứ, vì đời con mà đã uống loại chôn lâu rồi thì lại nghiện và lại phải nấu, lại phải chôn cho đời cháu tiếp theo... và cứ như thế thì mới tồn tại được bản sắc văn hoá rượu, không bị mai một, thậm chí ngày được nâng cao hơn nữa.
    Vì là vùng cao xa xôi, giao thông cách trở, du lịch và giao lưu cũng kém phát triển nên rượu ngô Lũng phìn còn ít người biết tới, so sánh để thấy tại sao rượu ngô Bắc hà nhiều người biết hơn cả.
    Nhưng tôi tin rằng không lâu nữa, không xa nữa những người đã từng uống, đã từng biết rượu Lũng phìn không thể không tới cao nguyên đá để sưu tầm cho mình loại rượu quí này.
  8. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3

    Chợ tình khâu vai
    @Cao Son
    Năm 95, tôi lên Sapa chơi chợ tình. Ngày ấy Sapa phố xá chưa sầm uất như bây giờ. Người Mông ngơ ngác nhìn người Kinh. Dăm ba cái lều xơ xác dựng trên bãi đất trước nhà thờ họp lại thành chợ. Chợ tình không có, hoàn toàn là lời đồn thổi. Mấy cô cậu người Mông ngồi đơm khách du lịch, thu 5 nghìn rồi bật cát xét cho nghe đoạn băng ghi âm. Lời tỏ tình như tiếng chó hú. Anh bạn người Mỹ đi cùng tôi cứ nài nỉ bằng thứ tiếng Việt lơ lớ: "Cho tao đi chợ ********, chợ ********".
    Người ta lại bảo:"muốn xem loại chợ ấy, phải lên Khâu vai, tận Mèo vạc".
    Chợ tình Khâu Vai mỗi năm mở một lần vào ngày đêm 26 ngày 27 tháng 3 âm lịch. Cũng thấy báo chí ca ngợi. Chợ họp như mơ. Các đôi tình duyên trắc trở không lấy được nhau, trai tìm vợ, gái tìm chồng, tụ lại một đêm. Sự đời quên hết, uống rượu thật say, thả lời ong **** cho ngọt lỗ nhĩ rồi lôi nhau vào rừng "cá nhà táng" cho đến sáng. Hôm sau, ai lại về nhà nấy, để lại lời hẹn hò mịt mù như đỉnh núi Fansipan.
    Nghe thấy hấp dẫn quá. Tôi quyết chí lên đường. Mấy cao nhân từng lăn lộn miền sơn cước bảo: "Nhớ mang theo lọ Xeo-tốc, bọn Mèo nhiều rận mu lắm". Thế là ngoài thứ vũ khí là "kẹo cao su", tôi mang thêm thuốc diệt côn trùng!?
    Đoàn bọn tôi có 4 nam, 1 nữ. Ngày đầu chạy từ Hà nội lên thẳng Hà Giang. Nghỉ đêm tại đây cho lại sức, sáng hôm sau chạy tiếp đến Mèo vạc. Định dông thẳng lên Khâu vai, nhưng mọi người khuyên không nên. Tuy cách Mèo vạc khoảng 30km nhưng đường khó đi, toàn lên dốc. Trời cũng chạng vạng tối, mưa phùn lây rây, rét như nứa cứa lòng gà. Mọi người trong đoàn quyết đinh dừng chân. Mai mới 26, cũng chẳng vội!
    Sáng hôm sau, trời tạnh mưa, le lói nắng. Xung quanh Mèo vạc là núi. Núi xếp chồng lên nhau, cái gần màu tím, cái xa màu chì. Chị chủ nhà chỉ ngọn núi mù mây phía xa nói:" Đấy, Khâu vai trên ấy".
    Ra khỏi Mèo vạc, đụng ngay con dốc đầu tiên. Dốc không cao, nhưng dài. Đá tảng bằng cái mũ cối lô nhô, vặn vẹo, trơn như nhớt mũi. Chúng tôi đi 3 xe cào cào và 1 xe BONUS. Con BONUS loạng choạng như trâu già kéo cày. Khật khưỡng bò từng đoạn. Máy rít to hơn công nông đầu ngang. Khói phun nhiều hơn đầu tầu chạy hơi nước. Đường trơn quá! Bùn phủ một lớp mỏng trên đá như đánh đổ cháo ra bàn. Bánh xe quay tít, đít văng lung tung như đuôi chó vẫy chủ. Mấy con Cào cào khá hơn. Nó được thiết kế để chinh phục những nẻo đường như thế này. Xe chạy như nhẩy lò cò, từng bước, từng bước một.
    Đi khoảng 2 tiếng, đường bớt đá hộc. Một chiếc xe ô tô biển số HN đi ngược chiều. Mấy người văn minh trên xe thò đầu ra ngạc nhiên: "Quái, bọn này lên đây làm gì thế này"? Ánh mắt thoáng chào nhau. Ai nấy lại cắm cúi nhìn đường. Sảy một ly, đi ngay xuống vực!
    Hà giang là cao nguyên đá. Đọc sách thấy các nhà văn gọi: đá tai mèo. Tôi sửa lại là đá tai lừa. Đá nhọn hoắt, lô nhô xỉa lên trời, nhìn buốt mắt. Xen kẽ các mỏm đá là những vốc đất. Vốc bằng cái mâm, vốc bằng cái chiếu. Cây ngô ở đây tranh cướp từng nắm đất với đá tai lừa, khắc khoải ra bắp.
    Lũ trẻ con Mèo, cởi truồng mặc áo. Ngồi hiu hắt bên vệ đường, lơ đễnh nhìn về cõi xa xăm. Chúng nhẩy cỡn lên, reo hò khoái trá khi thấy xe máy chạy qua. Một thoáng như thế, rồi lại lặng lẽ ngồi, chờ đợi niềm vui kế tiếp. Một người đàn ông Mèo say rượu, quần báo bê bết bùn đất, nằm giữa đường thanh thản ngủ. Bọn tôi vần sang rệ đường để xe khỏi cán phải. Người đàn ông thoáng mở mắt, lầu bầu mấy câu, đầu nghẹo sang một bên tiếp tục ngủ.
    Ì ạch leo lên. Ì ạch bò xuống. Cứ thế, cứ thế, quá trưa thì thấy Khâu vai trước mặt. Chợ Khâu vai nằm trên một mỏm đồi, cạnh UBND xã. Gọi là chợ nhưng chỉ là một bãi đất trống. Lơ thơ mấy cửa hàng kinh doanh đồ tiêu dùng. Cô bán hàng ngồi ngủ gật. Ruồi bâu đầy mặt. Nước dãi nhểu xuống thành dòng bên khoé mép. Nghe thấy thấy tiếng xe máy nổ ình ình, cô giật mình thảng thốt. Lũ ruồi nhặng nháo nhác oà lên như ong vỡ tổ. Một tay chùi nước dãi, một tay vuốt dử mắt, cô nhệch miệng cười, đắm đuối nhìn thằng bạn tôi. Sướng nhé, tối nay chuẩn bị mà "cá nhà táng"
    Vì nằm ngay cạnh chợ, nên bọn tôi quyết định tá túc ở UBND xã. Nhất cử lưỡng tiện, vừa đỡ bị khó dễ lại vừa được sống trong không khí chợ tình. Tiếp bọn tôi là một chú trạc 30, người Khơ mú, phụ trách văn xã. Chú hỏi: "Mày là người Mông à"? Tôi bảo: "Mông với đít cái gì? Tao là người Kinh". Chú lại hỏi: "Mày đến đây truyền đạo à?? Tôi trả lời: "Tao đi chơi, xem chợ tình". Chú hỏi tiếp: "Mày có giấy công tác không?? Tôi cười bả lả: "Có chứ, có chứ" rồi chìa ra tờ 20 chục. Chú khẽ đảo mắt, cất vội vào trong túi rồi cười bẽn lẽn: "Tối nay mày ngủ đâu". "Ngủ đây chứ còn ở đâu". Chú văn xã le te dẫn bọn tôi ra đầu hồi dãy nhà UB. Mở cửa một phòng rộng chừng 10 m vuông rồi bảo: "Ở đây nhé". Bọn tôi nở nụ cười mãn nguyện, tưởng rằng với tờ 2 chục là xong cả chỗ ngủ. Đợi mọi người chuyển hết đồ đạc vào trong nhà. Chú nói tiếp: "Phòng này ở 3 trăm một đêm". Bọn tôi sững sờ, đắt ngang khách sạn 4 sao ở HN. Lúc đó cũng mệt mỏi rồi, thôi thì tặc lưỡi cho qua.
    Cô gái trong đoàn lúc cúc đi lấy nước thổi cơm. Tôi với mấy anh bạn tranh thủ dạo quanh. Ngắm nghía địa thế, tìm trước cho mình bãi đáp để tối thi tài với trai bản. Dưới chân dốc, có vài nếp nhà bám vào sườn núi. Phân trâu vấy quanh nhà, bám cả vào cột, vương đầy lối đi, bốc mùi hoi hoi sau cơn mưa.
    Bất chợt dưới chân dốc, trên nền xám của núi, nền đỏ của đất rừng, một mảng trắng bằng cái vung nồi xuất hiện. Nhấp nhô, nhấp nhô. Giời ạ! Một cô gái, đích thị là gái. Tóc nâu, xù như cỏ dại chết khô. Áo ba lỗ cổ khoét rộng ngoác. Hai vú đùn lên trên cổ áo bằng 2 nửa quả cam sành, trắng nhễ nhại. Tôi tưởng mình hoa mắt, bèn tháo kính ra, lau lại cho sáng. Đúng rồi! Cô mặc chiếc quần rất thời thượng, màu xanh rằn ry, có túi bắt gà ở đầu gối. Chân đi đôi giầy thể thao màu trắng, lấm bùn. Cô đang vất vả trèo lên dốc. Gái Mèo ngon thế này cơ á? Tôi thoáng rùng mình. Tưởng tượng ra đêm hội. Cách tôi độ mươi mét, cô ấy ngẩng đầu lên nhìn. Tôi suýt tè ra quần. Trông quen quá, ai như ca sỹ Thu Phương. Cô ấy hờ hững lướt qua tôi rồi lại tiếp tục cắm cúi lên dốc. Ánh mắt lạnh lùng khinh miệt như thế chỉ có ở những người nổi tiếng.
    Tôi cứ băn khoăn tự hỏi: "Cô ấy lên đây làm gì? Cô ấy có tham gia đêm nay không? Cô ấy trốn chạy thực tế ư? Cô ấy sẽ chọn ai?". Hỏi chán rồi tự trả lời: "Đã lên đây. nhất định cô ấy sẽ chọn một thằng Mèo. Thằng ấy chắc phải Cao, To, Đen, Hôi. Cả đời không đánh răng. Người ngợm cả tháng chẳng tắm táp. Quần áo cả năm chẳng giặt giũ".Thôi, mặc kệ cô với đời, tôi chẳng nghĩ nữa.
    Dân du lịch, ngoài bọn tôi ra, chẳng thấy ai. Có 3 cậu phóng viên tự do lên đây săn ảnh. Gặp bọn tôi, hi hí cười nói. Ngắm nghía mấy con xe dã chiến. Ao ước mình là chủ nhân.
    Buổi chiều, chợ vẫn vắng ngắt. Chiếc xe ô tô ban sáng gặp lại xuất hiện. Vài người bước xuống. Tôi chợt nhận ra cậu bạn trong số đó. Cậu ta làm đạo diễn điện ảnh. Cậu ta bảo: "Sáng nay trên xe tao nhìn thấy mày, không dám gọi, sợ phải đi ăn giỗ". Cậu ta nói tiếp: "Tao lên làm phim Truyện tình bên vách đá. Thu Phương vào vai chính". Cậu ta giải thích rồi chỉ tay về phía xa, nơi có cô gái đang ngồi. Tôi khẽ à lên một tiếng.
    Chập tối, có một chú đại uý công an vào phòng. Chú là người Kinh. Chú yêu cầu đăng ký tạm trú. Thu mỗi người 20 nghìn lệ phí. Mười nghìn cho mỗi chiếc xe máy. Chú bảo: "Sao không sang phòng anh mà ở. Anh lấy rẻ thôi, 2 trăm". Bọn tôi nhìn nhau cười, bảo: "Thôi ở tạm đây cũng được".
    Chợ lác đác có người. Giữa chợ bập búng ánh lửa của nồi thắng cố đang sôi. Bắt đầu có không khí rồi đây!
    Chỉ trong tích tắc, bóng tối như tạm trốn dưới khe núi, chợt ùa lên, vây kín chợ. Trời tối om. Một vài ánh đèn nhoang nhoáng trên vách núi. Có nhiều tiếng bước chân, tiếng trượt chân, tiếng cành cây gãy, rì rào lầm bầm, vọng vào vách núi, bật ra. Nghe như thực, như hư. Tôi lấy đèn pin và bảo mọi người: "Đi thôi". Cô gái đi cùng đang nằm trên giường, hỏi vọng ra: "Các ông đi hết thì tôi táng với ai?" Tôi đưa cho cô ấy quả dưa chuột và bảo: "cầm lấy, cho đỡ buồn?".
    Mấy thằng dò dẫm ra đến gĩưa chợ, chỗ ngọn lủa bập bùng. Định làm một bát thắng cố, uống vài bát rượu cho nó máu rồi làm gì thì làm. Đi chợ vùng cao, không ăn thắng cố thì chưa thể nói là đi chợ. Gần đấy vài thanh niên Mèo cũng đang ngồi uống im lìm trong bóng đêm. Nếu không nghe thấy tiếng chẹp môi thì không biết là đang uống rượu.
    Chúng tôi ngồi quanh nồi thắng cố. Có người ra đuổi, bảo thắng cố không bán, của đoàn làm phim. Chúng tôi ớ người. Cậu bạn đạo diễn chạy ra bảo: "Mặt mày trông cũng ngu ngu. Hay mày làm một vai quần chúng ngồi húp thắng cố uống rượu". Tôi bảo: "Tiên sư mày, tao lên đây là để làm diễn viên cho mày à?. Đèn bỗng bật sáng choang. Đèn của đoàn làm phim. Tôi tranh thủ đảo mắt quanh chợ. Người không đông lắm. Họ ngồi từng nhóm năm ba người một. Có người uống rượu. Có người ngủ. Tuyệt nhiên chẳng thấy cô gái nào cả. Một vài nhóm ngồi gần đèn quá. Đứng dậy. Tìm chỗ khác riêng tư hơn.
    Thu Phương bắt đầu nhảy múa quanh nồi thắng cố. Tiếng máy quay phim rè rè. Tôi bảo mọi người: "Hay là các đôi đã tìm được nhau, đưa nhau xuống dưới khe kia rồi. Chỗ ấy có suối. Khát thì uống, bẩn thì rửa". Mọi người gật gù: "Có lý, có lý?. Dò dẫm mất nửa tiếng, mọi người xuống đến dưới khe. Tịch không một bóng người. Tiếng suối rì rào như kẻ tâm thần đang tự chuyện. Lại mất nửa tiếng mò mẫm bò lên. Chợ vẫn thế. Chỉ toàn đàn ông ngồi uống rượu suông.
    Nửa đêm, chợ có thêm người. Bắt đầu có đàn bà. Những người đàn bà dắt ngựa thồ đầy hàng. Lầm lũi đi trong bóng tối. Họ đi không hề vấp. Con ngựa lốc cốc gõ móng đi phía sau.
    Chúng tôi khấp khởi mừng. Đến rồi đây. Sắp sướng nhé! Tôi chia "kẹo cao su" cho lũ bạn. Thằng nào thằng ấy hớn hở như bắt được vàng. Mắt mũi nhấp nháy như sao. Chia tay mỗi thằng mỗi ngả còn dặn: "Mai kể lại nhé. Nhớ dùng Xeo- tốc nhé". Tiếng hô hô ha ha chìm dần vào bóng tối. Tôi ra đầu con dốc, nơi mọi người muốn vào chợ đều phải đi qua. Tôi đứng đấy, như lão gác cổng. Ánh mắt dò xét tìm mỹ nhân.
    Đàn bà đông dần. Chân quấn xà cạp, đầu đội khăn, đi dép quai hậu hoặc giầy bata Trung quốc. Ai trông cũng mệt mỏi, đờ đẫn. Đứng như thế hồi lâu, chả thấy ai nên hồn. Tôi lại mò vào trong chợ. Những người đàn bà vừa đến, đang ý ới gọi người đàn ông của mình. Tiếng gọi, câu thưa lào rào. Những người đàn bà đã tìm được đàn ông, họ trải tấm nilon xuống đất. Cẩn thận vuốt thật phẳng phiu, vuông vắn và quì xuống... bày hàng hoá mà con ngựa thồ đến. Tôi tí nữa thì phun ra câu chửi tục. Làm gì có chợ tình Khâu vai như từng mơ. Mà chỉ có chợ tiền Khâu vai. Những người đàn ông hồi đêm ngồi uống rượu chính là những người đi trước xí chỗ bán hàng rồi vợ đến sau. Tôi thất vọng tràn trề. Vượt vài trăm cây số mà chỉ được xem cái chợ nửa âm nửa dương như thế này ư!?
    Mấy anh em thất thểu quay lai phòng trọ. Cô bạn đi cùng đã ngáy pho pho. Tay vẫn cầm quả dưa chuột tôi đưa hồi tối.
    Sáng hôm sau bọn tôi quyết định về. Chợ đông nghìn nghịt. Người mua người bán tấp nập. Hàng hoá chủ yếu là nhu yếu phẩm, xuất xứ từ Trung quốc. Cậu phóng viên nhìn thấy tôi hỏi: "Về à? Hai thằng bạn tao nổi cáu về từ đêm hôm qua. Tao đành nán lại. Tý nữa chạy lên Lũng cú. Qua nhà vua Mèo Vương Chí Sình chớp vài nháy rồi xuống bản Lô lô làm vải kiểu gưỉ cho tạp chí Hàng không". Cậu ta vừa nói vừa giơ máy ảnh, lắc lắc: "Còn nguyên phim". Bất chợt tôi nhìn thấy, một ông già người Mèo, mặc quần áo chàm đã xờm rách, mặt đỏ hồng vì rượu, đầu lơ phơ vài sợi tóc, cắp con gà mái bên hông, ngật ngưỡng bước vaò chợ. Đẹp chưa? Nguyên bản chưa? Cắp gà đi chơi chợ nhé. Nhanh lên, đốt hẳn một một cuộn phim đi. Anh bạn nhiếp ảnh cuống cả lên. Bấm loạn xạ. Tôi ghé tai bảo khẽ: "Này ông chụp gì thì chụp, nhớ dừng chụp chân lão ấy nhé". Cụ già Mèo hơ hơ cười, rít một hơi thuốc dài, nhả một đụm khói to, liêu xiêu bước đi bằng đôi dày thể thao màu đỏ hiệu NIKE không biết lượm được của ai.
  9. rauria

    rauria Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2004
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Không biết om bao lâu rồi mà bác Dugia hôm nay rải thảm ác liệt quá , dài phân nửa mét trình đổ mổ cò mổ chết ối thằng như em rồi ha ha .. đợt thành lập Đoàn âm lịch tới bác cầm đầu cho em đi nâng cụng với nhé .
    Ah mà mọi khi ảnh bác nhiều hơn lời sao hôm nay lại kiệm ảnh vậy ..
    Được rauria sửa chữa / chuyển vào 19:24 ngày 24/09/2006
  10. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Khà ! Khà ! Khà ..................
    Cái này anh viết lâu rồi ( 2005 ) , nó ở trong 5năm không lôi lên được . Nay cop lại đọc cho vui . Để đánh được ngần ấy chữ anh phải mất hàng tháng với biết bao nhiêu rượu ngô đấy !!!
    Ừ , không đi nên buồn cẳng - rải thảm cứ như B52 ấy nhỉ .
    Chú đi được Alo nhé !

Chia sẻ trang này