1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký chiến tranh - Chu Cẩm Phong

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thangdt00, 09/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Nhật ký chiến tranh - Chu Cẩm Phong

    Tớ mới mua cuốn này. Đọc cảm động lắm. Tớ định text lại rồi post lên, không biết ở đâu có chưa nhỉ? Tớ tìm bằng Google thì không thấy.
    Nếu các bạn hứng thú, xin cho lời động viên để lấy tinh thần!
  2. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Nhiệt liệt tán thành! Có cần bọn tớ gõ phụ ko?
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cho tôi lạc đề một chút. Có quyển Tây Nguyên ngày ấy của bác sỹ Lê Cao Đài. Hồi ký chỉ xoay quanh bệnh viện tuyến ở Tây Nguyên nhưng mở rộng ra là cả cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta, đọc vô cùng cảm động, giọng văn của ông cũng cuốn hút. Cuốn đó đã được Mỹ mua bản quyền để xuất bản bằng tiếng Anh. Không biết có bác nào đọc chưa.
  4. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bạn nhé. Bận quá, không làm sao mà gõ được. Thậm chí còn chẳng đọc được nữa (mới đọc được 2-3 chục trang à). Đang nghiên cứu xài mấy thằng nhận dạng chữ việt. Bác nào có kinh nghiệm chỉ giùm cái.
  5. Red_army_vn

    Red_army_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Hic , bác làm thế này khác gì cá khoe miệng mèo . Mà cuốn này bác mua là sách mới hay sách cũ đấy ạ ? Em tìm mua mà không thấy . Mong sớm được đọc bản text của bác .
  6. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Bìa, ảnh và di bút (sẽ scan và post sau)
    Di bút (chữ Hán)
    Phiên âm:
    Văn vô sơn thủy phi kỳ khí
    Nhân bất phong sương vị lão tài
    Dịch nghĩa:
    Văn không có sơn thủy thì không có được vẻ tân kỳ
    Phường không phong sương thì tài chưa chín vậy.
    1967
    11.7.67
    Ở đây đã gần đồng bằng - nói đúng ra là gần trung châu - tiếng đại bác dưới Tư Nghĩa, Sơn Tịnh vọng đến ì ầm, âm vang từng đợt. Rừng ở gần trung châu khác hẳn rừng núi những ngày mình vừa đi qua. Không có những dải rừng già bạt ngàn mênh mông nữa, bắt đầu có những đồi trọc, cây cối thưa thớt, và đặc biệt có những đồi sim liên tiếp, trái đã chín đen, ngọt.
    Trạm này người ta họi là trạm E1, trạm đầu mối của tỉnh. Ở đây cứ hai ngày người ta mới đi trực các đầu mối một lần. Hôm nay mình phải nghỉ lại một ngày chờ về ban Tuyên huấn tỉnh. Mười sáu ngày liên tiếp đi không hề nghỉ, hôm nay nghỉ mới thấy mệt.
    Rừng núi Quảng Ngãi khác hẳn rừng núi Quảng Nam. Trời nắng, mình lại đi đầu trần qua các rừng non nóng như đổ lửa. Rừng nứa nhiều, và nhiều dốc (mặc dù không có dốc nào cao lắm).
    Người Kà Dong ở vùng trong này nói có đôi chỗ khác với vùng ngoài, ví dụ họ không nói "bê ê" mà nói "ô ê", tuy nhiên mình cũng đớn nghe được.
    Xuôi sông Thò Lò, mình đã tiếp xúc với người Rhe. Người Rhe ở trong núi khác người Ka Dong, người Co, họ không có máng nước, phải ra suối đầu làng xách từng hũ một, từng ống một. Ngững người Rhe ở hai bên bờ sông Rhe uống nước giếng và làm nhà xinh xắn nhưng những cái hộp. Đồng vào ở đây canh tác như người Kinh: cũng cày, bừa, cuốc, cũng cây lúa như mình vậy và bí mướip cũng cho leo giàn hẳn hoi.
    Ngày hôm kia, mình và Cao Duy Thảo phải tự lực xuôi sông Thò Lò - sông này đặc cá - và ngủ lại trong một làng cũ của người Rhe. Trời mưa giông vào buổi chiều, nước suối đục. Từ cánh rừng phá sau vọng đến tiếng gọp gầm, rờn rợn. Lần đầu tiên mình nghe tiếng cọp gầm. Người ta nói rằng, vào những chiều mưa như vậy, nước nhỏ nhột lưng, cọp chạy ra khỏi rừng, gầm vang. Tự nhiên lại nhớ chuyện "Ngậm ngải tìm trầm" của Thanh Tịnh. Câu chuyện thật buồn.
    Lội qua sông Rhe, đi qua nững vùng bọn Mỹ và Nam Triều Tiên vừa càn quýet, nhà cửa cây cối cháy trụi. Con đường này bọn địch ở Hà Thành thường ra phục kích. (Khi vượt qua đoạn đường đó rồi mình mới biết có tình hình như vậy - tay giao liên hôm đó là một người nhút nhát và thiếu trách nhiệm).
    Chưa hề thây một trạm nào lại nhiều muỗi như trạm này. Mặc dầu có bao võng, mình vẫn bị chúng thịt ghê quá, chiếc võng ni lông trắng dính đầy máu như một chiếc võng khiêng thương.
    Ngày hôm này mình có dịp làm quen với hai cậu thanh niên còn rất trẻ, đều là dũng sĩ diệt Mỹ. Cả hai cậu đều là du kích của Tịnh Thọ, nay được điều động lên làm cần vụ. Mỗi lần nói đến quê hương, đến hoạt động của đội du kích, các cậu sôi nổi hẳn. Một cậu cứ than phiền ở căn cứ buồn quá, chỉ muốn về để được xách súng theo anh em.
  7. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Mình thích đọc những cuốn như thế này vì nó rất thật. Các truyện ngắn, bút ký, hồi ký thì dù gì cũng có 1 phần hư cấu. Chẳng hạn ở đoạn này, chi tiết về 2 anh du kích, dũng sỹ diệt Mỹ. Mình đọc, xem rất nhiều về những người đòi ra trận trực tiếp chiến đấu (đồng nghĩa với chấp nhận hy sinh) nhưng nhiều khi cứ tự hỏi, liệu có thật không nhỉ. (Bụng ta suy ra bụng người mà. Xin kể chuyện thật của mình một chút. Hồi nhỏ, rất thích truyện tình báo, truyện chiến đấu. Rồi cũng mơ trở thành nhân vật trong truyện. Đến hôm đi cắt Amidan về, hết mơ luôn. Đau quá, chịu không nổi. Lúc đọc và mơ mộng thì thấy dễ thế, đến lúc chịu đau thì mới thấm thía. Quả thực, lúc chịu đau do vết cắt tí tẹo đó, tớ đã tự động viên là nếu làm anh hùng thì còn đau hơn gấp 10 lần ấy chứ nhưng chịu không nổi và tự động gác lại giấc mơ thành "anh hùng")
  8. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    13.7.67
    Đến cơ quan T06 (mật danh của ban Tuyên huấn tỉnh ủy Quảng Ngãi). Địa thế ở đây không tốt, rừng mỏng và trống. Nhà cửa tạm bợ, có lẽ sắp dời. Người ta đón tiếp tụi mình khá vui vẻ.
    Những dự định lúc ra đi thế là phá sản. Đại hội chiến sĩ thi đua của tỉnh hoãn lại chưa biết đến lúc nào mới tiến hành đựợc. Đường đi Đức Phổ hầu như bi tắc hẳn (sách báo từ dạo tháng năm tháng sáu vẫn còn đọng lại đây, trong cơ quan có một số cán bộ đi công tác dưới đó sáu tháng nay không về được).
    Gặp đồng chí trưởng ban, trao đổi với các anh ấy, mình quyết định đi Sơn Tịnh và Bình Sơn, chuyến này có thể về Bình Đông.
    Tòa soạn báo Giải Phóng Quảng Ngãi chỉ có hai cậu viết, Cầu và Danh. Chưa có bộ phận văn nghệ. Hai họa sỹ, Phạm Mùi và Tô Đông Anh, hầu như đều làm công tác tuyên truyền.
  9. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Chỗ mở ngoặc không biết có phải là thêm vào lúc xuất bản không nhỉ. Chứ viết thế thì lộ hết bí mật còn gì?
    Có lẽ phải giữ bí mật (và cũng là không có thời gian viết nữa) mà mình thấy ít có nhật ký trong chiến tranh. Cuốn này là cuốn đầu tiên mình được đọc. Cảm động quá chừng.
    À mà mấy trang khác đều có phần trả lời nhanh ở cuối, ở đây mình tìm hoài không thấy. Kể có thì tiện hơn.
  10. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    15.7.67
    Bạch, Mùi, Tuấn đi xuống vùng Đông không lọt, trở về mang theo những tin không vui: lũ lính Pắc Chung Hy phục kích rất dữ đường số 1, đêm nào cũng có từ hai đại đội đến một tiểu đoàn (con số này phóng đại chăng?) ra mai phục dày đặc. Một tiểu đội lính Pắc Chung Hy chốt lại Hòn Voi khống chế đường đi xuống.
    Chúng mình vẫn quyết định đi xuống, đi sớm ngày nào hay ngày đó. Mình cười nói: "Bất đáo Bình Đông phi hảo hán!".
    Ngày hôm qua, 14.6.67 rời T06. Vượt qua những quả đòi cuối cùng, xuống trung châu. Nắng trung châu chói chang, gắt gao, lá cây săn lại. Mật độ bom pháo hai bên đường khá dày, lỗ chỗ những hố sâu đỏ lòm, càng thêm chói mắt. Làng đầu tiên mình gặp bị phá trụi, vắng tanh.
    Men theo sông Trà xuống miết, bắt đầu nhìn thấy vài xe nước ít ỏi, sống sót sau vô số những trận bắn phá của địch. Ven hai bờ sông, đất phù sa mịn màng và màu mỡ, nhưng nắng làm khô lại, bốc bụi.
    Tiếng xe nước rì rào, êm êm: Mình hình dung những đêm trăng thơ mộng nổi tiếng ở đây.
    Xế chiều, gió mát trong sạch ***g lộng, thơm thơm. Bầu trời trong và cao.
    Dẫn đường là một đồng chí giao liên đã lớn tuổi, bé loắt choắt, rất vui và tốt bụng. Đồng chí bỏ đồ đạc của bọn mình vào một đôi gánh, quảy nhịp nhàng, vai mang khẩu tuyn. Đưa đò lại là một em bé gái khoảng mười hai mười ba tuổi. Chíếc thuyền bị thưng một lỗ rất to ở mạn, phải ngồi nghiêng để nước khỏi tràn vào. Em bé chống thuyền rất cừ.
    Đây đã là Sơn Tịnh. Mình đang đi trên mảnh đất có nhiều chiến công. Đồi trên kia là Gò Cao, con đường này dẫn đến Ba Gia, một chiến đoàn Ngụy bỏ xác ở đây.
    Một em thiéu niên đánh bò về vừa nhịp khe khẽ chiếc roi tre vào sừng bò vừa hát bài: "Làm theo lời Bác" của Nguyễn Xuân Khoát.
    - Chủm ơi, nhớ đi họp Đội nghe! - Em gọi bạn xong lại tiếp tục hát, khá đúng giai điệu.
    Bò rất mập, căng tròn, láng nhẫy, về ở trong những chiếc hầm vững chắc. Dưới một con sông cũ của ấp chiến lược giờ đã khô nước, nhân dân khoét sâu vào đất, lợp lá làm hầm cho bò ở. Quanh hầm rất nhiều hố pháo.
    Trời dần tối, giờ này không còn ngại đồn núi Tròn thấy nữa. Một chiếc trinh sát L19 vẫn còn bay rè rè trên đầu, đèn đỏ lập lòe như ma trơi.
    Đêm qua ngủ lại nhà chị Chín. Các gia đình ở rất phân tán, người ta ra ở cả ngoài đồng trống. Bọn mình ngồi nói chuyện dưới làn pháo, tiếng đề pa nghe rất chát.
    Ông già ngồi nghe anh em nói chuyện, hồ hởi, thỉnh thoảng lại chen vào:
    - Thiệt hay thế na? Tao đã bảo con cái chịu vào hầm đi! - Mấy đứa bé mến khách, ham nghe chuyện đã vào hầm lại chạy ra, bị cha rầy. Cô con gáilớn lo đi nấu nước tiếp khách.
    Đêm qua pháo bắn dữ, Thảo hình như chưa quen, ngủ chưa được.
    Đi qua những cánh đồng trống, đến đâu cũng thấy đồn núi Tròn đứng sững trước mặt, rất gần. Trên đỉnh quả núi lẻ loi giữa đồng đó có một đại đội tăng cường, phần lớn là người Rhe, có cả lính Mỹ, lính Pắc Chung Hy. Đồn núi Tròn khống chế cả hai huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa. Đi xuống quá một tí nữa, có đồn Chóp Chài và Hòn Voi, cũng rõ mồn một. Tay giao liên đi xe đạp, chạy biến sang một đường khác, hai đứa phải đi tự lực. Ngày hôm qua ở đoạn đờng trong này - đường xuống chợ Đình - có mấy anh em mình bị thương vì đạn cối của tụi Mỹ ở Hòn Voi. Mình và Thảo phải kẹp nách chiếc xắc, đội nón cời vừa xin được để đi hợp pháp.
    Đường sá tuy không ghê gớm như các cậu Mùi, Bạch nói, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Đêm qua lúc mình nghe súng nổ nhiều phía dưới là lúc tụi giặc Pắc Chung Hy phục kích anh em mình từ dưới lên. Đoàn người phải quay xuống, chưa biết có ai hy sinh không, cậu giao liên đi tìm chưa về.
    Trưa, nghỉ lại nhà chị Bốn Biểu. Chị khoảng ba mươi, ba mốt tuổi, mảnh mai. Chồng chị đi tập kết lúc chị có mang cháu Phương tám tháng. Chị thân mật ngồi kể chuyện chồng con, chuyện những năm trước bọn giặc bắt chị li dị, ly khai, tố cộng, chúng còn dụ dỗ nữa. Chị đưa ảnh và thư của chồng từ ngòai Bắc gửi vào cho mình xem. Anh ấy bảo rất nhớ miền Nam, nhớ vợ, nhớ con, anh đã cốgắng làm việc, là chiến sỹ thi đua của Đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam. Bây giờ mình mới để ý, chị đã có nhiều nếp nhăn sâu và dài, có lẽ những nếp nhăn quá sớm vì hoàn cảnh sống, vì những gian khổ nặng nề vừa qua. Bé Phương chưa nhìn thấy mặt che, đêm đêm nắm dưới hầm pháo thường thủ thỉ với mẹ:
    - Mẹ hỉ,hầm ngắn quá, con nằm phải co chân đây nè, ba nằm sao được. Ba về, phải đắp hầm khác.
    Bé Phương giờ đi học may. Chị Bốn nói với mình:
    - Em đưa quần áo cháu mạng cho. Khi nãy hắn nói với chị: "Chú nớ mặc quần rách tội quá mẹ à".
    Thì ra cháu đã để ý thấy cái quần quá cũ đi đường rách nhiều. Mình không đưa, chiếc quần đã rạn, nát quá rồi.
    Hai mẹ con làm ba ang lúa cấy và gieo. Chị bán hàng xén kiếm thêm tiền.
    Được thangdt00 sửa chữa / chuyển vào 23:54 ngày 22/05/2005
    Được thangdt00 sửa chữa / chuyển vào 13:04 ngày 23/05/2005

Chia sẻ trang này