1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký chiến tranh - Chu Cẩm Phong

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thangdt00, 09/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    16.7.67
    Đi qua núi Tròn, ngay gần sát dưới chân núi, nhìn thấy rõ trụ cờ và từng nhánh nhỏ của một cây khô. Đường nắng và vắng quá nên hơi ngại. Chỉ e một thằng Nam Triều Tiên tàn bạo nào đó ngứa tay nổ phát súng. Đối với bọn địch dã man như bọn này, việc bắn một người dân lương thiện chúng không cho là lầm lỗi.
    Dẫn đường là một cô gái khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, tên là Hữu. Em phóng xe đạp đi trước. Thỉnh thoảng em dừng lại núp sau một bụi tre đợi tụi mình đến, nhắc nhở, rất dễ thương:
    -Gần núi Tròn lắm, các anh bình tĩnh nghen!
    Hố pháo chi chít hai bên đường. Tre gãy cụp. Nhưng cũng đã có những mụt măng to, khỏe đâm thẳng lên trời với sức mãnh liệt, nom như những chiếc tên lửa đặt trên bệ phóng. Mo nang măng, xanh màu hoa lý. Những mo nang dưới gốc rơi ra, để lộ thân măng một màu xanh đậm, rất mướt, êm.
    Ở đây trước kia chắc xóm làng đông đúc và cây cối um tùm lắm. Dạo đầu năm chúng càn qua, đốt cháy trụi. Nhiều hố bom sâu hoắm liên tiếp. Ở một vùng thế này thật thú vị: rất gần địch mà cũng rất thung dung. Vùng này thật thanh khiết. Nghe nói đội công tác xã này là đội duy nhất còn lại từ những năm trước.
    Gặp đồng chí chánh văn phòng huyện ủy. Đồng chí lớn tuổi mà rất vui, cởi mở. Tên là Sơn.
    17.7.67
    Từ chiều hôm qua đến ngày hôm nay (chắc là đêm nay nữa) hai đứa nghỉ lại nhà cô Tám.
    Cậu giao liên của huyện dẫn hai đứa vào gửi, không có cô Tám ở nhà, chỉ có một em bé gái mười hai tuổi, mảnh khảnh, ngồi nấu cháo heo và tập chằm nón, tên là Thọ. Mãi đến chiều, bà chủ mới về. Đó là một người đàn bà đã ngót năm mươi tuổi, người gầy đét, suôn đuột ?" thân hình của những người đàn bà không sinh đẻ, nhưng gương mặt còn vương những nét thanh tú của một thời son trẻ, đôi lông mày sắc và cặp môi mỏng, kẻ chỉ đỏ, màu một miếng trầu còn phớt lại. vừa về, bà hỏi đứa bé: ?oAi gửi hai chú này??. Em bé không biết tên cậu giao liên, mình cũng không biết.
    Thái độ bà ta dè dặt. Buổi tối, người cháu trai, mang súng ngắn, về (hôm nay, mình mới biết anh tên là Quảng, cán sự huyện đội, bà ngồi rất gần, nói nhỏ vào tai cháu, nhưng mình chú ý cũng nghe được:?Mày có biết hai đứa này không?? ?oKhông?. Đêm qua thái độ của bà ta và cả gia đình hãy còn dè dặt. Hôm nay đã cởi mở thân mật, khi biết chúng mình là khách của những ai.
    Mình đã trò chuyện và hiểu tình cảnh gia đình như thế này.
    Bà Tám là cô ruột của Quảng. Bà là người con út trong gia đình. Các anh chết sớm, các chị đi lấy chồng hết, bà không muốn đi lấy chồng vì đi thì không ai phụng dưỡng cha mẹ. Cô Tám hồi đó ở nhà làm ruộng và đi làm cá ngoài sông (trời lạnh lắm, nên cô ăn trầu và hút thuốc từ lúc còn con gái). Mẹ sống đến 88 tuổi, cha sống đến 92 tuổi. Lo tang cha mẹ, thu xếp hương hỏa tông đường, tuổi đã luống, không còn nghĩ đến chuyện lấy chồng nữa. Bây giờ lo làm ruộng, nuôi heo (một lợn nái vừa đẻ 8 con béo tròn, láng nhẫy, mỗi heo con ở đây giá một ngàn đồng), nuôi con cho Quảng để anh đi công tác.
    Đêm qua anh Quảng và một người em gái từ dưới đường số 1 về, mang theo chục vịt con (150đồng), bà Tám cứ lo bọn Nam Triều Tiên càn, giết, ăn thịt. Mọi người ngồi thảo luận, thống nhất như lời chị kia: Nuôi 3 con cũng tốn công như nuôi chục con. Một chục vịt không bằng một cái đuôi con heo, nên cũng chẳng sợ chi. Địch càn ta sơ tán, giấu đi. Còn một con ta nuôi một, hết ta nuôi bầy khác.
    Bé Thọ thì vẫn cứ rụt rè, chưa làm quen với mình, mỗi lần cười cứ ngoảnh nhìn chỗ khác.
    Nhà em Hữu là một gia đình mà ai tới một lần là cũng nhớ ngay (rất tiếc là chiều này mình đến chơi hơi muộn, nên nói chuyện được ít). Một cái nhà nhỏ, có một cái bàn, 2 cái ghế làm nơi tiếp khách vừa làm nhà bếp. Và một cái hầm, lớn hơn nhà.
    Ông chồng (cha em Hữu) bị địch bắt đi tù từ năm 1957, qua nhiều nhà giam cuối cùng ra Côn Đảo. Năm 1962 trở về hoạt động, lại bị bắt. Năm 63 trở về - địch không lập được hồ sơ phải thả. Bây giờ tay chân hãy còn vết tích của tra tấn, cặp mắt rất kém, người hom hem.
  2. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Ngày 17 vẫn còn, chưa kịp text.
    Bình luận tí nhể. Nếu coi mà không bình luận, thà vác cuốn sách vào xó bếp coi một mạch còn hơn.
    Đọc mới thấy, dân ta đáng phục thật. Kề sát nách địch vẫn làm ăn sinh hoạt bình thường, mấy chú bé vẫn hoạt động đội và nhắc nhau sinh hoạt. Cô bé giao liên mới 16, 17 tuổi mà luôn nhắc nhở mấy anh bộ đội đã dày dạn chiến trường: " Các anh bình tĩnh nghen". Giao liên đến gửi bộ đội vào nhà, chủ nhà không biết ai gửi nhưng cứ nuôi cái đã (dù còn dè dặt).
    Khoái nhất đoạn thảo luận nuôi chục vịt. Ông Chu Cẩm Phong quen tác phong họp hành, ghi cứ như họp chi bộ "thống nhất như lời chị kia".
  3. Red_army_vn

    Red_army_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Bác thangdt00 đừng có quá nản mà đem con bỏ chợ nhá ! Cảm ơn bác , cuốn này em chưa tìm thấy để mua mà rất muốn đọc . Hiện em đang quan tâm tới mấy cuốn sách thuộc thể loại này http://www.ttvnol.com/f_533/515453.ttvn .
    Kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất vừa qua , có cơ hội được tiếp cận dễ dàng với nhiều nguồn tư liệu hơn . Thực sự em có một câu hỏi hiện vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng "Tại sao chúng ta lại thắng ?" .
    Thử hình dung và so sánh với cuộc sống ngày nay , em vẫn không hiểu làm sao mà nhân dân ta lại có thể chịu đựng được hàng chục năm chiến tranh . Trước kia , hai cuộc Thế chiến , mỗi cuộc kéo dài chưa đến 10 năm mà đã khiến cả châu Âu suy sụp về vật chất cũng như tinh thần , ở đây chỉ xét về khía cạnh tinh thần . Vậy mà một nước VN nhỏ bé , với những người dân bình thường như ở bất cứ đâu lại có thể cầm cự , chiến đấu và chiến thắng .
    Cứ thử tưởng tượng , sống trong điều kiện thiếu thốn , thường xuyên bị oanh kích , những người quen biết đi chiến đấu hầu hết hy sinh hay thương tật , thời gian chiến tranh cũng đã lâu -không biết khi nào kết thúc và mình có thắng không ? Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ đau đầu , vậy mà ...
    Lời giải đáp có lẽ chủ yếu là về phương diện con người và tinh thần , "Nhật ký chiến tranh " đã góp phần trả lời cho câu hỏi ở trên . Càng đọc em càng thấy cảm phục sự hy sinh , phi thường của thế hệ trước . Nhưng hiện vẫn khó hiểu là "Vì sao lại có được tinh thần như thế ? "
    Lan man quá , các bác đừng thắc mắc mần chi nhá , em viết mà cũng tự thấy hơi khó hiểu nữa là .Nói túm lại là bác thangdt00 cứ là post tiếp đi , anh em không đọc trước thì đọc sau , có sao đâu .
    Mấy topic "cùng thể loại "
    Những lá thư, những trang nhật ký, hồi ức thời chiến http://www.ttvnol.com/f_533/506542.ttvn
    Cựu binh kể chuyện !
    http://www.ttvnol.com/f_533/511767.ttvn
  4. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Đang gõ thì treo máy, bực mình quá.
    Ngày 17 tiếp theo.
    Bà vợ ở nhà, cũng như rất nhiều những người đàn bà trong cảnh ngộ đó ở quê mình, lo chạy nuôi con khôn lớn. Bây giờ cả nhà trông cậy vào bà. Ông chồng ốm yếu lo công tác huyện, em Hữu có thể giúp đỡ chút ít thì đã tham gia du kích xã (hiện làm giao liên cho huyện), đứa con gái út còn nhỏ, hay làm nũng.
    Người con trai đầu lòng chết sớm, giờ gia đình nhận một anh bộ đội về làm con nuôi. Hai ông bà nói với mấy đứa con về người con nuôi đó lúc nào cũng "Anh Hai bay"
    Ra nói với anh Hai bay là nước đã sôi rồi.
    Nói với anh Hai bay vào ngồi nói chuỵên chơi với các anh cho vui
    Thằng Hai đâu rồi, ngồi đây cho mát con.
    Hai đứa em trai kế của Hữu vừa chết dạo tháng giêng. Hồi ấy vừa sau trận càn, ngoài đồng ngổn ngang đủ thứ, có cả đạn, lựu đạn. Ngày đầu tiên đem về cho bộ đội 3 băng đạn tiểu liên. Ngày thứ 2 lại đánh bò ra đi tìm. Đứa em nhìn thấy một trái đạn. Hai em quăng dây rồi nhún nhẩy khiêng về bằng một nhánh cây mỏng gần như một cái roi, không ngờ cây gãy, trái đạn rơi xuống nổ, xô hai em ngã dạt ra hai phía. Bây giờ cũng chưa biết trái đạn kia thật ra là thứ gì, có nười bao nó là quả bom bi, có người bảo là một quả AT
    (ngày 17 còn nữa)
  5. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Hai ông bà kể lại chuyện này cũng thật là kỳ lạ, vừa buồn vì nỗi cùng một lúc mất hết hai đứa con trai, nhưng cũng rất bình tĩnh.
    Mấy lâu nay trong nhà có một anh thương binh. Anh ta cao và gầy như một cái que. Đơn vị hành quân làm nhiệm vụ, anh nằm lại đây, trong gia đình nhỏ bé này. Buổi tối, ba mẹ Hữu nấu một nồi nước lá to cho anh ta tắm. Việc lo cho anh thương binh tắm, bà cũng rất rộn. Bà đến bên chồng nói nhỏ:
    - Quần đùi của mình đâu đưa cho hắn cái đi tắm.
    Trong buồng (buồng đây là một cái ngăn sát bếp) một chập bà chạy ra.
    - Ông để đâu nhớ ra đi, trong buồng không có.
    - Dưới hầm. Ông lại tiếp tục câu chuyện với mình. Một chốc từ dưới hầm lên bà lại cằn nhằn:
    - Không có ai như ông hết, đằng này để cái quần, đằng kia để cái áo lót rồi không nhớ. Trong hầm cũng không có. Nước nguội lạnh mất còn gì.
    - Đây nè, tôi có cả thẩy 5 cái, đưa cho: thằng đội 2 cái, còn 3, một cái xanh nè, một cái sọc nè, một cái...
    - Nhưng để đâu chớ? Bà sốt ruột.
    ĐẾn khi bà tìm ra được chiếc quần đưa cho anh thương binh tắm, bà mới chịu đi ăn cơm, làm lành với chồng:
    - Mình ăn cơm nữa với tôi.
    Chiều nay định vượt đường, xuống đến đường xe lửa phải dừng lại. Mấy đêm nay chúng vẫn phục liên tiếp. Người soi đường nhận đea đi hôm trước bận đi họp hội đồng cung cấp tiền phương.
    Vài tổ du kích đi Tịnh Thọ ngồi quanh đống chiến lợi phẩm trong một căn nhà. Chiến lợi phẩm mới thu được sáng nay gồm 2 khẩu M72 còn mới nguyên, và một đôi giày cao cổ nát lỗ chỗ, bết máu - thằng lính Nam Triều Tiên đó chắc mất phăng hai bàn chân.
    Chẳng là sáng nay, anh em gài 3 quả lựu đạn ở mé bên kia đường, nửa buổi, một toán lính xuống vướng nổ chết toi 13 thằng.
    Một chiến sỹ du kích phanh áo ngoài để lộ bộ ngực nở ***g căng trong chiếc áo lót xanh, quanh lưng chi chít lựu đạn. Mọi vật cần thiết cho một cuộc sống chiến đấu đều nằm gọn dính chặt vào chiếc xanh-tuy-rông và khẩu súng trên vai. Anh bước những bước dài đánh đường xa rất khỏe, động tác dứt khoát, tư thế rõ ràng, khuôn mặt chan hòa ánh nắng chiều.
    Đi bên anh là một chiến sỹ gầy hơn, bộ quân phục hơi rộng quá cỡ người anh. Khẩu súng bắn tỉa dài thượt trên vai, anh phải bước gấp mới kịp bạn. Mặt anh cũng tươi sáng.
    - Bốn thằng! bốn thằng! Anh du kích nói.
    - Hai phát đều xâu táo cả hai. Bọn chúng đang tập họp thì mình nổ súng.
    Đó là hai chiến sỹ đi bắn tỉa về.
    Sau trận càn dạo tháng giêng, bọn Nam Triều Tiên đóng ở các cứ điểm quanh đây bị các tay súng thần vây riết trên các mổm đồi nắng ngùn ngụt. Đồng bào bảo: "Tụi lính đánh thuê" "Đại Hàn" này bị chết nóng trong các trại giam thiên nhiên của bên mình rồi hì.
  6. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Rất hay! Bác tiếp tục nhá!
  7. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    19.7.67
    Buổi sáng nay mình cảm thấy một trận đau đang đến người mệt mỏi, hút điếu "Quân tiếp vụ" mà miệng đắng ngắt.
    Đêm qua phải quay lại, pháo bắn dữ quá không rút lui sao được. Ngủ lại một nhà - thật ra chỉ là một cái hầm, bếp bắt ngang ở miệng hầm, che nắng bằng một cái nong- khoảng 8 giờ tối bọn mình đến, "nhà" không có người lớn, chỉ có hai đứa bé, đứa lớn khoảng 10 tuổi, đứa bé khoảng 5 tuổi.
    - Cha cháu đi họp. Một chú nằm trong này với cháu, một chú nằm phía này. Chỗ đó để ba cháu đi về ngủ - đứa lớn rành rọt nói với bọn mình.
    Hai đứa định ngủ ngoài, nằm dưới đất, nhưng pháo bắn dữ quá mảnh rơi rào rào, đành phải chui vào. Đứa nhỏ khóc, đứa lớn dỗ, giọng trìu mến thương yêu : "Em nóng hả, muỗn cắn em hả, ừ để anh ru em hỉ" (đứa nhỏ nằm trên một chíêc võng bằng vải thô) đứa bé vẫn không nín. "À hay là em mắc đái hả, để anh bồng em đi đái hỉ".
    Đứa lớn nói rất dễ thương, chắc em đã quen cuộc sống tự lực, rất giỏi giang trong công việc gia đình. Một em bé rất ngoan của gia đình nghèo. chỉ một thoáng làm quen với em, đúng hơn làm quen với cuộc sống của em (mình nhớ đến những ngày mình ở Tiên Dỏa. Hồi ấy trời chưa sáng mẹ đã dậy đi làm, mẹ gọi mình dậy vào ngủ với em, lúc đó là bé Ngọc Anh, mình cũng âu yếm dỗ em, ôm em ru em ngủ). Sáng nay em cắt rau muống nấu canh mời bọn mình ăn
  8. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Đọc thử "Bê trọc" của Phạm Việt Long
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nqn0n31n343tq83a3q3m3237nnn&cochu=
  9. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, mấy hôm nay bận quá. Giờ chơi tiếp.
    THỨ BẢY 22.7.67
    Vượt đường đêm 19. Nửa buổi sáng hôm đó, mình bắt đầu ốm, một trận ốm đã đến thật sự. Trưa bỏ ăn. Chiều cũng không kịp nấu đã đi. Thảo thấy mình mệt nhiều, lúc đến đường xe lửa, cậu ta đã vào các nhà tìm xin cơm cho mình, cậu ta không ăn, mình không ăn ké được ở mọt gia đình nọ một bát cơm ghé khoai khô, chị chủ nhà ép ăn mà mình không anđwợc, miệng đắng ghê. Thảo bảo mình ở lại, nhưng mình không chịu. Vượt một đoạn đường nguy hiểm rong một tình trạng hầu như hoàn toàn mất sức, mình cũng thấy lo. Nhưng mình nhớ đến những câu chuyện của mấy tay bộ đội xung phong trong lúc đang lên cơn sốt, mình hy vọng trong sự căng thẳng, bức bách của tình huống mình sẽ quên cơn đau.
    Đoàn bọn mình không đông, ngoài hai đứa mình có một đồng chí thường vụ huyện ủy, một người khách nữa, ba giao liên đều vũ trang, và một ông đã luống tuổi dẫn đường, ông này về sau mình có dịp hiểu hơn - đó là một đồng chí hoạt động rất gan góc, có phần liều lĩnh từ những năm đen tối, ông rất thích uống rượu, ngày hôm sau mình mới có dịp nhìn mặt ông ta, da lúc nào cũng đỏ, mắt cứ hấp háy rất ngộ nghĩnh và có tiếng cười rất thoải mái, cởi mở. Tay thường vụ huyện ủy mình lại không thích, có phàn thô bạo mà lại nhát gan, và lại ưa khoe khoang.
    Vượt đường thật khó khăn, trang mười hai sáng vằng vặc, giữa đồng ruộng ***g lộng. Đoàn vừa đi qua khỏi đường thì súng nổ ran, súng liên thanh các cỡ và súng cối, sau đó mấy phút pháo từ chi khu Bình Liên bắn tới.Pháo sáng hàng chục chiếc giăng thành hàng run rẩy trên bầu trời át ánh trăng dịu và trong. Đoạn đường này bị kẹt giữa ba cứ điểm, phái từ Chi khu, Tiểu khu và Dốc Tranh có thể bắn tới. Gặp mấy thanh niên địa phương mới biết bọn lính Nam Triều Tiên phục kích từ trước đã nổ súng vào đội hình hành quân của một đơn vị bộ đội huyện (bọn lính Nam Triều Tiên này phục kích rất dữ, rất hiểm). Do khuyết điểm chủ quan của đồng chí đại đội trưởng mà tổn thất rất đau xót: 16 đồng chí hy sinh (có cả đồng chí C trưởng), mất 4 trung liên và 1 ít súng ga-răng.
    Vượt đường mình không có một cảm giác gì đặc biệt ngoài cái mệt, cơn sốt cứ vò nát mình như người ga vò một tờ giấy. Đi trên bờ những miệng hào sâu, dày đặc lởm chởm chông và dây thép gai, mình cứ sợ chân run hay xây sẩm lăn xuống đó. Qua khỏi đường mình cứ lăn ra nằm dọc đường, trên bờ ruộng nghỉ. Đêm đó đi đến 1,2 giờ sáng.
    Lúc đầu mình cứ tưởng bị sốt như mọi lần trước, uống bao nhiêu Dalagine không khỏi. Bây giờ mình nghĩ ra, có lẽ bị thương hàn rồi. Mình chưa kịp nghĩ ra tất cả thì con bệnhđã vật mình xuống nhanh chóng, mình bẹp dí thật thảm hại.
    Cậu Thảo vừa đến đã bắt đầu làm việc ngay, cậu đi tìm hiểu tình hình.
    Đồng chí bí thư Tịnh Hòa (Sơn Quang) gửi mình cho một ông lang thuốc bắc, tên là Trang.
    Ngày hôm qua và hôm kia bệnh tình mình thật bi đát. Toàn thân là một khối lửa bỏng. Mình thử nắm hai bàn tay lại, chỉ một thoáng thôi không chịu nổi phải xòe ra, vì nắm lại như vậy cảm giác như nắm hai cục than đỏ. Ở trong lại lạnh, lạnh run lên. Đầu nhức suốt 24 tiếng đồng hồ, gối phía nào cũng bị len, bị luốc như sắp vỡ ra. Nôn mửa liên miên, cả đêm lẫn ngày, có buổi 2 lần. Mỗi lần đi ngoài, phải chống gậy mà vẫn cứ muốn ngã xuống đó.
    Ông thầy cắt cho mình hai thang thuốc, mình chỉ uống được mỗt thứ vài CC là nôn tháo ra hết, còn bát nọ, bát kia phải đem đổ. Ông ta lể, cũng chẳng hết nhức đầu.
    Ngày nào mình cũng chỉ ăn có lưng bát cháo trắng nấu thật nhừ, thật loãng, bỏ muối trắng. Thím chủ nhà nấu cháo cá, mình ngửi thấy là nôn ọe.
    Tài thuốc của thầy đến đâu thì mình biết rõ quá, nhưng tình cảm và sự chăm sóc của thầy của tất cả mọi người trong gia đình làm mình rất cảm động. Nửa đêm cô con gái dậy nấu cháo, giữa lúc mọi người đang ăn cơm, mình ọe mửa ầm ầm chẳng ai nói gì. Thấy mình vừa ngồi vừa thở cố húp mà không húp được cháo ai cũng lo lắng ra mặt. Cô Mai (cô con gái đi bộ đội địa phương vừa công tác ghé qua nhà) nói cố giấu tình cảm mình:"Ráng ăn cho mau khẻ anh". Chị Bốn nói nhỏ nhẹ lộ rõ tình cảm. Còn chú thím chủ nhà nhìn mình mà thở ra.
    Được thangdt00 sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 03/06/2005
  10. thangdt00

    thangdt00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    CHỦ NHẬT 23.7.67
    Cũng lạ, hầu như không có thuốc điều trị mà hôm nay mình thấy đỡ đỡ trong người. Từ hôm qua mình đã cố gắng viết vài dòng để luyện tay với tất cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó, với ý nghĩa thể thao và ý nghĩa nghệ thuật. Mình có thể ăn vài miếng cơm và ra sân không cần phải chống gậy nữa.
    Sáng sớm nằm nghe ngoài đồng tiếng quay nước mà cứ rạo rực. Nhà mình ở nằm giữa đồng , xung quanh chỉ có màu xanh dịu của lúa. Năm nay "cửa khẩu" ở trên bị địch phá thế nào đó mà nước về rất ít. Thành thử bà con phải tranh thủ đi quay nước từ sớm. Lúa làm cỏ rồi, nhưng thiếu nước. Hiện nay có một tai họa nữa là lúa đang bị rầy đủ các lại rầy cắn, thành thử phải tranh thủ trời có trăng xịt thuốc diệt rầy. Pháo biển, phái các cứ điểm cứ bắn ầm ầm cả ngày đêm trong xóm, ngoài đồng. Làm ra hạt thóc lúc này cũng là đi đánh trận.
    Đó là mọi chuyện mình nghe được bằng đôi tai hãy còn lùng bùng qua bức vách" cấm cố"

Chia sẻ trang này