1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký đợt nghiên cứu đảo Cát Bà của Odonata

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Odonata, 25/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Nhật ký đợt nghiên cứu đảo Cát Bà của Odonata

    Tôi vừa hoàn thành bài nhật ký này, đọc cũng thấy vui vui nên muốn chia sẻ với mọi người.

    Vài hôm trước, tôi nhận được một số tài liệu về một số khu hệ Odonata có liên quan đến Việt Nam từ môt Ts. Martin chủ tịch Quỹ hỗ trợ nghiên cứu chuồn chuồn Quốc tế. Trong số tài liệu này có một số bài báo của Ts. Nicdonelly, người đã viết nhật ký thực địa về một vài chuyến đi của ông xung quanh vùng Asean. Và trong một vài trang đó, ông có kể về những chuyến đi rất thú vị cũng như những tình tiết rất vui vẻ mà ông đã có khi nghiên cứu thực địa tại Tam Đảo. Từ những bài viết rất sinh động đó, tôi có cảm giác được sống lại những ngày tháng cùng ông cũng như chứng kiến toàn bộ quang cảnh của một phiên chợ côn trùng tại đây, điều mà có lẽ đã xảy ra trong qua khứ và khó có thể bắt gặp một làn nữa ở tương lai. Và cũng vì vậy mà tôi cũng cảm thấy những điều ông bắt gặp, ghi chép trong suốt chuyến đi cũng giống với tôi, luôn có một kỷ niệm nào đó sau mỗi đợt thực địa. Vì vậy tôi quyết định cũng ghi lại những kiến thức và kinh nghiệm của mình sau mỗi đợt thực địa nhất. Sau đây là nhật ký về chuyến thực địa gần đây nhất của tôi ở Đảo Cát Bà.
    Mọi chuyên bắt đầu từ chuyến tàu từ Hà Nội xuống Hải Phòng vào buổi sáng sớm. Và vì là một nhà nghiên cứu nghiệp dư, không phục vụ cho bất cứ một viện hoặc một cơ sở nghiên cứu nào, Cát Bà là điểm mà tôi đã rất mong được đến và khảo sát từ lâu, nên tôi đã dành trọn kỳ nghỉ hè của mình cho đợt khảo sát nơi này. Và cũng vì rằng chưa đi tàu xuống Hải Phòng bao giờ hay chưa một lần đặt chân tới hòn đảo đá vôi thuộc Vịnh Hạ Long này mà chúng tôi đã không biết rằng vé tàu chạy từ Ga Trần Quý Cáp, Hà Nội đi Hải Phòng chỉ bán vào buổi sáng trước khi tầu chạy, vậy nên toàn bộ nỗ lực mua vé vào buổi chiều ngày hôm trước của chúng tôi trở thành công cốc. Tàu xuất phát từ Hà Nội vào lúc 6h và đến Hải Phòng vào khoảng 8h sáng, nói chung cho đến thời điểm đó, chuyến đi của chung tôi không hề gặp một trở ngại nào. Mọi chuện bắt đầu từ khi chúng tôi xuống ga và hỏi đường ra Bến Bính (bến tàu thủy đi ra đảo Cát Bà). Khi hỏi đường và khoảng cách từ bến tàu ra bến thuyền, chúng tôi đã được một anh công an đã chỉ và dặn dò khá chi tiết, anh này cũng nói rằng, chúng tôi cần phải khẩn trương vì tầu tốc hành (tầu cánh gầm) sẽ chạy sau 15?T nữa. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu khá kỹ trước khi quyết định đến Cát Bà về phương tiện đi lại, về giá cả thuê nhà và những thứ khác. Tuy nhiên khi xuống tàu chúng tôi cũng vẫn cẩn thận hỏi han thêm mọi người và tất nhiên trong số đó có cả những người xe ôm mà sẽ trở thành nhân vật khá ấn tượng trong đợt hành trình này. Trong đoạn đường ra bến thuyền chúng tôi đã quyết định và nói với mấy người xe ôm là chúng tôi muốn rẽ qua chợ ga để mua một vài thứ hoa quả (từ những kinh nghiệm của các đợt thực địa trước đó, chúng tôi biết rằng để có đủ vitamin trong những chuyến đi dài ngày thì tốt nhất là nên mua sẵn hoa quả ở một chợ địa phương gần nhất và cũng vì suy đoán rằng Đảo Cát Bà suy cho cùng thì cũng là một hòn đảo, nơi mà chưa chắc những hoa quả mà chúng tôi cần lại có giá rẻ và ngon). Trên đường đi ra chợ, mấy người xe ôm đã nói với chúng tôi rằng chúng tôi nên đi ra đảo theo đường bộ và điều đó cũng thích hợp với cái kiểu du lịch ?otây ba lô Việt Nam? như chúng tôi, giá cả thì rẻ hơn nhiều so với đi tàu thủy và lại cũng thuận tiện lại không sợ bị nhỡ tầu. Tôi là người có khá nhiều kinh nghiệm trong các chuyến đi thực địa, và tôi hiểu rằng lấy thông tin từ người dân địa phương là một trong những cách tốt nhất. Vậy là tôi đã quyết định đưa đoàn đi ra đảo theo đường bộ (đây cũng là quyết định sai lầm đầu tiên trong chuyến đi này). Từ Hải Phòng ra đến đảo hết 25.000 ngàn đồng mỗi người (theo lời anh xe ôm mà tôi hỏi) và sau khi qua phà đầu tiên chúng tôi chỉ cần đi khoảng 2-3km đường bộ là đến khu du lịch đảo. Chúng tôi đã được đưa ra bến phà nào đó và cũng đã trả tiền rất sòng phẳng, cám ơn nhiệt tình về những lời khuyên của người chở khách. Họ cũng rất nhiệt tình đưa chúng tôi vào tận bến mà không phải xuống xe từ phía ngoài. Khi ngồi chờ phà, chúng tôi rất băn khoăn không hiểu tại sao chỉ mất một đoạn đường không xa và vượt qua một bến phà là có thể đến được Đảo Cát bà, trong khi nếu đi tàu cao tốc thì phải mất đến 45 phút và chưa kể tới giá vé đi tàu khá đắt, mặc dù vậy chúng tôi có gắng tin rằng người ta làm vậy là để được dạo chơi trên biển và ngắm quang cảnh xung quanh. Bến phà không đông lăm, đa phần là người dân lao động, một số khác là người địa phương cộng thêm một vài chiếc xe ô tô cũng đi Cát Bà. Trong lúc chờ phà, tôi có quan sát thấy một loài chuồn chuồn kim thuộc họ Agrionidae, có lẽ thuộc giống Iscnura, là một loài rất rất phổ biến, bay lởn vơn quanh đầu một ông khách (có lẽ nó đến đây từ một cái đầm hoặc ao nào đó quanh đây. Chúng tôi lên phà và thời gian qua phà mất khoảng gần 1 tiếng. Khi sang đến bến bên kia, chúng lại hỏi một vài người xe ôm để có thể đi vào đảo Cát Bà, lúc này một người xe ôm mới nói với tôi rằng để đi đến đảo Cát Bà, chúng tôi phải đi qua một bến phà nữa, và chúng tôi thì đang ở huyện đảo Cát Hải và nếu theo cách mà chúng tôi đi thế này, thì phải mất ít nhất 60.000 VND/người nữa thì mới có thể đến được khu du lịch của đảo. Nửa tin nửa ngờ, cuối cùng thì chúng tôi buộc phải quyết định đi 10.000 VND/người để đến bến phà tiếp theo. Cẩn thận hơn lần trước, chúng tôi đã hỏi rất kỹ những người công nhân ở bến phà để khẳng định lại thông tin. Khi đi đến bến phà thứ 2, vẫn là một vài người xe ôm đi theo và nói rằng họ sẽ chở chúng tôi sau khi qua phà đến khu du lịch đảo với giá 35000 VND/người và cũng vì đường rất dài và khó đi. Với thái độ đầy cảnh giác, tôi quyết định không nghe bất cứ một người xe ôm nào cả ở khu vực này nữa. Khi qua bến phà thứ 2, chúng tôi được biết chúng tôi đã đến được Đảo Cát Bà, quá mệt mỏi và thất vọng, nhưng chúng tôi cũng buộc phải gọi đến những tay xe ôm đang đứng chở với vẻ mặt bất cần ở đứng ở đầu dốc của bến phà. Họ nói chúng tôi phải mất mỗi người 60000 VND nữa thì mới có thể đi được. Trời thì nắng và chúng tôi cảm thấy vô cùng khó chịu với cảm giác bị lừa từ khi bước chân xuống ga Hải Phòng. Chúng tôi đã quyết định nhẩy lên một trong số những chiếc ôtô khách đi ra đảo mà cùng qua phà với chúng tôi nhưng không ai trong số họ dám nhận cho chúng tôi quá dang là vì theo lời của một vài người dân ở đây, khu vực bến phà này đã được các tay xe ôm ?obảo kê? và không ai dám tùy tiện phá cái luật lệ chết tiệt này. Sự thất vọng đã được xóa bỏ trong chúng tôi khi có một chiếc xe con đồng ý cho chúng tôi đi nhờ, theo lời anh lái xe thì đấy là xe của Huyện Ủy và anh ta vừa đưa khách về nên xe trống và anh sẵn sàng giúp chúng tôi. Chúng tôi chỉ cảm thấy an toàn khi ngồi trên xe sau khi mấy tay xe ôm ra càu nhàu với anh lái xe tốt bụng đã giúp chúng tôi. Những có lẽ là vì đó là xe của Huyện Ủy nên họ cũng không dám làm gì. Trên đường đến khu du lịch đảo, tôi cũng đã tranh thủ hỏi sơ qua người lái xe về địa bàn, đường xá, Vườn Quốc gia và nhiều thứ khác nữa. Và mặc dù anh đã nhận lời giúp chúng tôi những tôi đã quyết định trả anh 20.000VND/người cho sự giúp đỡ quý báu lúc đó. Khi tới đảo, tiến thuê phòng giao động từ khoảng 120 ?" 250 ngàn VDN, như vậy là khá đắt só với một vài vùng du lịch miền núi khác mà tôi đã từng đến, thông thương, tối đa cũng chỉ khoảng 150. 000 VND. Tuy nhiên tôi cũng đã nghe về sự đắt đỏ ở cái hòn Đảo này nên đã quyết định thuê loại phòng 180000 VND cho đoàn.
    Sáng hôm sau, chúng tôi quyết định đi vào Vườn quốc gia để tới được khu Ao Ếch mà tôi đã được nghe đến từ rất lâu. Tất nhiên những người khác của đoàn có mục đích đến đây để tắm biển, và đi biển cũng chỉ là một trong những cái cớ để tôi đến cái hòn đảo này trong dịp nghỉ mát, riêng tôi thì tôi muốn tận mắt nhìn thấy những con chuồn chuồn của đảo này, những loài mà tôi mới chỉ có được 1 số mẫu vật ít ỏi từ một người bạn nghiên cứu về **** (tôi sẽ nói đến ngay sau đây). Shasa, tên thật là Alexander Monastyrskii, một nhà côn trùng đến từ Nga, người nghiên cứu về khu hệ **** của Việt Nam đến nay được 10 năm, người bạn mà tôi quen biết khi tình cờ gặp nhau ở WWF, đã chuyển cho tôi mẫu vật của một loài duy nhất Orolestes octomaculatus mà ông thu thập được tại đảo Cát Bà. Tất nhiên, từ những kết quả về **** mà Shasa đã thu thập được, tôi không tín lằm về tính kém đa dạng của chuồn chuồn tại hòn đảo đá vôi này và tất nhiên tôi cũng hồ nghi cả khả năng quan sát của một Lepidopterist (tôi tạm gọi là nhà côn trùng chuyên nghiên cứu về ****) đối với chuồn chuồn như Shasa. Tôi quyết định vào khu Ao Ếch ngay sáng hôm sau trong khi một số người trong đoàn đi tắm biển. Từ khu du lịch vào tới Vườn Quốc gia hết khoảng 30000 VND/người tiền xe ôm. Và chúng tôi phải mua vé vào cổng vườn, dù rằng ngày sau khi đi qua cổng, tôi đã phát hiện là không nhất thiết phải đi qua cái cổng bán vé đó mới có thể vào được Vườn, có một đường vòng mà từ đó có thể di vào vườn để mà không phải mua vé. Tất nhiên tôi vẫn hồ hởi đi vào Vườn quốc gia mà không hề tiếc 15000 VND tiền vé. Chúng tôi không nói với người bán vé là chúng tôi đi Ao Ếch vì hình như nếu vào đó thì tiền vế phải là 27000 VND/người và những khách du lịch trong không có vẻ gì là sảnh sỏi về rừng núi như chúng tôi thì nhất thiết phải thuê người dẫn đường. Tất nhiên với những sự ranh ma mà tôi đã có được, tôi không bao giờ nói cho họ biết là tôi sẽ làm gì trong vườn Quốc gia. Và hiển nhiên nếu họ biết chúng tôi vào đó để thu thập côn trùng thì mọi việc sẽ còn phức tạp hơn nhiều (tôi đã có nhiều kinh nghiệm sau đợt nghiên cứu ở Khu bảo tồn tự nhiên Sông Thanh, Quảng Nam), những nhân viên kiểm lâm mặc dù chẳng hiểu biết tí gì về côn trùng học cũng như những nguyên tắc bảo tồn sẽ không bao giờ cho chúng tôi vào dễ dàng. Dù rằng họ làm ngơ cho lâm tặc chặt phá rừng (tất nhiền tôi không nói tất cả, họ đều như vậy) nhưng lại rất khoái gây khó dễ và moi tiền của những nhà nghiên cứu nghèo kiết xác như chúng tôi. Và nều chặt phá rừng thì có thể làm mất sạch cả các quần xã côn trùng tại đó, thì việc đó vẫn được họ cho qua trong khi lại bắt chẹt những người nghiên cứu như bọn tôi, chỉ thu thập nhiều lắm là 10 mẫu vật mỗi loài, hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đế sự phát triển của khu hệ côn trùng trong các khu rừng nhiệt đới. Đây là một điều ngớ ngẩn hết sức mà hình như chẳng một lãnh đạo Vườn Quốc gia nào quan tâm.
  2. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Dài quá nên tôi phải cắt làm 2 phần:
    Lướt qua tấm bản đồ và dò hỏi một vài người, chúng tôi biểt rằng từ cổng vườn đến Ao Ếch mất khoảng 6km đường bộ và đường thì không hề dễ đi mặc dù có đường mòn. Chúng tôi đã quyết định vẫn đi mặc dù trời có vẻ như sẽ có mưa. Đoạn đường 6km đó quả thất là khó đi, một vài đoạn người ta đang làm thành đường bê tông, và sự khó khăn đó sẽ không là gì nếu chỉ là đường bằng. Chúng tôi phải đi lên và xuống vượt qua một vài núi đá. Tôi không nhớ chính xác là đi mất bao lâu nhưng đến khoảng hơn 11h trưa chúng tôi đã đến được Ao Ếch. Tất nhiên trên đường đi, chúng tôi bắt đầu lôi dần những dụng cụ chuyên dụng như vợt, hộp ****, đi tất chống vắt v.v? mà chúng tôi đã cất kỹ khi qua cổng với bộ dạng của một khách du lịch ?ongây thơ, vô tội?. Bây giờ chúng tôi trông khác hẳn và rất dễ nhận ra ngay lập tức, chúng tôi là những nhà côn trùng. Từ cổng vườn vào một quãng khoảng 100m, chúng tôi đã nhận thấy sự đa dạng hiếm có của các loài **** nơi đây, mặc dù mới chỉ là bìa rừng. Mặc dù là một Odonatalogist, nhưng tôi cũng biết sơ sơ về một vài loài **** phổ biến đặc trưng cho vùng núi đá vôi. Chúng tôi bắt đầu thu thập và có quãng thời gian vui vẻ khi được hòa mình vào thiên nhiên. Mặc dù ở ngay bìa rừng nhưng tôi đã nhận ra ngay một vài loài **** đặc trưng cho những vùng rừng rậm và tối, tôi đoán rừng ở đây có lẽ cũng ít bị ảnh hưởng của con người (các loài thuộc họ Nymphalidae). Chúng tôi cảm thấy rất vui khi ngắm nhìn những đôi cánh chấp chới của các loài thuộc họ **** Phượng Papillionidae, với đôi cánh to đen, điểm các mầu xanh lá cây, đỏ, trắng? Chúng to và bay khá khỏe. Tôi cũng bắt gặp một loài **** đuôi én (tất nhiên tôi không biết chính xác tên latin vì tôi không phải là một chuyên gia về ****) nhỏ bay khá nhanh, loài mà tôi cũng gặp khá phổ biến trong những đợt thực địa trong miền Nam Việt Nam. Tại một vũng nhỏ ven đường, nơi tôi chỉ cho những người bạn đồng hành một loài nấm lưới với ?ocái áo? (phần thể quả) rách tả tơi, trùm xuống tận chân giống như một người mặc áo mưa, có rất nhiều loài **** thuộc họ **** Phượng. Cũng tại cái vũng nước đọng này, tôi đã thu thập được một vài loài chuồn chuồn phổ biến: những loài thuộc họ Libellulidae, trong đó có loài Orthetrum pruenosum một loài có thế nói là có phân bố rất rộng, trên khắp Việt Nam, loài có phần bụng màu đỏ có phấn trắng và thân mầu nâu hoặc đen. Lúc đó tôi cũng thoáng thấy thấp thoáng một loài chuồn chuồn kim (Zygoptera) có phần cuối bụng màu xanh lơ nhạt (mà sau này tôi đoán là loài Orolestes octomaculatus). Đó là những ghi nhận đầu tiên của tôi về khu hệ chuồn chuồn ở đây, tất nhiên trên đường đi, chúng tôi cũng không quên thu thập một vài mẫu **** cho anh bạn người Nga của tôi (chúng tôi thường làm như vậy trong những chuyến đi thực địa, anh ta cho tôi các mẫu chuồn chuồn mà tôi có và ngược lại, tôi thường mang về những mẫu **** cho Shasa). Phải nói rằng cho đến trước khi chúng tôi đặt chân tới nơi gọi là Ao Ếch, thì tôi chẳng bắt gặp một loài thuộc Odonata nào cả, và bạn tôi thì nói rằng có lẽ chuyến đi này là để dành cho Shasa, có quá nhiều loài **** được chúng tôi thu thập trong khi tôi thì muốn bắt chuồn chuồn. Mất một đoạn đường dài và mệt mỏi, chúng tôi mới đến được Ao Ếch, nơi mà tôi hy vọng là sẽ có khá nhiều loài chuồn chuồn thú vị, cũng giống như khu vực Bầu Sấu tại Vường QG Cát Tiên mà tôi đã đi năm ngoái (2003). Ao Ếch cũng là nơi mà chúng tôi quyết đinh dừng chân để ăn trưa, thức ăn đã được chuẩn bị khá kỹ và bữa ăn đã khá ngon nếu như trời không đột ngột đổ mưa. Ngồi ăn trưa và ngắm nhìn cái ao rộng, tôi bắt đầu thất vọng vì quả thật tôi đã không thấy một loài chuồn chuồn nào ở đây. Nước trong ao (hay nói đúng hơn là một cái đâm nước lợ - tôi đoán thế, lý do tôi sẽ nói sau) cao có lẽ là không quá đầu gối trừ một vài chỗ khá sâu (nhưng cũng không thể cao hơn ngực tôi, một người cao 1,7m). Lúc đó tôi cảm thấy thất vọng và phải tự an ủi mình rằng du sao tôi cũng đã biết thế nào là Odonata ở Cát Bà, và đằng nào thì tôi cũng phải có một chuyến đi như thế này thì mới cảm thấy thật sự yên tâm về mức độ nghèo nàn về Odonata ở hòn đảo này. Khi trời bắt đầu mưa to hơn cũng là lúc tôi quyết định quay về, nhưng bọn tôi đã phải quay trở lại khi đi được 10 bước, lúc mà qua kẽ đá tôi chợt nhận ra đôi cánh chấp chới của 1 cá thể thuộc họ Lestidae, loài Orolestes octomaculatus, loài Zygoptera duy nhất tại hòn đảo này. Tôi đã cảm thấy vui hẳn lên, và tất nhiên là quay lại và lội xuống cái gọi là Ao Ếch. Với ủng chuyên dụng, tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi sục chân vào đám lá mục ở đáy ao. Thực vật mọc trong ao cũng là những loài chịu mặn chúng mọc trơ và khẳng khiu trên bề mặt nước. Do kiến thức về thực vật học của tôi bị mai một đi nhiều, và cũng vì lúc đó mắt tôi đang căng ra để tìm loài O. octomaculatus nên tôi cũng không để ý được chính xác đó là những loài cây gì và thuộc họ nào. Một vài lần khua vợt đầu tiên, tôi đã thu được vài cá thể thuộc loài này. Chúng là những loài chuồn chuồn kim bay chậm, chúng luồn lách vào những kẽ là và đậu sâu vào đám cành cây trơ trụi, và cái cách bay của chúng làm người ta nghĩ ngay ra rằng ở cái vùng này chẳng loài nào làm hại đến chúng cả. Tất nhiên, tôi cũng đã khá quen thuộc với loài này khi thu thập chúng ở Cát Tiên vào đầu mùa mưa năm ngoái, cũng như vào đợt thực địa ở Hương Sơn Hà Tĩnh năm nay. Nhưng chưa ở đâu tôi lại thu bắt dễ và nhiều như ở Ao Ếch. Và nếu mọi quan sát của tôi đều hoàn toàn chính xác thì ở cái ao đó cũng chỉ có duy nhất một loài này mà thôi. Loài Orolestes octomaculatus được Martin mô tả là loài mới ở Đông Dương vào những năm 1903, trong tờ Kinh tế Đông Dương. Tất nhiên sau này loài này cũng được một vài tác giả khác nói đến như trong mô tả của Asahina, một nhà Chuồn chuồn học đến từ Nhật bản. Loài này là một loài thuộc họ Lestidae, với kiểu dang cánh khi đậu rất đặc trưng, và là loài chuồn chuồn kim có kích thước lớn. Từ ?ooctomaculatus? trong tên của loài này theo tiếng latin có nghĩa là có 8 đốm. Đây cũng là đặc điểm của một dạng mà đã được Martin mô tả với 2 đốm đen trên mỗi cánh và 4 cánh tạo nên 8 đốm đen. Thực chất, loài này có rất nhiều biến thể khác nhau, Asahina cũng đã từng mô tả loài này tại Việt Nam với dạng cánh trong suốt và không có đốm trên cánh, ông cho rằng đây là một dạng chưa trưởng thành. Khi so sánh với những mẫu vật mà tôi đã có được cùng với những so sánh về nơi sống (habitat) của loài này ở Cát Tiên, Hà Tĩnh và bây giờ là Cát Bà, tôi cũng có kết luận tương tự. Tất nhiên tôi đã xem xét khá cẩn thận cấu tạo của cơ quan sinh sản, và trong tay tôi hiện nay ngoài hai dạng 8 đốm và dạng cánh trong suốt, tôi còn có một dạng 4 đốm (với sự liên tục của 2 đốm màu thuộc cùng 1 cánh của dạng 8 đốm). Rõ ràng chúng có lẽ là thuộc cùng một loài vì không có sự khác biệt về cấu tạo cơ quan sinh sản, chũng như lại có cùng một nơi sống, theo Asahina loài này có thể có thời gian sống ở giai đoạn trưởng thành tới 1 năm và theo tôi có lẽ vì vậy nó đã trở nên khá biến đổi so với dạng ban đầu khi mới hóa vũ.
    Quay trở lại chuyến thức địa của tôi ở Cát Bà, quả thật lúc đó tôi đã không biết và không thật sự để ý rằng trời tạnh mưa từ lúc nào. Khi mà tôi đã bị cuốn hút về những con O. octomaculatus đó. Cảm giác mệt mỏi và tan biến khi chúng tôi trở lên bờ, và đặc biệt là tôi, tôi cảm thấy vô cùng vui vè mặc dù thật sự thì vẫn chưa thỏa mãn lắm. Vậy là tôi đã nghi ngờ Shasa một cách vô lý khi ông đưa cho tôi có mỗi một loài chuồn chuồn mà ông đã thu từ cái hòn đảo toàn **** này.
    Trên đường về, trời lại hơi mưa một chút, có một vài thú vị khi chúng tôi bất ngờ gặp một con rắn nước nhỏ trên bậc thang vượt qua một vài núi đá. Nếu không kể tới một loài cánh cứng thuộc họ Bổ củi và một con bọ que gai, một loài cánh cam thuộc bọ Bọ hung, chúng tôi tiếp tục thu thập thêm một vài mẫu **** nữa. Quả thật là cái hòn đảo này toàn là ****, chúng ở khắp nơi trong rừng, ngược lại chuồn chuồn thì khan hiếm, chúng tôi có cảm giác đi tìm chúng giống như người ta đi tìm vàng vậy. Trên đường đi, chúng tôi cũng bị quấy nhiễu bới một vài con muỗi, điều lạ lùng là tôi đã bị tấn công bởi hai loài muỗi Aedes aegipty và A. albopictus những loài muỗi ?othành phố? mà thường chỉ phân bố ở các khu dân cư, đô thị, những loài truyền dich sốt xuất huyết, dịch này hiện cũng đang phát triển ở các tỉnh phía Nam Việt Nam trong năm nay. Vì đã từng làm về dich tễ học nên tôi đoán chắc chắn rắng chúng đã theo những người thợ làm đường đến đây, và những thùng phi nước ngọt họ dự trữ cũng như những hố chứa nước mưa mà họ đào dùng để lấy nước dự trữ là những nơi cư trú lý tưởng của chúng. Cũng chính vì lý do này mà tôi tin rằng nước ở Ao Ếch là nước lợ, nếu không những người thợ làm đường ở đây đã chẳng phải dự trữ nước mưa nhiều đến thế. Vậy là tôi có thể kết luận lòai O. octomaculatus mà tôi thu thập tại Cát Bà là loài có thể sống ở nước lợ (dù tôi không uống thử cái thứ nước ở Ao Ếch). Điều này cũng đã được tôi chắc chắn nhiều hơn khi uống nước đun sôi tại nhà nghỉ mà chúng tôi thuê, nước có nhiều lắng đọng của các muối kim loại và rõ ràng nó không phải là nước ngọt hoàn toàn. Và có lẽ cũng vì lý do này mà cũng chỉ có loài O. octomaculatus sinh sống trong cái ao đó, các loài Libellulidae mà tôi bắt gặp ở cổng vườn sinh sống trong những vũng nước mưa tù đọng. Hơn nữa chúng là những loài di trú.
    Chúng tôi trở về khu nhà nghỉ tất nhiên là bằng xe ôm vào khoảng 4h chiều khi trời đột nhiên mưa rất to. Trước khi về chúng tôi rất muốn ghé qua phòng trưng bày mẫu của Vườn Quốc gia nhưng thật tiếc là mọi người đã đi về hết và phòng mẫu thì đã đóng cửa trước đó. Liếc nhìn chiếc vợt côn trùng dựa ở cửa ra vào, tôi đã hỏi một vài nhân viên ở đó và được biết rằng Giám đốc của Vườn quốc gia cũng là một nhà côn trùng học và đang có dự án nghiên cứu bảo tồn **** nơi đây. Tôi đoán chắc rằng mẫu vật ở phòng trưng bày sẽ không có gì khác ngoài ****, và tôi đã đúng, một vài nhân viên đã giúp tôi giải quyết băn khoăn đó khi tra lời những câu hỏi của tôi về phòng trưng bày. Tôi cảm thấy như vậy là quá đủ và quyết định không trở lại Vườn Quốc gia vào sáng hôm sau như kế hoạch của tôi lúc buổi sáng.
    Đợt nghỉ mát của tôi tại đảo kết thúc mà không có một lần tắm biển nào. Thực chất, bờ biển ỏ vùng núi đá vôi này không có cát tự nhiên, người ta đã chở cát ở đâu đó (tôi nghĩ là từ vùng cửa sông nào đó tới đây vì chất lượng của cát không giống với cát của các bãi biển mà tôi đã biết, nó lại có nhiều phù sa và mùn hữu cơ, thật không giống vơi một vùng biển có nhiều sóng mạnh đánh vào vách đá vôi dựng đứng như vùng này). Kết luận đó của tôi được khẳng định khi mà tôi quan sát thấy bãi cát biển quá hẹp và nhỏ (do người ta không thể chở nhiều hơn được đến đây). Buổi chiều tôi dạo trơi trên bãi Cát Cò 1 và 2, hai bãi tắm này theo tôi là hoàn toàn nhân tạo. Điều kiện tự nhiên duy nhất thú vị ở nơi này có lẽ là những vách đá dựng đứng, rất đặc trưng cho các hòn đảo thuộc Vịnh Hạ Long, dựng đứng và trơ trọi giữa biển. Sóng thì rất mạnh và tung bọt trắng xóa khi đập vào vách núi. Điều kỳ lạ ở chỗ mà tôi không thể hiểu nổi tại sao người ta lại vui vẻ đi bộ khỏang 2km ra đến bãi tắm, tắm xong lại tồng ngồng đi bộ cũng ngần ấy quãng đường trở về khu nhà nghỉ, mà lại là ở một bãi tắm nhân tạo với bậc thang xây bằng xi măng, bãi tắm nhỏ xíu với cát thì chở từ một cửa sông nào đó đến.
    Thức ăn ở đảo với tôi không hợp lắm, hơn nữa lại khá đắt, có lẽ bởi vì tôi phù hợp với các vùng miền núi hơn. Chuyên đi thực địa này nếu không kể đển những giây phút vui vẻ khi tôi bắt vài loài O. octomaculatus và vui chơi với lũ **** trong rừng thì có vẻ không có gì ấn tượng.
    Chúng tôi trở về tất nhiên là không theo đường bộ như cách dụ dỗ của mấy ông xe ôm láu cá. Tôi cảm thấy tôi đã thông minh hơn nhưng tôi đã lầm, vì không thể mua được vé tầu thủy cao tốc (do chúng tôi muốn về sớm) nên đã phải đi tàu chợ. Khi mà chúng tôi ?obị giam? trên đó khoảng 2 tiếng mà tàu không chịu chạy hay đúng hơn là không được phép chạy do chở quá tải thì có lẽ quãng thời gian đó cũng vừa đủ để tôi chờ một chuyến tầu cao tốc. Quả thật tôi chưa bao giờ có một chuyến đi thực địa nhớ đời đến như vậy, kết luận của tôi là: ?ohình như người dân miền núi tốt bụng và thật thà hơn người dân miền biển? dù rằng tôi cũng không biết tại sao.
    Nhật ký thực địa Đảo Cát Bà, tháng 6/2003

Chia sẻ trang này