1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký Fulbright- một Harvard Việt Nam...........

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi Tigon1007, 08/11/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tigon1007

    Tigon1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    To sole_husband: Que kẹo mút dở là sao hả bạn?
  2. NMTuanCE

    NMTuanCE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Được mấy thầy như thế này đào tạo thì phí tiền thôi . Thế giới mấy tỷ người, có bao nhiêu trí tuệ như Albert Einstein, Bill Gate, Newton ...?
    Mới đọc tôi lại tưởng bạn tham gia lớp học ...công phu, sư phụ nói "công phu có luyện cả đời, cũng không ...ăn được 59 thằng đâu" .
    Nếu trí tuệ có thể có được từ phép cộng giản đơn, thì nhân loại bay vào thiên hà lâu rồi.
  3. IllusionMan

    IllusionMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Đây là cách người ta tôn trọng người khác chứ đâu phải ra bạn nghĩ. Xóa bỏ khoảng cách giữa người dạy và người học. Người ta làm vậy để nâng cao sự tự tin cho các học viên (sorry bạn Tigon1007 vì lan man trong topic của bạn).
    Mà bạn lôi mấy ông trên ra thì đúng là chả có gì để nói, thế giới này được mấy người như thế? Người ta phải dựa theo số đông để truyền thụ kiến thức chứ ông nào cũng siêu như Bill Gate thì tự học cho rồi.
  4. NMTuanCE

    NMTuanCE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tạo môi trường gần gũi, thân thiện .... trong lớp học( cụ thể ở đây là vị trí bàn giáo viên) là một điều hay . Nhưng rõ ràng cách giải thích, ví von của các thầy ... không ổn chút nào . Một hình ảnh đẹp, bố cục nhiều ý nghĩa mà được hiểu, giải thích như thế thì mất hết giá trị . Tuyên ngôn của những người làm thày rất quan trọng, thày mà nói thế thì đúng là 1 <= 59 thật .
  5. NMTuanCE

    NMTuanCE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Được nmtuance sửa chữa / chuyển vào 20:34 ngày 13/12/2008
  6. Tigon1007

    Tigon1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy Thầy ko có sai gì ở đây. Đúng là trí tuệ không thể làm phép công. Nhưng bạn hãy tìm đọc cuốn: Trí tuệ đám đông ( Wisdom of Crowd). Và ngoài ra ý Thầy còn khen: Các bạn là những người xuất sắc, có thể một trong các bạn còn giỏi hơn tôi. Mạo muội phân tích. Mong bạn Tuấn bớt khắt khe
  7. NMTuanCE

    NMTuanCE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng không khắt khe gì đâu, chỉ là hơi dị ứng với các tuyên ngôn của các thầy (tuyên ngôn khác với nói chuyện bình thường) . Đúng là đem so sánh trí tuệ giữa 2 người thì khó có chuyện hơn - thua rạch ròi, người mạnh điều này, yếu điều khác ... Đó là kiến thức tổng hợp.
    Nhưng xét trên quan hệ thầy - trò trong môn học "thầy dạy trò " thì thầy cần có kiến thức, thông tin, hiểu biết ...về lĩnh vực đó hơn trò để truyền thụ . Khi trò "hơn" thầy trong môn học đó => trò buộc phải tốt nghiệp(môn đó thôi - ko lẽ đến lớp để chơi, và ý nghĩa của học phí là gì ?) .
    Chúc bạn vui, học tốt
    P/s: Mình là hay dị ứng với những lời lẽ marketing.
  8. Tigon1007

    Tigon1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Trời! Đây không phải là tuyên ngôn. Bạn có nghĩ Thầy dạy toán của các nhà vô địch toán quốc tế giỏi hơn học sinh của mình không. Ở đây là dùng từ: truyền thụ, chia sẻ, hướng dẫn để tự học viên tiếp cận và khai phá. Thân gửi bạn. Mình không Marketing cho chương trình Fulbright. Nhưng mình tư hào là học viên của chương trình này.
    Chúc bạn một tuần vui vẻ
    Được tigon1007 sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 14/12/2008
  9. NMTuanCE

    NMTuanCE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Thực tình mình cũng muốn dừng tranh luận ở đây (không phải thầy tuyên ngôn thì mình thấy ko có gì to tát ), nhưng mình rất hứng thú với quan hệ thầy - trò .
    Bạn có dẫn chứng về người thầy của các học sinh đạt giải quốc tế, quan điểm của mình vẫn thế: Khi đến với các thầy, các học trò được truyền thụ kinh nghiệm, phương pháp, và cả kiến thức(ko có thời gian cày đội tuyển trước lúc lên đường => kết quả sẽ là thế nào?) thời gian thày "dạy" trò (hay gọi là truyền thụ - gọi thế hay hơn nhi?) vẫn có hiệu quả trên khía cạnh ... kiếm huy chương . Và khi các học trò gặt hái được huy chương, là khi họ đã qua giai đoạn học tập trên . Lúc này có thể coi họ giỏi hơn thày(ở lĩnh vực thày đả dạy trò; ko hẳn thầy nào cũng đã từng có huy chương - nhưng đều là những bộ óc hàng đầu của chúng ta trong lĩnh vực đó ) .
    Khi này, rõ ràng khóa học đã kết thúc - người trò đã tốt nghiệp .
    Đôi điều trao đổi về cái ... "sự học" , có thể có những lời khó nghe - nhưng vẫn hơn không có phản hồi gì, nhỉ?
  10. Tigon1007

    Tigon1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tigon vẫn thế. vẫn giữ nguyên lập luận của mình. chúc bạn Tuấn vui và open hơn!
    Thứ 3 này thi môn: Các phương pháp định lượng. Chắc là cam go lắm. Được mang cheat sheet, nhưng Nhóc vẫn chưa biết viết gì trong cheat sheet .
    Noel này, sao mà lòng nặng quá

Chia sẻ trang này