1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký KBC (version 02)

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi sinh_vien_thuc_tap, 03/07/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Đêm nào cũng lọ mọ
  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Meomeo84 là ai zị, người yêu của mèo máy ĐÔRÊMON hay là người yêu của Nâu Gút Phờ Ren. Hai người đổi vị trí cho nhau tài thía
  3. meomeo84

    meomeo84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2002
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0

    Meomeo84 là ai zị, người yêu của mèo máy ĐÔRÊMON hay là người yêu của Nâu Gút Phờ Ren. Hai người đổi vị trí cho nhau tài thía
    [/quote]
    ...................
    Không phải là người yêu của ai hết. hị hị
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu cũng có cái để chụp
    [​IMG]
  5. leo_queen_8x

    leo_queen_8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    2.361
    Đã được thích:
    0
    Nhà này cảnh giác thế nhở, vừa vào rình mò một tí đã bị chộp roài.
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thầy thuốc từ thiện của người nghèo
    NDĐT- Thỉnh thoảng, trong các chợ, khu nhà ổ chuột ở thành phố Bắc Giang, người ta thường thấy một ông già cứ đi đi, lại lại nhìn ngó, có khi "nhòm" hẳn vào tận mặt một người nào đó. Nhiều người không biết, có phần cảnh giác với ông già có hành động "không bình thường" này. Thế nhưng, những người biết ông đều nói rằng: "ông đang nhìn mặt, bắt bệnh đấy?. Ông là Dương Văn Cầu, ở số nhà 78 đường Tân Ninh, thành phố Bắc Giang.
    Người nghèo, tầng lớp lao động chân tay, thường được ông mời về chữa bệnh miễn phí nếu đúng có bệnh.
    Trước đây, gia đình ông vốn có nghề làm thuốc bắc, có hiệu thuốc Phúc Hải Đường nổi tiếng cả phủ Lạng Thương (nay là thành phố Bắc Giang). Khi còn nhỏ, ngoài giờ học ông thường ngồi say sưa học cách bốc thuốc từ ông và bố. Tốt nghiệp phổ thông trung học, ông thi đỗ Cao đẳng Sư Phạm. Ra trường, ông xung phong công tác ở tỉnh Phú Thọ.
    Năm 1975, ông Cầu đi B, vào Kiên Giang làm công tác giáo dục. Sau một thời gian, ông làm thư ký tòa soạn cho báo Văn nghệ Kiên Giang. Trong thời gian này, ông Cầu tranh thủ theo đuổi bốn năm học trường Đông Y của thầy Nguyễn Trung Hòa. Năm 1993, ông chuyển sang làm giám đốc chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Tinh Hoa, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003, ông về nghỉ hưu tại quê hương. Ông Cầu đã tự khái quát cuộc đời mình bằng bốn câu thơ mà ông rất tâm đắc:
    Thầy giáo, nhà thơ, thầy thuốc bắc
    Đẩy đưa giám đốc, một phường buôn
    Phong trần, nhặt nhạnh dồn lưng túi
    Lắc lắc mà nghe cũng đỡ buồn...
    Hết một cuộc đời bôn ba nơi đất khách, ông trở về quê hương, nhàn tản, hưởng một tuổi già viên mãn. Ông Cầu nói: "Về già, hai vợ chồng tôi bàn nhau trở lại nghề làm thầy thuốc của ông cha. Có điều, chỉ làm từ thiện thôi, cho vui tuổi già và phải làm một cái gì đó có ý nghĩa chứ ngồi không, rất lãng phí thời gian. Tiền bạc đối với vợ chồng tôi không để làm gì cả. Tôi có ba người con, đứa nào cũng phương trưởng cả. Một anh con trai giờ đang làm kỹ sư điện tử ở Nhật, lương tháng gần 10.000 USD. Thỉnh thoảng lại gửi tiền cho bố mẹ dưỡng già".
    Hằng ngày, ông Cầu chỉ tiếp 10 khách đến khám chữa bệnh, do tuổi cao, sức khỏe có hạn. Người nghèo, ông không những khám, tư vấn mà ngay cả tiền thuốc ông cũng phát miễn phí. Nhiều người bệnh khi được ông phát thuốc không lấy tiền còn sợ "thuốc dởm" vì làm gì có ông thầy nào lại tốt thế. Ông bà đành lấy 5, 10 nghìn tượng trưng để người bệnh yên tâm chữa trị. Những đối tượng khác, nếu lấy tiền, ông chỉ lấy đúng số tiền ông bỏ ra mua thuốc.
    Một trong những người được ông chữa bệnh từ thiện là Nguyễn Văn Tuấn, 20 tuổi ở phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang. Tuấn mồ côi cha mẹ, ở với bà nội. Hằng ngày, bà nấu xôi bán lấy tiền nuôi cháu ăn học. Bỗng dưng, Tuấn mắc bệnh thần kinh, chân tay run lập cập, không tự làm được việc gì phục vụ bản thân. Hai bà cháu cứ lếch thếch ra vỉa hè bán xôi kiếm sống. Trong một lần ông Cầu đi "vi hành" đã mời cậu bé về chữa bệnh miễn phí. Tuấn không tin ông sẽ chữa khỏi bệnh cho mình. Ông Cầu hứa: " Ông sẽ châm cứu cho cháu khỏi bệnh. Mày khỏi bệnh, ông còn cho mày cả cái xe máy của ông mà đi làm". Sau một thời gian chữa trị bằng bấm huyệt và uống thuốc, Tuấn khỏi bệnh thật. Nhắc lại chuyện cái xe máy, cậu cười bẽn lẽn: "Ông chữa khỏi bệnh cho cháu là đã cho cháu một cuộc sống mới rồi, cháu sẽ tự đi làm kiếm tiền nuôi bà. Ai lại dám lấy xe máy của ông". Bây giờ, Tuấn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thỉnh thoảng được nghỉ phép, cậu lại về thăm ông và cho biết cậu sẽ cố gắng trở thành bộ đội chuyên nghiệp để có thể nuôi dưỡng bà nội.
    Ông Cầu chữa bệnh theo hai phương pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc ( cạo gió, bấm huyệt, châm cứu...) Phụ nữ mới sinh con, tắc tia sữa mà được ông Cầu bấm huyệt chỉ vài hôm là lại có sữa cho con bú. Hàng chục bệnh nhân nam mắc căn bệnh vô sinh đã tìm tới ông và có tới 3 người có hồi âm cho ông tin vui...
    Bệnh nhân của ông Cầu có tới 60% là dân nghèo lao động đến từ khắp nơi như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Hà Đông, Hà Nội. Người này truyền tai người kia lặn lội tìm tới ông với hy vọng sẽ chưa khỏi bệnh và được chữa bệnh miễn phí. Những người tìm đến với ông hầu hết được chữa khỏi bệnh với hai điều kiện: tin tưởng vào thầy thuốc, kiên trì chữa và luyện tập theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
    Danh sách những bệnh nhân được ông Cầu chữa khỏi giờ được ông ghi thành một quyển sổ dầy với đầy đủ số điện thoại, nhà riêng. Như chị Lê Thị Thanh ở trị trấn Xuân Mai, Hà Tây bị động kinh từ bé, mỗi lần phát bệnh, co giật 10-15 phút. Sau mỗi lần động kinh, người chị rã rời, không còn sức lao động. Sau khi được ông Cầu chữa khỏi bệnh, chị đã lấy chồng, sinh con ở Hưng Yên.
    Bệnh nhân Nguyễn Minh Ngọc, biến chứng do sốt cao, dớt dãi chảy không ngừng, bị câm, nước tiểu chảy ra tự động, không ăn được. Sau khi chạy chữa khoảng 1 tháng, mọi biểu hiện đã giảm hẳn. Gia đình xin phép Ngọc cho về thăm gia đình. Vậy mà đã gần một tháng rồi, ngày nào ông Cầu cũng mong ngóng Ngọc trở lại, mà chưa thấy tăm hơi.
    Hôm tôi tìm đến nhà ông Cầu, còn một bệnh nhân nặng đang chữa bệnh đó là Lý Thị Chóng, bị bệnh nhức đầu không rõ nguyên nhân, người dân tộc Tày 28 tuổi đã nằm 5 tháng ở Bệnh viện Bắc Giang. Gia đình Chóng đã bán con trâu 4,2 triệu và toàn bộ tài sản để Chóng chữa bệnh nhưng không khỏi. Khi được hỏi tình hình bệnh của chị có thuyên chuyển không từ khi gặp ông Cầu, chị Chóng cho biết những cơn đau đầu đã thưa dần và chị hy vọng lần này gặp thầy gặp thuốc chị sẽ khỏi được bệnh.
    Một ngày, ông Cầu dành tám tiếng để chữa bệnh từ thiện. Những lúc rảnh rỗi, ông Cầu dành thời gian viết sách và làm thơ. Bởi ông còn là Hội viên Hội Văn hóa Dân gian Việt Nam. Đến nay, ông đã xuất bản được tám đầu sách, trong đó có ba quyển thơ với khoảng 300 bài thơ chữ Hán.
    Bài và ảnh: Thanh Hà
  7. FB_fishbone

    FB_fishbone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    841
    Đã được thích:
    0
    up cho cả làng coi
  8. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, hoạt động off thì hoành tráng, đến lượt hoạt động on chìm vào quên lãng rùi
  9. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    chán vãi mìn
  10. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Mới đi off về ai cũng say nên cần nghỉ ngơi lại sức! Sau đó mới on tiếp và lại off tiếp!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này