1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký MỘT CÔ GÁI THIẾU NGOAN

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi Coltpard, 11/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    http://www.powow.com/kate11/valentine.wma
    "Ngày Valentine được bắt đầu từ thời kì đế chế La Mã cổ đại? Khi ấy, 14 tháng 2 là ngày tưởng nhớ Juno.
    Juno là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân.
    Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ hội Lupercalia. Cuộc sống của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm vô cùng hà khắc. Tuy vậy, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên nhau.
    Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia (tức đêm 14/2), tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các bình đựng. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kì và sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài suốt cả một năm ròng và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau.
    Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã.
    Thánh Valentine là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius đệ nhị. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 TCN.
    Vào chính thời gian này đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thành La Mã, lễ hội rất cổ xưa Lupercalia, để nhớ đến một vị thần của người La Mã với nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò chơi may rủi của tình yêu. Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo bằng cách thay thế bằng tên của các vị thánh cho những ngày hội của các thiếu nữ này. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các mục sư đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỉ niệm cho lễ hội mới.
    Như vậy, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp Valentine) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát sinh từ đây. "

    (ST)
    Mong mọi nỗi buồn sẽ được gột sạch nơi những trái tim trong trẻo và những tâm hồn ngọt ngào như socholate!
    Trong một ngày thôi, hãy để mình trở thành tình yêu. Một tình yêu nhân loại thuần khiết như Sint Valentine đã trao...

    CC
  2. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2006, Ngày nào cũng là Valentine...
    Tôi thích khi người ta tưởng tượng thế này, nghe thật ngọt ngào:
    Ngôn từ đôi khi rất lạ. Khi đi từ tâm hồn đến tâm hồn thì người nhạy cảm sẽ có những mường tượng khá chuẩn xác đến độ giật mình. Ngoại trừ "Một cô gái đẹp, tóc dài, tay để móng, thích bận áo vải sáng màu và không bị cận"...
    HU bảo là tôi thật là một kẻ phức tạp. Rõ như chẳng giống gì nhau, cái cô mà cậu ta biết kia, và cô gái của NK này, không một sự dối trá cả, mà sao khác thế. Cậu ấy nên làm phép toán (thực chất là đơn giản) này:
    (1 + 1) /2 = ?
    Người ta thường hay bị thế giới vật chất lừa dối. Một trong những điều tôi thường lặp lại, cốt để khỏi lãng quên, đó là bí mật của Cáo: " Người ta chỉ có thể nhìn rõ bằng con tim, điều cốt yếu thì đôi mắt thường không nhìn thấy được"...
    Thú thật là tôi không thích người ta ví mình với ai, đặc biệt là với Đỗ Hoàng Diệu. Tôi chẳng muốn nói gì không hay về cô ấy đâu (thật khó chịu khi bị người ta nói không tốt), nhưng tôi không hợp với cái cách cô ấy nói về ********, nghe cứ trần trụi, nhục dục và vô cảm làm sao ấy (hoặc có thể tôi chưa đủ sâu sắc để chạm vào cái hồn những câu truyện của cô). Tình ái thì có gì là xấu đâu, nhưng "make love" và "have ***" là hai khái niệm hoàn toàn khác. Tôi không thích miêu tả chuyện thể xác mà chẳng có chiều sâu của nội tâm. Đến hai con thú khi ******** còn có tình cảm nữa là giống vật bậc cao như con người. Tôi tôn trọng cái gọi là xúc cảm sáng tạo giống loài của tự nhiên vĩ đại.
    Và tôi hơi trạnh lòng (vì tôi vốn nhạy cảm) khi có ai đó nói với tôi là "không ngờ một cô gái như bạn lại có thể... " Nếu phân tích ra, nó có hai vế rõ rệt "cô gái" và "như bạn". Đụng tới vấn đề thật là tế nhị. Con gái thì sao? Và con gái như tôi thì chẳng nhẽ không thể... ? Một người vốn bi quan từ tuỷ thì thường hay chia nhỏ, xâu xé, mổ xẻ vấn đề như vậy đấy. Nhưng xét vể tổng thể, một cách dễ dãi, nên cho rằng đó là một lời khen cho cả nhà cùng vui.
    Tôi thường nói với bản ngã của mình (hoặc là bản ngã nói với tôi, chả hiểu nữa), này cô tôi thấy cô chỉ thích nghe nịnh nọt thôi, mà thế thì cô sẽ chẳng làm được cái gì nên hồn cả, bởi cô quá yêu thích sự hoàn hảo, sớm muộn gì thì cô cũng gục ngã, và khi đó thì ê chề và chán chường lắm, cô nên học cách nhìn vào cái xấu của mình để mà sửa sang...
    Cô gái trong gương chỉ ngớ ngẩn cười. Cô ấy giống như một vệt sáng mờ ảo. Có gì trên đời này không phải là ảo ảnh được các giác quan ghi nhận lại. Nghĩ mà xem, trong đôi mắt ta, mọi thứ đều lộn ngược. Vậy thì có gì là trái, có gì là phải, có gì đúng và có gì sai đâu.
    Hôm nay là Valentine hả, thế mà tôi lại quên mất đấy. MS gọi điện nhắc tôi mới nhớ ra. AY bảo ngày nào cũng có thể là Valentine được, nhưng hôm nay thì đặc biệt vui vì có nhiều việc bắt đầu được giải quyết (chả biết đến bao giờ thì xong). Công việc, chúng ta luôn xoay quanh công việc...
    Tất cả lao đi, chẳng hiểu đề về đâu...
    CC
  3. a_j749

    a_j749 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

     Gửi các bạn đọc NK tấm ảnh của Coltpard 20 năm về sau. Vừa nhâm nhi chocolate, vừa đọc thiệp của AY gửi vào ngày 14/2/2026 
                          [​IMG]
    Được a_j749 sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 14/02/2006
  4. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2006, Geisha Balls,
    Món quà của AY nhanh chóng trở thành một trong những món đồ chơi tôi thích nhất. Chúng làm thăng hoa các bước đi bằng sự rung động tinh tế và mẫn cảm.
    Tôi rất thích một câu nói trong "Memoris of a Geisha", đó là "các Geisha không bán cơ thể mà bán kỹ nghệ", cho dù ở lĩnh vực nào thì đối với người Nhật Bản, chất lượng cũng được đặt lên hàng đầu.
    Đêm qua tôi ngủ không được ngon. Tôi thức dậy giữa chừng vài lần và băm nhỏ các giấc mơ không vui về những người bạn cũ. Có lẽ tôi chưa bao giờ là một người bạn. Nói chung tôi cảm thấy rất khó chịu mỗi khi gặp phải vấn đề ấy, dù chỉ trong các giấc mơ.
    Dù thế nào thì cũng thật may mắn khi gặp được Cáo. Bởi vì "bây giờ con người chẳng còn bạn nữa rồi. Chúng ta mua tất cả trong các cửa hàng, mà chẳng có cửa hàng nào bán những người bạn cả".
    AQ với tôi chính là Cáo. Và tôi mong rằng cậu ấy và Tomo của cậu sẽ như hoa hồng và hoàng tử nhỏ.
    Nói cho cùng, hôm nay tôi rất vui. Chẳng có gì nhiều để viết, ngoại trừ tất cả đều nhảy nhót như Geisha Balls.
    CC
    Được Coltpard sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 15/02/2006
  5. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    @ A-J 749 (my AQ),
    Cảm ơn cậu vì những bài hát cậu đã post lên NK hộ mình!
    Cảm ơn cậu vì những động viên trong lúc mình bối rối!
    Cảm ơn cậu luôn quý mến mình như mình vốn là!
    Mong rằng tình cảm của cậu và Tomo sẽ được như ý, tớ thật sự mong cậu hạnh phúc, không phải chỉ ở trên mạng thôi!
    Cuối cùng, cảm ơn cậu vì đã là "Cáo"... Mà ở đời thì không dễ gì kiếm được một con Cáo chịu để thuần hóa và muốn thuần hóa đâu...
    Với tớ, AQ là duy nhất, và tớ tin là với cậu, cũng không có CC thứ hai.
    Dừng quên nhé, những gì cốt yếu thì đôi mắt thường không thấy được, chúng ta chỉ nhìn rõ bằng trái tim...
    Thân mến,
    CC
  6. hoangbquang

    hoangbquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    1.522
    Đã được thích:
    1
    Nàng à! Từ trước Tết tới giờ, tuy cũng có những nỗi buồn... nhưng không còn "dằn vặt" không còn "mổ xẻ" và không còn "dữ dội" như những ngày trước nữa.....Có vẻ như niềm vui đã đến nhiều lên rồi nhỉ? Chúc "Nàng" cứ thế phát huy nhá!
    Ồ! "Memoris of a Geisha" có cả truyện cũng có cả phim mà anh chưa được xem. Nghe thấy bảo hấp dẫn lắm!! Chắc có lẽ nên đi mua một cuốn để xem, không xem phim..........

    (Anh spam chút, đừng giận nhé!)
  7. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, ngày 16 tháng 2 năm 2006, Hòa Bình...
    Tôi lại đi trên con đường ấy. Lòng buồn bã, bâng khuâng, một cảm giác có thể lý giải được. Bởi tôi đã từng qua đây nên tất cả quen thuộc quá. Lòng nhói lên một nỗi niềm gì rất sâu thẳm. Thị trấn Xuân Mai, đi thẳng chút nữa là...
    Rẽ tay trái, đường Hồ Chí Minh. Người ta bắt đầu cấy mạ, những cánh đồng không còn trơ gốc xác xơ. Những người phụ nữ còng lưng cúi mặt. Những núi đá bị xẻo trơ thịt, rỉ máu, đau cắt lòng. Mây mù phủ trắng những đỉnh núi xanh rờn... Tất cả tĩnh lặng như một bức tranh. Tôi chạy từ bức hoạ này sang bức đồ khác, thế là chúng trở thành động. Chỉ là quá trình lưu ảnh trang con mắt thôi. Chúng ta đơn thuần nhảy từ sự tĩnh này sang cái tĩnh khác.
    Một căn nhà nhỏ xinh. Hồ nước trước mặt. Rặng núi đằng sau. Sơn thủy hữu tình. Chim ríu rít ca hót. Cánh cò bạch lả lơi. Lòng tôi không thanh thản, nhưng cũng chẳng có gì đáng phàn nàn.
    Hôm qua, bất thần, LĐH gọi. Anh ấy nói đừng dỗi vì còn nợ tôi một lời mời, và đã không trả lời nhiều tin nhắn của tôi. Tôi, chẳng đánh giá gì, chỉ nghĩ rằng anh ấy đúng thật là một người đàn ông Việt điển hình. Anh ấy hỏi chỗ để xử lý nước. Tôi mừng là có thể giúp anh.
    Tôi nhận được cú điện thoại của AH.
    Trở về. Mệt. Trống trải. Chán khi AY tự dưng nói muốn gọi cho bạn ông, một người đàn bà tôi không thích. Người ta thường không thể lí giải được tại sao ta yêu quý một người, vậy thì tại sao cứ phải tìm lí do để ghét bỏ một ai. AY không vui vì tôi không thể (và không muốn) chia xẻ người bạn này với ông.
    Tôi cố giải thích với AY, và với bản thân mình (dù tôi biết điều đó là vô nghĩa) vì sao tôi không thích cô ấy. Tôi không thích cách cô ấy nói (tiếng Việt) về AY với người khác (dường như cô ấy quên là tôi hiểu tiếng Việt), nó thể hiện mối quan hệ và tình cảm của cô ấy khác với điều mà AY tin. Tôi cũng không thích cách cô ta xử sự với tôi (nó vừa sáo rỗng, vừa khoa trương, lại vừa nhạt toẹt). Cô ấy lại không phải là một người đàn bà đẹp (chẳng phải lỗi của cô, nhưng cũng chẳng phải lỗi của tôi, khi cứ nhìn cô ấy tôi lại liên tưởng tới cái thủ lợn - tôi không cố ý, nhưng điều đó cứ đến trong đầu khiến tôi phải quay mặt đi)... Nói chung là tôi không thích cô ta, ngay từ giây phút đầu tiên, đơn giản chỉ có vậy.
    Hôm nay sao tôi khó tính thế nhỉ? May thay trời đã chiều rồi, không thì xui cho kẻ nào gây sự với tôi ngay đây...
    CC
  8. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2006, đau khổ không ngừng,
    Đời là bể khổ. Trong sáu cõi luân hồi, có cõi khổ trong khổ, may thay cõi người là nơi người ta vui trong khổ. Theo dòng luân hồi, ta cứ ngụp lặn trong khốn khổ mãi mãi. Cái chết cũng chỉ là chuyển tiếp từ dạng khổ này sang nỗi khổ khác...
    Bởi thế tôi sợ.
    Bài giảng đầu tiên của Đức Thích Ca là Khổ. Sống là khổ. Chết là khổ. Vui là khổ. Sướng là khổ. Buồn là khổ. Đau là khổ. Tất tần tật đều là khổ.
    Tôi muốn thoát ra, cõi luân hồi mà chúng ta bị điều khiển bởi sóng nghiệp ấy.
    Làm sao để thoát ra?
    CC
  9. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, ngày 19 tháng 2 năm 2006, Côn Sơn
    Tôi về Côn Sơn trong một ngày giá lanh. AY nói nhất định phải tới Côn Sơn, nơi chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên. Hai đêm trước, tôi mơ thấy một vị Phật uy nghiêm đẹp đẽ ngồi trên một tòa sen, hào quang tỏa ra rực rỡ. Tôi nghĩ cũng là thời gian trở lại Côn Sơn thăm chùa, tĩnh tâm. Tôi đã không được biết hôm nay là ngày giỗ của tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Trần Huyền Quang.
    Giữa cảnh núi rừng, giữa cờ quạt rợp trời, giữa dòng người xuôi ngược, tôi thấy tiếng suối mùa cạn chảy rất thanh, những dòng mát ngọt ngầm sâu dưới lòng mạch của giếng Ngọc. Và tôi mơ...
    Trăm năm trong cuộc bể dâu,
    Người cùng cây cỏ khác nhau chút nào.
    Khóc, cười, mừng, sợ xôn xao,
    Đang tươi bỗng héo biết bao nhiêu lần.
    Nhục vinh thân cũng là thân,
    Cửa ngăn nhà ngói trăm năm còn gì
    .
    (Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi)
    Côn Sơn là tên một ngọn núi thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thủa xưa, đây là nơi một vị cao tăng tu hành là Trần Huyền Quang, vốn là quan nhà Trần rồi xuất gia, ông là tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Cao tăng Trần Huyền Quang đã tạ thế tại đây, sá lị của ngài được đặt tại tháp Huyền Quang trên núi Côn Sơn.
    Truyền thuyết kể rằng, một đêm sư Huyền Quang nằm mơ thấy một vị thần dẫn người lên núi, và chỉ cho một hòn ngọc sáng đẹp vô cùng. Sáng dậy, sư tổ cùng các vị đệ tử lên núi phát quang, tìm được một giếng nước mát ngọt vô cùng. Về chùa, nhà sư làm lệ tạ thần linh đã ban cho nguồn nước quý. Từ đó, giếng có tên giếng Ngọc.
    Bằng Hồ Trần Nguyên Đán, cháu nội của Trần Quang Khải, đã về núi Côn Sơn trí sĩ tại động Thanh Hư.
    Thân thế và sự nghiệp của tổ Trần Nguyên Đán được cháu ngoại là Nguyễn Trãi dựng lại, "Tướng Việt Nam? tập II trang 35 trích chép lại:
    ?oMột trong những người con của Uy Túc Vương Trần Văn Bích là Trần Nguyên Đán. Ông sinh năm 1326 và mất 1390.
    Sinh thời Trần Nguyên Đán từng làm quan trải thờ đến bốn đời Vua Trần:
    Vua Trần Dụ Tông (1341-1369),
    Vua Trần Nghệ Tông (1370-1372),
    Vua Trần Duệ Tông (1372-1377)
    Vua Trần Phế Đế (1377-1388).
    Ông Trần Nguyên Đán cũng là một trong những người có công dẹp loạn Dương Nhật Lễ (cuối năm 1369 đầu năm 1370). Nhờ vậy, Ông được phong dần lên tới hàm Nhập Nội Kiểm Hiệu, Đại Tư Đồ, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự.
    Ngay từ khi mới tham gia triều chính, ông Trần Nguyên Đán đã nhìn thấy nguy cơ sụp đổ không thể nào tránh khỏi của triều đại nhà Trần. Ông từng nhiều lần can ngăn nhà Vua nhưng không được, vì thế bèn lui về ở ẩn."
    Nguyễn Trãi cho biết:
    ?oTừ khi họ Hồ (Hồ Quý Ly) được tiến dụng thì gió ngầm cũng bắt đầu dông?
    (ý nói rằng mưu thoán đoạt ngôi Vua của Hồ Quý Ly bắt đầu xuất hiện).
    Ông Trần Nguyên Đán nói:
    ?oPhàm là bậc quân tử, thấy việc có thể làm là phải làm ngay, không để đến phút chót?.
    Thế rồi Ông dựng động ?oThanh Hư? ở núi Côn Sơn huyện Phương Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương) để làm chỗ lui về nghỉ ngơi. Động ấy làm xong, Vua Trần Duệ Tông tự viết tặng ba chữ lớn là ?oThanh Hư Động? vào phía trước mặt bia.
    Sau, Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông lại còn tự chế ra bài minh, khắc vào lưng bia.
    Ông (Trần Nguyên Đán) tuy nương nấu chốn núi rừng mà chí tôn thờ xã tắc vẫn chưa một ngày nào nguôi. Việc đi, việc ở, hay việc động việc tĩnh, Công (tức ông Trần Nguyên Đán) đều có ý can gián, nhưng rốt cuộc Trần Nghệ Tông cũng không xét đến.
    Bởi lẽ này, uy thế của họ Hồ ngày càng thịnh, kẻ xu phụ ngày càng đông, thế nước ngày càng yếu, không sao vực nổi được nữa. Từ đó, ý định xin về trí sĩ của Ông càng dứt khoát.
    Tuy ?odứt khoát? nhưng cũng phải đợi đến sau năm 1380 (Năm Nguyễn Trãi sinh ra), ông Trần Nguyên Đán mới có thể về ở hẳn tại ?oThanh Hư Động?. Năm 1385 (Nguyễn Trãi được 5 tuổi), ông vừa tròn 60."
    Trần Nguyên Đán là một nhà thiên văn và lịch pháp lừng danh của lịch sử nước nhà. Ông là tác giả của bộ Bách Thế Thông Khảo và nhiều trước tác khác.
    Theo ?oViệt Sử Giai Thoại? tập 3 của Nguyễn Khắc Thuần có nói:
    ?oHai mươi năm trước lúc về hưu, ông Trần Nguyên Đán đã viết bài ?oNhâm Dần Niên Lục Nguyệt Tác? thơ viết tháng sáu năm Nhâm Dần (1362) trong đó có câu:
    Tam vạn quyển thư vô dụng xử
    Bạch đầu không phụ ái dân tâm
    Nghĩa là:
    Đọc ba vạn quyển sách mà chẳng có nơi dùng đến
    Bạc đầu đành phụ nổi thương dân. ​
    Xem thế cũng đủ biết ông Trần Nguyên Đán đã thất vọng ngay từ hồi còn trẻ, khi ông đang ở tuổi 38-40. Thói thường kẻ thất vọng, chán chường dễ mất chí tiến thủ. Nhưng ông Trần Nguyên Đán thì khác; ông rút lui khỏi chính trường mà không gây nên xung đột, về ở chốn điền viên mà vẫn giữ được nét thanh tao, viết để lại cho đời bộ ?oBách Thế Thông Khảo? cùng nhiều tác phẩm có giá trị khác.
    Theo Băng Hồ Di Sử Lục của Nguyễn Trãi viết về Ông Ngoại mình: ?oÔng Trần Nguyên Đán có 11 người con?. Nhưng ghi thêm: binh hậu tiện ư tồn giả?. Nghĩa là: qua binh lửa ít người còn lại.
    Theo sách ?oTrần Gia Ngọc Phổ? mà ?oTân Phả Trần Tộc? - Nghệ An do ông Trần Thanh San ghi lại: Ông Trần Nguyên Đán chỉ có 3 trai và 2 gái.
    Người con trưởng Trần Mộng Dư,
    con thứ hai là Trần Thúc Giao,
    con trai thứ ba là Trần Thúc Huỳnh;
    hai người con gái là Trần Thị Thái (Trần Thị Ngọc Điệp) và Trần thị Thai.
    Bà Trần Thị Thái là chị của ông Trần Thúc Quỳnh, là vợ của ông Nguyễn Phi Khanh (ứng Long) và là thân mẫu của ông Nguyễn Trãi.
    Là một nhà thông thái, ông Trần Nguyên Đán chẳng những có nhãn quan chính trị rất sắc bén mà còn là một người có nếp sống tiến bộ hơn hẳn so với xã hội đương thời. Ông muốn các con gái của ông cũng được học hành chữ nghĩa chu đáo như con trai. Vì lẽ này, ứng Long và Nguyễn Hán Anh được mời làm gia sư cho nhà ông. Ứng Long (về sau đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh) thì lo dạy cho Trần Thị Thái, còn Nguyễn Hán Anh lo dạy cho Trần Thị Thai.
    Theo quyển Văn chương Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên), ông nội của Nguyễn Trãi là Nguyễn Minh Du có 3 người con: Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư và Nguyễn Ứng Long. Nguyễn Sùng và Nguyễn Thư đều là võ quan dưới triều Trần Phế Ðế, sau được Hồ Quý Ly trọng dụng.
    Nguyễn Ứng Long (1336- 1408) lại gặp nhiều trắc trở trên đường công danh, sự nghiệp. Ông rất thông minh, ham học, nổi tiếng hay chữ, thi đỗ nhị giáp tiến sĩ đời Trần Duệ Tông (Năm Long Khánh thứ 3, 1374) nhưng không được nhà Trần tuyển dụng phải trở về quê làm nghề dạy học.
    Cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh) và Trần Thị Thái lúc đầu đơn giản chỉ là cuộc gặp gỡ giữa một gia sư trẻ tuổi và tài hoa với một cô học trò sinh đẹp thuộc dòng dõi đại quý tộc, nhưng dần về sau thì tình yêu của hai người nẩy nở. Thế rồi, Trần Thị Thái có thai. Nguyễn Phi Khanh hoảng sợ mà bỏ trốn.
    Khi biết chuyện này, ông Trần Nguyên Đán chẳng những không giận mà còn nói rằng: Vận nước sắp mất (ý nói cơ đồ nhà Trần sắp mất), biết đâu, đó chẳng phải là trời xui nên như thế. Không chừng đấy lại là phúc lành cho nhà ta?. Nói rồi, Ông cho người đi tìm ứng Long về và nói: ?oViệc này người xưa từng có, nay nếu có thì có gì là lạ đâu? Hẳn là Anh đã biết chuyện nàng Trác Văn Quân với Tư Mã Tương Như ( ). Nay nếu Anh làm được như Tư Mã Tương Như, lưu danh cùng thiên cổ, thì đấy cũng chính là ý nguyện của ta?.
    Cảm động trước tấm lòng vừa bao dung lại vừa rất sáng suốt của Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh đã đêm ngày dùi mài kinh sử; năm 1374 Ông thi đổ Bảng Nhãn . Mãi đến sau năm 1400, Hồ Quý Ly đoạt ngôi nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh mới được ra làm quan với chức Đại Lý Tự Khanh, Hàn Lâm Viện Học Sĩ kiêm Quốc Tử Giám Tư Nghiệp.
    Cũng năm ấy Nguyễn Trãi dự thi và đổ Thái Học Sinh (tức tiến sĩ). Từ đó, hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi cùng làm quan cho nhà Hồ.
    Bà Trần Thị Thai cũng được gả cho Nguyễn Hán Anh thầy dạy học của mình
    (Trích ?oDanh tướng Việt nam? tập II ?" nhà Xuất bản Giáo dục ?" thành phố Hồ Chí Minh ?" 1998, trang 35, 36, 37).
    Lại nói về cuộc đời Nguyễn Trãi. Ông hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Sơn Bình.
    Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất, NT theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê. Ông ngoại và cha là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi sau này.
    Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
    Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh triều Hồ. Năm 1407, quân xâm lược nhà Minh đánh bại nhà Hồ (1406) cha con vua quan nhà Hồ bị quân nhà Minh bắt. Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa về Trung Quốc cùng bố con Hồ Quý Ly. Nguyễn Trãi khóc theo cha đến tận cửa Nam Quan. Nguyễn Phi Khanh mắng con không lo về nung chí phục thù, khóc lóc làm chi. Nguyễn Trăi cắn răng gạt nước mắt chia tay cha.
    Năm 1416, Nguyễn Trãi và cháu là Trần Nguyên Hãn tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
    Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành đầu tàu gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước.
    Tuy nhiên, như ai đó đã nhận xét, "Cọng khổ dễ, đồng cam khó". Những ngày nếm mật nằm gai đã xa, cũng là lúc tài năng và đức độ của ông bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của miệng đời:
    "Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
    Lòng người quanh nữa nước non quanh"
    (Bảo kính cảnh giới 9) ​
    Sau khi được tha bổng, ông nhưng không còn được tin dùng.
    Năm 1433, Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản xin về ở ẩn ở Côn Sơn
    Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan, giữ chức Tả gián nghị đại phu. Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.
    Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra. Nguyễn Trãi bị can tội giết vua, cả dòng họ bị tru di tam tộc.
    Sau này, khi lên ngôi, Lê Thánh Tông (cháu của Lê Lợi) đã tiến hành minh oan, phục hồi chức tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi.
    Ngày nay, đền thờ của Nguyễn Trãi được dựng lại, rất đẹp đẽ bên mé phải chùa Côn Sơn...
    Nhục vinh thân cũng là thân,
    Cửa ngăn nhà ngói trăm năm còn gì.
    Sào Do hai bạn tương tri,
    Vào Hun tớ đọc cho nghe bài nầy
    (Côn Sơn ca- Nguyễn Trăi) ​
    (*) Hun: tiếng Nôm chỉ Côn Sơn
    CC
  10. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2006, Bình tâm...
    Đêm nay tôi thấy tâm không lặng, biết là nghiệp duyên lại xui đẩy, liền lên mạng tìm trang về Phật học đọc để an tâm. Duyên may lại tìm thấy Kinh Nhật tụng.
    Nhân vì đang suy ngẫm về lịch sử, đúng dịp có duyên lành với Côn Sơn và các vị danh nhân, tôi xướng đọc một đoạn kinh xám hối, những mong ai cũng được sẽ được thân tâm thanh thản, hướng lành lánh giữ, được mát mẻ yên vui.
    SÁM HỒNG TRẦN ^
    Cõi trần thế sắc thân trôi nổi,
    Mấy ai từng trăm tuổi được đâu,
    Đời là bể khổ bấy lâu,
    Chỉ vì mê muội ăn sâu khôn rời.
    Bởi vô minh tự thời vô thủy,
    Thọ, tưởng, hành, thức khởi nhân duyên,
    Luân hồi sinh tử liên miên,
    Ra vào ba cõi, xuống lên sáu đường.
    Lê Long Đỉnh khôn lường hoang đạo,
    Giết dân lành, dâm bạo vô lương,
    Nhãn tiền nghiệp báo liệt giường,
    Hờn chồng oán chất, cùng đường bỏ thân.
    Lý Thái Tổ xuất thân học đạo,
    Lấy đức lành dạy bảo dân yên,
    Lẫy lừng, phạt Tống bình Chiêm,
    Mấy trăm năm Lý, văn minh rạng ngời.

    Trần Thái Tông dựa nơi Phật pháp,
    Dùng đức lành trị nước, an dân,
    Mấy lần đuổi giặc ngoại xâm,
    Truyền ngôi kế vị mấy trăm năm liền.

    Hãy nhìn lại tôi hiền Nguyễn Trãi,
    Tận trung mà vẫn phải oan gia,
    Vì sao tru diệt cả nhà?
    Vì sao ba họ rồi ra bỏ đời?
    Vì sao được phục hồi chức tước,
    Có phải vì nghiệp trước hay không?
    Anh hùng cái thế Quang Trung,
    Vì sao mạng yểu não nùng non sông?

    Nhìn những cảnh vô thường khôn xiết,
    Tử sinh mà ai biết ra sao?
    Đời này, đời trước, đời sau,
    Người hiền khéo sống trông vào đức nhân.
    Hãy nhìn lại Lý, Trần, Lê, Nguyễn,
    Người hiếu hiền thể hiện đức nhân,
    Dù cho danh lợi muôn phần,
    Bất nhân thất đức xa gần ai khen?
    Giữa trần tục bon chen danh lợi,
    Mùi thế trần sao vội cho thơm,
    Vinh hoa phú quý chập chờn,
    Như là bọt nước trong cơn sóng cồn.
    Thuốc tiên của Lãn Ông Hải Thượng,
    Đã bao giờ cứu mạng mình đâu,
    Sinh-già-bệnh-chết bấy lâu,
    Đã thành quy luật gây bao khổ sầu.
    Dù vua chúa, công hầu, khanh tướng,
    Hay nghèo hèn vất vưởng thương đau,
    Cuối cùng ba tấc đất sâu,
    Yên mình một nấm cỏ khâu xanh rì.
    Đã biết vậy đừng mê muội nữa,
    Kiếp nổi chìm lần lựa trôi qua,
    Thành tâm niệm Phật Di-đà,
    Làm lành gây phước để mà tu tâm.
    Đã biết cảnh hồng trần trôi nổi,
    Một ngày nào cát bụi buông xuôi,
    Vô thường muôn sự rõ rồi,
    Hoa sen chín phẩm là nơi an bình.
    Đã qui luật tử sinh không khỏi,
    Sống cũng đừng nông nỗi gian tham,
    Chỉ vì nghiệp ác đã làm,
    Chuốc vào quả báo lại càng đau thương.
    Quyền chức trọng đường đường tự đắc,
    Chỉ một cơn gió lốc tiêu điều!
    Của tiền tranh đoạt bao nhiêu?
    Rồi hai thước đất ai nhiều hơn ai?
    Nay quỳ trước Phật đài sám hối,
    Biết bao điều tội lỗi xưa nay,
    Nhất tâm thiền định đêm ngày,
    Não phiền dứt sạch, tỏ bày chân tâm.​
    http://www.daophatngaynay.com/viet/nghithuc/kinhtunghangngay.htm
    CC

Chia sẻ trang này