1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký MỘT CÔ GÁI THIẾU NGOAN

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi Coltpard, 11/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. storylover

    storylover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng thấy là bạn CC nên xông pha kiếm việc làm, kiếm tiền, đi rửa bát cũng được, sống bằng chính đồng tiền mình làm nên thì mình sẽ hiểu được giá trị của nó, những mệt nhọc nhức đầu mà nó mang lại cũng như niềm vui tự lập, niềm tự hào vì mình bỏ công sức lao động ra để tự tạo dựng cho mình một cuộc sống mà mình mong muốn. Lao động sẽ làm con người trưởng thành. Khoan nói chuyện đóng góp cho đất nước, tớ thành thực nghĩ lao động sẽ giúp bạn sống một cuộc sống hạnh phúc hơn vì bạn sẽ hiểu được giá trị thực của cuộc đời hơn. Bạn là người thông minh, lăn vào đời bạn sẽ học rất nhanh, một ngày kia bạn nhìn lại những trang viết này bạn sẽ hiểu vì sao mọi người lại góp ý như vậy.
    Bạn muốn thành nhà văn thì lao động càng giúp bạn tích lũy kinh nghiệm sống, những nhà văn nổi tiếng thế giới đều sống và bươn chải rất nhiều nghề khác nhau để kiếm tiền và học hỏi trước khi viết được những trang viết làm rung động lòng người.
    Được storylover sửa chữa / chuyển vào 23:24 ngày 14/10/2006
    Được storylover sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 14/10/2006
    Được storylover sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 14/10/2006
  2. Bxessy__Bkul

    Bxessy__Bkul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin các anh các chị đấy. Rỗi việc thì hãy làm những điều có ích. Đây là NHẬT KÝ của người ta, là nơi CC viết ra những lời tâm sự. Nếu muốn phán xét ai đó, xin đi, còn rất nhiều người xung quanh để các anh các chị phán xét, kể cả chính bản thân mình.
    Nếu các anh các chị không thích CC, thấy chướng mắt, xin hãy ngừng đọc và đi ra. Hãy để người khác tôn trọng mình bằng việc tôn trọng ngưòi ta trước.
    Đây là NK, xin đừng bình luận. Chẳng có ai bình luận NK cả, và nếu cố tình muốn bình luận thì xin đừng có quá hời hợt Tất cả các anh các chị đang "chỉ trỏ, bàn tán" quanh CC đều chỉ biết CC qua 1 vài bài viết rồi nói như đúng rồi - chính xác rồi. SHARE - that''''''''s all. Nếu không thể làm việc đó, hãy để yên!
    Hi vọng bài viết của tôi sẽ là bài cuối cùng nói về cái chủ đề mà chả ai đưa ra cả.
    @CC:
    Được Bxessy__Bkul sửa chữa / chuyển vào 20:40 ngày 15/10/2006
  3. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Villeneuve sur Yonne, thu bay ngay 14 thang 10 nam 2006,
    Đêm qua, mơ thấy mình lạc vào tương lai, chuyện trong 3 năm chẳng biết nên mới hỏi mẹ. Câu đầu tiên hỏi thế có em bé không, gái hay trai. Mẹ bảo con gái, da ngăm đen vì thích phơi nắng, nhưng tính khí thất thường, được nuông chiều nên có phần ích kỷ. Lại hỏi về bố mẹ chồng, mẹ bảo thấy nói cái chết tới nhanh, chẳng đau đớn nên không dằn vặt, để lại cho căn nhà, ở đó làm vườn, giống như nông phu. Cuối cùng thắc mắc việc làm trong 3 năm ra sao, lại chả có câu trả lời nào cả.
    Tỉnh dậy khi trời chưa sáng, liền nằm xuống chiêm bao giấc mộng thứ hai. Thấy chồng mình lại có đến 3 đứa con với vợ trước, gái đầu, trai sau, gái út. Hoàn cảnh là chúng có vẻ khó tiếp nhận người khác thay thế người mẹ, lại không biết làm sao để chúng chấp nhận có thêm một đứa em nữa. Kể ra cũng buồn cho mình, nhưng thực ra kết thúc có hậu là bố mẹ chúng về với nhau. Sự lựa chọn của người phối ngẫu lại chẳng như vậy nên tất cả cần tôn trọng. Giấc mơ quái đản, chả thực chút nào. Tỉnh dậy rồi thấy mệt mỏi giống như vừa trải qua cả một quãng đời đấu trí.
    Giống như cuộc đời, tâm lý con người có những chu kỳ lên và xuống, biểu hiện rõ ràng đến nỗi nhìn vào bản thân mà như kẻ đứng ngoài rồi tự nhủ, chẳng có lý do gì mà cô ấy lại lên cơn chán đời, hoặc hôm nay chả hiểu sao anh ấy phởn chí đến vậy.
    Thỉnh thoảng, trạng thái ấy thế này, cơn mệt mỏi đến một cách vô cớ, sẵn sàng cáu kỉnh vì bất cứ lý do gì, thà ngồi một xó đăm chiêu hơn là tiếp xúc với người khác. Biểu hiện ấy, kỳ thực, diễn ra đều đặn, rõ ràng hơn ở phụ nữ, mà vì không chú ý nên chúng ta bỏ qua tính lập lại của nó, nên lại gọi nó là biểu hiện bất thường.
    Tôi đang trong tâm trạng bất thường ấy. Không vạch lên lịch để theo dõi chu kỳ, nhưng tôi nhận rõ tính lặp lại có vẻ mau mắn của nó. Điều đó thú thực cũng không gây nhiều phiền hà lắm - trạng thái chả thiết tha với bất cứ điều gì ở đời, nếu có, nói cho cùng, chỉ là xó xỉnh tâm thức mình. Không vui mà cũng chả buồn, tâm hồn như một đầm lầy quạu cọ mà bất kể thứ gì nếu rơi vào là lặng lẽ chìm nghỉm. Mọi điều bên ngoài cứ đến rồi đi, xa xôi như mây, để lại bóng hình rồi thì cũng tự nhiên biến mất. Khi tâm trạng ấy tới, tôi có thể ngồi trong một góc, chỉ nhìn ánh sáng chạy từ hướng này sang hướng khác của căn phòng, cho tới khi biến mất, không hiểu mình nghĩ mông lung gì, có vẻ như thiền định, nhưng chỉ là một món lừa lọc tinh vi của tâm thức.
    Có vẻ hơi điên, nhưng những lúc vậy ghét nhất là bị kéo ra khỏi chính đầm lầy của mình. Cô độc vốn là một cảm giác vương giả, đối với những người chấp nhận nó. Thế nhưng, những người yêu thương và quan tâm thường lại sợ để bạn chìm xuống dưới đáy, kể cả khi họ biết rõ đã tới đáy của hình sin thì chỉ có đi lên, không thể đi xuống được nữa.
    Nếu nhìn vào sự thực, đúng là điều đó rất thú vị, tham gia vào việc làm rượu. Nhưng một khi rơi vào tâm trạng này, bạn thà nằm im trên giường chứ chả muốn làm gì, cho dù người ta hứa để bạn làm vua, làm tổng thống, thậm chí làm thiên chúa. Tuy vậy, AY hứng khởi tới nỗi tôi không nỡ khiến ông cụt hứng, nên cũng trầm mặc rời khỏi giường lúc 10 giờ sáng.
    Ờ thì cũng hay, đến vườn, chọn một cái thùng to to, cầm một chiếc kéo đặc biệt, chui dưới mấy bờ rào lắm gai, mặc cho chúng cứa vào da nhồn nhột chỉ để cắt những chùm nho. Cũng mất vài tiếng, nước nho bắt đầu chảy tím trên những ngón tay.
    Có nhiều nơi, họ đổ tất cả nho vào một cái thùng to, và những người phụ nữ nhảy vào bên trong lấy chân đạp nát. Nhưng ở đây không quy mô đến vậy, nên chỉ dùng tay bóp nát nho ra trong chiếc thùng của mình. Nhắm mắt và tận hưởng cái cảm giác ngọt ngào chua chát ấy. Vục sâu bàn tay, vơ lấy một đống, mát, tròn, mọng. Bóp chặt. Những tiếng vỡ. Nước ứa qua kẽ ngón tay. Móng tay tím rịm lại. Bàn tay, cổ tay ngứa ngáy vì không quen với chất chua, để lâu trong không khí kít lại trên da một lớp chát xít. Rùng mình, không hiểu vì lẽ gì.
    Nho sau khi bóp nát lấy nước, kể cả bã, đổ vào một thùng ép. Vì chỉ làm rượu cho gia đình thôi nên thùng ép nhỏ, dùng tay quay ép chặt bã cho ra hết nước. Người ta xúm lại múc nước này để thưởng thức như thức giải khát ban đầu. Tươi, mát, chua, chát, ít ngọt, ngai ngái. Thấy có vẻ không được sạch, vì từ lúc cắt trên cây, bóp rồi ép, chả thấy rửa ráy gì. Tôi nhìn vào bên trong, có những vởn trắng nổi lên, bé xíu như nhụy hoa tơi tả. Cố nhìn thật kỹ, thấy ngọ nguậy, quằn quại. Hẳn là một loài sâu. Nghĩ lại thấy thương cảm, chúng sinh là thế đấy, nhiều khi cái chết tới, cũng chẳng hiểu vì lẽ gì. Tự nhủ chắc tại dạo này chép kinh nhiều nên đâm ra suy nghĩ mông lung vậy, lại ghê ghê, nên nhất định không uống nữa.
    Nước nho được ép sẽ đổ vào chai lớn, cùng với rượu ngon, theo tỷ lệ nhất định. Muốn chế rượu này thì cho (các) rượu này, tỷ lệ này, chế rượu khác thì cho (các) rượu khác với tỷ lệ khác. Chế rồi đậy nút lại, sau đó... là đã hết ngày.
    Bữa trưa vào khoảng gần 5 giờ chiều. Trời dù lạnh nhưng đẹp nên ăn ở ngoài vườn. Có người góp bánh mỳ ruột mềm, pa-tê làm từ thịt heo rừng tự săn được, dùng với sâm-panh trong veo vẻo. Thịt bò khô Việt Nam hợp với bia và rượu cồn hơn là sâm-panh hay vang đỏ. AY rán nem, mua ở chợ Việt Nam, ăn cùng với xà-lách và rau bạc hà được hái trong vườn, dùng với vang đỏ trẻ mới được một năm. Chai vang đầu tiên do Pie cất, còn đang hoạt động tới nỗi bọt sùi lên như bia, uống vào thấy ngai ngái hơn nước ép nho, một lúc lại thấy đau đầu. Món chính là món của Anh, thịt heo hầm với rượu táo, nước sốt ngọt lừ như mứt, kèm với khoai tây nghiền và rượu nho ngọt. Nhẽ ra ăn tốt uống ngon thì phải hưng phấn mới phải, vậy mà tôi cũng chỉ cười cười. Có vứt cao lương mĩ vị vào đầm lầy thì cũng chỉ đến vậy. Có đám cưới nên nhà thờ gióng chuông, tiếng bổ vào tai, nên sau chỉ mới tuần rượu đầu, tôi thấy bên trong óc đã chảy thành chất lỏng.
    Sau món chính, tôi rã rời tới nỗi đành cáo lỗi là say rồi vào phóng khách của người ta và tìm chỗ ngủ. Nếu ngồi thì bụng dưới cứ đau quặn lại, dạ dầy trương lên giống như ăn uống bao nhiêu thì cứ ứ lại ở đấy cả, chỉ chực quay ngược lại con đường vừa tới. Nằm ấm thấy cũng dễ chịu, nên giấc ngủ đến rất sâu. Chả hiểu bao lâu, cho tới khi tiếng người nhốn nháo đã rất xa, trời đã sẩm tối thì tỉnh dậy, chẳng buồn ngạc nhiên khi thấy mình đang ở một căn buồng xa lạ.
    Việc đầu tiên là tôi sắp xếp lại gối, gấp chiếc chăn hoa màu hồng nghiêm chỉnh trên sô-pha, và đi ra vườn. Mọi người giống như biến mất hết cả. Làm công chúa ngủ trong rừng chắc cũng chẳng hay ho gì khi tỉnh dậy. Máy tính của tôi đã mở, ảnh và phim đã được chuyển vào. Tôi ngó qua và thấy mình cười. Đầu đau ***g lộng.
    Chợt nghe tiếng AY, ông từ sau vườn chui ra tay ôm bó củi, rồi lúi húi nhóm lửa trong lò sưởi phòng khách. Rất hứng chí, vì cho dù củi không được tốt, gỗ còn hơi ẩm, nhưng ông nhóm được một ngọn lửa rất đẹp chỉ với một que diêm. Cô bé bán diêm mà biết hẳn bật khóc nức nở. Nghĩ rồi, tôi tự hỏi vì sao cơn cáu bẳn của mụ phù thủy già câng lại xuất hiện thình lình như vậy. Tự hổ thẹn, hai tay bấm vào nhau, lại chìm nghỉm.
    Bên cạnh lò sưởi rất ấm. Ngọn lửa nhảy nhót, liếm láp những thanh củi, biến chúng thành những đống đỏ hồng, ánh lên những tia sáng rất riêng biệt. Có tiếng nổ lốp bốp, khói lờn vờn bỏ trốn lên phía trên vùng lạnh lẽo của ống khói. Tôi có thể ngồi bất động như củi cả tiếng, rồi cả tiếng, chỉ để ngắm ngon lửa, cảm thấy hơi nóng hủy diệt của nó cách mình ở một khoảng cách an toàn, và ngẫm về sự vô thường, hoặc chả nghĩ gì cả. Nhưng người ta thích nói cười và trao đổi, lại sợ để khách một mình là bất lịch sự, nên cũng phải tiếp chuyện cho người khác an lòng. Dù sao cũng nên đóng trọn vai trò của một kẻ kiệm lời tẻ nhạt.
    Họ lại rót rượu vang hồng trong những ly thủy tinh có mấu tạo hiệu ứng ánh sáng lấp lánh, và bắt đầu cắt bánh lê có rắc những hạt sô cô la tròn xíu như bi. Chủ nhà bật đĩa piano độc tấu, rồi thấy một con nhện trên gối, liền dịu dàng búng nó vào lò sưởi, có lẽ cái chết đến với nó bằng cơn co rút rất nhanh.
    Không hiểu sao tôi có cảm giác như một đứa trẻ phạm tội, một cách cực kỳ vô lý. Điều duy nhất là muốn ngồi xoay mặt vào ngọn lửa và cầu nguyện để lửa tẩy rửa tâm hồn mình. Có tôn giáo nào đó, có lẽ Ấn Độ giáo, tin rằng lửa là thứ làm sạch. Hơn một lần, cảm giác ấy lại trồi về. Rõ ràng thế giới này không có chỗ cho mình, hoặc thế giới của mình không chứa thế giới này, nhưng bản thân thuộc về nơi đâu thì lại chẳng thể nào biết được.
    Tối về, nằm trên giường, đầu đau nhức vì uống nhiều rượu, mắt nhức nhối khi nhìn lên những bức tường có dán dấy hoa trang nhã, lại tự hỏi vì lẽ gì mà mình ở nơi đây? Viết rồi lại xóa đi, không bằng lòng với mình, nên chẳng thu được gì. AY ngủ mê bên cạnh. Một sự thất vọng tới bằng dòng máu đỏ, lại chìm vào bên trong đầm lầy rất nhanh. Đành mở Vô Cực ra đọc, chỉ mong ngủ được một giấc sâu để len tới được một chiêm bao đẹp.
    CC
  4. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Paris, Chu nhat ngay 15 thang 10 nam 2006,
    Mở cửa, việc đầu tiên là lại cửa sổ tưới hoa, rồi mở mạng xem thư và gửi vài dòng đã viết. Thói quen sao mà khó bỏ! Có những việc ngày lại ngày lập lại, không làm lại thấy thiếu. Những cây hoa ngày nào cũng cần tưới tắm và thì thầm, những dòng ngày nào cũng cần viết và gửi, những người ngày nào cũng muốn chào hỏi và nhắn nụ cười. Thói quen giống như tấm mạng, mỗi ngày dệt thêm một đường, lâu rồi nhận ra tự mình nhốt lại, chẳng thoát ra được.
    Một tin mới từ nữ cư sĩ ở Úc, tiếp tục gửi bài giảng Kinh, vừa đúng dòng Kinh đang theo học, cứ như đồng ý tương cầu, thấy vui vui. Viết thư trả lời, trao đổi cũng cả tháng rồi mà vẫn không biết xưng hô sao cho phải, có khi Đạo hữu, có lúc cư sĩ, có khi cả hai đều kêu chị xưng em. Lại tự hỏi, có phải chăng mười năm nữa, tới khi bằng tuổi của chị, liệu có thành một cư sĩ?
    Chờ thư của đối tác mà chẳng thấy, tin tức ở nhà cũng không. Một thư cũ đã hơn tuần, kế toán bảo: "Em nhớ lúc làm việc với chị!". Mẹ đã trở về, thấy cái gì cũng muốn cải tổ, người tiếp nhận thông tin mới ngoài thế giới quay về lúc nào cũng nhiệt huyết như vậy, nhưng rồi đều lực bất lòng tâm, giống như lội ngược từ biển về dòng nước, nhưng hễ quẫy là nước lại đục.
    Mở mạng mới hiểu cảm giác của người chủ đi vắng về thấy cửa nhà tiệc tùng đã mở từ lâu, xem ra cũng đã tàn cuộc, chỉ đợi người đi dọn dẹp. Lời khen nghe thấy an ủi, lời chê nghe thấy cũng buồn. Người ta nói không phải không đúng. Bản thân cũng không phải thiển cận tới nỗi tự mình không biết thế nào là sai. Nhưng việc biết và việc làm mới khác nhau một khoảng xa làm sao!
    Nếu mà cuộc sống, lúc nào cũng là người đời nhìn vào mình như nhìn vào người khác, quyết định cho mình như quyết định cho người khác, thì hẳn trên đời không còn gì phức tạp. Người chị bảo, có nhiều khi em viết chuyện người ta, mà buồn cứ như bóc lấy tâm can mình vậy. Thì chỉ có từng trải qua mới hiểu, mới truyền đạt nổi xúc cảm. Điều đó giống như một sự hi sinh.
    Chị có biết cảm giác của người đói thế nào không? Em đã từng đói thực sự. Nhưng mình không thể sống cuộc sống của người khác được. Cho dù ba tháng trời sống trong một căn buồng rỗng, đi ra đường không có một xu, ngày chỉ một gói mì gói, lạnh chỉ có tấm chăn mỏng, ốm chẳng có người quan tâm, điều duy nhất nghĩ là làm sao để kiếm tiền, thì mình cũng không thể sống như kẻ bần cùng được, mình cũng không thể trở thành kẻ hám tiền được.
    Kể ra được ở Ai Cập cũng thích, nhưng thời đại này, chỉ cần bật ti vi là ở Việt Nam có thể biết chuyện xảy ra ở mặt trăng rồi. Chả cần phải làm người nghèo để biết cảm giác của họ, vì không người nghèo nào giống người nghèo nào, chẳng kẻ thất tình nào giống kẻ thất tình nào, chỉ có nỗi khổ đau là chẳng ai khác ai cả.
    Nhưng tình cảm không phải cứ ngồi ngoài ngó vào màn hình TV là hiểu hết được cả. Thế giới nội tâm tăm tối và rối loạn hơn mê cung. Xem phim, khán giả ai cũng đứng về nhân vật lẽ phải. Thế mà, những người quyến rũ lại thường là kẻ đứng về phe xấu. Em thấy họ lại nói được nhiều ý nghĩa hơn, đáng quan tâm hơn. Có một Thầy chùa bảo, nếu Như Lai sinh Tây Phương, thì Ngài đã chẳng thành tựu công ích lớn cho nhân sinh như vậy, ở Cực Lạc làm gì có ai để mà hướng độ.
    Nhớ có lần, một người lạ mặt hỏi: Em biết nền văn học nước mình thiếu cái gì không? Một mảng lớn lắm văn học hiện thực. Trả lời: Thú thực em không theo dõi văn đàn Việt Nam, cũng không phải kẻ đọc nhiều, vốn chỉ thích viết. Lại bảo: Thế phải có lý tưởng đi chứ, phải có một mục đích rõ ràng đi, tốt nhất là hãy viết văn để nói lên sự thực, cho dù con đường đó xem như là không thể...
    Văn học hiện thực? Lý tưởng nhất quán, con đường chông gai, mục đích cao đẹp? Thay đổi nhận thức bằng ngòi bút? Những điều mới viễn tưởng hão huyền! Thay đổi bản thân còn chẳng xong, làm sao thay đổi người khác. Tốt hơn cả là chấp nhận, và tôn trọng, bản thân trước, rồi tới thiên hạ sau.
    Hồi ấy, có lần, ngồi uống nước mía với Mây trắng, cậu ta bảo: Mây tròn này, cậu có nghĩ việc phản kháng đôi khi là vô tác dụng? Có những lúc, cái gì đang đi xuống, hình như chả nên vực nó dậy, mà tốt hơn lại đẩy nó nhanh hơn xuống tới đáy, vì xuống đáy rồi, nó sẽ chỉ có thể đi lên. Với bản thân cũng vậy, với xã hội cũng vậy. Bây giờ mình ở một guồng máy, nó quay mà chúng mình không quay theo, chúng mình sẽ bị nó nghiền nát bét
    Thấy lặng im không nói, cậu ta lại tiếp: Giả sử như mình, nếu người ta nhận tiền mà mình không nhận, hẳn là người ta cho mình chống lại, rồi ắt tìm cách đào thải. Cậu ở cơ quan, người này cho sếp ôm, mà cậu không để sếp vuốt má, thì còn lâu cậu mới vào biên chế được. Hay ở công ty, gặp nhân viên thuế, không đấm phong bì, thì lại hỏng chuyện của mình, lần sau còn bị đì cho hết lên hết xuống. Nói cho cùng, chúng ta phải chấp nhận làm những người thúc đẩy tiến trình đi xuống, với một dụng tâm tốt đẹp là nó mau xuống tới đáy hơn là từ từ, để còn nhanh đi lên. Cậu cứ nghĩ kĩ đi, với một người thương tật đớn đau chẳng thể cứu vãn, chả phải tốt hơn là ban cho họ cái chết mau chóng?
    Nhớ có lần, CĐT cười: Cô mà cũng làm kinh doanh! Nghe thấy tưng tức. Lần khác, AH lại bảo: Em chẳng hợp với chuyện thương trường đâu, tốt hơn cả là ngồi một chỗ mà viết.
    Cuối cùng, một ngày nọ, nhắn nhủ với các đàn anh: Em thấy mệt rồi, có lẽ an phận thủ thường thôi, làm vợ cũng là nghề tốt, không tệ nạn là được, đóng góp cho cuộc đời không phải cứ cầm cuốc cầm xẻng hay tạo ra thật nhiều tiền, có lẽ em sẽ thôi không nghĩ tới vật chất, mà chuyển hướng đóng góp tinh thần vậy...
    Lại có người bảo, còn trẻ mà, thôi thì cứ từ từ suy nghĩ đi. Thế là suy nghĩ suốt. Nghĩ thì vừa khó vừa lâu, chứ đến quyết định rồi cũng mau. Đôi lúc nghĩ rồi tỉnh ra, thấy người ta đã chạy tới gần sao hỏa, mình vẫn còn ở mặt đất, và vẫn thích nghĩ tiếp.
    Đôi khi, áp lực tới không phải từ mình, mà lại từ phía người, nhưng nếu người ta không đúng thì mình đã chẳng bị áp lực. Quan niệm xã hội kể ra cũng eo hẹp, nên cái tư tưởng áp đặt lên bản thân cũng khó vượt qua. Từ cái thủa phụ nữ chỉ được ngồi nhà cho tới lúc cách mạng bình đẳng nam nữ, người ta đã bảo đóng góp là cấm được thất nghiệp. Phụ nữ không những phải lấy chồng, sinh con, chăm sóc gia đình, mà còn có nghĩa vụ đi làm nữa - cái đó tự nhiên trở thành luật bất thành văn. Nhiều cô bạn bảo, ao ước duy nhất lại chỉ là một người vợ, yên tâm chăm sóc chồng con mà không bị xã hội dèm pha, giống như phụ nữ Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhiều người bạn phương Tây lại bảo, đàn bà châu Á có khi lại hay, độc lập lắm như đàn bà châu Âu, cuối cùng rồi chả hiểu họ là nam hay nữ.
    Rốt cục thì, đã là người, cấm có được hưởng thụ, cho dù hưởng thụ nỗi khổ hay niềm vui. Nói mình khốn khổ hơn người khác là một cái tội. Nói mình sướng hơn người khác, tội còn nặng hơn. Rốt cùng, không bao giờ được hơn người ta. Mặc kệ tới thiên đàng hay địa ngục, cấm không bao giờ được là kẻ đến trước.
    CC
  5. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Paris, thu hai ngay 16 thang 10 nam 2006,
    Buổi sáng hôm nay trời lạnh giá, nhưng có nắng, trời xanh biếc không mây. Hôm qua trời lại mù, có nhiều sương, lạnh buôn buốt. Không khí nhiều nước, lại chợt nhớ cái lạnh đầu đông ở góc phố Bà Triệu, đứng dưới những gốc xà cừ ngó lên trên tán lá, hoa nhỏ xíu rơi rơi.
    Thời đó, hay mượn sách ở Thư viện Nhân Dân. Có lần, mượn được cuốn tiểu thuyết Pháp, kể về một người đàn ông giàu có thành đạt, có mọi thứ tuyệt đẹp trong tay, lại mắc chứng bệnh chán nản. Người đàn ông này chán đời tới nỗi chẳng buồn chết, chỉ nằm như vậy, trong bóng tối, hết ngày lại đêm, bỏ mặc người tình xinh đẹp lẫn công việc tiến triển, chỉ để tìm lẽ sống của đời mình.
    Để thoát khỏi trạng thái đáng sợ đó, chàng bỏ về một vùng nông thôn, lập tức rơi vào câu chuyện tình yêu kỳ quái với một người đàn bà lập dị đã có chồng. Cuốn tiểu thuyết có chiều hướng mê muội, nhưng cái tên rất ấn tượng: "Một chút mặt trời trong nước lạnh". Có lẽ còn nhỏ tuổi nên đọc không hiểu, lại không dám đọc đến cuối cùng, chỉ sợ một trong hai nhân vật đáng thương ấy sẽ chết.
    Những cái gì không đi đến điểm cùng, giống hệt như một cuộc tình dang dở, lại nhớ lâu và nghĩ lại thấy bứt rứt. Đôi lúc tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy tới với người đàn ông kia? Còn người đàn bà đứng tuổi xinh đẹp và lãng mạn? Kết cục chắc chắn chẳng hậu hĩnh gì. Xem phim của Pháp, đọc tiểu thuyết Pháp, đôi lúc thấy khó hiểu, dường như lối sống của họ lan man ở đâu đâu, không thực dụng, phóng khoáng, dễ hiểu như người Mỹ.
    Tối qua, trằn trọc mãi không hiểu vì lẽ gì. Cứ nằm trước màn hình, hết bộ phim giáo dục giới tính cũ kĩ, người ta quảng cáo các số điện thoại *** - sao mà lắm thế, rồi bật những kênh khác tìm một bộ phim hay ho hơn. Cuối cùng cũng lần được một phim kinh điển.
    Phim đen trắng, diễn viên đẹp, da trắng bóc và tóc chải chuốt cực kỳ cẩn thận, động tác chậm rãi, tiếng Anh bè bè khó nghe, nhưng ngôn từ rất văn vẻ, chú trọng cẩn thận tới từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, ánh sáng thì quả là tuyệt hảo. Nội dung lại là một cuộc tình, của một nhà văn với người đàn bà đứng tuổi tóc vàng đã có chồng.
    Cảnh đầu tiên trong bữa tiệc, người chồng giới thiệu vị khách mời đang kiếu chào ra về và người vợ nhận ngay đó là một nhà văn.
    Cảnh hai. Hai người đàn ông đi xuống cầu thang. Khi người chồng đang nói lời tạm biệt, vị khách nhìn thấy người vợ kia đang âu yếm hôn một người đàn ông khác.
    Cảnh ba. Nhà văn hẹn người đàn bà tại một quán rượu. Sau vài ba câu hói thì hôn lên môi bà ta. Tôi thấy bà đã hôn một người khác - Nhà văn nói. Thế nên ông hôn tôi? - Người phụ nữ hỏi. Bởi vì từ giây phút ấy, tôi biết chúng ta dành cho nhau - Nhà văn trả lời.
    Cảnh bốn. Họ đi bộ trên con đường có ánh đèn chiếu chếch, đứng trong góc tối, đôi mắt nhìn nhau ánh lên những tia sáng nồng nàn, hiệu ứng ánh sáng của phim đen trắng cực kỳ tuyệt hảo.

    Tình tiết cứ chậm rãi như thế. Họ cùng nhau đi nghỉ ở vùng thôn quê, đi dạo dưới những gốc sồi. Hậm hực, người đàn ông ngồi phịch xuống ghế và bảo - Sao em chưa bỏ quách hắn đi để sống hạnh phúc cùng tôi. Người đàn bà quành tay ôm lấy cổ người đàn ông, mái tóc sáng bồng bềnh cọ vào cổ như tấm khăn choàng êm ái, nói dịu dàng như chị - Em cần có thời gian. Thời gian, thời gian để làm gì? - Nhà văn quạu cọ. Thời gian cho niềm tin - Người đàn bà trả lời.
    Tới cảnh ở phòng của nhà văn, chàng ngồi bên cửa sổ hút thuốc, bồn chồn ngó xuống đường. Vừa thấy bóng người đàn bà, lập tức nhảy khỏi cửa sổ, ngồi vào gõ máy đánh chữ làm như rất bận rộn. Một thủ thuật trẻ con rất ngộ nghĩnh, lại bị người đàn bà bắt nọn bởi chàng bỏ quên điếu thuốc đang cháy dở bên cửa sổ.
    Lúc này thì cơn buồn ngủ tới. Cũng chẳng hiểu kết cục chuyện tình sẽ thế nào, nhưng tiên lượng hẳn chẳng có gì tốt đẹp.
    Những chuyện tình lãng mạn ấy, nhản nhản thật, dựng thành phim, viết thành truyện thấy mới thật là đẹp. Nghĩ bụng, đã có thời, trẻ con tới nỗi cảm thấy đau khổ vì những nhân vật mình yêu thích lại toàn rơi vào tình cảnh ngang trái như vậy, lại bứt rứt vì không biết có nên ghép họ vào cái chuyện "vô đạo đức" hay không. Hóa ra, cũng có khi thiển cận một cục như thế, lại nghĩ đó chỉ là hư cấu truyện và phim, sẽ chả bao giờ có thể xảy tới với những người mình biết.
    Cho tới một ngày, nếu được, hẳn sẽ tự xoa đầu mình cái thủa ấy rồi bảo, em còn bé lắm nhóc ạ!
    CC

  6. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Paris, thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2006,
    Thế là lại bắt đầu một tiến trình mới, một nhịp sống mới. Tỉnh dậy lúc trời vẫn còn tối, hối hả ra đường khi vẫn còn sương lạnh. Ở một thành phố lớn, tập trung nhiều người, mọi người lại cùng làm những việc giống nhau trong một giờ, đó là vấn đề nan giải.
    Bánh xe nhích từng chút một. Nối đuôi dài thật dài. Nhiều xe mô tô vụt lên từ phía sau, rồ lên như tiếng những con vật lạ. Ở giữa con đường có tai nạn, đèn cứu hộ màu xanh nhấp nháy. Thứ tư, trẻ con không phải đến trường, nên không quá lắm người, nhưng cũng mất gần tiếng rưỡi mới tới lớp được.
    Trường học cổ kính, giữa có một sân rộng với hàng cây cao, lá đã chuyển màu đỏ, không khí thanh khiết. Sinh viên chủ yếu là người Trung Quốc, hai người Căm-pu-chia lại có thể nói chút ít tiếng Việt, một phụ nữ người Thái Lan mang theo cậu bé trai năm tuổi tới học. Phía trên có vị Hòa Thượng mặc áo cà sa vàng, tiếc là không cùng lớp.
    Thầy giáo đã già, phong thái rất dễ chịu. Hương vị đặc biệt Pháp.
    Ở trường ra, tôi đi bộ một quãng đường rất dài, khoảng gần 50 phút, vì không thích tàu điện ngầm. Bầu trời mùa thu mọng nước, lúc nào cũng chỉ chực mưa, không khí cũng bõng nước, mùi thanh khiết. Mọi thứ dường như bốc lên cao. Qua một đại lộ, rồi một đại lộ, một quảng trường, rồi lại một quảng trường. Những căn nhà màu xám, màu vàng, xỉn lên những vệt đen tuổi tác, những phù điêu, những nét trang trí chỉ có ở kiến trúc Pháp, những đường nét uốn lượn thanh tú, những công trình cao lớn đến nghẹt thở, không gian phóng khoáng và lộn xộn.
    Paris!
    Có thể bắt gặp đủ loại người, đủ loại màu da, đủ cách ăn mặc. Hối hả. Đăm chiêu. Tư lự. Ở Paris, họ chỉ quan tâm tới vấn đề của mình, rất ít những nụ cười và lời chào hỏi. Nếu bạn nhìn thẳng vào một ai, mỉm cười và chào, nhiều người sẽ khinh khỉnh nhìn bạn, hay phũ phàng ném cho bạn cái nhìn mà khong cần nói bạn cũng hiểu: "đồ nhà quê". Ở thôn quê, ai cũng biết nhau, và họ đều tươi cười cả.
    Có nhiều khách du lịch tới Paris một vài lần, rồi nói Pháp vừa bẩn vừa lộn xộn. Trong quan niệm của nhiều người, Paris là nước Pháp. Hiểu như vậy thật đáng tiếc! Nếu họ có nhiều thời gian hơn để tới một vài vùng khác, hẳn họ sẽ không dễ dàng nhận xét hời hợt vậy.
    Càng đi về phía Bắc, họ càng sạch, càng quy củ. Giống như càng lạnh người ta càng ít luộm thuộm, tính cách cũng không nồng nhiệt, nóng bỏng như người phương Nam. Họ bảo Bắc Âu giàu hơn, văn minh hơn. Thực ra cũng chẳng có hơn hay kém, vấn đề là xét trên khía cạnh nào, lại còn phụ thuộc vào quan điểm, ý thích chủ quan nữa.
    Ở một góc phố, có hai người ăn xin. Một người da đen và một ông già da trắng. Ông già dắt một con chó, từ xa bước lại và ngồi xuống cạnh người da đen, đặt ống bơ của mình cạnh ống bơ của cậu ấy. Người da đen cầm một chiếc bánh mì dài, và họ cười với nhau. Có thể nói, đó là những nụ cười thật sự chân thành, chân thành tới nỗi khiến người dưng cũng phải xúc động, và cũng mỉm cười.
    Bỗng trong phút chốc ấy, tôi chợt hiểu, vì sao mình làm công việc này. Có những điều tưởng chừng vô nghĩa, mà ngày lại ngày bạn làm, với một thôi thúc rất sâu thẳm bên trong, vượt trên cả cái ước muốn đơn lẻ tầm thường của chính mình. Thực ra, điều quan trọng khi làm một việc, là dụng tâm của bạn đặt vào đó.
    Cũng như việc bạn nở một nụ cười. Nếu bạn thực sự mong ước chia sẻ, thì nụ cười ấy đem lại niềm vui cho chính bạn, và cho người khác nữa, rồi lại người khác nữa cho dù họ chẳng phải người mà bạn cười cùng.
    Có người hỏi tôi có bực bội không khi bị chỉ trích? Họ quan tâm và chia sẻ, thậm chí bênh vực. Một cách bất ngờ, với chính mình, tôi thấy điều khó chịu tan biến rất mau, hệt như một chiếc lá vàng trên đường rơi lướt qua, rồi lăn nhẹ nhàng xuống đất, để lại có chăng chỉ là một nhận thức hướng thượng.
    Giờ thì tôi có thể trả lời những người quan tâm, câu hỏi vì sao của họ, mà trước đó tôi chỉ có thể nói không hiểu.
    Hóa ra là, khi bạn chia sẻ một nỗi buồn, nếu bạn ước mong tìm người thông cảm trong đời, mà lại bị chỉ trích gay gắt, bạn sẽ khó chịu, bứt rứt ghê gớm lắm. Nhưng nếu thực sự điều bạn muốn nói là, vì bạn buồn nên bạn có thể hiểu nỗi buồn của người khác, thì mọi lời đối nghịch chỉ là một cơ hội để bạn học hỏi hơn, bởi xét cho cùng, những điều họ nói không chạm tới cái mục đích sâu xa mà bạn hướng tới.
    Phật dạy, đặt nhầm đối tượng để mà nhận thức là một lý do dẫn tới sự khổ. Quan tâm những điều không đáng quan tâm, lo lắng những chuyện không đáng lo lắng, đau khổ những điều không đáng đau khổ, sân hận những điều chẳng liên quan tới mình, tìm hiểu những điều không đem lại lợi lạc cho bản thân và những người xung quanh... điều đó không chỉ vô ích, mà còn là vô minh, là mối dây rợ ràng buộc bản thân và người khác vào xúc cảm đau khổ.
    CC

  7. kalytran

    kalytran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã đọc từ đầu câu chuyện của bạn, tôi thích nhất bạn tả về thu hoạch nho, thật đẹp và thật thanh bình .... Chúc bạn sẽ có nhiều time rảnh rỗi, và sức khoẻ tốt để post những bài tiếp theo
  8. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Le Ciel Dans Une Chambre
    Carla Bruni
    ComposiĐÊo: Indisponưvel
    http://www.freewebtown.com/meohen91180/Le%20ciel%20dans%20une%20chambre.mp3
    Quand tu es prăs de moi,
    Cette chambre n''a plus de parois,
    Mais des arbres oui, des arbres infinis,
    Et quand tu es tellement prăs de moi,
    C''est comme si ce plafond-là,
    Il n''existait plus, je vois le ciel penchâ sur nous... qui restons ainsi,
    Abandonnâs tout comme si,
    Il n''y avait plus rien, non plus rien d''autre au monde,
    J''entends l''harmonica... mais on dirait un orgue,
    Qui chante pour toi et pour moi,
    Là-haut dans le ciel infini,
    Et pour toi, et pour moi
    Quando sei qui ******
    Questa stanza non ha piu pareti
    Ma alberi, alberi infiniti
    E quando tu sei vicino a me
    Questo soffitto, viola, no
    Non esiste piạ, e vedo il cielo sopra a noi
    Che restiamo quơ, abbandonati come se
    Non ci fosse piạ niente piạ niente al mondo,
    Suona l''armonica, mi sembra un organo
    Che canta per te e per me
    Su nell''immensità del cielo
    E per te e per me.
    mmmhhhhhhhh
    Et pour toi, et pour moi.
    mmmhhhhhhhh
  9. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Paris, thứ bảy ngày 20 tháng 10 năm 2006, SN AY
    Lâu lắm rồi mới có cảm giác ấy. Khi chuông báo thức reo, ngoài trời còn rất tối, một vài tiếng động lao xao từ cõi xa xăm của những người hàng xóm. Bên ngoài rất lạnh, trong chăn rất ấm. Đôi mắt díp lại, lưng dính chặt xuống giường giống như có sợi dây an toàn kéo lại. Ý nghĩ đầu tiên, ước gì được nằm xuống và tiếp tục giấc mơ huyễn hoặc.
    Giấc mơ rất thú vị, kể về thủa xa xôi xa xôi lắm, có hai người đàn bà bình thường, mà người ta biết tới với cái tên mang biểu tượng hoàn toàn xa lạ - Hai Bà Trưng. Chuyện tình bi thương trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng. Cuộc sống của những người đàn bà mạnh mẽ và khoáng đạt vẽ lên thinh không những vòng tròn vô hình, xoáy mãi, xoáy mãi cho đến tận mai sau. Những nụ cười, niềm vui chóng vánh, hạnh phúc đơn giản và dễ tan như những đám mây.
    Bạn lại muộn, luôn luôn muộn. Tôi rời nhà với điện thoại kề tai và đi vào bầu trời bắt đầu rơi mưa. Chúng ta đi bộ trên con đường đẫm nước, gió lạnh căm, tóc ướt sũng, mưa tơi xốp, nhẹ như ruốc bông, trong suốt, với những câu chuyện vu vơ. Tôi mua hai vé tàu điện ngầm và chúng ta huyên thuyên suốt quãng đường, cho tới khi bạn hôn chào tôi ở cửa lớp.
    Mỗi ngày họ thay một thầy giáo. Hôm qua là một thầy giáo rất già, đoán cũng chừng thầy cũng gần tám mươi tuổi, phong cách rất cổ điển, thích ngồi trên cạnh lò sưởi và gác chân vào ghế, có vẻ khó tính và cáu kỉnh vì hay quát tháo, nhưng thực chất nhất mực tốt tính và hiền lành. Hôm nay lại là một thầy giáo trẻ trung, sáng sủa, thích đi lại khắp phòng và bắt mọi người phát biểu không ngừng, khiến không khí có vẻ rất hiện đại.
    Bạn đợi tôi ở cổng. Chúng ta trèo lên xe bus và bạn kể liên hồi những chuyện trong lúc tôi ngồi trong lớp học.
    Trên đường vào trung tâm Paris tìm sách cũ, bạn gặp một nhóm học sinh và họ làm những chuyện khá điên rồ, một cô gái trong nhóm đó hôn tất cả những người gặp trên đường, người khác hỏi bạn đoán những câu hỏi rất ngớ ngẩn, một cậu bé thì tụt quần và yêu cầu bạn cầm sợi roi phát vào mông trần của cậu. Bạn bảo, lúc ấy lại nghĩ hẳn tôi sẽ rất thú vị nếu ở đó. Điều đó khiến tôi tiếc và đã định quay lại Paris, nhưng bạn bảo họ đi theo nhóm và không hiểu bây giờ họ đang ở đâu.
    Chúng ta đến trung tâm mua bán và dùng hẳn gần hai tiếng chỉ để chọn một lọ nước hoa cho người tình. Tới lúc mũi không còn cảm giác nữa, gần như nhức nhối, thì tôi chọn đại lấy một lọ mà chúng ta đều mang máng rằng mùi có vẻ lạ lùng hơn các lọ khác.
    Tôi rất không thích đi tàu, mặc dù nhanh hơn so với đi xe hơi rất nhiều. Tôi thích cảm giác nhìn thấy bầu trời, cho dù có màu ghi, và ngắm những ngôi nhà có độ cao ngang nhau bên trong thành phố.
    Lại nhớ một bộ phim tài liệu của kênh Discovery được phát trên VTV1 nói về lối kiến trúc đặc biệt tuyệt vời nhằm bảo vệ và xây dựng Paris, một trong những thành phố đẹp nhất, nơi nổi tiếng bởi sự thanh lịch và phong cách, nhưng quan trọng không phải là sự hoa lệ vốn có của nó, mà hấp dẫn bởi những điều chúng ta gần như quên lãng, hoặc chưa từng biết tới.
    Bộ phim nói về một sự thực bấp bênh dưới chân những tòa kiến trúc tuyệt đẹp là một mặt đất rỗng lỗ như những miếng pho-mát Hà Lan. Về bức tường cổ kính đầu tiên bảo vệ Paris của vua Phillip. Về thời kỳ cạn kiệt nước và cách khắc phục tài tình hệ thống cấp thoát nước qua các thời đại. Về sự ra đời của những cây cầu cổ nhất gồm 12 nhịp, cho tới cây cầu mới nhất chỉ có một nhịp bằng sắt bắc qua sông Siens. Về những cải cách đáng kinh ngạc của hệ thống cấp thoát nước, của những công trình kiến trúc được quy hoạch gọn gàng, cách người ta chống bệnh dịch và giải quyết những nghĩa địa khi dân số một thành phố quá tải. Về những hầm mỏ rỗng rang nằm dưới những tòa nhà kiên cố. Về toà nhà chọc trời xấu xí nhất và những dấu ấn của mỗi vị tổng thống bằng một công trình kiến trúc lạ lùng.
    Cho dù vậy, chúng ta cũng phải trở về trong những đường hầm tăm tối. Buổi trưa trời có chút nắng. Chúng ta đi chợ và ăn bữa trưa rất muộn màng. Chúng ta đói gần như phát điên, và bạn tự dưng cáu kỉnh vì nấu món dồi bị nát. Bạn bảo, dạo này bạn rất dễ tức giận, hôm nọ, xuýt đánh nhau thật sự với một gã đàn ông. Khi chúng ta ngồi ăn ở trong bếp thì cô gái Việt Nam nhắn tin mà bạn không biết. Hẳn bạn đã gửi lời chúc ngày Phụ nữ Việt Nam tới cô ấy và cô nàng đáp trả. Bạn gần như tiếc nuối còn tôi cảm thấy ngài ngại.
    Tôi về nhà và quyết định ngủ một giấc. Bạn bảo sẽ làm bánh và sẽ tới giúp chuẩn bị salad và nấu thịt vịt. Rời khỏi căn buồng bé nhỏ của bạn, tôi bỗng thấy rất vui. Vì cảm giác nhớ nhung người tình trỗi lên mãnh liệt. Nhận ra mình vẫn chỉ thích nói về ông trong mọi câu chuyện, và niềm vui rất giản đơn tới, rằng cho tới giờ, đó vẫn là người thích hợp nhất với mình.
    Thật sung sướng khi được chuẩn bị một sinh nhật cho người tình.
    CC

    http://www.vtc.com.vn/news/129/7/chuongtrinhvtv1/phimtulieu/phimtailieu.htm#
    Được Coltpard sửa chữa / chuyển vào 21:50 ngày 20/10/2006
  10. Bxessy__Bkul

    Bxessy__Bkul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    @ Coltpard:
    @AY:

Chia sẻ trang này