1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký MỘT CÔ GÁI THIẾU NGOAN

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi Coltpard, 11/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    ... riêng mình
    .
    .
    .
    .
    .
    .​
    Được cundc sửa chữa / chuyển vào 00:54 ngày 04/11/2006
  2. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Paris, chu nhat, ngay 05 thang 11 nam 2006,
    Như là lâu lắm không ra ngoài đường, tự dưng hưng phấn kinh khủng. 12 rưỡi trưa. Trời mù sương. Không trông rõ thân cây, nhưng những chiếc lá đỏ và vàng rực lên, giống như vừa bốc cháy, cùng lúc như thể ngọn lửa đang lụi tàn.
    Vào ngày cuối tuần, sao lắm người vào Paris thế! Giữa những dòng xe nối đuôi nghiêng ngả trên đường cao tốc, tôi bắt đầu nghịch với các con số. Hẳn có ai đó đã từng ngạc nhiên với các con số như tôi. Tuy vậy, trò chơi này, thật lạ, lại khiến tôi phát giác ra cảm xúc "thấy mình ngu quá", với những điều có vẻ rất đơn giản đến mức tự nhiên mà tôi đã quên đi, hoặc vì chúng quá thông dụng nên tôi chẳng để ý tới.
    Cụ thể, tôi bắt đầu chơi với số 9. Tôi rất thích con số 9. Giống như người Trung Quốc, "cửu" biểu trưng cho sự vẹn toàn, hoàn hảo, khái niệm đó khiến tôi khoái. Nhưng sau đó, tôi lại khám phá ra cảm giác khác với số 9. Tôi bắt đầu làm phép tính:
    9
    99 (9+9 = 18 ; 1+8 = 9)
    999 (9+9+9 = 27 ; 2+7 = 9)
    9999 (9x4= 36; 3+6 = 9)
    99999 (9x5 = 45; 4+5 = 9)
    999999 (9x6 = 54 ; 5+4 = 9)
    9999999 (9x7 = 63; 6+3 =9)
    99999999(9x8 = 72; 7+2 =9)
    999999999 (9x9 = 81; 1+8 =9)
    Và cứ như thế, luôn luôn có kết quả là 9.
    Thế là, số 9 lúc này bỗng cho tôi cảm giác tới điểm tận cùng, mà cũng có thể biểu thị cho sự tận diệt. Nó chẳng sinh ra cái gì nữa, có đi đâu cũng chỉ là số 9, nó là sự kết thúc, một sự chấm dứt trọn vẹn và đầy đủ. Khác với 0, con số chứa đựng tất cả mọi thứ đi cùng với nó.
    Còn con số 8, tôi tự hỏi, nó sẽ dẫn tới điều gì? Hóa ra nó là con số quay vòng lùi.
    8 (8)
    88 (8+8 = 16; 1+6 = 7)
    888 (8x3 = 24; 2+4 = 6)
    8888 (8x4 = 32; 3+2 = 5)
    88888 (8x5 = 40; 4+0 = 4)
    888888 (8x6 = 48; 4+8=12; 1+2 = 3)
    8888888 (8x7 = 56; 5+6 = 11; 1+1 =2)
    88888888 (8x8 = 64; 6+4 = 10; 1+0 = 1)
    888888888 (8x9 = 72; 7+2 = 9)
    Con số 7, nó gây cho tôi một sự ngạc nhiên bởi tính phân chia riêng rẽ của nó:
    7
    77 (7+7= 14; 1+4 = 5)
    777 (7x3 = 21; 2+1 = 3)
    7777 (7x4= 28; 2+8 = 10; 1+0 = 1)
    77777 (7x5 = 35; 3+5 = 8)
    777777 (7x6 = 42; 4+2 = 6)
    7777777 (7x7 = 49; 4+9 = 13; 1+3 = 4)
    77777777 (7x8 = 56; 5+6 = 11; 1+1 = 2)
    777777777 (7x9 = 63; 6+3 = 9 )

    Tôi cũng có nhiều cảm hứng với số 6. Người ta nói số 6 là con số ma quỷ, một con số xấu xí, biểu tượng cho sự hủy diệt. Có quá nhiều sự tích và lời bàn luận xung quanh con số 6. Nhưng tôi cũng muốn thử bởi chính tay mình một lần.
    6
    66 (6+6 = 12; 1+2 = 3)
    666 (6x3 = 18; 1+8 = 9)
    6666 (6x4 = 24; 2+4 = 6)
    66666 (6x5 = 30; 3+0 = 3)
    666666 (6x6 = 36; 3+6 = 9)
    6666666 (6x7 = 42; 4+2 = 6)
    66666666 (6x8 = 48; 4+8 = 12; 1+2 = 3)
    666666666 (6x9 = 54; 5+4 = 9)
    Số 6 luôn cho các số là bội số của 3. Cho dù có quá nhiều huyền thoại về số 6, nhưng tôi thấy nó cũng huyền diệu không hơn các con số khác, tức là mang trong nó một trật tự logic nào đó gây nhiều cảm hứng.
    5
    55 (5+5 = 10; 1+0 = 1)
    555 (5x3 = 15, 1+5 = 6)
    5555 (5x4 = 20; 2+0 = 2)
    55555 (5x5 = 25; 2+5 = 7)
    555555 (5x6 = 30; 3+0 = 3)
    5555555 (5x7 = 35; 3+5 = 8)
    55555555 (5x8 = 40; 4+0 = 4)
    555555555 (5x9 = 45; 4+5 = 9)
    Số 5 có trật tự đan xen, nhưng hoàn toàn khác với số 7, nó biểu diễn sự thăng tiến và hoà hợp. Nó tạo cảm giác cân bằng và vững chắc, giống như khi ta tiến lên phía trước với đôi chân.
    Không phải vô lý mà người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc, coi số 5 là số sinh sôi. Trong 10 con số, số 5 đứng chính giữa, nếu lấy con số đầu này cộng với số 5 sẽ ra con số tiếp theo ở đầu bên kia. Ví dụ: 1+5 = 6; 2+5 = 7; 3+5 = 8; 4+5 = 9.)
    Đến lúc này, tôi nghĩ hẳn một nhà toán học nào đó sẽ cười lên cái sự ngạc nhiên ngớ ngẩn vì những điều quá mức đơn giản mà có lẽ họ đã biết từ lâu của tôi. Đúng là tôi có cảm giác mình như một đứa trẻ mới bắt đầu làm quen và trầm trồ vì sự bí hiểm của các con số.
    4
    44 (4+4 = 8)
    444 (4x3= 12; 1+2 = 3)
    4444 (4x4 = 16; 1+6 = 7)
    44444 (4x5= 20; 2+0 = 2)
    444444 (4x6 = 24; 2+4 = 6)
    4444444 (4x7 = 28; 2+8 = 10; 1+0 = 1)
    44444444 (4x8 = 32; 3+2 = 5)
    444444444 (4x9 = 36; 3+6 = 9)
    Sự suy giảm mà số 4 đem lại khiến tôi có cảm giác thất vọng và tù túng, bối rối và khủng khoảng. Không thể lý giải cảm giác của mình, nhưng quả thật tôi không ưa và cũng không muốn nhìn sâu vào nó. Hình như các con số (và những logic chúng mang bên trong) có một năng lượng tế vi nào đó có ảnh hưởng tới cảm xúc của người tiếp xúc. Thế nên có những người đặc biệt thích hợp với số này, có người lại đặc biệt ghét con số khác.
    3
    33 (3+3 = 6)
    333 (3x3 = 9)
    3333 (3x4= 12; 1+2 = 3)
    33333 (3x5 = 15; 1+5 = 6)
    333333 (3x6 = 18; 1+8 = 9)
    3333333 (3x7 = 21; 2+1 = 3)
    33333333 (3x8 = 24; 2+4 = 6)
    333333333 (3x9 = 27; 2+7 = 9)
    Rõ ràng về cơ bản, số 3 và số 6 không khác gì nhau, một sự đối xứng tuyệt hảo. Tất nhiên, có thể do 6 là bội số 2 của 3. Nhưng 9 là bội số 3 của 3 thì quy luật hoàn toàn khác. Nhận định đó khiến tôi thử với các bội số khác của 3.
    Kết quả là, các số như 3; 6; 12; 15; 21; 24 ..., đều có quy luật theo bội số của 3.
    Trong khi các số: 18 (3x6); 27 (3x9); 36 (3x12); 45 (3x15); 54 (3x18); 63 (3x21) ; 72 (3x24); 81 (3x27)... những con số có tổng các chữ số của chúng cộng lại là 9 thì đều mang quy luật của số 9.
    Có lẽ, ba số 3, 6 và 9 còn mang nhiều bí ẩn hơn mà chỉ trong khoảng thời gian kẹt xe không đủ để khám phá ra hết được.
    Còn con số 2, tôi nghĩ hẳn nó sẽ tạo nên một sự đối xứng với số được tạo thành khi nó hợp với số 5 (số 7)
    2
    22 (2+2 = 4)
    222 (2x3 = 6)
    2222 (2x4 = 8)
    22222 (2x5 = 10; 1+0 = 1)
    222222 (2x6 = 12; 1+2 = 3)
    2222222 (2x7 = 14; 1+5 = 5)
    22222222 (2x8 = 16; 1+6 = 7)
    222222222 (2x9 = 18; 1+8 =9)
    Cuối cùng số 1, tất nhiên nó sẽ tạo ra dãy số tiến mà ai cũng biết, và nó chứa đựng vòng xoay đối lập với quy luật của số 8.
    1
    11 (1+1=2)
    111 (1x3 =3)
    1111 (1x4 = 4)
    11111 (1x5 = 5)
    111111 (1x6 = 6)
    1111111 (1x7 = 7)
    11111111 (1x8 = 8)
    111111111 (1x9 = 9)
    Điều cuối cùng tôi nhận ra là kết thúc tất cả các quy luật của mọi con số, để quay về với con số đầu tiên bắt đầu một vòng với theo trật tực cố định, luôn luôn là số 9.
    Khi tôi vừa kết thúc bảng tính toán cấp số cộng đơn giản như học sinh tiểu học kia, thì AY tìm được chỗ đậu xe. Người vào quận 13 hôm nay sao mà đông thế. Cả con đường làm như chỉ toàn người Á Châu, phần lớn họ nói tiếng Trung Quốc. Ừ nhỉ, chúng ta đang ở China Town!
    Chẳng có điều gì nhiều đặc biệt hơn các cuối tuần khác. Hình như hầu hết người Châu Á ở quanh Paris hôm nay tới đây, để mua sắm, để đi chợ, để gặp gỡ (mà các câu chuyện của những người nói tiếng Việt, dù không cố ý cứ đập vào tai tôi trên đường, đều xoay quanh việc làm, con cái, và tiền bạc, với một dụng tâm dường như rất rõ ràng là thể hiện sự giàu có, thông tuệ và sang trọng của mình).
    Trên bức tường xanh ngoài một cửa tiệm bán Phở nọ dán một tờ giấy màu trắng, có tiếng Việt và hình bản đồ chữ S của Việt Nam. Bên cạnh lại là một tờ giấy màu vàng, tựa đề rất to gạch dưới màu đỏ "Cảnh Cáo". Thấy lạ, vì tiếng Việt mà, nhưng chưa kịp nhìn thì AY kéo đi.
    Đi một đoạn, trên một mảnh tường khác, lại hình ảnh tương tự. Tôi tò mò.
    Thêm một đoạn nữa, ngay trên cánh cửa sắt đang đóng cạnh một siêu thị bán hoa quả rất đông người, tôi thấy hai tờ giấy tương tự. Lần này tôi nhất định đứng lại đọc, nội dung của chúng cuối cùng lại khiến tôi băn khoăn.
    Tờ giấy màu trắng, có bản đồ Việt Nam khá lớn, đối xứng là biểu tượng Paris, viết bằng tiếng Việt nhưng có chỗ lại viết bằng tiếng Pháp nên tôi không hiểu hết. Đại loại đó là một tờ thông báo ngày giờ, địa điểm họp mặt của một hội Việt Kiều nào đó.
    Bên cạnh sát tờ giấy thông báo họp mặt đó, là một tờ giấy màu vàng bắt mắt hơn và có vẻ mới hơn, hoàn toàn viết bằng tiếng Việt (hơi tối nghĩa) với tiêu đề có gạch chân "Cảnh Cáo" rất lớn. Tờ này có nội dung cũng không dễ hiểu gì cho cam. Đại loại ai đó (hoặc hội nào đó) cảnh cáo những kẻ đến tham dự cuộc họp mặt (mà tôi đoán là ở tờ giấy trắng kia), và gọi những người tổ chức (có lẽ cả những kẻ đến dự đang bị cảnh báo) bằng những từ có nghĩ quy kết trách nhiệm rất nặng nề.
    Tôi cố gắng dịch cho AY, thật khó để dịch về thứ gì đó mà mình không hiểu. Nghe AY giải thích, tôi lờ mờ hiểu rằng ở Pháp cũng còn có nhiều tổ chức Việt kiều không thân thiện với chế độ hiện tại của nước nhà. Cơ mà họ là thiểu số, lại chia làm các phe phái đấu đá lẫn nhau, kỳ thực lại chẳng đem lại lợi ích gì nhiều cho nhân dân trong nước. AY kết luận một câu, xem ra họ cố chứng tỏ là mình đấu tranh vì đất nước, nhưng xét cho cùng, họ lại thể hiện tinh thần hiếu chiến và vị kỷ của bản thân hơn.
    Điều đó khiến tôi băn khoăn mãi, cho tới lúc rẽ vào một cửa hàng bán sách Việt Nam nọ và thấy cuốn Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng. Cho dù lịch duyệt chính trị của tôi cực kỳ tồi, phải nói, hiểu biết chính trị của tôi là con số âm, thì hai tờ giấy ấy khiến lại tôi nhớ tới một nhận định của ông Nguyễn Gia Kiểng này:
    "Chúng ta cần thắng một đặc tính rất kỳ lạ của người Việt là thường đặt nền tảng quan hệ và trao đổi trên một căn bản giả dối, không ai thực sự nghĩ nhưng mọi người đều muốn người khác tin là mình nghĩ...
    Lòng yêu nước của người Việt nam không phải là không có nhưng rất mờ nhạt. Nó đã chỉ được thổi phồng lên do sự chia rẽ trầm trọng của dân tộc Việt nam. Nó không phải là một tình yêu vì người ta chỉ nhân danh tổ quốc để giết nhau chứ có bao giờ nhân danh tổ quốc để tha thứ và nhường nhịn nhau đâu.
    Sự xung đột đã khiến mọi phe phái đều phải đề cao một điều duy nhất mà mọi người có thể chấp nhận, đó là lòng yêu nước. Nhưng sự xung đột này tự nó cũng là bằng cớ rằng người Việt Nam không yêu nước.
    Nếu thực sự yêu nước thì người Việt nam trước hết phải thương yêu nhau đã, chứ không thể phủ nhận, mạt sát, lên án, tiêu diệt nhau một cách dề dàng như vậy. Có thể nào tưởng tượng được một gia đình trong đó mọi người đều tha thiết yêu gia đình, nhưng lại xung đột, xâu xé nhau và sẵn sàng giết nhau hay không?"
    ("Yêu nước", Tổ Quốc Ăn Năn, Nguyễn Gia Kiểng)
    Ừ nhỉ, có phải người ta sẽ mạnh hơn nếu dám nhìn thẳng vào điểm yếu của chính mình?
    CC
  3. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Paris, thu hai ngay 06 thang 11 nam 2006,
    Trời hôm nay đặc biệt lắm sương. Đường cao tốc hôm nay đặc biệt lắm xe. Mọi ngả đường dẫn vào Paris đều tắt nghẽn. Trên đường, những đèn sau của xe đỏ rực lên, tựa như những đôi mắt của loài dã thú, đầy nhúc, bồn chồn, nối với nhau thành một dải dài tít tắp, chìm xa dưới sương mù. Không khí nặng đầy tức giận.
    Bên trong Paris lại vắng vẻ như những ngày giữa tháng Tám. Đây là thời gian mọi người đều đang kẹt lại và chửi rủa trên những cây cầu ở đầu ô. Len lỏi trên những con đường tắt, đến lớp muộn 5 phút.
    AY mua nhầm vé tầu nên tôi phải đổi tới ba ga. Trớ trêu, sân ga lại nằm trên mặt đất, đợi tàu những hai mươi phút. Gió lạnh quất vào mặt. Hơi thở phả ra khói, nhiệt lượng theo đó mà bay đi. Cơ thể dưới mọi lớp áo đều đóng băng, hình như lớp vải chẳng có tác dụng gì cả. Ai cũng co ro, rúm ró. Tôi cố dán mắt vào cuốn tiểu thuyết của Sơn Táp, những mong câu chữ đem lại chút sinh khí sưởi ấm cho mình. Ngặt nhiên, chỉ thấy mũi đau rát.
    Phát ốm mất thôi!
    Đêm qua, AY nói trời sẽ còn lạnh hơn nữa, mùa đông năm nay hẳn sẽ đặc biệt rét và không chừng có tuyết rơi, vì tôi ở đây.
    Tôi rùng mình. Trong truyện, có cảnh cô gái trẻ vì quá cô đơn đâm thành trầm uất, mùa đông suốt ngày nhốt mình trong phòng với bình than trên tay và tấm áo lông thú phủ kín cơ thể. Không chịu nổi, tôi gấp cuốn sách lại. Tự hỏi nếu vì quá lạnh, có khi nào mình xé sách đốt để sưởi ấm hay không.
    Đột nhiên, tôi có cảm giác giống như mình đang mơ. Không lý giải được cảm giác ấy, có lẽ nó tới từ sự lẫn lộn những tư tưởng trong não bộ.
    Bên đường, dưới sân ga, thỉnh thoảng tôi thấy một người ăn xin rách rưới, co quắp, đắp tất cả những gì có thể lên cơ thể. Họ cũng chẳng khiến người ta trỗi dậy nhiều cảm xúc nhân sinh? Những bước chân rảo qua lạnh lẽo, dửng dưng. Người ta bảo, ở Paris, người ta không chết vì đói, nhưng có thể chết vì rét cóng.
    Thật khủng khiếp nếu một ngày nào đó, đi qua một người, và thấy ông ta ngã xuống, cứng đơ. Mùa đông cướp đi hơi ấm cuối cùng. Ở đời, điều gì chúng ta có thể giữ lại được? Mọi thứ chúng ta níu kéo, cuối cùng lại chỉ là một hơi ấm...
    CC
    Được Coltpard sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 06/11/2006
  4. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Paris, thu ba ngay 07 thang 11 nam 2006,
    Tôi chìm nghỉm trong sương. Nhiệt độ hôm nay thấp hơn hôm qua. Tất cả đều toát ra vẻ lạnh lẽo. Từ những chiếc xe hơi mà ống khói tỏa ra dải không khí trắng rên rỉ vì cái rét, cho tới những cơn gió phả vào má buốt thấu đến xương. Trên sân ga, người ta đi lại bồn chồn. 15 phút, tàu tới, cả mặt đất rung lên. Tới ga chuyển tiếp, người ào ra từ các con tàu như kiến, đổ dồn về, chen chúc, xuôi ngược trên những bậc cầu thang và con đường tối tăm, đi hối hả như chạy. Đủ mọi thứ mùi lướt qua, giống như mọi bóng hình, rồi biến mất như chưa từng tồn tại.
    Đầu tôi vẫn còn ong ong, cho dù không khí lạnh khiến tôi tỉnh táo, nhưng giấc mơ vẫn đẩy tôi chìm trong trạng thái mông lung. Tôi không cho đó là ác mộng, nhưng một giấc chiêm bao nặng nề có thể ám ảnh tâm trạng cả một ngày. Những giấc mơ kiểu ấy luôn tới với hình ảnh của AK.
    Trong mơ, tôi thấy mình trở về Việt Nam. Anh đưa tôi về trên chiếc xe xa lạ. Chúng tôi nói những câu chuyện sáo rỗng đến đau lòng. Tiễn tôi ở cửa, anh lạnh lùng bảo cuộc sống của anh bây giờ chỉ có Đạo Phật. Tôi bỗng thấy ghen tức trên sự tĩnh tại vô cảm của anh. Tôi bỗng thấy anh ngu ngốc, mê muội phát ghét. Có những người, cuộc sống của họ sao mà đơn giản thế, làm như mọi phức tạp đau khổ họ vô tư trút dồn lên người khác hết cả rồi. Nhưng điều khiến tôi nghẹt thở lại là câu nói tiếp sau của anh. AK tự hào bảo, cả vợ anh cũng (ngoan ngoãn) theo nữa. Đáp lại câu hỏi sửng sốt của tôi, anh nói chưa hẳn là vợ, anh chỉ sắp cưới thôi. Tự nhiên, trái tim tôi tan nát, cả tâm hồn cũng vụn vỡ ra. Tôi nhìn anh, không cầm nổi xúc động, ôm trái tim thắt buốt, chảy bổ vào nhà, khóa chặt cửa lại. Anh lặng lẽ bỏ đi khiến tôi vỡ òa. Tôi chạy vào phòng. Đổ ập xuống giường. Khóc nức nở như một đứa trẻ. Trong cơn đau khổ tột cùng, tôi thấy AY, và tôi tự nhủ, đời tôi giờ chỉ dành cho mình ông thôi.
    Những giấc mơ tình cảm sướt mướt kiểu Quỳnh Dao khiến tôi dị ứng. Tôi thích hơn những cuộc phưu lưu mạo hiểm, những huyền tích lịch sử, các câu chuyện đến từ thời tương lai, tiền kiếp bi tráng hoặc những thế giới khác cùng chiều không gian mà cơ thể vật chất chẳng thể tiếp xúc được. Nhưng với mình, tôi không sao điều khiển nổi các giấc mơ. Chúng hẳn mang nhiều ý nghĩa, ít nhất là có ảnh hưởng tới cuộc sống thực.
    Tôi tới lớp sớm hơn nửa tiếng. Một mình, tôi ngồi rúm ró trên những bậc thang được chiếu sáng lờ mờ bởi một cửa sổ lớn phía trên cao. Tôi nhìn trân trân vào bức tường trước mặt, cho dù nó có màu gì, tôi cũng thấy nó là một mảng xám ngoét xấu xí. Tôi không ra sân vì bên ngoài rất lạnh, gió kêu u u trên những lá cây. Một lúc có bạn cùng lớp tới, họ cười chào và nói chuyện rôm rả. Tôi cũng cười, cũng hào hứng ngắm nhìn ánh mắt lấp lánh của họ, và đón tiếp câu chuyện một cách nhiệt thành. Nhưng bên trong, đột nhiên, tôi thấy rõ ràng, sự cô độc kinh khủng.
    Cô độc chẳng hề liên hệ đến tình trạng một mình. Cô độc, đó là khi tất thẩy mọi người xung quanh, dù quen biết hay không, đều xa lạ, đều cô quả, đều chẳng mảy may liên hệ vật lý, tâm linh, tình cảm với mình, ta vô nghĩa với họ và họ chẳng mang nhất thảy một nghĩa lý gì với ta. Cô độc được ví là trạng thái vương giả. Người ta cắt nghĩa vì vậy mà các vị hoàng đế Trung Quốc tự xưng là ?ocô gia?, hay ?oquả nhân?.
    Tôi có khuôn mặt mang nhiều đường nét của một người Trung Quốc. Trên đường, trong tiệm ăn Tàu, ngay cả những bạn học đã biết rõ, thỉnh thoảng họ lại nhầm lẫn và nói với tôi bằng tiếng Trung Hoa. Tôi cũng có một bàn chân rất nhỏ, cho dù không bị bó như con gái thời phong kiến. Có lẽ dòng máu của tôi pha trộn nhiều và mang lắm hơn tố chất của những người phương Bắc. Tôi không tôn sùng Trung Quốc, thậm chí đôi lúc tôi thấy vừa sợ vừa ghét dân tộc rộng lớn, khắc nghiệt, hiểm hóc ấy. Nhưng những huyền tích, các minh chứng lịch sử, và một tiếng nói vô hình bên trong lại luôn khẳng định rằng, ngay từ những nguồn cội tổ tiên đầu tiên bắt đầu từ cuộc phối ngẫu Âu Cơ và Lạc Long Quân, cho tới hàng nghìn năm đồng hóa, không thể có một người Việt Nam thuần túy về mặt vật lý nữa. Người Việt Nam, có lẽ chỉ là một khái niệm mang tính chất tinh thần.
    Khi tan học, tôi quyết định ăn trưa cùng AY. Từ chỗ học đến nơi ông làm việc mất một tiếng đi bộ. Không khí ướp lạnh phần cơ thể lộ ra với nó? Khuôn mặt, đôi tai, tóc, dường như không tồn tại, không cảm giác, trơ như băng. Đường đi phần lớn lên dốc, thoai thoải, tốn nhiều sức, nhưng bước đều đặn sẽ làm cơ thể ấm nóng hơn. Bên đường, thỉnh thoảng lại có một người ăn xin ngồi bệt trên đất. Trong số họ, có một cô gái trẻ, ngồi bên một tiệm ăn, cầm cái cốc nhựa giơ ra. Tôi thật sự bối rối lảng đi khi đôi mắt có trang điểm của cô ấy nhìn tôi, chính lúc tôi băn khoăn rằng có vẻ cô ấy còn giàu có hơn bản thân tôi nữa. Việc có mặt của cô ấy như một người xin tiền hẳn mang một ý nghĩa nào đó để cần phải vỡ lẽ chăng?
    Chúng tôi ăn ở một cửa hiệu Nhật Bản. Các cô bạn đồng nghiệp của AY hình như phát điên vì món cá sống ở đây. Còn tôi, tôi thấy cái gì cũng nguội ngắt và tẻ lạnh, ngoại chừ bát súp lõng bõng vài ba miếng đậu phụ vuông vức chừng 10 mili. Đây là cửa hàng Nhật Bản khả dĩ nhất mà tôi đã từng tới, thế mà cũng chẳng khiến tôi thiện cảm hơn với đồ tươi sống và món cơm vo viên của xứ sở hoa anh đào.
    Có lẽ tôi là người kém tinh tế.
    Về tới nhà, tôi chui vào giường. Bải hoải, mệt nhoài, mắt đau nhức nhối. Tôi nằm im lìm, nhắm nghiền mắt trong trạng thái cơ thể lịm đi, nhưng những tiếng nói trong đầu cứ lải nhải liên hồi, đầy chóc, bức bí, mà không chịu dừng lại. Một trạng thái thức tỉnh trong cơn ngủ, khiến cuộc nghỉ ngơi trở thành sự tra tấn, nhưng cơ thể lại dán dính vào giường vì sức cùng lực kiệt.
    Có quá nhiều việc để làm, nhưng tôi không thể cử động nổi chân tay, hình như cái đầu quá nặng. Thức tỉnh kiểu này mới thực là ác mộng. Chẳng lý giải nào hơn, tôi cho là mình ốm.
    CC
  5. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Một người yêu quý tặng cho tôi những bản nhạc như thế. Nhạc Denean có tác dụng làm yên lòng người mà không bắt buộc phải từ bỏ những suy tưởng và chiêm nghiệm. Mỗi lúc nhớ người đó, mỗi lúc lòng xao xác, tôi vẫn thường nghe...
    Không cần phải từ bỏ để thấy day dứt và nặng nề.
    Không có những cơn bạo bệnh thì mấy ai nghĩ đến việc tranh đấu cho sức khoẻ.
    Hãy chấp nhận những sóng gió như một phần của bình ổn.
  6. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Paris, thu tư ngay 08 thang 11 nam 2006,

    [​IMG]
    Không cần phải từ bỏ để thấy day dứt và nặng nề.
    Không có những cơn bạo bệnh thì mấy ai nghĩ đến việc tranh đấu cho sức khoẻ.
    Hãy chấp nhận những sóng gió như một phần của bình ổn.

    (Cundc viết lúc 10:35 ngày 08/11/2006)
    Tôi lại mơ nữa, giấc mơ này ngắn ngủi hơn, và cũng tệ hại hơn giấc mơ đêm trước.
    AK ngồi đối diện với màn hình. Tôi đứng sau lưng anh, lặng lẽ nhìn anh xóa tất cả email tôi đã gửi trong hộp thư của anh, giống như xóa những bức thư rác làm bẩn mắt. Cầu nối cuối cùng thế là tan tành. Những nỗ lực trở thành thân thiện hoàn toàn vô nghĩa. Sự nhẫn tâm của anh là quả báo của tôi? Không lẽ nào, qua chừng ấy tình cảm tràn trề và mãnh liệt, với anh, tôi lại trở thành một kẻ đáng ghét đến vậy! Tôi không khóc. Tôi cũng không bàng hoàng. Tôi chỉ hấp hối. Một nỗi buồn trống chếnh, nặng nề, bất thường, kéo tôi rơi mãi, quay cuồng trong vực thẳm tuyệt vọng. Một phần quan trọng trong tôi đang chết, vĩnh viễn chết. Tôi vụn vỡ. Tôi tật nguyền. Tôi lặng đi. Thế là hết.
    Tỉnh dậy trong nặng nề, ám ảnh bởi những tình cảm đớn đau đến từ vô thức, tôi nằm im trên giường, mắt nhắm nghiền, tỉnh táo nhưng biết mình vẫn còn đang ngủ, lưng đau ê ẩm tới nỗi phải chuyển sang nằm sấp. Bối rối và lo lắng vô cớ bủa vây lấy tôi.
    Mấy giờ rồi nhỉ? Tôi không thể mở mắt ra được, hai mi mắt dính chặt lấy nhau. Tiếng chân AY bước lại. Ông quỳ xuống và thì thào gọi tôi, giục tôi đi học. Tôi bảo mệt và quyết định ở nhà. AY lặng lẽ ngắm tôi, bối rối và hối lỗi, nhưng chẳng biết phải làm gì, không cần mở đôi mắt nhưng tôi nhìn thấy thế. Tôi quờ quạng nắm lấy bàn tay lạnh lẽo của ông, áp lên vùng trán đau nhức nhối của mình. Cô đơn quá! Tôi cần ai đó để xoa dịu mình biết bao. Nhưng tôi không nhầm lẫn giữa một phao cứu mạng và khả năng bơi lội tự cứu. Cái gì cần bản thân phải vượt qua thì người khác không thể giúp đỡ được. Tôi biết rõ hạnh phúc và bình yên ở nơi nào, đủ giúp tôi đấu tranh bằng mọi cách để gìn giữ nó.
    Lẽ sống của mình là gì nhỉ? Luôn sống và trân trọng hiện tại là phương châm. Chẳng nhẽ một tình yêu đã qua lại tồn tại mạnh mẽ đến vậy trong tiềm thức? Biết làm gì với vô thức của mình đây, khi nó không sống trong lúc tỉnh, mà chỉ trỗi dậy trong những giấc chiêm bao?
    AY bảo ông đã muộn, phải đi làm. Tôi chào, tôi nói tôi yêu ông, lặp đi lặp lại điều như một đứa trẻ. Có lẽ ông sẽ quên, hay tôi quên? Sao tinh thần của tôi tỉnh táo thế, mà cơ thể tôi cứ lịm đi. Có lẽ mình ốm thật rồi. Tiếng khóa cửa lách cách. Tiếng bước chân dần xa. Thế là chỉ còn một mình. Cái từ cô đơn lúc này sao to lớn thế!
    Chúng tôi hiếm khi cãi cọ. Thông thường, tôi có vẻ là người dịu dàng thích trao những vòng tay ngọt ngào, kiên nhẫn lắng nghe và bình thản trước những cơn nóng giận kì cục của AY. Như mọi người phụ nữ Việt Nam khác, khi thương yêu ai, chúng ta sung sướng trong lặng lẽ chăm sóc người ấy từng chi tiết nhỏ nhất như tấm áo phẳng, bữa cơm nóng, cho tới những cái ve vuốt và lời thì thầm động viên. Và, hiển nhiên, chúng ta đều mong được đáp trả cân xứng.
    Nhưng đàn ông không khi nào là một ngân hàng để bạn gửi gắm yêu thương và lấy ra khi cần thiết. Họ là một thực thể ích kỷ và vô tâm, thích được hưởng thụ, nhưng chỉ trao lại những gì họ thích khi họ hứng khởi, thường lại chẳng đúng lúc chút nào. Chẳng thế mà y tá thường là phụ nữ, bởi vì người ốm đặc biệt nhạy cảm với sự trìu mến và quan tâm, là điều mà dường như chỉ có phụ nữ mới cho đi được. Người nữ, họ tràn đầy tình yêu. Còn người nam, họ đầy tràn bạo lực, xuất phát bởi cái rễ vị kỷ.
    Ngoài việc thể hiện sức mạnh và khẳng định mình, phái mạnh, họ chẳng biết làm điều gì khác. Đôi khi có những người nam, vì rất rất yêu bạn, vì đang muốn chinh phục bạn, vì nặng nợ ân tình với bạn, họ sẽ vụng về chăm sóc mỗi khi bạn ốm, về thể chất, hoặc về tinh thần, nhưng điều ấy chẳng được bền lâu. Như con mèo, họ quan tâm tới những gì đang chuyển động hơn là một cá thể mệt nhoài, bất động. Họ thà chơi điện tử, xem phim, lướt mạng, theo đuổi tất cả những gì liên quan đến ******** và bạo lực, còn hơn là ngồi bên, ôm bạn vào lòng, ve vuốt và thầm thì những lời trìu mến, yêu đương.
    Nếu bạn ốm, họ chỉ hỏi han bạn một hoặc hai lần rồi coi như đó là chuyện bạn phải tự cứu lấy mình, họ bảo như vậy là để bạn yên tĩnh. Tệ hơn, nếu tâm trạng họ không vui, họ sẽ lấy làm khó chịu vì sự mắc bệnh không đúng lúc của bạn đã làm phiền đến họ, tìm mọi cách để chứng tỏ rằng bạn không ốm vì chẳng có nguyên do gì khác là sách nhiễu, làm nũng, mè nheo. Bởi lòng ích kỷ gợi lên nỗi lo sợ bị lợi dụng, hoặc do hoảng hốt khi phải đối diện với sự bất lực chẳng biết làm thế nào của bản thân, họ sẽ bỏ bạn lại trong cô đơn và trơ trọi, để chìm vào những hành động khác đem lại sự an bình tạm bợ.
    Tôi biết rõ lắm, chẳng trông chờ gì được ở đàn ông. Nhưng người ta có thể sống một mình mà vẫn sung sướng, còn sống cùng ngôi nhà với người khác mà cảm thấy bị vứt bên lề, bị ném vào cô đơn thì chính là địa ngục. Tôi xoay lưng lại và thấy vòng tay của người đàn ông đang ôm mình mới vô cảm làm sao, hẳn như ông đang ôm một cái gối lớn để đi ngủ. Không chịu nổi cảm giác ấy, tôi gạt tay ông ra. Trong đầu đầy tràn những lời trách cứ, mà không sao giải thoát đi được.
    Thế là chúng tôi cãi nhau.
    AY rất tức giận và nói không thể hiểu được khi ngày nào cũng quan tâm, vậy mà có lúc dường như sự đòi hỏi ông ở bên tôi lên đến 200%, để rồi một tối nọ tôi nằm bẹp trên giường và than thở mình quá đỗi cô đơn.
    Tôi đáp rằng người ta không cần phải bên nhau tất cả mọi giây phút và mọi ngày, những lúc người ta ốm đau hay buồn bã, mới là lúc họ đặc biệt cần tới sự êm ả, yêu thương của người khác. Ông thừa biết tôi không phải loại con gái bắt đàn ông phải phỏng đoán những sở thích kỳ quặc trong đầu. Cần gì là tôi hỏi. Nhưng khi tôi nói nhiều lần rằng tôi cần ông biết bao, thì ông lại khó chịu bảo nếu ở cạnh tôi, ông không thể ăn, không thể uống, không thể xem phim, không thể tìm địa chỉ của bạn, vân vân. Nói vậy mới gây đớn đau làm sao! Thế đấy, ông bực dọc với tất cả mọi người xung quanh chứ không chỉ mình tôi.
    Thốt nhiên, những lời nói không sai ấy lại tới nỗi chạm vào nỗi đau đớn của AY. Như đứa trẻ dỗi hờn, ông nói sẽ bỏ việc gì nó khiến ông bực dọc ngày lại ngày và đâm ra thiếu nhạy cảm. Điên tiết, tôi bảo, có tìm việc khác thì ông cũng vẫn bực tức vậy thôi. Và chúng tôi chuyển sang những vấn đề của AY.
    Đàn ông rất giỏi chuyển hướng mọi cuộc đấu tranh. Họ biết lợi dụng tình yêu của bạn. Thay vì sửa đổi, khi nhận ra có lỗi, họ lại chuyển sang trách móc thậm tệ bản thân, để bạn vì yêu họ nên mủi lòng an ủi. Mọi phụ nữ đều biết rõ điều ấy, nhưng vì tình yêu lớn lao bên trong mà họ bỏ qua cho hết thảy những lầm lỗi dớ dẩn của đàn ông. Để rồi ngày hôm sau, mọi chuyện lại tiếp diễn, có phần tệ hại hơn. Kết cục, rất có thể, là đổ vỡ.
    Cốt nhiên, tôi thấy thất vọng. Trong công cuộc tìm kiếm một người đàn ông của mình, tôi nhận ra chừng ấy người, chừng ấy bản chất, đều như nhau cả. Cả đời này, hỏi có mấy ai trúng số độc đắc? Tốt hơn cả, thay vì bỏ công đợi vòng xoay của số phận ban cho con số hời, mình thay đổi cách nhìn nhận của bản thân là hơn.
    Để thoát khỏi cơn buồn tủi và trách giận, tôi tạm thôi không ở vị thế của mình mà chuyển sang làm vị trí của AY, nhìn nhận hành động và lời nói của mình như đôi mắt và cảm xúc của người ở tư thế khác. Tôi thấy mình cũng có phần quá đáng, và AY cũng không đến nỗi quá tệ bạc. Điều đó khiến tâm hồn tôi dịu dàng lại.
    Dù sao, việc học cách sống đơn độc cũng tốt, hơn là cứ phải lệ thuộc tình cảm vui buồn vào cách ứng xử, sự yêu thương của người khác. Những loài vật có lối sống chung thủy một vợ một chồng và chia sẻ trách nhiệm gia đình thường lại là những loài chim có cuộc sống ngắn ngủi, vô thường. Trong khi những loài vật mạnh mẽ như sư tử, gấu, hổ... con cái thường một mình chăm sóc đàn con, săn mồi và kiếm sống, trong khi con đực thì có mỗi một việc là làm đẹp, đấu tranh với các con đực khác để được ******** với thật nhiều con cái, rồi tìm mọi cách trong đời để hãm hại, giết chết các con đực bé nhỏ hơn, dù là con của chính mình.
    Cuộc sống đẹp nhưng khắc nghiệt. Để tồn tại, nếu không ?oluyến ái tự ngã? (yêu lấy chính mình) trước, thì lấy gì để yêu lấy người khác đây? Suy nghĩ chấp thủ ấy xoa dịu con mỏi mệt và đưa tôi chìm vào giấc ngủ. Để rồi lại thấy mình, một lần nữa, héo hắt chết đi vì một người đàn ông.
    Cứ thể, tôi suy nghĩ miên man, mọi trình tự thời gian đan xen, rối rắm, để rồi tôi lại chìm vào một giấc ngủ mê mệt. Một giấc mơ nữa lại tới. Trong mơ, tôi thấy mình quay trở về Việt Nam, đối diện với những bạc bẽo của lòng người, sự lợi dụng lẫn nhau để trục lợi, sự dối lừa và đạo đức giả. Tôi muốn rời bỏ tất cả. Tôi buông mình lội theo một dòng sông, nước trong rồi lại đục, cuốn tôi từ miền thôn quê núi rừng về Hà Nội. Hoàng hôn dần buông, phía xa, thành phố lên đèn, bầu trời rực lên một màu xỉn đỏ. Màn đêm ở phía tôi hoàn toàn tĩnh mịch, ướt át, lạnh lẽo. Có lúc tôi cảm thấy ngạt thở và tôi chợt nhớ ra mình không biết bơi. Tôi vẫy vùng, trong lúc có tiếng còi báo động hú lên.12 giờ trưa ở Hà Nội thủa còn nhỏ luôn có tiếng còi hú phát ra từ nhà hát lớn, để nhắc nhở về một thời máy bay Mỹ oanh tạc, ném bom. Hình như, rất khó khăn để quên đi mình là nạn nhân của một cuộc chiến tranh.
    Tôi choàng tỉnh dậy, đầu đau nhức nhối. Tiếng còi hú tràn ngập khắp nơi. Theo tập tục, vào thứ tư tuần thứ hai của một tháng, người ta lại hú còi vào chính giữa buổi trưa như vậy, hình như để nhắc nhở về việc kiết kiệm năng lượng. 12 giờ trưa. Tôi đã miên man hơn 12 tiếng, để thấy mình vẫn vật vã không thể rời khỏi giường.
    Điện thoại báo lỡ một cuộc gọi của AY. Tôi gọi lại và nói mình còn mỏi mệt quá, tất cả những gì mong muốn là ngủ. AY khẳng định tôi bị lây ốm từ ông, và tốt hơn hết là nên nằm nghỉ ngơi trên giường. Giọng của ông nghe mới xa lạ và bối rối làm sao! Tôi vừa thấy buồn, vừa thấy thương. Rồi thì mọi chuyện cũng sẽ qua, tôi biết rõ như vậy. Nhưng bên trong mình, một nỗi niềm trống trải quen thuộc bắt đầu lan rộng.
    Vào lúc 2 giờ chiều, tôi quyết định rời khỏi giường để là áo quần. Tôi cần là phẳng nỗi hoài nghi, vào lòng tin và niềm hi vọng...
    CC
    Được Coltpard sửa chữa / chuyển vào 21:28 ngày 08/11/2006
  7. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Được Coltpard sửa chữa / chuyển vào 20:45 ngày 08/11/2006
  8. pbtbiennho

    pbtbiennho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    1.805
    Đã được thích:
    0
  9. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Paris, Chu Nhat ngay 12 thang 11 nam 2006,
    Sau mấy ngày ốm, vật vã úp mặt xuống gối hay trâng tráo nhìn lên trần nhà, bỗng như tẩu hỏa nhập ma, tôi nghĩ, có lẽ mình nên thay đổi.
    Nhàn cư vi bất thiện, lúc nằm trên giường là những lúc lắm ý tưởng kinh dị và nhiều phát kiến mang tính bước ngoặt nhất. Có lúc, tôi chồm người lên vì phát hiện ra một chuyện xưa như Diễm mà giờ mình mới nhận ra. Đó là con người Việt Nam trong mình có rất lắm mâu thuẫn.
    Này nhé, chúng ta rất thích buôn dưa lê về hằm bà là rằng những chuyện buồn đau trắc trở. Hễ cứ gặp nhau là phải mở đầu bằng vài lời than thở mới coi là người của công chúng. Tất nhiên, sướng hơn người khác là một cái tội khó có thể dung thứ - cho dù bất thành văn. Hôm nay ăn trưa với một đôi vợ chồng Việt Nam đã học tập và sinh sống ở Pháp gần 12 năm, thế mà hỏi chuyện này là thở dài, hỏi chuyện khác là kêu chán lắm, vừa nói vừa cười rõ tươi. Việt Nam một cách ác liệt. Tôi tự nhiên thấy vui vui, tại vì, dù thế nào, chúng ta vẫn giữ được những đặc điểm cực kì Việt Nam như thế.
    Trong khi mở đài là thấy những "tình thôi xót xa" hay là "cô đơn nỗi đau", chúng ta lại phát điên về mấy kiểu nói chuyện hài hước và dí dỏm. Chúng ta thích những điều chua cay, đả kích mang tính chất nhẹ nhàng, châm chọc. Hiển nhiên tôi cũng vậy. Nói ra không ai tin, chứ tôi chưa từng đọc tiểu thuyết Quỳnh Dao, nghe nói sướt mướt lắm thì phải, thế mà truyện tôi khoái lại là Azit Nexin (hình như lại sai chính tên người ta nữa rồi).Thể loại phim tôi thích nhất là phim tâm lý hài, đại loại như "Belong to Polly" và đã từng có thời tôi dị ứng với những phim có kết cục bi thảm kiểu như Titanic - chúng khiến tôi dằn vặt mãi không nguôi, rất sợ.
    Điều đó khiến tôi tự nhủ, tại sao văn phong của mình lại có vẻ u sầu, quằn quại, bế tắc thế nhỉ? Dở hơi quá! Tôi tìm mãi trong hàng lô lí do dài như giảng bài, cuối cùng tôi đành đổ tội cho những cuộc tình thương đau của mình. Bó tay!
    Chiều thứ bảy, hôm qua ấy, AY dẫn tôi tới "Hội bảo trợ trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam" của ông (http://vned.free.fr/). Tôi gặp Phước ở đấy.
    Phước thấp bé (tôi cũng không rõ em bao nhiêu tuổi), tóc mai dài sát tới tận chân mày, giọng nói sang sảng, thích nói tếu để chọc cười mọi người, tuần trước AY đi đón em ở sân bay kể em không hề say xe vì mải hát theo đĩa nhạc CD tôi vác từ Việt Nam sang.
    Phước sinh ra đã không có mắt. Chỗ hốc mắt chỉ là một mảng da nhăn nhúm mà tôi không dám nhìn vào, vì cảm thấy đau lòng. Người ta cho em đeo kính, nhưng là kính trắng (không hiểu sao lại vậy). Trời lạnh, các cô chú sắm cho em một áo khoác màu đỏ và khen rất đẹp. Có người hỏi em có biết màu đỏ thế nào không, em hồn nhiên nói: "Không chú, con không biết màu".
    Như rất nhiều người bạn khiếm thị (hoặc mù) mà tôi biết, Phước rất hài hước và yêu đời. Em có thể tự làm mọi việc cho bản thân, tự tắm, tự đi lại (ở những nơi mà em biết), tự đội mũ, tự cho sáo (em chơi sáo) và bao, tự ăn, tự... Người sáng mắt như chúng ta, nhìn họ rồi sẽ cảm thấy đôi chút hổ thẹn, thực sự củ chuối như vậy đấy.
    Món chơi chính của Phước là đàn ghi ta cổ trong nhóm nhạc cải lương, gọi theo ngôn ngữ chuyên môn (có lẽ) là đờn ca tài tử. Trên xe, chúng tôi nói chuyện huyên thuyên. Tôi hỏi em biết ca không, em nói biết. Để đáp lại lời đề nghị, em ca một câu vọng cổ. Tiếng em ấm, vọng, đập lên trần rồi vọng xuống sàn của chiếc ô tô nhỏ, bầu trời như gần lại. Hết câu vọng cổ thì về tới nơi em ở. Lúc tôi về chào em, em còn đang trong nhà vệ sinh, nói vọng ra : "Chừng nào mình gặp lại?", thấy ấm ngọt cả tâm hồn.
    Sau khi đưa Phước về, chúng tôi tới dạ tiệc của Tim. (www.maison-chance.org - có tiếng Việt đấy) . Tim đã xây dựng nhà May Mắn được hơn 14 năm, nuôi dưỡng 25 trẻ em mồ côi và tàn tật lang thang ngoài đường, dạy học (từ lớp 1 tới lớp 5) và dạy nghề cho gần 300 người mồ côi hoặc tàn tật khác. Nhìn những việc một người đàn bà nước ngoài, nói tiếng Việt (giọng miền Nam) Việt hơn cả người Việt, ai cũng sẽ choáng.
    Choáng không phải ở thành tích, mà choáng ở quá trình. Có những điều bất thành lời trong công việc nhọc nhằn mà cô phải đối diện hàng ngày, khiến chúng ta (những người biết Việt Nam ít hơn họ, nghĩ tới thôi cũng thấy phát điên rồi). Thời gian đầu, mỗi tháng Tim phải kiếm được khoảng 10 000 USD để nhà May Mắn có thể sống sót, chủ yếu lại chi trả cho những chuyện tế nhị như chính trị.
    Thử tưởng tượng một vài điều đơn giản thôi nhé. Để mua đất dựng nhà phải sử dụng tên của một người Việt Nam rồi. Chắc là cô phải mượn tên của một trong những em bé có giấy tờ (chứng minh thư) hợp lệ. Để được hợp thức hóa việc nuôi dưỡng chăm sóc một em bé Việt Nam (bị xã hội vứt ra lìa đường), chắc là phải xin không biết bao nhiêu chữ ký của bao nhiêu cấp ngành, mà tất nhiên rồi, chứ ký của người Việt chả thấy để từ thiện bao giờ, kể cả của cha linh mục - hẳn cũng là người Việt Nam. Nghịch lý mà đau như xát muối vào ruột thừa ấy nhỉ. Cơ mà, tưởng tượng vậy thôi, chứ ai mà biết được những chuyện mà ai chả biết ấy!
    Mấy hôm ốm, chán thì xem TV, thấy chương trình Người xây tổ ấm nói về chuyện bạo hành trong gia đình, lại có thông tin ở nước mình cứ 3 ngày là có một phụ nữ chết vì bị chồng hành hạ, nghĩ mà thấy đau lòng (thảm nào các chuyên mục khác của Người xây tổ ấm cứ nhái đi nhái lại mãi tình trạng phụ nữ Việt Nam thi nhau bán thân sang Đài Loan, Hàn Quốc...). Lướt web đọc tin tức, toàn thấy tin trai gái vì tình đâm chém nhau, hoặc là cán bộ mua bán trinh tiết từ các má mì 20 tuổi, hoặc là anh rể bị cắn đứt lưỡi mà vẫn không buông tha em vợ, hoặc là chị dâu bị em chồng hiếp chết... (ví dụ ở đây này: http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/11/3B9F0465/ ). Đó là báo viết, mà báo online thì biết rồi đấy, tin vỉa hè ấy mà, chứ sự thực chắc gì đã khiếp đảm đến vậy. Tự nhủ thế để mà còn cười được chứ. Biết tiêu cực thì mới cải tổ được chứ, làm sao suy đồi, làm sao xuống dốc mãi được.
    Phải thay đổi thôi. Tôi tự nhủ. Cố lên Chiaki! Mà thay đổi cái gì bây giờ nhỉ? Tiền làm từ thiện thì không, tấm lòng thì ít ỏi, sức lực thì có hạn, kiến thức thì yếu kém, quan hệ thì nghèo nàn... Quyết tâm mấy cũng chẳng thấy con đường nào sáng sủa để đặt mục tiêu. Thôi cái này cứ phải từ từ, sáng mai nghĩ tiếp. Sống AQ chút mới thoải mái được, chân lí rõ như quả bí, hẳn nhiên rồi!
    CC
    Được Coltpard sửa chữa / chuyển vào 01:35 ngày 13/11/2006
  10. Coltpard

    Coltpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Now I''''m stronger than yesterday - My lonelyness can''''t killing me no more
    Đã có thời, tôi ghét cay ghét đắng cô nàng ấy, thủa mà nàng mới nổi lên trong bộ trang phục học sinh với mông lắc rất điêu chác của Baby once more time. Khi ấy, dặt chỉ một suy nghĩ duy nhất trong đầu, tôi nhìn nàng với con mắt rất hằn học, con mụ này rõ là đạo đức giả!
    Những ngày đầu tiên đặt chân tới nước Pháp, đột nhiên tôi nhận ra một cô nàng, đã bóc đi cái vẻ nai tơ của những bộ trang phục trắng rất sến, đứng trên đỉnh núi và da diết: "I''''m not a girl, not yet a woman... ". Tôi gửi video clip ấy về quê nhà cho AK với thông điệp (mà có lẽ anh ấy đã không thể hiểu), đừng bảo tôi nhắm đôi mắt lại trong khi điều tôi nhìn thấy nhiều hơn những gì anh tưởng tượng ra.
    Tôi chỉ thực sự tới với nàng từ vụ hôn hít nóng bỏng của nàng với Madona và những bài hát mang tâm sự của một cô gái nổi loạn và hoàn toàn mất phương hướng. Hoảng loạn, rực lửa, khao khát sống, muốn trở thành chính bản thân, dám bứt phá, dám gào thét: "Hãy để tôi sống cuộc sống của tôi!... Tôi làm gì với cuộc đời mình?!" - tôi nghe nàng hát, nhìn nàng nhảy với niềm xúc động mãnh liệt. Những thanh âm, những vũ điệu khao khát tự do đến nghẹt thở của nàng thổi vào tôi một quyết tâm rạo rực - tại sao không dám là chính mình?
    Đã nhiều lần tôi nghi ngờ lối sống dịu dàng và tràn đầy hi sinh đã đeo bám lấy mình. Người ta dạy tôi phải biết tôn trọng và sống vì người khác. Dường như hạnh phúc và mong muốn của người khác chính là lẽ sống, là chân lý duy nhất mà tôi phải hướng theo. Để rồi, trượt trên mọi sóng gió, cuộc đời của tôi trôi qua quá đỗi tẻ nhạt. Tôi đã từng là một học sinh ngoan, cố gắng học và học chỉ vì mẹ của tôi bảo thế. Tôi cũng từng là một người yêu chân thành và chúng thủy, hi sinh mọi thú vui chỉ vì một tình yêu lý tưởng. Nhẽ ra tôi có thể là một người vợ tốt của một người chồng gương mẫu, một con dâu thảo của một mẹ chồng điển hình, một con rối ngoại tộc của một dòng họ đáng mặt dòng họ. Tại sao không nhỉ? Bởi vì tôi chợt nhận ra, tôi không thể là con người ấy...
    Tôi là ai? Đến giờ tôi cũng chẳng biết nữa. Tôi vẫn đang đi tìm bản sắc của riêng mình. Nhưng, ít nhất tôi cũng có thể hãnh diện, vì một lúc nào đó, tôi đã dám bứt phá ra khỏi cái vỏ của con búp bê được nặn theo khuôn mẫu, để dám nói lên, dù chỉ một điều: "Tôi muốn là tôi!". Chính trong thời điểm cách mạng dấy lên đỉnh điểm với những cuồn loạn và đớn đau ấy, tôi nhận ra mình đê mê trong hạnh phúc.
    Và tôi ước nàng sẽ tìm thấy nàng, một người vợ điên rồ, một ngôi sao lắm thị phi đang xuống, một người đàn bà phát tướng cắp nách hai con, hoặc đơn giản, chỉ là một người phụ nữ biết mình vẫn còn đang trên con đường kiếm tìm bản thân...
    CC
    http://blog.360.yahoo.com/blog-0hw.z9Y_frHoK4k0A0o23Q--?cq=1
    Được Coltpard sửa chữa / chuyển vào 22:58 ngày 14/11/2006

Chia sẻ trang này