1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Ký Nhiều Người

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi vantu_kt, 12/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TITANIC2005

    TITANIC2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Có phải câu ở hồ tự nhiên không bác ?Bác chắc đang gia nhập vào giới quý tộc rồi hả.Em thì ko đủ kiên nhẫn ngồi cả buổi ngoài nắng mà đợi cá căn câu đâu
    Hôm nào câu được nhiều gọi mọi người đến để giải quyết giúp cho.
  2. heocoi1205

    heocoi1205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0

    Vĩnh biệt làng gốm cổ
    Theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương thì đến cuối năm nay, 230 lò gốm ở ba khu vực Thủ Dầu Một, Lái Thiêu và Tân Phước Khánh phải giải toả trắng để dời vào khu công nghiệp hoặc đổi nghề nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và mỹ quan đô thị. Quyết định này không chỉ gây hoang mang cho hàng trăm chủ lò, hàng ngàn thợ gốm mà còn làm xốn xang đến những ai quan tâm đến nền văn hoá cộng cư
    Kỳ 1: Gặp lại chén thất hiền
    Ngã ba Lò Chén, nơi tập trung nhiều lò gốm cổ ở Bình Dương
    Chúng tôi đến lò gốm Huỳnh Nguyên ở gần ngã ba Lò Chén, thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một vào buổi chiều, trời đang lắc rắc đổ mưa. Mấy chị công nhân hối hả bê từng kệ chén thô đang phơi trên mái ngói ?" những mái ngói âm dương cổ kính nằm ẩn mình trong vườn cây phía sau dãy phố ồn ào. Ông chủ lò Huỳnh Sẻn trạc tuổi sáu mươi, mặc quần cụt, ở trần, người đen sạm. Tôi nói chủ lò sao mà bụi hơn cả công nhân, anh nói ở đây tất cả cùng lao động, trong giờ làm không thể phân biệt ai là chủ ai là thợ, không riêng gì anh mà lò nào cũng vậy, cái nghề này chủ yếu lấy công làm lời. Từ đời này sang đời khác, ông bà cha mẹ để lại cho cháu con cái lò cũng như để lại số vốn, lớn lên là bắt đầu vọc đất, rồi thành thợ, cứ thế mà sống. Anh Sẻn cho biết, anh là người Phước Kiến, ông nội anh ngày xưa từ Trung Quốc sang đây làm thợ, đến đời cha anh, được kiến họ giúp vốn để xây nên lò chén Huỳnh Nguyên từ thập niên 30, tính ra đã trên 70 năm.
    Chúng tôi bước vào bên trong, gặp anh Cường, cũng đang mặc quần cụt, ở trần, thoăn thoắt đôi tay bên chiếc bàn xoay. Anh bốc từng cục đất ném vào khuôn quay rồi dùng một cái que gạt ngang miệng khuôn, chỉ trong vài mươi giây thì một cái chén thô ra đời. Tôi hỏi mỗi ngày làm được bao nhiêu cái chén thô như thế, anh nói khoảng 1.500 cái. Hỏi thu nhập, anh nói mỗi cái 25 đồng. Tôi nhẩm tính chưa được 50 ngàn đồng. Thợ chính có thâm niên trên 40 năm tuổi nghề như anh mà cỡ đó thì thợ phụ như dán đề can, tráng men, nhồi đất? thì thu nhập bình quân mỗi ngày khoảng 25 đến 30 ngàn đồng.
    Nhìn vào kho thành phẩm, tôi giật mình khi nhận ra ở đây vẫn còn sản xuất loại chén thất hiền, tức loại chén đá màu trắng có in hình bảy ông tiên màu xanh quanh miệng. Tôi hỏi anh Sẻn, bây giờ chén mica, chén sứ Trung Quốc tràn ngập thị trường, giá rẻ mạt, tôi đâu còn thấy ai dùng loại chén này nữa. Anh Sẻn nhìn tôi cười như mỉa mai: ?oNgười ta mua về để đập bỏ?. Thấy tôi ngạc nhiên, anh giải thích: ?oNói chơi vậy thôi, tôi có hai nguồn tiêu thụ, thứ nhất là ngoài Huế họ mua về để đập ra lấy miểng trang trí chùa chiền, nguồn thứ hai là dân nghèo, dân vùng sâu vùng xa ở miền trung và miền tây họ vẫn còn xài. Một chục chén Trung Quốc rẻ lắm cũng năm bảy chục ngàn, tôi bán chỉ sáu ngàn, rẻ gấp mười lần. Khi nào đất nước này hết người nghèo thì chén của tôi mới ế?. Ngừng một lát, anh Sẻn nói giọng ngậm ngùi: ?oMình nghĩ vậy nhưng cuối cùng không phải vậy, người nghèo vẫn còn cần chén của tôi nhưng tôi lại phụ lòng họ, không sản xuất nữa, sắp bị giải toả rồi, chuyện này chắc các anh đã biết?.
    Tôi biết, nhưng không muốn nhắc lại chuyện ấy trong lúc này. Hoạ sĩ Nguyễn Anh Kiệt, nhà sưu tập đồ gốm cổ, bạn đồng hành với tôi, người gốc Bến Tre lại nghĩ sang chuyện khác, anh nói ở xứ dừa quê anh ngày xưa, trước khi có làng gốm Bình Dương thì cái chén, cái tô, cây muỗng ăn cơm được làm từ chiếc gáo dừa. Tôi lại nhớ, chính cái chén thất hiền này, hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi bị cảm cúm, nhức đầu, ba tôi lấy cái chén ra, cầm cây dao khỏ nhẹ vào khu, một miếng miểng rớt xuống, có lớp thuỷ tinh bên ngoài bén ngót, đó là cái dụng cụ y tế thay cho lưỡi lam, ba tôi cầm nó cắt nhẹ vào các huyệt trên trán, trên lưng tôi, nặn ra những giọt máu bầm. Sau đó tôi được ba tôi thoa lên những vết cắt ấy một tí dầu cù là Matsu rồi trùm mền lại. Vài giờ sau là hết bệnh.
    Sản xuất chén thất hiền tại lò gốm Huỳnh Nguyên
    Vậy ra, cái chén thất hiền không chỉ có công dụng cho bữa ăn của người nghèo.
    Một chục sáu ngàn đồng, có nghĩa là một cái chén sáu trăm đồng, nghĩa là chưa được một điếu thuốc con mèo, cho nên ông chủ lò Huỳnh Sẻn chỉ hút thuốc Hoà Bình, còn anh thợ Cường thì hút thuốc Trị An. Anh Sẻn nói một cái chén sáu trăm đồng cũng không dễ ăn đâu, nó phải đi qua gần mười công đoạn. Đất mua về phải đem phơi nắng cho rỏ (nhỏ) phèn, sau đó phải ngâm qua hai lần trong hai hồ nước, quậy đi khuấy lại nhiều lần, rồi lọc bỏ phần xác, lấy phần nhựa, sau đó đem ra nhồi cho thật nhuyễn mới qua tay người thợ xoay ra chén thô. Sau khi phơi khô, nhúng qua một lớp men lót, men lót làm bằng bột đá Long Xuyên pha với bột đá vôi, mà hai loại này cũng phải xay cho thật mịn, lọc lấy phần tinh bột để phủ lên chén, sau khi nung sẽ cho ra màu men trắng. Sau khi nhúng vào lớp men này, phơi khô, người thợ mới dán lên nó lớp đề can hình bảy ông tiên màu xanh. Mà đề can cũng tự chế bằng cobalt pha với mạch nha và tro trấu, quậy thật nhuyễn rồi cho lên khung lụa, kéo lên giấy mỏng. Người thợ dùng tấm giấy ấy nhúng vào chậu nước rồi dán lên chén, dùng bàn chải chà thật đều, gở tấm giấy ra, hình bảy ông tiên ở lại. Sau khi chén khô, nhúng vào một lớp men bóng. Men này được chế từ một loại cát địa phương, ngâm lâu ngày cho rã ra, quậy đều, lọc lấy phần nhựa, khi phủ lên chén cho ra màu xám, nhưng khi phơi khô, nó thành màu trắng đục, khi cho vào lò nung trên 1.000 đ ộ, nó sẽ biến thành lớp thuỷ tinh bóng và trong, hình bảy ông tiên hiện ra.
    Anh Sẻn cho biết, khi khởi thuỷ lò chén ở đây, người Phước Kiến làm các loại tô chén màu da lươn, giống như màu lu khạp, tức làm men bằng đá ong trộn với tro trấu và đất bùn, sau này phát hiện ra loại men đục làm từ đá Long Xuyên và đá vôi Kiên Lương kết hợp với men bóng làm từ cát Bình Chuẩn, những năm đầu của thế kỷ 20 mới cho ra đời loại chén tô màu trắng. Sau đó, một số nghệ nhân đã tìm thấy các loại quặng oxyt trong núi đá ở địa phương để làm màu trang trí, bước tiến này đã cho ra đời các loại tô, thố, dĩa mang nhãn hiệu con gà, nổi tiếng khắp các làng quê Nam bộ. Nhưng ai là người sáng chế ra hình con gà gáy bên cạnh cây chuối ?" biểu tượng cho anh hùng và mỹ nhân ?" cho đến bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp. Còn nguồn gốc của chén bát tiên, chén thất hiền, theo anh Kiệt thì vào năm 1960, ông Hoà Phát là người đầu tiên nhập đề can từ Nhật Bản. Đến khi kỹ thuật in lụa ở Việt Nam ra đời thì các chủ lò chén tự in theo mẫu mã ấy cho đến bây giờ.
    Thợ phụ như dán đề can, tráng men, nhồi đất? thì thu nhập bình quân mỗi ngày khoảng 25 đến 30 ngàn đồng
    Võ Đắc Danh
    Doc xong bai nay hi vong se thu xep sang BD cang nahnh cang tot.
    @:Tigon oi c di zoi e hen
  3. Tigon1007

    Tigon1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Ok, khi nao di xin viec pm chi nha
  4. TITANIC2005

    TITANIC2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Một ngày tâm trạng khá phức tạp và đau đầu.
  5. cocnho

    cocnho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Nhật ký buồn.
    Ngày........tháng .......năm2007.
    Nghe tin giàn kéo ra Nha Trang để sửa sẽ có một số được về nghỉ tạm thời, cơ hội được ăn chơi đập phá NT nên ai cũng mong mình có tên trong danh sách được vào nghỉ.
    Uỵch mình là người lập danh sách nhưng tên mình lại ko được đánh dấu. Bao hy vọng tan như bọt biển, nhìn chúng về mà lòng đau như cắt.
    Chán!!!
    Trời dần về chiều nhìn vào bờ thấy nhà nhà sáng đèn, đường phố được tô vẽ bằng những ánh đèn rực rỡ, quay lại sau lưng làng chài nhỏ bé nép mình bên bờ vịnh thấy nhà nhà bốc khói nghi ngút chuẩn bị giờ cơm chiều.
    Ôi buồn cho số phận!!!
    Không biết giờ này chúng đang làm gì trong bờ nhỉ, nằm trong khách sạn chăng? Không!!! chỉ có điên mới nằm trong khách sạn vào giờ này. Đi dạo cũng có thể nhưng hơi hâm tí. Vào quán làm vài ve bia, Hợp lý nhất quả đất, ko còn gì hạnh phúc bằng sau chầu bia là màn hò hét trong phòng Ka ra ồ ké giờ này thằng nào mà phát âm rõ ràng thành chữ Karaoke thì tao gọi bằng anh. Trên cả tuyệt vời.
    Thôi cái số mình nó thế rồi không chịu thì cũng phải chịu thôi.
    Ngày.......tháng..........năm 2007.
    Sáng nay tin báo một số chúng phải ra làm, hả hê chưa nằm chưa nóng chỗ đã phải ra làm. Ra tới nơi chúng bị túm cổ áo tra khảo tối hôm qua ăn chơi thế nào có vui ko?
    Số phải ra làm lại phải ở lại trong lều gần vịnh để tiết kiệm thời gian di chuyển nên cũng chẳng có gì vui thú khi cả đêm phải lo đập muỗi.
    Nhưng số được nghỉ trong thành phố thì nghe đâu hôm nay chúng đi Vinpearl land chơi. Nghe cũng hấp dẫn đây. Chờ xem sao đã.
    Ngày..........tháng.........năm2007
    Tất cả quân ra trở lại.
    - Tưởng đi cáp treo qua Vinpearl có gì hay, có mấy trò chơi cũng lạ còn lại thì chán phèo. Tiền đâu ra mà chẳng chán khi khách sạn thì từ 100$ trở lên, những dịch vụ khác thì đào đâu tiền mà đốt nhanh như vậy. Quân già có tuổi thì ko thể nào như lũ trẻ leo lên cái đu quay văng như thế được, máu đang trung bình khá rồi đi đu quay xong máu nó leo lên còn nhanh hơn đu quay thì có mà chết. Thôi quân già mình đi làm bữa thịt chó cho ấm bụng vậy. Vòng chợ Đầm, vòng qua cầu xóm bóng phóng luôn qua cầu Hà Ra nhưng cũng chẳng đào đâu ra miếng xương chó chứ nói gì đến thịt chó, ko hiểu sao NT hiếm thịt cho vậy nhỉ chả bù cho quê ông, bước ra ngõ toàn va phải quán thịt chó. Thôi về khách sạn nằm cho lại sức mai tính tiếp.
    5h30 AM
    Thông báo!!! những người có tên sau ra cảng quay trở lại giàn làm việc, thôi vậy là đi hết rồi. Mất toi thời gian nghỉ đột xuất mà chả được gì ngay cả chuyện đơn giản là miếng thịt chó còn ko được nói gì đến chuyện kia.
    Lũ trẻ thì. xì tưởng qua Vinpearl có gì, thôi thì cũng có cảm giác đi cáp treo, đặt chân lên nơi người ta tổ chức thi Hoa Hậu vậy là hơn người rồi. Nhưng cũng có ly cafe Nha Trang.
    Kẻ ở lại nghe kể xong ko biết mình may hay rủi.
  6. TITANIC2005

    TITANIC2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Mưa mưa dài dai dẳng.Hình như mưa làm cho con người ta buồn hơn thì phải.
    Được Titanic2005 sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 21/09/2007
  7. Tigon1007

    Tigon1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự, quá nhiều, làm người khó thật
  8. TreXanhVN

    TreXanhVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống, các bạn trẻ!
  9. sweetlove_17

    sweetlove_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.356
    Đã được thích:
    0
    Cho cháu làm đệ tử bác với! Lúc nào cũng vui được như bác thì đáng học hỏi thật!
  10. vu_nokia

    vu_nokia Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2004
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    1
    Học đâu xa,học anh đây này

Chia sẻ trang này