1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

nhật ký, tâm sự, vui buồn quanh cuộc sống, tại sở làm, ở trường học ...

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 21/01/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này thấy vui vui nhưng mà nghe "mùi mùi" lắm, lại làm Nhím nhớ bà ngoại rồi. Sáng nay đi làm nhớ Nội cũng mất vừa được tròn 1 tháng. Cả 2 bà đều đi xa nhưng mà đều lo và thương cho cháu, mà cháu thì đến giờ vẫn chưa được như ý nguyện của bà.
    Nhớ hồi nhỏ ở với ngoại, 2 bà cháu tối tối lại ra tắm chung, bà cứ nói "Mi tuổi con chi? - Dạ con dê-Tuổi nớ rồi khổ lắm, như tau nè, cả đời không ngóc lên được tới nỗi cái lông... còn không mọc nổi nè". Tới lúc Ngoại già hơn nữa vẫn đi lại được nhưng thần trí không còn minh mẫn và cũng không quen sử dụng các thiết kế mới hơn. Mình giúp Ngoại thì Ngoại nói " Tội nghiệp con chưa? thôi kệ, lớn lẹ lẹ rồi có chồng tau giữ cháu cho nghe!". Đơn giản, chân chất như "bà của mình" vậy đó mà giờ có muốn cũng đâu có được
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Anh không còn bà nội và bà ngoại từ khi anh còn bé tí. Bà nội thì mất lúc anh mới ra đời, bà ngoại mất lúc anh vừa 6 tuổi. Khi được tin bà ngoại mất bố gọi một con đò để cả nhà vượt con sông Cấm về bên quê cho kịp lúc niệm bà. Con sông khi đó rộng lắm, lại sóng cả nữa, lần đầu tiên đi như vậy thế mà anh chẳng biết sợ là gì. Trong khi ngày hôm đưa bà ra đồng xong bố cho anh tắm ao ở quê. Khi bố đặt anh đứng xuống chiếc cầu ao ngập trong nước khoảng gần 1 mét anh đã hét ầm lên. Bố động viên anh bình tĩnh cố đứng như thế. Hic, nước ép vào ngực, đẩy qua sau, tạt trái tạt phải làm người thằng bé cứ rung rinh đứng không vững chân, nó sợ lắm nhưng không hét nữa. Rồi thì lần lần quen đi.
    Không còn bà nội bà ngoại tuổi thơ nhưng anh may mắn có được bà ngoại của...người khác. Ấy là một bà cụ hàng xóm. Tối tối, vào mùa thu như thế này khi gió nồm nam thổi mát rượi và đêm đen đổ xuống, anh cùng chúng bạn hay quây quần quanh bà cụ nghe bà kể chuyện ngày xưa, chuyện cổ tích và bà dạy bọn trẻ đọc những bài đồng dao vui tai. Bà thường bắt đầu câu chuyện bằng câu "Hồi còn mồ ma ông A, B, C..."
    Bà cũng có một kho kiến thức về các chòm sao trên trời, này chòm Thần Nông giống hệt một ông lão với chiếc cày trong tay và con trâu đi trước. Năm nào đói kém thì lưng ông thẳng, này giòng sông Ngân với con vịt bơi lội tung tăng, này chòm tua rua chỉ mọc bắt đầu từ 9 giờ tối trở đi và đó là bàn tay của người em chồng, nào chòm bánh lái phía Bắc với cái đuôi của nó là ông sao Bắc Đẩu bé tí tẹo...
    Bi giờ anh cũng cón một Bà nữa, đó là Bà ngoại của bà xã nhà. Bà ngoại năm nay 95 tuổi, rất minh mẫn và rất quý...anh. Anh quý Bà như Bà ngoại mình, anh nhớ có lần đích thân anh gội đầu rồi sấy tóc cho Cụ nữa.
    Các Cụ đều khác nhau về tên về tuổi nhưng có một điểm giống nhau là các Cụ rất hiền từ. Thế mà gánh đời quá nặng, của cả nhà dồn vào một các Cụ. Các bạn có thế tại sao dáng Bà lại cong? Đó là Bà phải chịu sức nặng của gánh đời thay cho con cho cháu đấy.
    Trời, các bậc bề trên dần đi xa cả, cầu xin cho con cháu Người được bình an để Người được mát mẻ nơi chín suối.
  3. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Thích nhỉ, bà ngoại tớ thì mất khi tớ lên 3 nên tớ không được bà chăm sóc cho đến lớn. Chỉ nghe kể là 1 hôm cáu lên mình đánh bà 1 cái và bà la hỏi tại sao thì mình nói khéo là "cháu đánh con ruồi" ...bé tí mà đã biết nói điêu
    Lấy vợ Việt mà ở VN thì may ra còn nhờ được bà giúp nuôi và trông coi cháu chứ ở bên này thì có mà chết, chẳng nhờ được ai mà ôsin thì quá đắt nên cha mẹ đành bó tay chịu
  4. nightladyhp

    nightladyhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Huhu, các Bác làm em cũng nhớ Ông bà nhà em. Ông đã mất, lâu lắm rồi, hồi chẳng biết thương, biết nhớ, biết yêu một ai ngoại trừ tí mẹ . Đến khi biết nhớ nhà thì hè năm nào cũng bị tống về quê ( Cho tía má rảnh chân rảng tay với con bé bướng bỉnh hay thức dậy nửa đêm ). Hồi đó học sướng cực mỗi hè về là nghỉ đủ 3 tháng, chả học thêm học nếm gì hết, và những nhân khẩu dư thừa sẽ bị cắt suất cho về quê . Hè năm 10 tuổi, gọi là tuổi ương ương, cái gì cũng chẳng biết nhưng cái gì cũng muốn biết. Bố đèo ngồi sau, con đường đất đỏ rải đá vôi to bằng tổ cháng ( chả biết tổ cháng là gì hehehe) nhưng sóc thì thôi rồi, thương cái xe đạp lọc cọc của bố. Hào hứng với đồng lúa chín vàng, đàn cò trắng muốt bay hình cung, những ngọn núi nhỏ bị người ta khai phá đá rồi bỏ giữa trừng và em ngửa mặt ngủ lúc nào không biết, nước miếng chảy lèo nhèo ( chi tiết này được bố thuật lại) những người đi đường nhắc nhở bố là giữ con bé ngồi sau cẩn thận, không là rớt xuống . Ai cấm nổi đôi mi muốn khép, rồi bố phải đi 1 tay, tay kia giữ em.
    Chả hiểu cái mùi quê nó bí ẩn thế nào mà về đúng đầu làng là em tỉnh. Cây cầu Vàng quen thuộc bị nước lũ lấp băng, em ngây thơ hỏi bố " Cầu đâu rồi bố, lần trước đi vẫn có bố nhỉ " ..." Ùh " Bố không nói gì thêm dừng xe ở đầu bến chờ đợi, rồi cái bè đi tới, những ống luồng được kết vào nhau bằng những sợi dây thừng buộc cổ trâu, nước đỏ ngàu lập lờ sát bè, em muốn xuống lắm, nhưng biết là không bao giờ. Bên kia là con đê chống lũ cao hút, bố phải bò dài trên xe mới chở em qua, Con đê ngoằn nghèo chạy vòng ôm gọn ngôi làng, nó là khúc cuối của con đê cấp 2 chạy dài từ đê Sông Mã. Em thấy mình cao lắm, nhìn được hết thẩy đông tây nam bác. Nam, đồng lúa gặt dở, người, trâu, bò, quang gánh, liềm quốc...Em hỉnh cái mũi hếch ra cố mà ngửi cái mùi bùi bùi của bùn, hăng hắc của rơm đốt. Bắc, bãi ngô, dưới Ngô xen Đỗ, cạnh Ngô là Lạc, bên Lạc là Khoai. Nghĩ đến nồi lạc luộc mà Em thấy thèm, chốc nữa thể nào Bà cũng có sẵn chúng đợi Em. Sau lưng, con đường lên Ngọc Lạc Lang Tránh, Bái Thượng. Bố bảo " Đường đó lên rừng, sợ lắm...", Đúng là vậy, tre um tùm, tre bạt ngàn che lấp những ngôi nhà đất, đó cũng là con đường ra mộ Ông. Em thấy sợ vì có 2 con mắt thì ở đằng trước mất rồi, nhỡ con ngáo ộp nó chộp lấy, bố chở xe phía trước làm sao biết. Những ngón tay bé nhỏ víu chặt áo Bố. Rồi em quên cái âm u đằng sau, quên cái con ma cảm giác vì phía em hướng là mặt trời, chiều đỏ, nhuốm đỏ một vùng, trời lấp ló rặng dừa xa xa ngôi Làng bên cạnh. Em ghen tị sao Làng em không có mặt trời, mặt trời thu nhỏ qua khe tay của Bố. Bất chợt Bố vèo xuống đê che hết mọi thứ. Nhà gần hơn, cây cối gần hơn, con trâu trở nên to tướng, mắt đỏ sọng nhìn Em. May mà nó bị buộc vào cái gốc tre rồi đấy, không Em sẽ nghĩ nó nhẩy xổ vào em mà ăn vã.
    Hết đường to, rồi rẽ vào đường nhỏ, cái nhà trẻ bên cạnh nhà văn hoá Thôn Xuân Minh bọn trẻ hò hét, chúng bẩn o chịu được, thấy em đi qua nó nhìn như sinh vật lạ, đứa nào cũng cởi chuồng, mặc mỗi áo. Đứa rách nách, đứa chỉ còn 1 cái cúc, đứa vạt áo lò so nhăn nhúm, cái mũi hếch của em được đà nhẩy lên, phồng tướng. Em áo hoa phin mới cứng cựa, Mẹ tự cắt , tự may tay, Mẹ bảo " Đúng ra phải để đến tết mới được mặc ", Em phải khóc mải mê mới được. Rồi cây nhãn hiện ra, cổng rào tre đã mở sẵn, hàng cau nghiêm trang, con cún ngồi lệch mông chờ đợi. Không để Bố dừng hẳn xe, Em nhảy vội xuống xiết chặt cổ cún, nó liếm láp khắp mặt như đã thân từ rất lâu, Bà từ trong bếp lòm khòm " Bố cu Tùng về đấy hữ, mi đi mần nhăng mà nhanh rứa " , Con Nga đi rửa mặt đi rồi nghỉ ngơi ăn cơm". Em buông cún mà nó o chịu buông, chạy chen chân với Em, rồi nó cũng chán vì thái độ hững hờ của em và về góc của nó.
    Cơm nấu rơm thơm ngon trắng ngần, canh rau mồng tơi với cá chim kho. Có phải vì đói mà em thấy mình say sưa vậy.
    Đêm ập về, phủ lên mọi vật một màu đen ngòm, doạ dẫm, đe nẹt. Ngôi nhà không điện, leo lét ngọn đèn dầu. Ở đây nhà ai cúng vậy đấy. Em không dám bước ra khỏi cửa. Ngôi nhà 60m2, chia làm 3 gian, gian chính giữa kê bàn uống nước và ban thờ, gian trái để xe đạp, quang gáng, liếm, cuốc, bát , đĩa, soong chảo, nồi niêu, mọi thứ xáo trộn ngổn ngang kể từ ngày Ông mất, có những vật dường như chưa bao giờ được đụng đến. Gian trái kê 2 giường lim được tạc hoa văn lỗi thời, cũ nát, mọt kêu râm ran, chiếu mất màu chăn mất mùi, tủ quần áo hỏng 1 cánh, cánh kia mất khoá há miệng. Mất Ông, Bà như chết lần một, không thiết tha chải chuốt, không áo lụa khăn nhung. Nhà Bà có tới 3 cửa, 1 cửa chính và 2 cửa nhỏ 2 bên. Tường được làm bằng những mành tre chát đất, ngăn cách giữa vách tường với nhau là những cột bằng gỗ lim to tròn bào mỏng màu nâu đen. Bên phải ngách hè là cái cối đá giã gạo to đoành mà em rất thích nằm gọn trong đó, mát lạnh và vùng vẫy, góc trái là lãnh thổ của cún yêu. Phải xuống 3 cấp bậc rồi mới đến sân, lạ một điều là sao nền nhà thì bằng đất, nhưng nền sân thì lại láng xi, không hẳn là xi mà là chất liệu rẻ mạt hợn thế nhiều, lớn rồi em mới hiểu đó là nơi phơi thóc, tuốt ngô nên phải sạch hìhì. Bố và Bà ngồi nói chuyện cả đêm không chán, Em không hiểu, không để ý, ngồi chờ và nghe tiếng ếp ộp kêu ngoài ao, cái ao nhỏ trước bể nước, cạnh ao là cây nhãn to xụ che cả ao lẫn bể, tiếng côn trùng rên xiết, tĩnh mịch đến ghê rợn. Bố giục em đi ngủ trước, Em lắc đầu, " Con chưa buồn ngủ " thực ra là em sợ, sợ cái giường trước đây ông đã nằm, sợ tiếng con mọt kêu, sợ cái tủ hé răng 1 cánh, bên trong o biết đựng cái gi chỉ biết tối thui, Em muốn chờ Bố vào cùng ngủ. Ai cấm được đôi mi muốn khép, em ngủ thiếp trong lòng Bố.
    Tiếng chim cúc cu kêu vọng từ xa, tiếng bò kêu dài, tiếng lẻng xẻng của búa liềm, tiếng la ó của bọn trẻ, tiếng gọi nhau í ới của người già. Em tỉnh dậy và như chợt nhớ ra điều gì, Em vội xuống giường và chạy đi tìm, miệng mếu máo gọi Bà " Bà ơi! Bố cháu đâu, hu hu, bà ơi Bố đi đâu rồi... huhu" Bà tận ngoài vười chạy vào " Bố mi về Xí nghiệp Định Công rồi, ở đây với bà đến hết hè bố về đón", Em khóc nức, tức tưởi như bị đánh lừa. Những lần trước cũng vậy, cũng bỏ đi khi em vừa thức giấc, biết là như vậy nhưng lần nào cũng muốn về quê, lần nào cũng bảo Bố " Bố phải ở cùng với con nhớ.. nhớ.. nhớ".. " Ừh" Bố chỉ nói vậy và em lại tin, lại về và lại khóc tức tưởi. Khóc chán rồi lại ngủ, Bà gọi dậy ăn cơm trưa, cơm lần này bớt ngon vì cảm giác ấm ức vẫn còn, ghét Bà sao đồng minh với bố. Bà hỏi Em cái gì ấy, nhiều lắm. Em không trả lời chỉ nói " Nhà Bà buồn lắm, không có bóng điện, không có tivi, không có đài, chỉ toàn là cây, ao, vườn, trâu, bò, lợn gà, nhà này với nhà kia xa ơi là xa" , Bà cười móm mém, rồi bà kể em nghe về Bố hồi bé. Những câu chuyện của người vùng đất nghèo xơ xác này. Cái vùng núi trung du nghèo lắm, được ví như chó ăn đá gà ăn sỏi, đất không phù hộ cho lúa mà chỉ phù hợp với Ngô Khoai Sắn Lạc, là cái rốn của xứ Thanh giáp niền núi phía Lào, cuộc sống tự cung tự cấp, tự làm ra tự ăn, cái ý thức nhỏ nhoi vòng quang trong luỹ tre làm cho ý chí con người cũng trở nên thui chột, bằng lòng với thực tại, chấp nhận một tương lại đằng sau cái cầy con trâu. Em chỉ biết nghe, Bà mải mê kể, cứ như em hiểu hết vậy. Buổi trưa trời chang chang, nắng vàng như mật ong. Bà đã ngủ, Em một mình với vườn, với ao, với cún: Táo, ổi, Bòng, Hồng xiêm, Chuối, Na.... Em bé nhỏ hẳn đi, vườn như khu rừng cổ tích. Có một loại cây có trái như trái Sung mà chỉ quê em mới có, đó là cây Vả, quả Vả, to hơn quả sung nhiều, khi nó chín màu nâu đỏ hấp dẫn và vị ngọt như mật quyến rủ, quả không mọc trên cành mà mọc dưới gốc gây, lá của nó to như cái lá sen, như cái nón đội của Bà. Em như quên hết cái buồn không có bóng điện, không có tivi, không có đài, không có lũ bạn của em. Em lẫn với cây, với nắng, với mùi hương của lá của cỏ, bước chân mát lạnh với đất, hàng cau non im lặng ngắm thiên thần.
    Những ngày tiếp theo là ngày của tò mò, tìm kiếm. Em bắt đầu quen dần và chấp nhận 3 tháng, sáng ngủ dậy là biết Bà đã đi chợ Thạc, chợ gì mà đi từ lúc 4h sáng. Em ra bể múc nước rửa mặt, gáo dừa với nước mưa, mát lạnh sảng khoái. Chiếc chậu bằng đồng thau nặng đến mức em chỉ có thể đổ nước vào mà không thể hất nước đi, mà nhà Bà có nhiều đồ bằng đồng lắm, cái mâm cũng bằng đồng, cái cơi đựng trầu và cái cối giã trầu của bà cũng bằng đồng, cái nồi nấu cám cho lợn cũng bằng đồng. Vườn đã trở nên quen và không còn gì mới lạ cho em tìm kiếm. Em mon men ra bờ kênh, cách nhà khoảng 100m, kênh xanh, hai bên bờ là những cụm tre vàng ngả bóng, bên kia là bãi ngô đã trẩy còn trơ lại thân và lá úa trắng, lại tiếng bò kêu, tiếng người làm đồng nói chuyện rôm rả. Em cứ mải nhìn, hết gần rồi xa, hết bãi ngô đến đồng lạc, hết người đến con vật, hết làng em ra làng kế, bầu trời mới cao và xanh nhường nào. Em giật mình khi nghe tiếng Bà gọi tên, chạy như có ai đuổi, bà đã nấu cơm xong chờ em, như một tên tội phạm bị bắt quả tang, Em bẽn lẽn đi và giả đò vuốt vuốt cún. Trong bếp tiếng Bà vọng ra " đừng có chặn lùng tung, con nít ở đây thấy lạ là nó choc".
    Buồn như chiều về, tiếng con chim cúc cu cứ mài lòng ai, não nề, tiếng chân bò, chân người đi đồng về, không còn í ới sau một ngày mệt mỏi. Em vừa khóc vừa xin Bà cho Em ra Kênh tắm, vì bọn trẻ đang o o o đằng đó, rồi thương em Bà bảo cầm theo cái chậu đi mà giữ, Em gật gật ngoan ngoãn " cháu chỉ men men bờ thôi", rồi em phi ra kênh như tàu bay, nhảy chân sáo vung văng cái chậu. Con kênh náo động, lũ trẻ nhấp nhô, đứa to to thì xa 1 chút, đưa bé bé thì chỉ dám bập bùng gần bờ, cả trai cả gái cứ ầm ĩ lên, đứa nào cũng không mặc gì, Em cũng biết xấu hổ nhé, chỉ dám bỏ áo thôi, mạc quần đùi nhảy xuống, vì là nhân vật lạ nên bị bị soi, đặt trong vòng ngắm của tụi con trai, chúng cười cười, thì thầm cái gì đó bằng thứ tiếng địa phương, đến nói to mà Em còn chả hiểu nữa là thì thầm, và bất ngờ 1 cái đầu nổi lên trước mặt Em, Em gào , thét, mắt nhắm nghiền, tiếng cười hả hê, rồi chúng hắt nước vào mặt Em túi bụi, hê Em ra một góc, Em khóc dài, đỏ ngầu mắt chúng mới tha, ôm chậu vừa đi vừa khóc, tóc chưa kịp ướt hết, bết thành cụm. Bà đón Em ngay đầu ngõ.." thấy chưa, Bà đã bảo rồi mà, không nghe, bướng giống thằng ******* " Em được đà khóc ầm lên, Bà dắt ra bể rồi tắm lại cho Em, Em hết khóc, ứ ử một lúc rồi thay đồ đi rọn cơm. Đêm lại ùa về, nhưng hôm nay có trăng, trăng sáng lắm, Bà chải chiếu giữa sân với ngọn đèn, cơi trầu, khay nước, em ngồi kế nghe bà kể chuyện, bà kể về ông, về những đứa con của Bà trong đó có Bố, Em lặng như cây trong vườn, sáng trong như trăng nghe mà khó hiểu, rồi Em đề nghị hát, Em hát rất hay, Em biết hát cải lương nhạc điệu bà rất thích, Em đứng giữa sân như ca sỹ và đổ vọng cổ bài " cháu viếng lăng Bác " Bà lắng nghe chăm chú, bà gật gật như khích lệ Em, một bài rồi hai bài, hết cải lương rồi đến nhạc đỏ. Em ngủ mà vẫn còn mơ thấy mình đang hát.
    Một chiều vắng, em thấy nhớ bóng điện, nhớ tivi, nhớ đài, nhớ mẹ, nhớ anh chị, ghét bố vì bố bỏ đi 1 buổi sáng. Đã hết cái cơn tò mò tìm tòi, hết cái cơn khao khát tắm kênh, hết cái cơn nhặt nhạnh lá trong vườn, Em ôm cây cau non mà khóc, nhìn ra ngõ mong chờ, cứ có người đi qua là Em ngưng khóc, hi vọng rồi thất vọng, móng tay cào xước thân cau. Hết chiều chỉ có người dân địa phương đi làm đồng về. Em lại vào nhà, không chờ mà đi ngủ, mặc bống tối quấn quang, măc mọt kêu, mặc cánh tủ tối hé hở, Bà kêu" Cái Nga đâu rồi nhỉ, hát cho bà nghe nào ", Em nghe mà không đáp. Sáng ngày thứ 60, nghĩa là Em đã ở được 2 tháng rồi, Em chả thiết bờ ao, chả thiết cây cối, hoa quả, chả thiết nhìn đồng lúa bãi ngô, bờ tre, ngày nào Em cũng ôm gốc cau đầu ngõ chờ đợi, mong ngóng, hi vọng, Bà biết Em muốn gì, nhưng Bà không biết phải làm sao, làm sao mà nhắn cho bố nó biết mà đón nó, đến đường dây điện mà xã còn chưa có điều kiện kéo về. Em nhớ đến những ngôi nhà xây gạch, tường chát vữa và quét vôi màu, em nhớ đến những bộ phim hoạt hình và những bài hát trên đài, em nhớ những đêm sinh hoạt hè của các anh chị, nhớ tiếng nhà máy gạch chạy ầm ầm cả ngày đêm, Em nhớ mẹ, mẹ dạy Em thêu, đan, móc, dạy Em hát, nhớ anh chị với những lần cào hến sông Mã về nấu cháo khi nhà hết gạo Bố mẹ đi làm xa theo công trình. Nhà bà hết tiếng em, cún cũng xìu mặt vì em bỏ quên nó, Bà không thể chịu nổi ngày nào cũng nhìn thấy em ôm cây cau khóc và nhìn ra ngõ từ sáng cho đến trưa rồi từ trưa cho đến chiều. Bà phải nhờ anh con nhà bác chở Em về. Nghe được tin em như hoa nở trong dạ, ngưng khóc, ngưng cào cấu thân cau, em cười như bông hoa, em nói líu lo, Bà nhìn em cười dịu dàng. Rồi 1 buổi sáng trong xanh, anh họ chở em về Xí Nghiệp, về với cái nơi náo nhiệt. Em gói đồ từ tối hôm qua để trên đầu màn, tối Em ngủ thật sớm để mong ngày chóng qua, sáng con chim chưa hót em đã tỉnh dạy, Bà đã ở dưới bếp rồi, em không ăn được nhiều cơm, uống nước cũng ngẹn. Em lẩn tránh nhìn bà, sợ Bà thấy cái sốt sắng. Anh họ đến Em mở to con mắt, ôm cái bọc quần áo và cái túi hoa quả Bà đã chuẩn bị từ lúc nào mà em không hay.
    Em chỉ quay chào Bà một câu " cháu về đây ", rồi quay ra theo anh họ, Bà đi theo tôi ra tận đầu ngõ, tệ là em không quay lại một chút nào, dù biết Bà vẫn đang nhìn em đi khuất rặng tre. Mọi vật vẫn như lúc em đến, lại ngôi nhà của trẻ con, con đê dài cao hơn cả làng, cây cầu đã nhô lên khỏi nước sau mùa lũ, ngôi làng xa dần, Bà xa dần.
    Sau 18 năm, ngày Bà mất em cũng không về được, chỉ có Bố và anh được về. Tết năm 2006 em quyết định về quê 1 mình, HảiPhòng- Thanh Hoá đâu xa, em cũng lớn rồi, 25 còn gì, tự trách nhiệm được hành động của bản thân. Mọi thứ đã thay đổi, hiện đại, tân tiến cả về vật chất lẫn con người. Nhưng cái cảm giác của ngày đó nó vẫn quyện quanh em. Con dê, bờ tre, con kênh, đồng lúa, bãi ngô và hình ảnh của Bà ngồi giữa ngọn đèn trong đêm trăng rằm. Nước mắt mới mặn lằm sao, vừa trách móc vừa tủi thân và có gì đó bồi hồi xúc động. Hãy tha lỗi cho cháu nhé, Bà ơi!.
    1194
  5. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Anh LevanT ai bảo với anh là em và chị Lathu777 là một,em muốn hỏi công khai vì muốn anh trả lời công khai có được không anh.
    Hai người là hai người mà.

    @@@ Nightladyhp
    Bạn viết tốt thật nhưng đúng là có rất nhiều người kể chuyện hay hơn cả bạn .
    Bạn học khá văn một bài dài về bà ngoại theo dòng cảm xúc mà không lan man nhiều như mình.Mặc dù mình học Văn không tệ lắm từ hồi nhỏ có thể tự hào để nói rằng luôn là một trong những người điểm phẩy Văn cao nhất lớp và thi đã có đến điểm 9 trong những kỳ thi khó nhất .
    Vậy mà bản thân khi viết về cảm xúc của chính bản thân câu chữ không thể chau chuốt ,không thể tạo sự hấp dẫn cho người đọc .
    Nên mình không tin nhiều vào những câu chuyện tình cảm qua mạng.
    Vì khi đã thực lòng yêu khi nhớ lại người ấy ,những ký ức dần hiện về không có trật tự không thể nào có một sự xắp xếp hợp lý viết để cho người khác đọc thấy hay và hấp dẫn .
    Hơn nữa mình viết là để giải toả cảm xúc trong lòng không cần độc giả .
    Hãy sống như một cái gương bạn sẽ thấy ai chân thật ai giả dối
    Hãy yêu bằng nỗi đau chân tình của trái tim bạn sẽ hiểu ai kể chuyện tình yêu hay .
    Ai yêu thực lòng ai biết đau từ nỗi đau của trái tim , ai có những lúc cô đơn thực sự ,ai có những khi chỉ biết đóng cửa ngồi khóc một mình ...sẽ đủ thông minh và nhạy cảm để hiểu mà thôi kể cả qua mạng.
    Nhiều lúc đọc các câu truyện tình của mọi người bên Tâm sự..Tình ******** yêu...những câu truyện có lúc mình thấy vô cảm.
    Nó như một ai đó đang soi vào tấm gương của mình ..cũng như bài thơ của Dư Thị Hoàn ngày xưa mình rất thích .
    Nhà cười

    Dư Thị Hoàn:
    Tất cả đều biến dạng- Méo mó
    Mọi người đều hóa hình_ Quái gở
    Người ta tung tiền vào đây
    Cốt để phá lên cười
    Cười khoái trá
    Cười rũ rượi
    Cười quên hết sự đời
    Còn tôi -Tình nguyện vào đây
    Để khóc
    Không chỉ cho một mình tôi.
    Tại sao khi viết về nỗi lòng của mình .Người ta có thể viết hay ,viết hấp dẫn như sáng tác một tiểu thuyết rẻ tiền như vậy sao.
    Vậy mà bản thân mình học Văn đến như vậy mà không thể viết được như thế .

    Nhưng phải trung thực với quá khứ cũng như chính những cảm xúc của lòng mình, cũng như lịch sử có đen tối vẫn luôn là lịch sử .Đó là điều bất di bất dịch không gì có thể thay đổi được,cjho dù nó không hay chút nào .
    Còn nếu để hư cấu một câu truyện mình sẽ thử hư cấu xem sao ,như viết truyện ngắn gửi các tạo chí nhỉ .
    Mình sẽ tạo ra những câu truyện tình hấp dẫn thấm đẫm nước mắt chau truốt từng câu chữ ..hihi việc gì phải viết lên mạng chẳng có tiền nhuận bút

  6. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Úi trời ơi, mới ngày nào tớ còn mon men đến trang thứ 9, thứ 10 của topic Nhật ký ... này, rồi chỉ cách đây chưa đầy một tháng, tớ vẫn còn phơi phới thấy mới tới trang bảy mấy, tặc lưỡi "đường còn xa"; mà nay ..... tèng téng teng ..... con số 99 làm tớ ''choáng'' quá, choáng quá! Mới hay các bác nhà mình lai láng láng lai, bồng bềnh bềnh bồng, mênh mông ... mông ... mênh (hehe) ..... thoắt cái đã ''uýnh'' ầm ầm, khiến topic chạy thục mạng về ..... ngưỡng ... BỊ KHÓA.
    Trân trọng thông báo, bài này của tớ là bài thứ 7 của trang 99 (hông biết trước khi mình bấm Submit có ai nhanh tay hơn mình không ta?!). Khi topic Nhật ký này bước qua trang thứ 100, có nghĩa là topic này chuẩn bị bị khóa lại (theo quy định của TTVNOL về số trang của mỗi topic).
    Vậy nay hổng cần loa loa, chỉ cần post bài này để thông báo đến anh chị em nhé!
    Nhắm tình hình còn nhiều Nhật ký online cần được ... lai láng, topic Nhật ký ... (phần 2) sẽ được mở tiếp sau khi đã khóa phần 1 (tức là topic hiện tại) lại. Hy vọng không phải mở tiếp Phần 3, Phần 4 một cách nhanh chóng, hihi (giống phim truyền hình Hàn Quốc nhiều phần theo yêu cầu quá, hihi).
    Anh chị em nào hay online, thấy topic sắp hết trang 100 thì pm cho tớ một cái nhá nhá! Thật ra có thể khóa topic ngay từ bây giờ, nhưng tớ muốn để qua trang 100 luôn cho đẹp (99 cũng đẹp lắm).
    (Ủa mà rủi không login làm sao đọc pm?! Hihi.)
    Thông báo thông báo!
    F.P
  7. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Hihi ...mod Familypear ơi...đến phần Hai tớ đảm bảo tớ sẽ hư cấu hoàn toàn..Không được đến 9 mối tình như của bác AnghenLenin bên tâm sự .Hay đau khổ vì cái chết của người yêu.
    Nhưng những câu truyện của tớ đảm bảo sẽ có chút nước mắt Quỳnh giao...có chút võ hiệp Kim dung , cả hàng động Mỹ nữa ..nhưng tất cả dĩ nhiên là lãng mạn theo kiểu Hàn Quốc .Thêm một chút trinh thám của Anddy Cole nữa nhỉ .
    Hứa hẹn box kỹ sư người ra kẻ vào ngẩn ngẩn ngơ ngơ , đọc rồi mà vẫn muốn đọc nữa hấp dẫn như 1001 đêm của nàng Sherazat vậy ..hihi
    Tớ chán viết chuyện tình rồi , tớ sẽ viết về những câu truyện sắp thành tình yêu..sắp thành thôi nhé..vì đó mới chỉ dừng lại ở những buổi hẹn hò của tớ với những người đàn ông tớ đã gặp ,
    Thế mới hấp dẫn, thế mới có cái mong chờ,một kết thúc có hậu đẹp như truyện cổ tích hay như truyện bi kịch phê phán xã hội
  8. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Sao bức xúc vậy LK? Không có ai nói trực tiếp với anh như vậy, tuy nhiên, nếu em theo dõi kỹ thì em sẽ biết ai là NGƯỜI CÓ THỂ nói LK và LÁ là một người.
    Em có biết ai nói WHO IS WHO không?
    Còn anh, anh tin HAI NGƯỜI LÀ HAI NGƯÒI, Như có lần anh đã nói với em đấy thôi.
  9. mommy

    mommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Không nhờ được thì phải mọc thêm tay để làm nhỉ, chứ bó tay để làm gì ? Thế Halai được mấy đứa rồi ? Thằng bé đấy láo thật nhỉ, nhưng nghe kể lại thấy ... dễ xương
    Bà cháu nhà Thy thích ghê hén, chị chưa bao giờ được tắm với bà, chỉ được dòm lén bà tắm thôi. Hồi xưa hè hay về bà nội chơi, chị họ lén lấy mấy cái bánh tráng của nội bóp vụn ra nấu canh cho tụi này ăn, lúc nội phát hiện ra la mắng chị quá trời, bảo đó là món canh "phá sản", ăn món canh phá sản được có một lần đó mà nhớ hoài. Nội hay la mấy anh chị con Bác hai, mà lại thương anh em tụi này lắm, thấy thật bất công. Trước lúc gia đình chị đi Mỹ nội qua Cần Thơ ở với tụi này hơn tháng liền. Nội ngồi trước cửa điểm danh mấy thằng bạn tới chơi với con cháu gái, đặt nickname cho từng thằng một, xem mặt, coi tướng tá, theo đánh giá của nội thì thằng nào cũng ... được Mấy thằng bạn gặp nội có một dịp đấy mà cũng khoái nội lắm, nhắc hoài .
    Hôm bữa về VN, nội ngồi thao thao kể về mấy thằng bạn, trong khi mình đã quên gần hết rồi.
    Nội hơn 90 tuổi rồi, vẫn còn rất minh mẫn nhưng sức khoẻ yếu hơn trước, và tai bị lãng nhiều. Mọi người, kể cả Ba, khi nói chuyện với nội đều phải la thật to đồng thời phải quơ quào tay chân. Mình chỉ cần ghé sát tai nội thì thầm là nội nghe, cho nên bỗng dưng mình trở thành thông dịch viên cho nội. Bác hai nói nội không chịu cho ai đến gần nói vào tai như thế, chỉ có mình được thôi ...
    Hồi trước chỉ mong được về VN thăm nội một lần, bi giờ lại mơ ước được gặp nội thêm lần nữa, đúng là ... được voi đòi tiên.
  10. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1

    Từ khi có mấy giai nhân vô box, các chàng kỹ sư tâm sự lai láng ghê .
    Báo cáo với mọi nguoi , Thuyền mới hoàn thành xong 1 chuyện lớn đây . Cái này chắc cô Mommy sẽ .. hihih sẽ thua Thuyền rồi nha ... hihih
    Thuyền mới sơn bên ngoài nhà mình sau ! (exterior paint job)
    Nè nha, cho khoe 1 tí, đừng nghĩ sơn là dễ đâu nha . Dù là chỉ có 1 tí xíu gỗ (trim chung quanh mái nhà và cái lò suoi gỗ), nhung mà ..te tua và nguy hiem lắm dó nha .
    Mommy có bao giờ muon nguoi ta sơn bên ngoài nhà chua ? Thuyền phone tụi VN . Họ estimate 1100 ! Phoen cho www.andyoncall.com đó, họ estimate .. 2800 ! Biết sao hông ? Tự mua 3 thùng sơn và 1 cái cọ, muợn ông anh cái thang dài, bỏ 2 ngày weekend ra, tong cộng tốn .... 140 !
    Labor cost ở nuoc Mỹ này kinh hồn hén .
    Khi nào nhà mommy cần sơn (chắc cung 10 năm nữa), hihih Thuyền qua làm giúp ông xã cúa mommy cho .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này