1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật ký

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi ntran10, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Backytocngan

    Backytocngan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    2.643
    Đã được thích:
    0
    Tuần mới đến rồi, một ngày nghỉ sao mà ngắn ngủi quá.
    Nhưng mình cũng đã kịp hoàn tất những công việc định làm.
    Một tuần mới bận rộn, hy vọng kịp làm xong hết mọi việc trước giáng sinh.
    Sài gòn mùa đông mà sao như là tháng 6, nắng quá. Giáng sinh không lạnh thì thật là chán ốm.
    Thử nghe một giai điệu vui nào
    Bạn nào vào sau mình đó, có muốn nghe nhạc vui với mình hông
    Xin mời bạn nghe nào
    Được backytocngan sửa chữa / chuyển vào 07:24 ngày 17/12/2007
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Chuyện tình ghi ở Trường Sa
    .
    Ở quần đảo này có những phu quân rất yêu vợ. Xa gia đình đằng đẵng mấy năm trời, hàng tuần họ viết 2-3 lá thư, dồn lại thành 30-40 lá đợi khi tàu ra thì gửi vào đất liền. Có anh treo ảnh vợ đầy phòng, thỉnh thoảng nhớ quá lại hát cho... ảnh của vợ nghe.
    Đại úy Nguyễn Đăng Hải (sinh năm 1966), quê Nam Đàn, Nghệ An, là một người như thế. Trong căn phòng riêng của mình, Hải dán ảnh vợ lên vách tường, ***g ảnh vợ trong khung kính để ở đầu giường. Đôi khi, anh còn nằm ngâm nga những bài dân ca xứ Nghệ cho... những bức ảnh nghe. Hải tâm sự, vợ anh tên Nguyễn Thị Minh Giang, năm nay 31 tuổi, đang làm việc tại Công ty Xăng dầu Hàng không (TP HCM). Con trai của họ là Nguyễn Mạnh Cường, năm nay 12 tuổi. Hải ra đảo Thuyền Chài điểm B từ tháng 4/2002, hằng ngày xong việc là anh lại viết thư, ngắm ảnh vợ, hát cho vợ nghe. Thư của chị viết anh đọc đến thuộc lòng, đôi khi còn làm thơ để tặng chị nữa. Đáp lại tình cảm đó, chị Giang quan tâm tới chồng từng ly từng tý. Sợ anh đen, chị đã gửi ra đảo cả kem chống nắng và nước hoa.
    Mối tình của thượng úy Lương Văn Thanh, 37 tuổi, quê xã An Phụ, Kim Thành, Hải Dương và chị Nguyễn Thị Thảo, 28 tuổi, cũng rất lãng mạn. Anh chị yêu nhau từ năm 1991 khi đang là học sinh trường Hoàng Diệu, Hà Nội. Năm 1994, anh nhận nhiệm vụ ra đảo Đá Tây, xa nhau chỉ có những cánh thư kéo gần khoảng cách của tình yêu. Dù không có tàu ra, tàu vào liên tục nên thư viết đi có khi 3-4 tháng mới chuyển được, nhưng cả hai vẫn duy trì cách viết thư mỗi tuần 2-3 lá và dán kín lại, xếp chồng lên nhau. Có khi viết cả 30-40 lá rồi mà vẫn chưa có tàu ra. Năm 1996, sau 29 tháng công tác biền biệt ngoài Trường Sa, anh Thanh hoàn thành công tác trở lại đơn vị cũ và cưới vợ. Năm sau, cháu Lương Anh Tuấn ra đời và tháng 5/2002, người bố trẻ lại đi đảo Đá Tây lần thứ hai. Cũng như lần trước, vợ chồng anh vẫn viết thư đều đặn. Tàu ra đảo vào dịp Tết vừa qua, anh nhận được 35 lá thứ của vợ.
    Anh Lê Bá Tâm với khăn quàng đỏ của con gái gửi.
    Thiếu tá Lê Bá Tâm hiện là đảo phó tham mưu trưởng đảo An Bang. Đầu năm 2004 là lần thứ hai anh ra công tác ở đảo với lỉnh kỉnh nhiều thứ quà của vợ - chị Phạm Thị Lý. Tháng 8/2003, anh về nghỉ phép, đầu năm 2004 quay lại đảo An Bang. Những ngày về nhà ở Quảng Tân, Quảng Xương, Thanh Hoá, cứ mỗi lần anh ra khỏi nhà để thăm thú bà con láng giềng là vợ nằng nặc đòi đi cùng. Trẻ con trong xóm cứ chạy theo trêu: "Ông Tâm, bà Lý hai người tâm lý quá". Dù đã có hai con gái, một học lớp 5, một vừa vào lớp 1, nhưng hai vợ chồng vẫn như mới cưới.
    Những lúc rảnh rỗi, vợ anh đòi nghe chuyện ở Trường Sa. Nghe nói đảo thiếu rau xanh, bố vợ anh lẳng lặng phơi khô cho con rể 3 kg rau má và 3 kg quả mướp đắng. Còn chị Lý mua tặng chồng một chiếc lược chải đầu gấp được cùng gương, con gái tặng bố chiếc khăn quàng đỏ để "khi nào bố nhớ con thì mang ra xem". "Tôi cất kỹ những món quà thấm đẫm tình yêu thương của quê hương vào trong hòm, lâu lâu mang ra xem. Đây là những món quà tinh thần, giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống trên đảo", anh Tâm thổ lộ.
    Sống, bám trụ trên quần đảo Trường Sa để bảo vệ chủ quyền, biển đảo của tổ quốc là thử thách lớn đối với cán bộ, chiến sĩ mỗi lần ra công tác nơi đây. Dù khó khăn gian khổ đến đâu, anh em cũng vượt qua tất cả vì phía sau các anh là những người thân ở hậu phương. Tất cả được gửi gắm qua những lá thư, những món quà dù nhỏ nhất, nhưng với chiến sĩ Trường Sa, đó là tài sản tinh thần vô giá. Rất nhiều người đã bộc bạch rằng, nếu ai có ý định gửi quà ra Trường Sa thì hãy gửi thư. Với quần đảo này, thư của đất liền cùng tình cảm quê hương sẽ là động lực tốt nhất cho các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ.
    Diệu Linh (20/12/07 )
  3. Capuccino

    Capuccino Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị tạm biệt cái ấm phương Nam, mấy ngày nay đi tìm áo ấm mà ko có ngày kia là xuất phát rùi, chưa xin sếp nghỉ, chưa chuẩn bị gì nhiều cơ mà quyết tâm rùi
  4. TimBank

    TimBank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.884
    Đã được thích:
    0
    Thế là đã qua những ngày ấy rùi!
    Nhanh thật!
    Bây giờ đọng lại là nỗi nhớ!
    Nhớ & thèm những phút phiêu nhớ đến nao lòng
  5. vietqna

    vietqna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    0
    Cay cú đến thế! Đúng là vật chất xa hoa làm hoen rỉ ám ố tất cả các giá trị truyền thống ... thầy bà gì mà lại thế
    Cũng chính vì nghĩ thực tập ở trường gần nhà cho nó thuận tiện, dù sao gặp thầy cô cũ cũng vui và dễ hơn... ai dè cuối đợt thực tập lại đổ ra chuyện này
    Mình cũng chẳng biết tư vấn cho em nó ra sao? chẳng lẽ lại đi thầy? khuyên em nó đi là mình phá vỡ nguyên tắc của mình, mà không đi thì liệu có xong ???
    Dặn lòng ko cay cú nhưng cứ cay cú ko chịu được
    ...
  6. Daihocdanang

    Daihocdanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Lại thêm một đêm bóng đá nữa ... mãi vẫn ko chịu hạn chế sở thích này được - nhất là trong thời kỳ bận rộn như rày
    Thôi thì bù qua đắp lại vậy
  7. onggiachayratnhanh

    onggiachayratnhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    4.237
    Đã được thích:
    0
    Ông bạn tôi mới quen là dân dạy văn thứ thiệt , mới từ đất Quảng ra thủ đô lần đầu . ông say sưa kể : " đây là lần đầu , tôi được nhà trường cử làm đoàn trường dẫn mấy chục học sinh đi thực tế ở thủ đô . Chúng tôi hiện ở khách sạn Khăn quàng đỏ . Mới có mấy ngày ra đây thôi mà chúng tôi đã đi tham quan được nhiều nơi . Phải nói là Hà Nội của các ông đẹp lắm " .
    Thấy chúng tôi là dân văn chương , ông cười : " Cái hồi còn là lính chiến trường B3 , có một lần , tôi được nghe một đồng đội quê Nam bộ đọc cho nghe hai câu ca ao về lá diêu bông . Hai câu ca dao ấy như thế này : " Diêu bông , diêu bổng , diêu bồng / Chị đã có chồng , kiếm lá làm chi " . Là nhà thơ , đọc xong hai câu lục bát biến thể này , ông thấy có hay và có đang nhớ không ? Còn bây giờ , nghe người ta ê a ề à mấy câu mà tôi hãi . Hãi thực sự . Ví dụ : " Tình yêu đến , em ko mong đợi gì / Tình yêu đi , em không hề nuối tiếc / Ngày xa xưa em hát giữa dòng sông / Ngày hôm nay , em hát giữa dòng đời . Hay Yếm rách còn ngăn được gió / Tình em dang dở yếm nào che . Ca từ như thế thì chẳng thơ và chẳng đẹp chút nào . Trong tình yêu mà không mong đợi , không khắc khoải , không tiếc nuối , không luyến nhớ thì đâu còn gọi là tình yêu ? Một khi đã không mong đợi , ko nuối tiếc thì còn là tình gì nữa mà còn hát giữa dòng sông với cả dòng đời ! Còn lấy uếm rác ra để mà che gió , lấy yếm ra mà vin vào , làm chỗ dựa cho tình yêu , thì nghe không ổn chút nào . Bản thân tôi là thầy giáo dạy văn chương , tôi thấy cách vơ vào ấy rất phản thẩm mĩ , nếu không muốn nói là ghê cả người " .
    Nói đến đây , tôi thấy ông bất chợt ngửa mặt lên trời , thở dài sườn sượt .
    Tôi xoay ra hỏi chuyện khác . Ông tiếp tục : " Dân Hà Nội hồi này cũng uống bia dữ quá ! Tôi không ngờ ờ trong lòng cái phố không lớn lắm như thế này , ở giữa trưa , mà có đến cả nghìn người ngồi với nhau để cùng cụng ly và nói dóc . Ở trỏng cũng uống bia , uống rượu , cũng nhậu lai rai nhưng người ta chỉ ngồi với nhau vào giác chiều tối . Ông hỏi tại sao ư ? Tại sau buổi trưa , vẫn còn nửa ngày làm việc nữa . Đã uống rượu , uống bia mất thắng ( phanh ) như thế này , đi đứng không vững vàng như thế kia , thì còn sức lực và tư thế gì mà về cơ quan nữa ? " .
    Ngồi chung bàn ăn với chúng tôi là mấy ông bạn khác .Cho dù biết một ông khách lạ , lại là khách văn từ đất Quảng ra , nhưng suốt buổi họ chỉ bàn đến giá nhà chung cư lên , giá cổ phiếu xuống ... Tóm lại , những việc họ trao đi đổi lại một cách sôi nổi , say sưa rặt quanh chuyện đánh quả , mánh mung , tiền bạc cả .
    Thấy ông có vẻ coi mình như người ngoài cuộc , tôi nói nhỏ : " Đời sống bây giờ thực tế quá phải ko ? Cái chất lãng mạn hình như ngày một ít dần . Nhưng gặp ông lần này , tôi thấy thúc vị . Trước hết là được làm quen với ông . Sau nữalà từ ông ma tôi có được 2 câu ca dao thật hay : " Diêu bông , diêu bổng , diêu bồng / Chị đã có cồng , kiếm lá làm chi " .
    Được onggiachayratnhanh sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 24/04/2008
  8. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Trích lại đây để cảm thấy hối lỗi vì đã nhiều sai về thầy. Dù thầy ko biết chuyện nhưng trong thâm tâm mình cảm thấy có lỗi. Cũng bởi vì trắng đen mấy ai phân rõ rạch ròi?! Cũng bởi vì sức mạnh của vật chất xa hoa làm lu mờ nhân cách - tự trọng ?! ... cũng bởi vì gương xấu khoe (báo chí) nhiều, tốt ít biểu dương ?! ...
    Vẫn biết đâu đó vẫn còn tiêu cực, đâu đó có những việc mà số đông cho là lẽ đương nhiên, lẽ thường ... nhưng sự việc đã qua cũng đã giúp em vỡ ra nhiều điều, xem ra những giá trị truyền thống vẫn còn đất sống, vẫn còn chổ đứng ...
  9. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Sáng mai là mình đã có mặt ở Hội An rồi ....
  10. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Dạo này sao thấy nản ghê, không biết cảnh này sẽ kéo dài trong bao lâu đây nữa :-<

Chia sẻ trang này