1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhặt sạn cho báo Thanh Niên

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Nakata, 22/04/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    Nhặt sạn cho báo Thanh Niên

    http://www2.thanhnien.com.vn/Thegioi/2007/4/22/189713.tno

    Cuộc đua vũ trang trong lòng biển

    Cuộc chạy đua vũ trang được coi như chính thức chấm dứt vào năm 1991, khi Liên Xô tan rã. Thế nhưng, từ đó đến nay cuộc chạy đua ấy giữa Mỹ và Nga vẫn âm thầm diễn ra trên khắp các lĩnh vực: từ hệ thống phòng không, không quân cho đến hải quân, mà trong đó lực lượng tàu ngầm chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.

    Khởi đầu cuộc đua

    Chương trình xây dựng tàu ngầm nguyên tử (TNNT) được Mỹ chính thức phê chuẩn vào tháng 12/1945 và bước sang năm 1946, cường quốc này bắt đầu bắt tay vào hiện thực hóa chương trình. Tuy thế, phải đến năm 1948 thì Mỹ mới hoàn thiện việc thiết kế loại tàu này. Và sau 4 năm đóng tàu, ngày 14/6/1952 chiếc TNNT đầu tiên trên thế giới mang tên Nautilus được hạ thủy. Sau một thời gian thử nghiệm, tháng 9/1955 nó được chính thức giao cho lực lượng hải quân Mỹ.

    Cho dù đây là kế hoạch bí mật của Mỹ, nhưng phía Liên Xô cũng nắm được tin tức. Vì thế ngày 9/9/1952, khi phía Mỹ đã sản xuất thành công TNNT thì Stalin mới ký lệnh thành lập 2 nhóm chuyên gia: Một nhóm thiết kế và một nhóm thi công loại tàu này.

    Đến tháng 3/1953, bản thiết kế TNNT của Liên Xô hầu như đã hoàn tất, và cường quốc này coi đây là nhiệm vụ bí mật quốc gia, được đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ và các lãnh đạo cao cấp. Ngày 24/9/1955, Liên Xô chính thức khởi công việc đóng TNNT 627, đến ngày 9/8/1957 tàu 627 được hạ thủy, mang bí danh K3. Sau một thời gian thử nghiệm, đến tháng 1/1959, tàu K3 chính thức được chuyển giao cho lực lượng hải quân Xô Viết.

    Không ngừng đầu tư
    Cả Mỹ và phía Liên Xô sau khi hạ thủy TNNT đầu tiên vào thập niên 1950 đều không ngừng cải tiến, liên tục sản xuất những mẫu mã mới ngày càng hiện đại hơn. Ngay cả khi Liên Xô tan rã thì phía Nga vẫn tiếp tục đeo đuổi chương trình xây dựng lực lượng TNNT mạnh.

    Một điều khá thú vị là trong vòng 7 - 8 năm trở lại đây, trong khi Mỹ chỉ tập trung xây dựng TNNT đa năng Virginia, thì phía Nga cùng một lúc sản xuất cả 3 loại TNNT cơ bản: Tàu ngầm nguyên tử chiến lược loại 955 - Borei, có khả năng phóng tên lửa xuyên lục địa; loại 949A - Antei có tên lửa có cánh và loại đa năng 885 - Jacen.

    Cho dù trong những năm qua, đặc biệt là trong thập niên 1990, nền kinh tế quốc dân của Nga gặp nhiều khó khăn, nhưng chính phủ nước này vẫn coi việc phát triển lực lượng TNNT là một trong những ưu tiên hàng đầu. Nga sẵn sàng đóng những con tàu đắt tiền không thua kém với loại được cho là hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là USS Virginia.

    Hiện Nga đang tập trung vào loại tàu đa năng 885 - Jacen. Theo nhiều nguồn thông tin, lực lượng hải quân Nga đang đóng mới từ 2 đến 4 con tàu loại này với tính năng siêu việt hơn: Vũ khí được trang bị 8 bệ phóng ngư lôi với 30 trái ngư lôi và 24 tên lửa hành trình có cánh. Trong khi đó, loại tương tự của Mỹ chỉ có 4 bệ phóng ngư lôi với 26 trái ngư lôi và 12 tên lửa hành trình. Ngoài ra, Nga còn tinh giảm được biên chế lính hải quân của mình, nếu như tàu 885 - Jacen chỉ cần ê-kíp 55 người thì loại USS Virginia của Mỹ phải cần từ 100 đến 130 người (tùy theo từng thế hệ tàu). Điều này phần nào cũng cho thấy tính tự động hóa của hạm đội hải quân Nga đã được nâng cao hơn của Mỹ.

    Không ngừng cải tiến

    Sau hơn 10 năm chuẩn bị, kể từ năm 1996, vào ngày 15/4 vừa qua, tại căn cứ Severodvynsky gần vùng biển Arctic thuộc Hạm đội phương Bắc, Nga lại vừa hạ thủy thêm một chiếc TNNT chiến lược thế hệ mới mang tên Yuri Dolgoruky, loại 955 - Borei. Trước mắt trong năm 2007 này Yuri Dolgoruky sẽ được neo tại bến để kiểm tra lại các thông số, quy trình hoạt động (cho đến hết tháng 10), sau đó sẽ tiến hành các thử nghiệm kỹ thuật - quân sự, rồi sẽ được biên chế vào Hạm đội phương Bắc. Hiện việc chuẩn bị kỹ thuật của con tàu này mới chỉ đạt 82%.

    Tàu Yuri Dolgoruky được trang bị loại tên lửa chiến lược Buvala-M mang đầu đạn hạt nhân. Đây là loại tên lửa có tính năng kỹ thuật cực kỳ hiện đại, có những "động tác" kỹ thuật lắt léo độc nhất vô nhị và có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 8.000 km. Ngoài ra, tàu này còn được trang bị hệ thống phóng ngư lôi tiên tiến. Trước đó Nga cũng hạ thủy con tàu tương tự mang tên Vladimir Monomakh. Ngoài ra Nga còn đang đóng mới thêm 2 con tàu cùng thế hệ này.

    Có thể thấy, sau khoảng 10 năm thời hậu Xô Viết, giờ đây lực lượng TNNT của Nga không hề thua kém so với Mỹ, Anh và các nước phương Tây khác. Đây thực ra là bước chuẩn bị từ trước đó: Từ giữa những năm 1980, khi Mỹ biểu dương lực lượng TNNT của mình, thì lập tức các lãnh đạo Liên Xô đã triển khai kế hoạch xây dựng TNNT, mà kết quả của nó đã và đang được hiện thực hóa như hiện nay.

    Điều đáng lưu ý là Liên Xô trước đây và Nga sau này đều chủ động tự xây dựng lộ trình tự lập về mặt thiết kế các thế hệ TNNT mà không muốn sao chép các mô hình đã có của Mỹ hay phương Tây. Chính vì thế, từ hệ thống điều khiển (chỉ huy) đến hệ thống hỏa lực của các TNNT đều có những tính năng riêng nhưng không hề thua kém so với các quốc gia khác.

    Đâu là đích ngắm?

    Một câu hỏi đặt ra là: Nếu như Chiến tranh lạnh đã kết thúc thì cả Nga và Mỹ sản xuất TNNT để làm gì? Cả hai phía đều nêu ra lý do: "Để chống lại chủ nghĩa khủng bố". Đương nhiên TNNT dùng để phục vụ các cuộc chiến dưới nước, nhưng mặt khác nó cũng cần để đánh chặn tên lửa của các tổ chức khủng bố (!?). Thế nhưng để chống lại những tên khủng bố thì cách tốt nhất là phải chiến đấu trên bộ, dùng xe tăng, trọng pháo hay đơn giản hơn là súng trường để tiêu diệt chúng. Có lẽ câu trả lời chính xác sẽ nằm ở phương diện khác.

    Hiện nay, ngoài Mỹ, các quốc gia có lực lượng TNNT hùng hậu đều thuộc khối NATO: Anh và Pháp. Nếu tính cả Trung Quốc (hiện cũng đang nỗ lực xây dựng TNNT) thì thực tế sức mạnh TNNT của cả 3 nước này đều không phải là đối trọng nếu không muốn nói còn thua xa cả Mỹ lẫn Nga. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Nga và Mỹ không cần thiết phải tăng cường sức mạnh cho lực lượng TNNT của mình.

    Như vậy, câu trả lời ở đây là: Cả Nga và Mỹ đều xây dựng, phát triển lực lượng TNNT chỉ để "phòng - chống" lẫn nhau. Mỹ cần TNNT loại "Ohio" và Nga - Yuri Dolgoruky, để chạy đua hạt nhân. Nga đóng TNNT Antei để tiêu diệt các máy bay phản lực của "đối thủ hiện hữu" thì Mỹ có TNNT Virginia, Los Angeles.... Để bảo vệ các con tàu mang đầu đạn hạt nhân của mình cũng như để truy tìm tiêu diệt "các đối thủ lạ".

    Cuộc chạy đua vũ trang trong lòng biển đã được 50 năm. Và giờ đây chưa có dấu hiệu ngừng lại.

    Hoàng Hoài Sơn


    Cũng trong bài viết này có đưa một cái ảnh về "tên lửa chiến lược Buvala-M trang bị cho tàu ngầm nguyên tử Yuri Dolgoruky", nhưng thực ra lại là ảnh một tên lửa đẩy (có lẽ được phóng từ Nga).

    Thiết nghĩ những bài viết về KTQS, Ban Biên tập báo THanh Niên nên gửi tới TTVN và Box KTQS để anh em hiệu đính. Các báo bây giờ tùy tiện và đăng ẩu quá, nhất là tạp chí ANTG, đăng nhiều bài về KTQS mà thông tin rất không chuẩn.
  2. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Hôm qua có đọc bài này và mắc cười gần chết . Công nhận ông báo TN này cẩu thả về những bài viết về tin tức quân sự thiệt ! Có lẽ mấy ông phóng viên nghĩ đơn giản là người đọc sẽ không biết Antei là TNNT hay là hệ thống phòng không hoặc TNNT có thể tiêu diệt máy bay phản lực .... Còn hình ảnh để minh hoạ cho cái tên lửa Bulava thì đưa cái hình nào là tên lửa gì cũng được miễn nó là tên lửa . Mà buồn cười thay mấy ông nhà báo này thông tin đầy trên mạng mà mấy ông ấy chẳng chịu tìm cho . Hay là mấy ông ấy lại mù In tơ nét nhỉ
  3. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    Antei là TNNT thì đúng là cao thủ rồi! không khác gì cái bức ảnh Hải Quân Việt Nam các bố ấy đưa ngay hình bọn khựa vào hic hic!!
  4. solazy

    solazy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Ảnh quả tên lửa mà báo Thanh Niên gọi là tên lửa Bulava hình như là tên lửa phóng tàu vũ trụ. Tên lửa đấy mà đặt được trên tàu ngầm thì ...
  5. HelloVINA

    HelloVINA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Trong các loại tàu ngầm của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay thì loại mà NATO gọi là Oscar II (thuộc lớp Oscar) cũng được gọi là Antey (hay Antei), tên đầy đủ là Project 949A Antey. Loại này sử dụng năng lượng hạt nhân nên có thể gọi là tàu ngầm hạt nhân. Project 949A Antey có khả năng phóng tên lửa đạn đạo chiến lược cũng như một số tên lửa hành trình thông thường.
    Một điểm đáng chú ý là Liên Xô (và Nga) có nhiều loại vũ khí có tên gọi là Antey, chẳng hạn như một số hệ thống tên lửa phòng không và chống tên lửa đạn đạo (VD: Antey-2500). Đó là do những loại vũ khí này được thiết kế tại Văn phòng NPO Antey.
    Báo TN ghi là "Nga đóng TNNT Antey" để tiêu diệt máy bay gì đó thì e là nhầm giữa một mớ cái tên Antey trong hệ thống vũ khí của Nga.
    Được HelloVINA sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 23/04/2007
  6. GAZ39371

    GAZ39371 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    Thiết nghĩ những bài viết về KTQS, Ban Biên tập báo THanh Niên nên gửi tới TTVN và Box KTQS để anh em hiệu đính. Các báo bây giờ tùy tiện và đăng ẩu quá, nhất là tạp chí ANTG, đăng nhiều bài về KTQS mà thông tin rất không chuẩn.
    vì sự bí mật về các bài viết trong tương lai của báo và vì sự độc quyền về bái báo, chúng tôi sẽ ko gửi cho ttvnol. nếu chúng tôi gửi thì kế hoạch của chúng tôi sẽ bị lộ và các báo khác sẽ ăn chặn mất.
    em nghĩ người ta sẽ nói thế nếu biết về phần này.
    ps: em chẳng dính dáng chỉ tới báo chí đâu nha.
  7. dangore

    dangore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Có đ/c nao biết Hoàng Hoài Sơn ,tác giả bài báo là ai kg?
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ảnh lính TQ còn chú thích là HQNDVN được thì mấy cái này chỉ là chuyện nhỏ.
  9. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Em nhớ lúc trước trong vụ đăng ảnh bọn tàu rồi bảo ảnh quân mình có 1 bác trong box đã gọi điện đến toà soạn của báo khỉ gió này, hay anh em mình cũng làm thế.Bao nhiêu lần rồi, báo chí cứ làm như ai cũng kém như họ ý, không có tính tôn trọng độc giả tý nào cả.Mà báo TN cũng có diển đàn nhân dân đấy, hay anh em mình vào đó gửi kiến nghị, hoặc viết 1 bài bắt họ phải đính chính
    Được binto sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 23/04/2007
  10. HelloVINA

    HelloVINA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Bác có đường link vụ này không? Cho em nghía cái vì chưa được thấy.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này