1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHẶT SẠN (hay Phòng phẫu thuật thẩm mỹ Tiếng Việt)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Cái gì giáo điều thì tớ không biết chứ có một cái chắc chắn một vài người nên áp dụng: nói điều gì phải chứng minh. Giáo điều ở chỗ nào ? Con số bảy mươi phần trăm ở đâu ra ? Và vài điều khác nữa .... Cám ơn bác yeungon đã nói giùm.
    Dạo này bác yeungon ít lên box nhỉ ?
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 01:11 ngày 04/09/2004
  2. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác. Thật tình mà nói, các bác ở đây ở không quá đi tìm tòi những lỗi không đáng. Riết rồi chỉ có các bác cùng hệ tư tưởng là gật gù với nhau. Khi mới thấy chủ đề này mở lần đầu tôi mừng là cũng có người quan tâm tới chuyện giữ sự trong sáng cho tiếng Việt nhưng được 1 hồi thấy giống vạch lá tìm sâu quá chừng nên cũng chẳng đoái hòai gì nữa.
    Nói các bác đừng giận. Có sao nói vậy. Hình như có nhiều người "nhiễm" ngoại ngữ rồi nên rất thích áp đặt cấu trúc ngữ pháp ngoại ngữ cho TV.
  3. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác. Thật tình mà nói, các bác ở đây ở không quá đi tìm tòi những lỗi không đáng. Riết rồi chỉ có các bác cùng hệ tư tưởng là gật gù với nhau. Khi mới thấy chủ đề này mở lần đầu tôi mừng là cũng có người quan tâm tới chuyện giữ sự trong sáng cho tiếng Việt nhưng được 1 hồi thấy giống vạch lá tìm sâu quá chừng nên cũng chẳng đoái hòai gì nữa.
    Nói các bác đừng giận. Có sao nói vậy. Hình như có nhiều người "nhiễm" ngoại ngữ rồi nên rất thích áp đặt cấu trúc ngữ pháp ngoại ngữ cho TV.
  4. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    [quote-yeungon viết lúc 19:20 ngày 01/07/2004-]
    http://ttvnol.com/baochi/365213/trang-8.ttvn
    Đô thị bị? sa mạc hoá
    Thực tế hiện nay, một số nhà đầu tư sau khi ?ocố gắng? xây dựng dự án kinh tế, ký được hợp đồng thuê đất nhưng không tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh, mà chỉ đóng cọc, lập hàng rào để? giữ đất. Hàng trăm hecta đất bị san phẳng, bỏ hoang giữa lòng thành phố trở thành nỗi xót xa của người dân. [Cả đoận này cũng có vấn đề nhưng khó nói quá. Nhờ các bác
    =========================================
    Bình luận: Đoạn viết này tớ thấy chẳng có vấn đề gì cả cả về ngữ pháp lẫn ngôn từ. Đọc nó lên tớ hiểu rõ tác giả muốn nói gì, cái điều tác giả muốn nói được thể hiện rất rõ ràng.
    ==========================================
    Chuyển đổi cơ cấu trong phát triển sản xuất là đòi hỏi khách quan trong kinh tế thị trường, tuy nhiên nếu không chú trọng đến hiệu quả từng dự án thì không những không đem lại hiệu quả mà còn biến thành phố thành những sa mạc. [Câu dài quá đâm ra lủng củng. Nên tách thành hai câu.]
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Bình luận: Câu trên không thể gọi là dài, nếu tách thành hai câu thì lại trở nên tủn mủn và không liền mạch.
    ==========================================
    Việc sa mạc hoá đô thị còn tác động lớn đến môi trường sinh thái. Mấy ngày qua, Hà Nội và nhiều địa phương đang phải gánh chịu những đợt nắng nóng, có ngày nhiệt độ lên tới 38-39 độ C. Nhiều sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Các cửa hàng điện máy thi nhau tăng giá nhưng vẫn bán chạy. [Câu này lạc đề]
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Bình luận: Tớ không cho nó lạc đề, câu đó mang tính chất minh hoạ, càng làm cho ý chính của đoạn văn thêm sinh động.
    ============================================
    Sống trong cảnh không khí oi nồng [Bầu không khí chứ ai lại nói cảnh không khí]
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Bình luận: Nói "cảnh không khí oi nồng" cũng chả sao, Với thành ngữ "cảnh cá chậu chim ***g" thì khi dùng người ta phải nói là, ví dụ, sống trong cảnh cá chậu chim ***g. Cái "Cảnh" ở đây tác giả đề cập tới là "Không khí oi nồng". Theo tớ, người ta hay dùng "cảnh" ghép với một từ, một thành ngữ...để mô tả tình trạng dưới góp độ của người xem tranh. "Tôi không thể chịu cứ phải sống trong Cái cảnh Sớm Mài Cưa Trưa Rửa Đục này được nữa"; "Cái cảnh chồng chung vợ chạ..." Trong câu của tác giả, "Không khí oi nồng" cũng được sử dụng theo lối ấy.
    ===========================================
    ở thành phố mới cảm nhận được giá trị của đồng bằng, sông nước, rừng cây. Dường như cái nóng [ thêm chữ của/trong vào đây] những ngày qua là lời cảnh báo của trời đất đối với con người, trước sự tiến công [tiến công hay tấn công. Hai từ này không đồng nghĩa chứ nhỉ?] của nền kinh tế hiện đại, mà chúng ta chưa có đủ tri thức để ?otiêu hoá? nó.
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Bình luận: Tác giả dùng "của" không có gì sai. Nói về tu từ thì cũng hợp lý. Tuy nhiên, chỉ có một chỗ tớ đồng ý với yeungon là việc thay từ "tiến công" bằng "tấn công" thì phù hợp hơn.
    Vài ba ý kiến cá nhân xin đóng góp.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 10/09/2004
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    [quote-yeungon viết lúc 19:20 ngày 01/07/2004-]
    http://ttvnol.com/baochi/365213/trang-8.ttvn
    Đô thị bị? sa mạc hoá
    Thực tế hiện nay, một số nhà đầu tư sau khi ?ocố gắng? xây dựng dự án kinh tế, ký được hợp đồng thuê đất nhưng không tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh, mà chỉ đóng cọc, lập hàng rào để? giữ đất. Hàng trăm hecta đất bị san phẳng, bỏ hoang giữa lòng thành phố trở thành nỗi xót xa của người dân. [Cả đoận này cũng có vấn đề nhưng khó nói quá. Nhờ các bác
    =========================================
    Bình luận: Đoạn viết này tớ thấy chẳng có vấn đề gì cả cả về ngữ pháp lẫn ngôn từ. Đọc nó lên tớ hiểu rõ tác giả muốn nói gì, cái điều tác giả muốn nói được thể hiện rất rõ ràng.
    ==========================================
    Chuyển đổi cơ cấu trong phát triển sản xuất là đòi hỏi khách quan trong kinh tế thị trường, tuy nhiên nếu không chú trọng đến hiệu quả từng dự án thì không những không đem lại hiệu quả mà còn biến thành phố thành những sa mạc. [Câu dài quá đâm ra lủng củng. Nên tách thành hai câu.]
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Bình luận: Câu trên không thể gọi là dài, nếu tách thành hai câu thì lại trở nên tủn mủn và không liền mạch.
    ==========================================
    Việc sa mạc hoá đô thị còn tác động lớn đến môi trường sinh thái. Mấy ngày qua, Hà Nội và nhiều địa phương đang phải gánh chịu những đợt nắng nóng, có ngày nhiệt độ lên tới 38-39 độ C. Nhiều sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Các cửa hàng điện máy thi nhau tăng giá nhưng vẫn bán chạy. [Câu này lạc đề]
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Bình luận: Tớ không cho nó lạc đề, câu đó mang tính chất minh hoạ, càng làm cho ý chính của đoạn văn thêm sinh động.
    ============================================
    Sống trong cảnh không khí oi nồng [Bầu không khí chứ ai lại nói cảnh không khí]
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Bình luận: Nói "cảnh không khí oi nồng" cũng chả sao, Với thành ngữ "cảnh cá chậu chim ***g" thì khi dùng người ta phải nói là, ví dụ, sống trong cảnh cá chậu chim ***g. Cái "Cảnh" ở đây tác giả đề cập tới là "Không khí oi nồng". Theo tớ, người ta hay dùng "cảnh" ghép với một từ, một thành ngữ...để mô tả tình trạng dưới góp độ của người xem tranh. "Tôi không thể chịu cứ phải sống trong Cái cảnh Sớm Mài Cưa Trưa Rửa Đục này được nữa"; "Cái cảnh chồng chung vợ chạ..." Trong câu của tác giả, "Không khí oi nồng" cũng được sử dụng theo lối ấy.
    ===========================================
    ở thành phố mới cảm nhận được giá trị của đồng bằng, sông nước, rừng cây. Dường như cái nóng [ thêm chữ của/trong vào đây] những ngày qua là lời cảnh báo của trời đất đối với con người, trước sự tiến công [tiến công hay tấn công. Hai từ này không đồng nghĩa chứ nhỉ?] của nền kinh tế hiện đại, mà chúng ta chưa có đủ tri thức để ?otiêu hoá? nó.
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Bình luận: Tác giả dùng "của" không có gì sai. Nói về tu từ thì cũng hợp lý. Tuy nhiên, chỉ có một chỗ tớ đồng ý với yeungon là việc thay từ "tiến công" bằng "tấn công" thì phù hợp hơn.
    Vài ba ý kiến cá nhân xin đóng góp.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 10/09/2004
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Thôi tuỳ cảm nhận và khả năng của mỗi chúng ta về tiếng Việt. Tôi nghĩ là tôi không nên sa đà vào việc trả lời nktvnvn nữa. Cả bài trích lại và đánh giá của levant57nữa vì esuhavy_84 đã mổ xẻ khá kỹ rồi. Chỉ xin nói một câu là phần đánh giá của levant57 đã bộc lộ khá nhiều điều ... không mấy thú vị (tôi trộm nghĩ) về ... chính tác giả!
    Bây giờ góp thêm mấy câu này (lấy của ngưòi khác) để các ''bác sỹ'' mổ xẻ nào.
    1) Họ tiếp tục giết trên biển Bắc cá voi xanh.
    2) Những người cứu hộ lôi ra từ đống đổ nát các nạn nhân.
    3) Năm 1991 và 1995, khi ở Pháp, nhân dịp báo cáo về cấu trúc của câu tiếng Việt, tôi phản đối khái niệm topicalization của Chomsky, thì tôi đã gặp được một sự đồng tình hoàn toàn hất trí của tất cả các thính giả có mặt.

  7. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Thôi tuỳ cảm nhận và khả năng của mỗi chúng ta về tiếng Việt. Tôi nghĩ là tôi không nên sa đà vào việc trả lời nktvnvn nữa. Cả bài trích lại và đánh giá của levant57nữa vì esuhavy_84 đã mổ xẻ khá kỹ rồi. Chỉ xin nói một câu là phần đánh giá của levant57 đã bộc lộ khá nhiều điều ... không mấy thú vị (tôi trộm nghĩ) về ... chính tác giả!
    Bây giờ góp thêm mấy câu này (lấy của ngưòi khác) để các ''bác sỹ'' mổ xẻ nào.
    1) Họ tiếp tục giết trên biển Bắc cá voi xanh.
    2) Những người cứu hộ lôi ra từ đống đổ nát các nạn nhân.
    3) Năm 1991 và 1995, khi ở Pháp, nhân dịp báo cáo về cấu trúc của câu tiếng Việt, tôi phản đối khái niệm topicalization của Chomsky, thì tôi đã gặp được một sự đồng tình hoàn toàn hất trí của tất cả các thính giả có mặt.

  8. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  10. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Mổ xẻ 3 câu này:
    1) Họ tiếp tục giết trên biển Bắc cá voi xanh.
    Cấu trúc: Chủ ngữ (họ) + động từ (tiếp tục giết) + trạng ngữ không gian (trên biển Bắc) + tân ngữ trực tiếp (cá voi xanh). Thường thấy thì động từ và bổ ngữ của động từ đi liền với nhau. Cách chêm trạng ngữ vào giữa hai thành phần này, như trên, là phong cách văn chương, không phù hợp với báo chí, văn nói. Sửa thành: Họ tiếp tục giết cá voi xanh trên biển Bắc.
    2) Những người cứu hộ lôi ra từ đống đổ nát các nạn nhân.
    Cũng vậy: chêm trạng ngữ không gian (từ đống đổ nát) vào giữa hành động (lôi ra) và bổ ngữ (các nạn nhân) thích hợp hơn với những câu bay ****.
    3) Năm 1991 và 1995, khi ở Pháp, nhân dịp báo cáo về cấu trúc của câu tiếng Việt, tôi phản đối khái niệm topicalization của Chomsky, thì tôi đã gặp được một sự đồng tình hoàn toàn nhất trí của tất cả các thính giả có mặt.
    "cấu trúc của câu tiếng Việt" là hoàn toàn không sai, nhưng hơi vụng về: "cấu trúc câu của tiếng Việt / cấu trúc câu trong tiếng Việt / cấu trúc câu tiếng Việt ".
    Từ thì ở trên sai hai lần:
    Thứ nhất, đã dùng thì thì phải bỏ dấu phẩy. Có dấu phẩy thì khỏi dùng thì. Ví dụ đơn giản: "Nếu mưa thì tôi ở nhà" hay "nếu mưa, tôi ở nhà" chứ không có "nếu mưa, thì tôi ở nhà".
    Thứ nhì, từ thì bắt buộc đi kèm với một liên từ khác đứng trước mệnh đề phụ (thì đứng trước mệnh đề chính). Ở đây không có mệnh đề phụ mà dùng thì để mở đầu mệnh đề chính là sai. Phải sửa lại thành:
    KHI tôi phản đối .... THÌ tôi đã gặp được ...
    (mệnh đề phụ) (mệnh đề chính)
    Còn không thế thì bằng từ nào khác nối hai mệnh đề cùng chức năng:
    Tôi phản đối .... VÀ tôi đã gặp được ...

Chia sẻ trang này