1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHẶT SẠN (hay Phòng phẫu thuật thẩm mỹ Tiếng Việt)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ người ta ít dùng "cựu đại tướng VNG" vì ý nghĩa tôn trọng thôi. Hơn nữa, theo tôi, không nói "cựu đại tướng VNG" không có nghĩa là "cựu tướng lĩnh" là sai.
    Muốn biết ẩu hay không còn phải có điểm tựa nữa? Bác invited nghĩ thế nào và dựa vào đâu cho rằng cách nói trên là ẩu?
  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ như HCMPusan, cựu tướng lĩnh tuy không thường dùng nhưng không có nghĩa là sai. Lý do:
    Cựu là một yếu tố Hán-Việt đã trở thành yếu tố ghép từ tự do. Ta có thể ghép cựu (cũng như tân) vào tất cả các từ có gốc Hán Việt để tạo từ mới:
    cựu học sinh
    cựu sinh viên
    cựu giáo viên
    cựu hiệu trưởng
    cựu tổng thống
    cựu chủ tịch
    vv danh sách dài lắm.
    Tướng lĩnh cũng có gốc Hán Việt, cho nên không có gì cản trở việc ta tạo từ: cựu tướng lĩnh.
  3. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ như HCMPusan, cựu tướng lĩnh tuy không thường dùng nhưng không có nghĩa là sai. Lý do:
    Cựu là một yếu tố Hán-Việt đã trở thành yếu tố ghép từ tự do. Ta có thể ghép cựu (cũng như tân) vào tất cả các từ có gốc Hán Việt để tạo từ mới:
    cựu học sinh
    cựu sinh viên
    cựu giáo viên
    cựu hiệu trưởng
    cựu tổng thống
    cựu chủ tịch
    vv danh sách dài lắm.
    Tướng lĩnh cũng có gốc Hán Việt, cho nên không có gì cản trở việc ta tạo từ: cựu tướng lĩnh.
  4. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì lại chia sẻ ý nghĩa của bạn invited. Nhưng tôi sẽ lập luận thế này: tướng tá cũng giống như các bậc học vị thạc sỹ , tiến sỹ ấy (Gọi là tước vị chăng?), như dân ấy, có giá trị vạn đại mãi mãi. Khi về hưu thì cũng vẫn cứ là tướng hay tiến sỹ chứ không phải là cựu tướng hay cựu tiến sỹ. Còn các chức vị như bộ trưởng bộ quốc phòng, chủ tịch, hiệu trưởng, ... thì chỉ dùng nhất thời khi đương chức mà thôi. Khi ''về vườn'' thì bắt buộc phải đeo thêm chữ là ''cựu hay ''nguyên'': nguyên chủ tịch nưóc, cựu thủ tướng, cựu hiệu trưởng, ... ''Quan nhất thời, dân vạn đại'' mà!
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì lại chia sẻ ý nghĩa của bạn invited. Nhưng tôi sẽ lập luận thế này: tướng tá cũng giống như các bậc học vị thạc sỹ , tiến sỹ ấy (Gọi là tước vị chăng?), như dân ấy, có giá trị vạn đại mãi mãi. Khi về hưu thì cũng vẫn cứ là tướng hay tiến sỹ chứ không phải là cựu tướng hay cựu tiến sỹ. Còn các chức vị như bộ trưởng bộ quốc phòng, chủ tịch, hiệu trưởng, ... thì chỉ dùng nhất thời khi đương chức mà thôi. Khi ''về vườn'' thì bắt buộc phải đeo thêm chữ là ''cựu hay ''nguyên'': nguyên chủ tịch nưóc, cựu thủ tướng, cựu hiệu trưởng, ... ''Quan nhất thời, dân vạn đại'' mà!
  6. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    "Tướng lĩnh" có chắc giống như "tiến sĩ" không?
  7. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    "Tướng lĩnh" có chắc giống như "tiến sĩ" không?
  8. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Nói là cựu tướng lĩnh hay cựu, nguyên thủ tướng...thì được nhưng nói nguyên, cựu tiến sĩ, cựu giáo sư, cựu bác học e không vô tai.
    Từ xưa đến nay dân gian vẫn gọi như vậy. Tớ thấy cứ những cá nhân nào được gọi tên theo vị trí, chức danh mà những vị trí, chức danh đó nằm trong một tổ chức thì những cá nhân đó sẽ được gọi là cựu hoặc nguyên khi người ấy không còn nằm trong tổ chức ấy nữa. Còn những tên gọi cho những học vị, học hàm, liên quan nhiều đến chuyên môn thì không cựu với nguyên gì cả. Người ta gọi ông này là cựu bí thư khi ông ấy không còn là bí thư nữa. Không gọi là ông A hiệu trưởng khi ông A không còn làm hiệu trưởng nữa. Chắc người ta không nói cựu tiến sĩ , cựu giáo sư, cựu bác học, cựu nhà văn, cưu nhà thơ...cả khi tiến sĩ không viết được công trình nào nữa, giáo sự không còn đi dạy nữa, bác học không còn cho ra sáng chế phát minh nữa, nhà văn không còn viết tiểu thuyết nữa, nhà thơ không còn làm thơ nữa. Dân gian nghĩ rằng nếu gọi họ thế là "không phải" với họ.
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Nói là cựu tướng lĩnh hay cựu, nguyên thủ tướng...thì được nhưng nói nguyên, cựu tiến sĩ, cựu giáo sư, cựu bác học e không vô tai.
    Từ xưa đến nay dân gian vẫn gọi như vậy. Tớ thấy cứ những cá nhân nào được gọi tên theo vị trí, chức danh mà những vị trí, chức danh đó nằm trong một tổ chức thì những cá nhân đó sẽ được gọi là cựu hoặc nguyên khi người ấy không còn nằm trong tổ chức ấy nữa. Còn những tên gọi cho những học vị, học hàm, liên quan nhiều đến chuyên môn thì không cựu với nguyên gì cả. Người ta gọi ông này là cựu bí thư khi ông ấy không còn là bí thư nữa. Không gọi là ông A hiệu trưởng khi ông A không còn làm hiệu trưởng nữa. Chắc người ta không nói cựu tiến sĩ , cựu giáo sư, cựu bác học, cựu nhà văn, cưu nhà thơ...cả khi tiến sĩ không viết được công trình nào nữa, giáo sự không còn đi dạy nữa, bác học không còn cho ra sáng chế phát minh nữa, nhà văn không còn viết tiểu thuyết nữa, nhà thơ không còn làm thơ nữa. Dân gian nghĩ rằng nếu gọi họ thế là "không phải" với họ.
  10. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Đây chủ yếu là vấn đề ngữ nghĩa. Cựu bác học nghe không vô tai vì tuy những người này đã về hưu, chức vị và học thức của họ vẫn có giá trị. Còn tổng thống, hiệu trưởng, bí thư khi hết nhiệm kỳ thì trở thành dân thường như mọi người.
    Cựu bác học cũng vậy, dù sao đi nữa thì học thức vẫn còn lại.
    Cựu nhà văn và cựu nhà thơ là không thể được vì 2 lý do:
    (1) Về nghĩa. Cựu cái gì thì không còn làm cái đó nữa. Nhà thơ và nhà văn lúc nào cũng sáng tác được, không có giới hạn về thời gian.
    (2) Về cấu từ. Nhà văn và nhà thơ là từ thuần Việt, nếu muốn thêm cựu đi nữa cũng phải dùng dạng Hán Việt tương ứng: cựu thi sĩ, cựu văn sĩ... vv

Chia sẻ trang này