1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHẶT SẠN (hay Phòng phẫu thuật thẩm mỹ Tiếng Việt)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1

    Tôi thấy hai cái lý của Esu và Yeungon (à quên, Yeu_ngon) đưa ra đều logic. Tuy nhiên tôi ủng hộ Esu hơn. Theo tôi, những động từ tiếng Việt biểu lộ các trạng thái tình cảm con người như yêu, ghét, thích, căm thù, kính trọng...thường được sử dụng theo cách Esu đã dẫn mà hoàn toàn không thấy sự khập khễnh, ngô nghê nào cả. Tôi rất yêu em; Tôi rất ghét thằng cha ấy; Cậu bé rất kính trọng thầy giáo của mình...nghe ...rất tự nhiên và không thấy cảm giác như nhai phải hạt sạn như khi nghe Tôi rất làm; Cô đó rất nấu bếp...
    Một đêm không trăng có em bé thỏ thẻ với yeu_ngon em rất yêu anh rồi lại nói tiếp em yêu anh rất nhiều thì cái sự sung sướng của người nghe sẽ nhân lên gấp đôi phải không? (just joking!)
    Tôi ngả theo Esu vì hai lẽ: Thứ nhất, không có quy tắc trong n gữ pháp tiếng Việt quy định không được nói như thế. Thứ hai, Đó là cách nói phổ biến của người VN. Đây có lẽ là điểm khác biệt của ngôn ngữ Việt chăng?
    Bản thân các từ yêu, ghét, cảm ơn...ngoài việc là động từ chúng đã hàm chứa chức năng của trạng từ do chúng diễn đạt trạng thái tình cảm của con người (Chúng ta hãy nhớ về định nghĩa thế nào là một trạng từ). Ngữ pháp tiếng Anh chặt chẽ là thế nhưng đôi khi người ta vẫn bắt gặp I too like, I too hate, I too want (Too là thái quá của Very)
    Đọc tới đây Yeu_ngon đừng cho tớ là vẫn thù cậu nhé.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 09:11 ngày 15/01/2005
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Với cái đà như trên chắc cậu Thaihonganh sẽ phản đối câu nói đã trở thành một chân lý: Người dân VN yêu tổ quốc mình vì cậu sẽ lập luận có nhiều người dân VN không yêu tổ quốc mình.
    Theo tôi trong trường hợp này nói lòng dân VN cũng được nhưng không hay. Lẽ ra nên nói ...đã đi vào lòng người dân VN. Còn nói nhiều người dân VN thì sai hoàn toàn. Người ta nói người dân VN kính yêu Bác Hồ. Không ai nói Nhiều người dân VN kính yêu Bác Hồ. Khi nói nhiều người dân VN...thì câu nói đó đã đi theo xu hướng khác.
    Cái này thì cậu nói đúng đây !!!
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 15/01/2005
  3. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Với cái đà như trên chắc cậu Thaihonganh sẽ phản đối câu nói đã trở thành một chân lý: Người dân VN yêu tổ quốc mình vì cậu sẽ lập luận có nhiều người dân VN không yêu tổ quốc mình.
    Theo tôi trong trường hợp này nói lòng dân VN cũng được nhưng không hay. Lẽ ra nên nói ...đã đi vào lòng người dân VN. Còn nói nhiều người dân VN thì sai hoàn toàn. Người ta nói người dân VN kính yêu Bác Hồ. Không ai nói Nhiều người dân VN kính yêu Bác Hồ. Khi nói nhiều người dân VN...thì câu nói đó đã đi theo xu hướng khác.
    Cái này thì cậu nói đúng đây !!!
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 15/01/2005
  4. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Phân tich của levant57 về tiểu loại từ có thể sử dụng vơi "rất" là rất hay. Chìa khoá nằm ở chỗ: những vị từ nào hàm nghĩa cấp độ thì có xu hướng sử dụng được với "rất". Vì vậy, không thể phủ định khả năng "rất cảm ơn" được. Đây là cách nói, theo tôi, hoàn toàn tự nhiên.
  5. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Phân tich của levant57 về tiểu loại từ có thể sử dụng vơi "rất" là rất hay. Chìa khoá nằm ở chỗ: những vị từ nào hàm nghĩa cấp độ thì có xu hướng sử dụng được với "rất". Vì vậy, không thể phủ định khả năng "rất cảm ơn" được. Đây là cách nói, theo tôi, hoàn toàn tự nhiên.
  6. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Nhân thể, nhờ yeu_ngon giải thich hộ sự khác biệt giữa "biết ơn" và "cảm ơn" và cho biết trên căn cứ nào yeu_ngon cho là "biết ơn" có thể dùng được với "rất" còn "cảm ơn" thì không?
  7. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Nhân thể, nhờ yeu_ngon giải thich hộ sự khác biệt giữa "biết ơn" và "cảm ơn" và cho biết trên căn cứ nào yeu_ngon cho là "biết ơn" có thể dùng được với "rất" còn "cảm ơn" thì không?
  8. yeu_ngon

    yeu_ngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Chà! Vừa mới tung esu một phát là mấy bác levant57 với HCMpusan phải vội ra hứng! Esu sướng thật! Đùa tí! Nhưng esu đau vẫn hoàn đau thôi! Nick Esu nên lên tiếng đi!
    Chỉ cần một câu này là đủ:
    cảm ơn mày nhưng chắc gì nó đã biết ơn mày.
    ''Cảm ơn'' thuộc nhóm động từ nói năng còn ''biết ơn'' mới là chỉ thái độ (propositional attitude).
    Tạm thế đã nhỉ vì xem ra khẩu khí của HCMPusan còn nặng mùi ân oán giang hồ quá. Chắc tại tôi phê cái bài ở chủ đề ngôn ngữ học giang hồ phải không? Dám đăng thì dám chịu chứ lại. Lại nhắn thêm bác HCMPusan: bác viết bài đi chứ, cứ đồng ý, gật đầu mãi thế không chán không mỏi sao?
    Chúc cả nhà vui vẻ!
  9. yeu_ngon

    yeu_ngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Chà! Vừa mới tung esu một phát là mấy bác levant57 với HCMpusan phải vội ra hứng! Esu sướng thật! Đùa tí! Nhưng esu đau vẫn hoàn đau thôi! Nick Esu nên lên tiếng đi!
    Chỉ cần một câu này là đủ:
    cảm ơn mày nhưng chắc gì nó đã biết ơn mày.
    ''Cảm ơn'' thuộc nhóm động từ nói năng còn ''biết ơn'' mới là chỉ thái độ (propositional attitude).
    Tạm thế đã nhỉ vì xem ra khẩu khí của HCMPusan còn nặng mùi ân oán giang hồ quá. Chắc tại tôi phê cái bài ở chủ đề ngôn ngữ học giang hồ phải không? Dám đăng thì dám chịu chứ lại. Lại nhắn thêm bác HCMPusan: bác viết bài đi chứ, cứ đồng ý, gật đầu mãi thế không chán không mỏi sao?
    Chúc cả nhà vui vẻ!
  10. yeu_ngon

    yeu_ngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Hai ''lẽ'' của levant57 không thể đứng vững vì chúng đề dựa trên những tiền giả định giả tạo vơ vào.
    1) Nói ''''không có quy tắc trong ngữ pháp tiếng Việt'''' là đã ngầm công nhận ngữ pháp tiếng Việt đã đạt đến mức hoàn hảo, đã có đầy đủ các quy tắc. Điều này là không đúng với thực tế vì ngữ pháp tiếng Việt chưa hoàn hảo, chưa đầy đủ và các nhà ngữ pháp còn phải liên tục tìm ra nhiều quy tắc khác nữa để bổ sung vào những quy tắc hiện có. Các tiếng khác ít nhiều cũng thế.
    2) Khẳng định ''''đây là cách nói phổ biến của người Việt Nam'''' là khẳng định hơi bạo phổi, thiếu căn cứ. Chưa có đủ bằng chứng thì không nên hồ đồ kết luận, nếu vẫn cố đưa ra kết luận thì kết luận đó cũng không có giá trị gì ngoài việc nó thực ra chỉ là một giả thuyết chứ đâu phải kết luận. Đừng chứng minh bằng google nhé.
    Kính.
    Được yeu_ngon sửa chữa / chuyển vào 20:47 ngày 15/01/2005

Chia sẻ trang này