1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHẶT SẠN (hay Phòng phẫu thuật thẩm mỹ Tiếng Việt)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Professionnel

    Le_Professionnel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Tôi xóa bài của bác Skept82 vì khen bác Levant57 không?đúng cách. Muốn khen / chê bài viết của ai thì nên (ít nhất) vài ba dòng phân tích ngắn gọn tại sao mình nghĩ nó hay / dở. Chứ viết cụt ngủn vài chữ như ?orât hay?, ?oquá sai? rồi?thôi thì dù khen hay chê vẫn thuộc loại ?ospam?.
    Tôi xóa một số bài viết của bác Khongtenso6, Levant57, và Yeu_ngon vì sa vào đả kích cá nhân.
    Theo thiển ý của tôi, lần đầu tranh luận với ai đó, đôi khi chúng ta bị lâm vào tinh huống phải dùng những từ ngữ gay gắt mang tinh đả kích, mỉa mai là điều ít tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tránh được điều đó vào (những) lần sau bằng cách?tránh người đó, không tham gia tranh luận với họ nữa. Thậm chí, ngay cả khi chưa hề tranh luận với người đó nhưng mình biết rằng lối tranh luận của mình và họ dễ dẫn đến làm mất hòa khí thì mình cứ tránh trước vẫn hơn.
    Không chỉ trong chủ đề này mà còn trong cái làng Tiếng Việt này nữa, chúng ta không nên ?onhặt sạn? rồi ném vào nhau. Nếu có lỡ ném thì ném?một lần rồi thôi; đừng nên ném đi ném lại hoài!
    Được Le_Professionnel sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 18/01/2005
  2. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Câu mở miệng chê người khác không có kiến thức về NNH, còn cầu thì có nhiều lắm nhỉ. Cho nên chủ đề NNH "giang hồ" tôi không tiếp tục nữa.
    To duongphuongbay: Bạn phải biết khi nào người ta không muốn nói với bạn nữa. Hoặc là bạn quá giỏi và người ta quá sợ bạn, hoặc là người ta cảm thấy "phí lời".
  3. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Câu mở miệng chê người khác không có kiến thức về NNH, còn cầu thì có nhiều lắm nhỉ. Cho nên chủ đề NNH "giang hồ" tôi không tiếp tục nữa.
    To duongphuongbay: Bạn phải biết khi nào người ta không muốn nói với bạn nữa. Hoặc là bạn quá giỏi và người ta quá sợ bạn, hoặc là người ta cảm thấy "phí lời".
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    ...hoặc người ta cảm thấy "đuối lý".
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    ...hoặc người ta cảm thấy "đuối lý".
  6. yeungon2

    yeungon2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Ai là người ngoác mồm ra chê người khác là ''thiếu cơ bản'' hả, bác HCMpusan, tôi hay bác?
    Nói thêm một lý do nữa cho bác này. Đó là khi công trình ngưòi ta tâm đắc bị tan thành mây khói. Nó sập đổ vì nó đựoc xây trên những cái giả tạo không có thật chứ không phải vì tôi đã chỉ ra những cái giả tạo đó. Là ngưòi khác thì ngưòi sẽ cảm ơn tôi về chuyện này để mọi người biết người ta là ngưòi biết điều chứ tôi thì không bao giờ cầu mong sựu cảm ơn cả.
    Dạo này tiếng Việt lại có chuyện lén xóa bài rồi à? Ai xóa thì xưng tên ra và nêu lý do cho anh em. Con người chứ có phải gì đâu mà phải khuất tất lén lút như thế! Hay là không phải hả?
  7. yeungon2

    yeungon2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Ai là người ngoác mồm ra chê người khác là ''thiếu cơ bản'' hả, bác HCMpusan, tôi hay bác?
    Nói thêm một lý do nữa cho bác này. Đó là khi công trình ngưòi ta tâm đắc bị tan thành mây khói. Nó sập đổ vì nó đựoc xây trên những cái giả tạo không có thật chứ không phải vì tôi đã chỉ ra những cái giả tạo đó. Là ngưòi khác thì ngưòi sẽ cảm ơn tôi về chuyện này để mọi người biết người ta là ngưòi biết điều chứ tôi thì không bao giờ cầu mong sựu cảm ơn cả.
    Dạo này tiếng Việt lại có chuyện lén xóa bài rồi à? Ai xóa thì xưng tên ra và nêu lý do cho anh em. Con người chứ có phải gì đâu mà phải khuất tất lén lút như thế! Hay là không phải hả?
  8. ngochieucd

    ngochieucd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    "Khi bước ra khỏi nhà thờ"
    Đọc câu này người ta nhận ra sự thừa thãi của từ "khi". Trong hoàn cảnh này chú rể chỉ có đi mà không thể chạy cũng không thể nhảy được, ổng chỉ có một cách duy nhất là bước. Cho nên không thể nói là khi thế này khi thế kia được. Vậy thì câu ấy nên là:
    "Bước ra khỏi nhà thờ"
    Người ta vẫn thấy câu đấy chưa chỉnh. Rõ ràng những người chứng kiến ai cũng biết đây là lễ cưới được tổ chức rất trang trọng tại nhà thờ. Vậy thì bước ra khỏi nhà thờ sau khi xong lễ là điều hiển nhiên rồi, đâu cần phải nói rõ ra là bước ra khỏi nhà thờ?
    Câu trên cần chữa lại là:
    "Bước ra khỏi"
    Nhưng ngẫm nghĩ một hồi cũng vẫn thấy thừa. Vào thời điểm đó, mọi người đang ở trong nhà thờ. Vậy thì không cần sự hiện diện của từ "ra", người ta vẫn hiểu được là "bước ra", không thể hiểu khác! Câu ban đầu phải được viết thành:
    "Bước khỏi".
    Từ "khỏi" ở đây không cần cũng được. Vì chỉ có bước tại chỗ mới không rời khỏi vị trí ban đầu mà thôi. Dĩ nhiên đây không phải là một buổi tập thể dục hoặc là buổi trình diễn của nhà binh nên không thể có chuyện bước tại chỗ được. Và vì vậy câu ban đầu sẽ được viết thành:
    "Bước".
    Đến đây thì ai nấy đều gật gù ra chiều thỏa mãn. Từ một câu dài lòng thòng, đã được rút gọn rất gọn và, trong thâm tâm của mọi người cũng đã hơi ngài ngại, vì sợ sửa nữa e rằng câu văn khá chỉnh của người ta sẽ biến mất sạch không còn chữ nào!!!
    Được ngochieucd sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 07/02/2005
  9. ngochieucd

    ngochieucd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    "Khi bước ra khỏi nhà thờ"
    Đọc câu này người ta nhận ra sự thừa thãi của từ "khi". Trong hoàn cảnh này chú rể chỉ có đi mà không thể chạy cũng không thể nhảy được, ổng chỉ có một cách duy nhất là bước. Cho nên không thể nói là khi thế này khi thế kia được. Vậy thì câu ấy nên là:
    "Bước ra khỏi nhà thờ"
    Người ta vẫn thấy câu đấy chưa chỉnh. Rõ ràng những người chứng kiến ai cũng biết đây là lễ cưới được tổ chức rất trang trọng tại nhà thờ. Vậy thì bước ra khỏi nhà thờ sau khi xong lễ là điều hiển nhiên rồi, đâu cần phải nói rõ ra là bước ra khỏi nhà thờ?
    Câu trên cần chữa lại là:
    "Bước ra khỏi"
    Nhưng ngẫm nghĩ một hồi cũng vẫn thấy thừa. Vào thời điểm đó, mọi người đang ở trong nhà thờ. Vậy thì không cần sự hiện diện của từ "ra", người ta vẫn hiểu được là "bước ra", không thể hiểu khác! Câu ban đầu phải được viết thành:
    "Bước khỏi".
    Từ "khỏi" ở đây không cần cũng được. Vì chỉ có bước tại chỗ mới không rời khỏi vị trí ban đầu mà thôi. Dĩ nhiên đây không phải là một buổi tập thể dục hoặc là buổi trình diễn của nhà binh nên không thể có chuyện bước tại chỗ được. Và vì vậy câu ban đầu sẽ được viết thành:
    "Bước".
    Đến đây thì ai nấy đều gật gù ra chiều thỏa mãn. Từ một câu dài lòng thòng, đã được rút gọn rất gọn và, trong thâm tâm của mọi người cũng đã hơi ngài ngại, vì sợ sửa nữa e rằng câu văn khá chỉnh của người ta sẽ biến mất sạch không còn chữ nào!!!
    Được ngochieucd sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 07/02/2005
  10. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Những cái lỗi nằm ngoài kiến thức?
    ?

    TT - Khi khảo sát các bài thi tại một số trường phổ thông (ở Hà Nội) nhằm xem xét năng lực tiếng Việt của thế hệ học đường, điều làm chúng tôi ngạc nhiên trước tiên lại không nằm trong phạm vi mà chúng tôi dự định quan sát.
    Đó là thái độ của học sinh trong việc thể hiện một bài kiểm tra. Chỉ xem xét một môn, một khối ở quận nội thành nọ, đã có thể thấy đa số học sinh không dùng giấy kiểm tra theo mẫu đã in sẵn mà dùng giấy lấy ngay từ vở ghi của mình. Cũng có lúc vì hoàn cảnh, có thể coi đó là giải pháp tình thế. Giấy xé vội vàng, có khi nửa tờ nham nhở. Ô lời phê và điểm (bắt buộc phải có) thì mỗi học sinh một kiểu. Có học sinh kẻ vội bằng tay. Có học sinh quên không kẻ.
    Có học sinh làm bài xong mới nhớ bèn nắn nót kẻ ô này vào tít tận cuối bài kiểm tra rồi ngoáy đại mấy chữ  ?oĐiểm, Lời phê? cộc lốc vào đó. Ngay cả họ tên mình cũng chẳng ghi đầy đủ. Bài thì ghi Thanh Hà, Bích Tuyết, có bài ghi vẻn vẹn Toàn 8E... Vậy mà nhiều giáo viên vẫn bình thản phê và cho điểm vào đấy mới lạ chứ!
    Còn chữ nghĩa thì có quá nhiều vấn đề. Chữ xấu, chữ nguệch ngoạc sai nét đã đành. Ở đây ta bắt gặp cách viết giống hệt cách ghi "tốc ký" của sinh viên đại học vậy: không = kg, ko, o; những = ~; mọi = V; và = &...
    Đôi chỗ có học sinh hứng chí còn ?olẩy? mấy chữ tiếng Anh. Viết tắt thì ?ovô thiên lủng?. Mỗi cô cậu viết riêng một kiểu, luận mãi không ra. Rồi gạch xóa tùy hứng. Nếu chẳng may có đoạn viết lỡ, viết sai, lẽ ra phải thay tờ khác, hoặc cực chẳng đã phải dùng thước kẻ xóa chéo đoạn văn bản đó, thì tự dưng các sĩ tử liền ?omúa bút? kéo loằng ngoằng như giun bò hú họa vào đoạn này. Có học sinh khoanh vòng tròn quanh đoạn sai rồi kéo ra lề ghi chữ  ?obỏ? (!).
    Có thể nói, hầu hết những lỗi đó của học sinh không hề được giáo viên nhắc nhở. Bằng chứng là các em này vẫn được điểm cao nếu đưa ra cách giải và đáp số đúng. Không có một dấu bút đỏ nào của thầy cô ở đó, chí ít là phê phán, nặng thì phải trừ điểm, thậm chí loại ra không chấm. Có lẽ các thầy cô cho rằng những sai sót đó là nhỏ, chỉ mang tính ?okỹ thuật? và hoàn toàn nằm ngoài phạm vi kiến thức mà môn học yêu cầu?
    Thật ra đó là một trong những kỹ năng, những yêu cầu tối thiểu mà mỗi học sinh bắt buộc phải quán triệt khi bắt tay vào làm bất kỳ bài kiểm tra nào, dù chỉ là bài kiểm tra 15 phút. Vội mấy cũng phải tuân thủ những qui phạm chuẩn mực thi cử. Đó là thái độ và là trình độ nhận thức mà các em cần phải học cùng với những tri thức khác. Nếu không, những lỗi ?okỹ thuật? kia sau này sẽ biến thành những thói quen cẩu thả, tùy tiện, thiếu văn hóa.
    TS PHẠM VĂN TÌNH

Chia sẻ trang này