1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHẶT SẠN (hay Phòng phẫu thuật thẩm mỹ Tiếng Việt)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Sao lại có dấu chấm hỏi cuối câu Gắp ra từ họng" với cả "gắp từ họng ra" đều bị tây hoá hết? ấy nhỉ ... Chắc là bác THD đánh máy vội quá chăng ?
    Bác cho biết dựa trên cơ sở nào lại khẳng định rằng đúng ra là phải "Gắp từ trong họng ra một cái gì đó" hay "Gắp cái gì đó từ (trong) họng ra" mà không phải "gắp ra từ trong họng một cái gì đó" ?
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì lại nghĩ chấm lửng ở đây là không hợp lý. Phóng như điên thì tiếp theo ngay là để lại đằng sau dãy nước ... chứ có gì ở giữa nữa đâu nhỉ. Cứ cho là như nktvn đi thì tạo khoảng tĩnh của thời gian để đạt mục đích gì? Giá mà tác giả vào đây giải thích cho chúng ta nhỉ. Đằng này chúng ta cứ đoán mò.
    Sóng đánh thì có gì mà phải nháy nháy. Hay đánh[/b] cũng là khẩu ngữ.
    Tôi vẫn tin tất cả các trường hợp nháy nháy ở đoạn trên có gì đó không ổn. Các bạn cứ thử bỏ hết nháy nháy trong đoạn trên đi rồi đối chiếu với nguyên tác xem giữa hai bản xem có khác nhau không, nếu có thì khác nhau ở chỗ nào. Và nhân đây chúng ta hãy thống kê các cách dùng nháy nháy xem nào.
    Trước hết, chắc chúng ta phải nghiên cứu lại cách dùng nháy nháy đã. Dưới đây là một vài cách dùng (mọi người bổ sung nhé).
    1. Trích dẫn nguyên văn
    2. Nói mỉa. Ví dụ: Vâng, em ''yêu'' anh nhất trần đời. (ý không phải là yêu mà là ghét)
    ....
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 23:23 ngày 21/05/2004
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì lại nghĩ chấm lửng ở đây là không hợp lý. Phóng như điên thì tiếp theo ngay là để lại đằng sau dãy nước ... chứ có gì ở giữa nữa đâu nhỉ. Cứ cho là như nktvn đi thì tạo khoảng tĩnh của thời gian để đạt mục đích gì? Giá mà tác giả vào đây giải thích cho chúng ta nhỉ. Đằng này chúng ta cứ đoán mò.
    Sóng đánh thì có gì mà phải nháy nháy. Hay đánh[/b] cũng là khẩu ngữ.
    Tôi vẫn tin tất cả các trường hợp nháy nháy ở đoạn trên có gì đó không ổn. Các bạn cứ thử bỏ hết nháy nháy trong đoạn trên đi rồi đối chiếu với nguyên tác xem giữa hai bản xem có khác nhau không, nếu có thì khác nhau ở chỗ nào. Và nhân đây chúng ta hãy thống kê các cách dùng nháy nháy xem nào.
    Trước hết, chắc chúng ta phải nghiên cứu lại cách dùng nháy nháy đã. Dưới đây là một vài cách dùng (mọi người bổ sung nhé).
    1. Trích dẫn nguyên văn
    2. Nói mỉa. Ví dụ: Vâng, em ''yêu'' anh nhất trần đời. (ý không phải là yêu mà là ghét)
    ....
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 23:23 ngày 21/05/2004
  4. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Không phải bác ấy vội esu ạ. Tớ đoán là bác ấy muốn thể hiện ý là bác ấy cũng không chắc chắn hay muốn ngầm hỏi, ''Đúng không nào?''
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Không phải bác ấy vội esu ạ. Tớ đoán là bác ấy muốn thể hiện ý là bác ấy cũng không chắc chắn hay muốn ngầm hỏi, ''Đúng không nào?''
  6. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Các bác thử đọc bài báo này xem sao, coi bộ cũng có nhiều cái đáng nói ....
    _________________________________________________
    Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) có lẽ là món quà tuyệt diệu nhất cho những nỗ lực trong suốt cuộc hành trình dài 40 năm vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Sự nghiệp âm nhạc cho hoà bình của Trịnh Công Sơn khởi đầu từ 1965, và thật sự trở thành hiện tượng cuốn hút ở miền Nam Việt Nam khi tập ca khúc Thần thoại, quê hương thân phận của ông xuất bản vào 1966. Cùng với tình ca, thiền ca là những ca khúc viết về chiến tranh và hòa bình, là khúc sông có dòng chảy mãnh liệt nhất và cũng tha thiết nhất cho chiến tranh không còn và nền hòa bình thật sự cho Việt Nam.
    Như một nhà truyền giáo, tận tụy và khắc khổ, thách thức và tin yêu, Trịnh Công Sơn miệt mài, kiên trì viết và hát, trốn tránh và xuất hiện trong suốt thời kỳ chiến tranh. Từ Sài Gòn ra Huế và ngược lại, đâu đâu lòng ngưỡng mộ của tuổi trẻ miền Nam dành cho những ca khúc tiêu biểu ước mơ của họ mà ông đã viết và cùng họ hát như sóng trào dâng không ngừng:"... Quả tim này dành cho lửa hồng/ Cho hòa bình, cho con người còn chờ đấu tranh..."
    Chính nhờ có dòng nhạc hòa bình đầy xúc cảm như thế, tầm vóc của Trịnh Công Sơn vượt qua mọi giới hạn địa lý và văn minh. Từ châu Âu đến bên kia bờ đại dương, Jacques Prel, một người Bỉ, kẻ hát rong tuyệt vời trên các kinh thành của cựu lục địa, đã vận động lòng nhân ái con người thay chỗ chiến tranh, Joan Baez và Bob Dylan đã làm cho người Mỹ xuống đường từ NewYork cho đến California, đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, bằng các ca khúc và tiếng hát phản chiến đầy cuốn hút.
    Nhạc phản chiến của họ cũng như các ca khúc hòa bình của Trịnh Công Sơn như thứ ánh sáng của lương tâm, thứ ánh sáng quý giá cuối cùng dẫn dắt con người ra khỏi vùng u minh của tham vọng. Từ đó họ là bạn của nhau mặc dù chưa hề được thấy mặt một lần. Chính Joan Baez, nữ ca sĩ nổi tiếng người Mỹ gốc La tinh nói với Bob Dylan về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Và giờ đây, cả 3 tên tuổi này cùng được tôn vinh trong chương trình WPMA, tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội vào 22/6.
    "Nơi đây tôi chờ/ nơi kia anh chờ/ trong căn nhà nhỏ/ mẹ cũng ngồi chờ/ anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu/ người tù ngồi chờ.../ Chờ tin mừng sông/ chờ núi cũng chờ mong/ Chờ trên vầng trán mẹ thắp lên bình minh/ Chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vô bờ..." (Chờ nhìn quê hương sáng chói).
    Những lời bài hát như thế làm sao không mang thế giới đến gần với Việt Nam hơn. Chính John Schafer, người Mỹ từng ở Huế và yêu nhạc Trịnh Công Sơn, hiện là học giả ở Mỹ, viết trong bài tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Rất ít cái chết của người danh tiếng làm tôi bàng hoàng như khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất. Tôi thấy Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng đến người Việt vào trạc tuổi chúng ta, tương tự như Joan Baez ảnh hưởng đến thế hệ người Mỹ cùng thế hệ với tôi vậy".
    Khi Trịnh Công Sơn qua đời, các báo Nhật đều đăng tin và Diễm xưa được phát lại rất nhiều lần theo yêu cầu của khán giả Nhật. Ở xứ sở hoa anh đào, bài hát của ông mới được dịch ra tiếng Nhật, do ca sĩ Nhật hát và phổ biến trên các đài phát thanh.
    Dẫu sao, một giải thưởng như tên gọi của nó, dù đến muộn với Trịnh Công Sơn, vẫn là một ý nghĩa lớn, đáng ca tụng vì nó đã chọn đúng những người làm nên một thời đại âm nhạc hòa bình, mang tính lịch sử không chỉ với Việt Nam mà cho toàn thế giới.
    _________________________________________________
    Thực ra là có vô số điều phải nói về bài báo này là khác !!! Chẳng hạn:
    (1) ở câu đầu tiên, tuyệt diệu nhất là một cách nói rất hay bị lạm dụng thời nay, cũng như tuyệt vời nhất, tối ưu nhất, tuyệt mỹ nhất .... Trong "tuyệt diệu, tuyệt vời, tối ưu, tuyệt mỹ" đã có cái nhất rồi, việc gì còn phải thêm vô nữa. Thử so sánh với các tính từ tiếng Anh kiểu wonderful, ultramodern ... xem.
    Song cách dùng các tính từ này với nhất cũng có thể là một biện pháp tu từ.
    (2) Hơn nữa, thử nhìn lại câu đầu tiên của bài báo:
    Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) có lẽ là món quà tuyệt diệu nhất cho những nỗ lực trong suốt cuộc hành trình dài 40 năm vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Câu này quá dài, và chủ ngữ của nó cũng vậy: Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) . Chúng ta khi bắt đầu đọc bài báo lầm tưởng chủ ngữ là bổ ngữ cho câu, và chờ đợi một câu kiểu như:
    Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn [...].
    Chỉ khi đọc đến chữ có lẽ mới vỡ lẽ ra rằng phần mình vừa đọc là chủ ngữ câu chứ không phải bổ ngữ toàn câu. Các nhà báo nên viết những câu suôn sẻ hơn, chẳng hạn chỉ bằng cách thêm việc vào đầu câu, mọi chuyện sẽ khác hẳn:
    Việc được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) có lẽ là món quà tuyệt diệu nhất cho những nỗ lực trong suốt cuộc hành trình dài 40 năm vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    (3) Từ xuất bản đáng lẽ ở thể bị động, lại thiếu chữ được. Đành rằng trong văn nói, người ta hay lược bớt chữ "được", nhưng văn viết mà thế này e rằng có phần đáng tiếc ... Nhất là, nếu phóng viên thấy từ được làm câu văn nặng hơn, ông ta cứ việc dùng cách nói khác:
    Thay vì nói: Các tập ca khúc được xuất bản, ...
    Có thể nói: Các tập ca khúc ra mắt, ...
    Các lỗi khác sẽ nói tiếp sau .....
  7. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Các bác thử đọc bài báo này xem sao, coi bộ cũng có nhiều cái đáng nói ....
    _________________________________________________
    Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) có lẽ là món quà tuyệt diệu nhất cho những nỗ lực trong suốt cuộc hành trình dài 40 năm vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Sự nghiệp âm nhạc cho hoà bình của Trịnh Công Sơn khởi đầu từ 1965, và thật sự trở thành hiện tượng cuốn hút ở miền Nam Việt Nam khi tập ca khúc Thần thoại, quê hương thân phận của ông xuất bản vào 1966. Cùng với tình ca, thiền ca là những ca khúc viết về chiến tranh và hòa bình, là khúc sông có dòng chảy mãnh liệt nhất và cũng tha thiết nhất cho chiến tranh không còn và nền hòa bình thật sự cho Việt Nam.
    Như một nhà truyền giáo, tận tụy và khắc khổ, thách thức và tin yêu, Trịnh Công Sơn miệt mài, kiên trì viết và hát, trốn tránh và xuất hiện trong suốt thời kỳ chiến tranh. Từ Sài Gòn ra Huế và ngược lại, đâu đâu lòng ngưỡng mộ của tuổi trẻ miền Nam dành cho những ca khúc tiêu biểu ước mơ của họ mà ông đã viết và cùng họ hát như sóng trào dâng không ngừng:"... Quả tim này dành cho lửa hồng/ Cho hòa bình, cho con người còn chờ đấu tranh..."
    Chính nhờ có dòng nhạc hòa bình đầy xúc cảm như thế, tầm vóc của Trịnh Công Sơn vượt qua mọi giới hạn địa lý và văn minh. Từ châu Âu đến bên kia bờ đại dương, Jacques Prel, một người Bỉ, kẻ hát rong tuyệt vời trên các kinh thành của cựu lục địa, đã vận động lòng nhân ái con người thay chỗ chiến tranh, Joan Baez và Bob Dylan đã làm cho người Mỹ xuống đường từ NewYork cho đến California, đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, bằng các ca khúc và tiếng hát phản chiến đầy cuốn hút.
    Nhạc phản chiến của họ cũng như các ca khúc hòa bình của Trịnh Công Sơn như thứ ánh sáng của lương tâm, thứ ánh sáng quý giá cuối cùng dẫn dắt con người ra khỏi vùng u minh của tham vọng. Từ đó họ là bạn của nhau mặc dù chưa hề được thấy mặt một lần. Chính Joan Baez, nữ ca sĩ nổi tiếng người Mỹ gốc La tinh nói với Bob Dylan về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Và giờ đây, cả 3 tên tuổi này cùng được tôn vinh trong chương trình WPMA, tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội vào 22/6.
    "Nơi đây tôi chờ/ nơi kia anh chờ/ trong căn nhà nhỏ/ mẹ cũng ngồi chờ/ anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu/ người tù ngồi chờ.../ Chờ tin mừng sông/ chờ núi cũng chờ mong/ Chờ trên vầng trán mẹ thắp lên bình minh/ Chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vô bờ..." (Chờ nhìn quê hương sáng chói).
    Những lời bài hát như thế làm sao không mang thế giới đến gần với Việt Nam hơn. Chính John Schafer, người Mỹ từng ở Huế và yêu nhạc Trịnh Công Sơn, hiện là học giả ở Mỹ, viết trong bài tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Rất ít cái chết của người danh tiếng làm tôi bàng hoàng như khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất. Tôi thấy Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng đến người Việt vào trạc tuổi chúng ta, tương tự như Joan Baez ảnh hưởng đến thế hệ người Mỹ cùng thế hệ với tôi vậy".
    Khi Trịnh Công Sơn qua đời, các báo Nhật đều đăng tin và Diễm xưa được phát lại rất nhiều lần theo yêu cầu của khán giả Nhật. Ở xứ sở hoa anh đào, bài hát của ông mới được dịch ra tiếng Nhật, do ca sĩ Nhật hát và phổ biến trên các đài phát thanh.
    Dẫu sao, một giải thưởng như tên gọi của nó, dù đến muộn với Trịnh Công Sơn, vẫn là một ý nghĩa lớn, đáng ca tụng vì nó đã chọn đúng những người làm nên một thời đại âm nhạc hòa bình, mang tính lịch sử không chỉ với Việt Nam mà cho toàn thế giới.
    _________________________________________________
    Thực ra là có vô số điều phải nói về bài báo này là khác !!! Chẳng hạn:
    (1) ở câu đầu tiên, tuyệt diệu nhất là một cách nói rất hay bị lạm dụng thời nay, cũng như tuyệt vời nhất, tối ưu nhất, tuyệt mỹ nhất .... Trong "tuyệt diệu, tuyệt vời, tối ưu, tuyệt mỹ" đã có cái nhất rồi, việc gì còn phải thêm vô nữa. Thử so sánh với các tính từ tiếng Anh kiểu wonderful, ultramodern ... xem.
    Song cách dùng các tính từ này với nhất cũng có thể là một biện pháp tu từ.
    (2) Hơn nữa, thử nhìn lại câu đầu tiên của bài báo:
    Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) có lẽ là món quà tuyệt diệu nhất cho những nỗ lực trong suốt cuộc hành trình dài 40 năm vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Câu này quá dài, và chủ ngữ của nó cũng vậy: Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) . Chúng ta khi bắt đầu đọc bài báo lầm tưởng chủ ngữ là bổ ngữ cho câu, và chờ đợi một câu kiểu như:
    Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn [...].
    Chỉ khi đọc đến chữ có lẽ mới vỡ lẽ ra rằng phần mình vừa đọc là chủ ngữ câu chứ không phải bổ ngữ toàn câu. Các nhà báo nên viết những câu suôn sẻ hơn, chẳng hạn chỉ bằng cách thêm việc vào đầu câu, mọi chuyện sẽ khác hẳn:
    Việc được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) có lẽ là món quà tuyệt diệu nhất cho những nỗ lực trong suốt cuộc hành trình dài 40 năm vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    (3) Từ xuất bản đáng lẽ ở thể bị động, lại thiếu chữ được. Đành rằng trong văn nói, người ta hay lược bớt chữ "được", nhưng văn viết mà thế này e rằng có phần đáng tiếc ... Nhất là, nếu phóng viên thấy từ được làm câu văn nặng hơn, ông ta cứ việc dùng cách nói khác:
    Thay vì nói: Các tập ca khúc được xuất bản, ...
    Có thể nói: Các tập ca khúc ra mắt, ...
    Các lỗi khác sẽ nói tiếp sau .....
  8. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, đúng là tớ đánh máy vội. Tớ định gõ dấu chấm hoặc dấu chấm than . Nhưng mà dấu hỏi cũng có nghĩa đấy chứ?
    Thực ra ý của tớ là xét câu phải xét theo cấu trúc câu (nghĩa là đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ; đâu là động từ, danh từ, tính từ, bổ ngữ, bổ tố, định tố, ...). Có điều lôi những cái đấy ra thì chính tớ cũng chẳng thuộc và nhiều khi cũng không xác định nổi, nên chỉ nói theo trí nhớ (mang máng thế thôi).
    Hì, vào đây loạn bàn với các bác thấy đời sảng khoái lên hẳn, chả giống cái box thảo loạn, thảo khấu, chỗ nào chỗ nấy sát khí đằng đằng
    Chúc các bác cuối tuần vui vẻ nào
  9. tieuhaidong

    tieuhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, đúng là tớ đánh máy vội. Tớ định gõ dấu chấm hoặc dấu chấm than . Nhưng mà dấu hỏi cũng có nghĩa đấy chứ?
    Thực ra ý của tớ là xét câu phải xét theo cấu trúc câu (nghĩa là đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ; đâu là động từ, danh từ, tính từ, bổ ngữ, bổ tố, định tố, ...). Có điều lôi những cái đấy ra thì chính tớ cũng chẳng thuộc và nhiều khi cũng không xác định nổi, nên chỉ nói theo trí nhớ (mang máng thế thôi).
    Hì, vào đây loạn bàn với các bác thấy đời sảng khoái lên hẳn, chả giống cái box thảo loạn, thảo khấu, chỗ nào chỗ nấy sát khí đằng đằng
    Chúc các bác cuối tuần vui vẻ nào
  10. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0

    Tớ thì lại nghĩ chấm lửng ở đây là không hợp lý. Phóng như điên thì tiếp theo ngay là để lại đằng sau dãy nước ... chứ có gì ở giữa nữa đâu nhỉ. Cứ cho là như nktvn đi thì tạo khoảng tĩnh của thời gian để đạt mục đích gì? Giá mà tác giả vào đây giải thích cho chúng ta nhỉ. Đằng này chúng ta cứ đoán mò.
    Đã nói là dấu chấm lửng dùng theo ý chủ quan của tác giả mừ. Bạn có đọc "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân chưa? Trong đó dấu chấm lửng dùng rất nhiều. Sau mỗi đoạn mô tả là tác giả cứ chấm chấm, tạo cái sự nghẽn nghẽn, tò mò, nói chung là suy ra đủ thứ cũng được
    Có thật là có quy tắc này không nktvn? [về chuyện khẩu ngữ]
    Tui ko phải nhà nghiên cứu TV nên ko biết có quy tắc này có hay ko nhưng trên báo vẫn thường dùng đấy thôi. Từ "chảnh" là từ cửa miệng của sinh viên học sinh nhưng báo chí lúc nào cũng bao nó lại. Nếu ko bao thì giống như công nhận từ này là từ cũ.
    ''''''Pha" ôm cua "điệu nghệ" [như trên] qua ngã ba rạch của tàu cao tốc, để lại sau lưng những đợt sóng lớn "đánh"[/hl] [như trên] chòng chành ghe, thuyền khác.

    Sóng đánh thì có gì mà phải nháy nháy. Hay đánh cũng là khẩu ngữ.
    Suy luận chủ quan thì chữ "đánh" ở đây có thể ko chỉ cái ý như trong "sóng đánh", mà nghĩa như là HIT. Bạn có để ý cái tân ngữ ở phía sau không? "Sóng lớn đánh chòng chành ghe." Nếu chữ "đánh" được hiểu với nghĩa như "sóng đánh" thì có lẽ cần 1 giới từ trước tân ngữ: "Sóng đánh vào bờ" hơn là "sóng đánh bờ"
    Nói luôn cho bạn biết là chữ tí nị tui thấy người ta cũng dùng phổ biến lắm (ít nhất là trong trường cấp 3 của tui). Từ này gốc gác ở đâu ko biết, có lẽ từ chữ tiny
    của tiếng Anh. Tiếng Việt bi giờ cũng xuất hiện từ "xêm xêm" để chỉ sự tương đối giống ( từ chữ same tiếng Anh?)

Chia sẻ trang này