1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhậu.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi math0, 10/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    1 số đồng chí nhầm " thuật ngữ " thì phải . " tửu lượng " chứ không phải " tiểu lượng " ( tửu = rượu )
    Tớ ít khi uống rượu lắm , rượu gạo VN chắc tớ tịt không uống nổi rồi ( trừ khi có thị cầy ) , sâm panh tây thì không thích lắm tại nhẹ và ngọt quá .Nhưng thỉnh thoảng cũng có uống rượu chát ( dễ uống )
    Hiện chỉ thích uống bia , các loại bia thường uống ( xếp theo thứ tự yêu thích ) là : stella artois , amstel và heineken
    Nhậu với bia cũng đơn giản . Có khi uống chay . Có khi với đậu lạc muối ( người ta làm sẵn , rất ngon ) . Có khi là với gà quay hoặc 1 con cá nướng cực to ( 1-2 ký ) . Lâu lâu anh em còn kiếm cả được mực khô , nướng lên thối um . Lâu lâu nữa nhiều tiền thì đi quán Tàu ăn lẩu , nhậu thật thoả thuê ( đủ cả mọi thứ hải sản từ mực tươi đến cua , sò , ghẹ ,.. )
    Hồi mới sang thì tớ chỉ uống được 1 cốc bia nhưng giờ uống liên tục được 2-3 lít .
  2. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    hình như tiểu lượng là do em XNGDH nhầm ấy chứ, có ai nhầm tiểu lượng đâu ?
    ở vn thì không có stella artois, amstel, chỉ có heineken thôi. Trong các loại bia thì Ken là uống được nhất, Saigon Special (sài gòn lùn) & Saigon Đỏ uống được nhì, Tiger uống hơi đắng, bị nhức đầu. bia tươi Laser thì không nên uống, vừa đắt (chai 10 kìn) vừa dỡ, hậu mệt
  3. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    nói nốt về chuyện nhậu, em xin phép bàn luôn cái mà ''làm cho ta say'' nhé
    - Bia: Có hai loại bia chính là bia lager, ở VN phổ biến nhất là loại này & bia ole, loại này chỉ có ở nước ngoài thôi. Ngoài ra còn có bitter (bia đắng, màu nâu nhạt, vị nhẹ, phụ nữ uống hợp hơn) Còn khái niệm bia tươi, bia hơi, bia chai thì liên quan đến cách thức chiết, lọc, thanh trùng và vô chai. Bia tươi được cho là chiết trực tiếp từ bình ủ nên có vị đậm đà hơn cả, màu vàng nâu, không qua thanh trùng, nhưng vòng đời ngắn, uống ngon nhất chỉ trong 24h sau khi chiết từ bình ủ. Bia chai/lon thì được lọc, thanh trùng và vô chai, nạp thêm khí CO2 nên vòng đời thường kéo dài được 4-5 tháng. Bia uống ngon hơn khi uống lạnh, bia ngon có màu vàng tươi, thơm hương hublon, vị đắng & ngọt nhẹ. Khi rót bia thì nên có một lớp váng bọt mịn khoảng 1-2cm ở trên để giữ cho khí CO2 không thoát ra ngoài, giúp cho bia lâu đắng hoặc lâu chua hơn. Bia uống ngon hơn khi được ướp lạnh cả ly lẫn bia.
    bữa sau nói tiếp chuyện rượu nhé....
  4. mEoHoAng_87

    mEoHoAng_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.398
    Đã được thích:
    0
    Đi học thêm ở trường Hùng Vương,cạnh Cty Beer Sài Gòn .Mỗi lần có gió lên,là nghe được cả mùi bia đang nấu......sao mà thơm quá.
    Bia thì con gái uống có gì xấu nhỉ, thế mà vẫn bị chê bai này nọ,quan trọng là cách ăn cách uống thôi. Uống bia là thưởng thức cái vị ngon của bia,chứ chẳng phải "ra vẻ" ta đây sành điệu.
    Sắp xếp theo các loại bia mà mèo thích (cười lõn lẽn.......) Heniken, Tiger, Saigon xanh,Saigon Đỏ...Uống bia thì mèo thích ăn với mấy món mặn thiệt là mặn (đỡ hao tốn,tránh bị phá mồi...), thêm chút không khí sôi động của những ngày lễ tết hoặc hội họp gia đình nữa. Lúc đó mới cảm thấy thật là hạnh phúc.......
  5. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Con gái mà uống bia là chán rồi . Tớ là tớ cạch thẳng cẳng .
    Tuy nhiên nếu em nào lâu lâu buồn quá mà làm mấy ly rượu thì cũng không sao cả .
    Nói chung mình thích nhậu nhẹt nhưng không thích các em gái bù khú . " Yểu điệu thục nữ , quân tử hảo cầu " - các cụ có dạy rồi
  6. mEoHoAng_87

    mEoHoAng_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.398
    Đã được thích:
    0
    UỐng bia chẳng phải bù khú, hình như nó cũng là một hoạt động giải trí lành mạnh thì phải
    Mèo thích uống bia, nhưng chưa say bao giờ, uống phải biết cách dừng đúng lúc thì mới hay chứ. Thích uống bia thật, nhưng khi thấy có người xỉn lên xỉn xuốn thì cũng ngại thật đấy, hơi sợ sợ, chẳng biết nếu mình xỉn thì sẽ ra sao???
  7. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua mới làm mấy ly cognac với Prof. thấy đã quá nên hôm nay math0 tìm hiểu xuất xứ và post cho bà con đọc chơi:
    Rượu Cognac là gì?
    Tiếng Mỹ gọi là Brandy, tiếng Pháp gọi là Cognac. Cognac là một loại rượu mạnh tại Pháp, vang danh thiên hạ, như bên Tàu có rượu Ngũ gia Bì và Mai Quế Lộ. Chính rượu Mai Quế Lộ này mà tướng Quan Công chém rớt đầu Nhan Lương Văn Xú vào một mùa đông tuyết rời miền cực Bắc nước Tàu.
    Brandy là một loại rượu được cất từ rượu chát mà ra, Cognac cũng vậy, họ dùng champagne cất ra. Xứ nào cũng có Brandy, nhưng Brandy là Brandy còn Cognac là Cognac. Cognac tên một làng của Pháp chuyên môn cất chế ra rượu mạnh tên làng nổi danh thành ra tên riêng luôn. Như ta có Bát Tràng nghĩa là đồ gốm Bát Tràng (nay tại Hà Nội). Cognac nằm ở miền Nam nước Pháp, rộng khoảng 250 ngàn acres.
    Bên ngoài là biển Atlantic, còn trong thì có dòng sông Charente. Cognac chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ nằm trong 3 tỉnh lớn: Angousmois, Saintonage và Aunis. Trong thời gian bị trị bởi La Mã, thì những tỉnh lỵ này ngoài sự làm rượu nho họ còn làm muối biển rất ngon, cung cấp cho toàn vùng Châu Âu. La Mã có tiền nhiều nhờ những công nghệ này. Riêng con sông lớn Charente là nơi ghe xuồng tấp nập mua bán, xuôi ngược Bắc Nam. Nếu không nhờ một lái buôn, người Hòa Lan gốc Ðức, tên là Den Helkenwijk thì chúng ta sẽ không có loại Cognac ngon mà uống đâu. Ông lái rượu này chuyên mua rượu Pháp chở bằng ghe xuồng sang Hòa Lan, ngày kia ông tính toán thấy càng chở càng lỗ vốn, thùng tônô rượu chát quá cồng kềnh, khiêng vác tốn nhiều tiền công sức. Chẳng lẽ dẹp nghề của ông cha mình để lại? Mà rượu chát đỏ hay trắng toàn là nước là nước rất nhiều, tại sao mình không làm cách nào ít nước để dễ chuyên chở, rồi về đến bển thì pha thêm nước vào tiện lợi đôi bề. Nghĩ là làm, ông nhờ một lò rượu tìm cách chưng rượu chát dùm ông. Dĩ nhiên chủ lò nghĩ trong bụng: bộ cha này khùng sao đây? Nhưng cũng nghe lời, đem thùng rượu chát đỏ mà chưng cách thủy.
    Tiếng HòaLan gọi là Brandewijin (nghĩa là burned-wine = đốt rượu) Thành thử ngày nay thế giới xài danh từ Brandy thì không lấy gì làm lạ.
    Ðun nóng đến một nhiệt độ vừa đến 173o F (tương đương 78.3 độ C) thì rượu chát bốc thành ethyl-alcohool. Hơi nóng được đông lạnh lại thành một chất rượu mạnh, chính ông lái rượu và chủ lò cất rượu uống ly rượu đầu tiên thì té chỏng gọng, ngủ khò nguyên đêm. Thức dậy cả hai lấy làm hoan hỉ vô cùng. Nhưng muốn trở thành Brandy thì phải chưng cất thêm một lần nữa, uống vài ly rồi thì khà vào lò, lò phựt lửa thì thành công.
    Còn Brandy tại California thì độ mạnh của rượu lấy ra được 85% alcohol. Tại Pháp người ta dùng loại cân rượu tên là Gay-Lussac, độ ghi là 40 độ G.L nghĩa là chứa 40 % alcohool. Còn những xứ thuộc ảnh hưỡng của Anh Quốc (Great Britain) thì người ta dùng danh từ Proof, nhưng qua đến Mỹ thì Proof được hiểu theo nghĩa khác rồi. Nói thì hơi kỳ cục, bên Anh Quốc họ dùng chữ Proof nghĩa là rượu mạnh đến độ nào đó, được pha thêm chút thuốc diêm sinh (loại dùng trong thuốc súng, gốc là Sulfur) Dĩ nhiên khi pha loại thuốc súng đó vào rượu thì xin đừng uống nghen, uống vào chết ráng chịu. Mà họ tính đúng cân lượng của họ rồi bật diêm lên, hỗn hợp đó nổ cái ùm... Ðó là proof của Anh Quốc đấy. Và 100 British Proof có nghĩa là chứa đến 57.1% alcohool. Còn qua Mỹ thì Proof họ nhồi lên gấp 2 lần. Vídụ như độ rượu bên Pháp người ta ghi là 40 G.L thì tại Anh Quốc người ta ghi là 70 proof British, còn qua bên Mỹ thì người ta ghi là 80 proof U.S.A. Proof hay không proof dân nhậu không cần, mà chỉ cần uống vào một cái là thấy lửa cháy rần rần trong người, thêm một miếng mồi nhậu, rồi thêm một ly nữa... thì cho dù ngày mai sa địa ngục ta cũng không sợ, phải không?
    Brandy khi cất xong thì chỉ có một chất lỏng trắng trong, có vị cay vị say. Nhưng nhờ dân Cognac cất loại này trong một thùng tônô (tonneaux) thì ra màu vàng nâu sẫm. Thùng tônô (tonneaux) này chứa được khoảng 350 lít (157 gallons). Bên Pháp nhờ một loại cây đặc biệt là cây sồi mọc ở rừng Limousin Forest (hướng Bắc trên núi của vùng Cognac). Loại cây này rất cao lớn, thớ gỗ rất mịn không rỉ nước, nhiều chất tannin (chất đăng đắng của cây). Chính chất này tạo hương vị của Cognac mà không nơi nào trên thế giới làm được. Muốn dùng cây này phải lựa cây thọ đến 100 tuổi sắp lên cây mới xử dụng được, trước đó cây còn non, thì hương rượu vị cognac cũng còn non tay luôn. Khi cây Limousine Oak này hạ xuống thì phải có thợ chuyên đóng thùng tônô (tonneaux) bắt tay vào việc mới được. Họ cưa ra từng miếng dọc dài hình chữ nhự?, chất ra ngoài sân có chút bóng mát, vì quá nắng cây sẽ nứt rạn ra. Ðể chừng khoảng 3 năm mưa nắng thì xài được rồi, từ đó họ mới đóng thùng tônô để bán cho lò rượu. Hãng đóng thùng tônô nổi tiếng tại làng Taransaud thường mở lớp dạy học trò chuyên môn đóng thùng rượu mà làm sinh kế. Học khoảng trên 4 năm thì hạ sơn được rồi. Khi bạn ghé đến lò rượu Cognac thì đừng quên ghé đến làng Taransaud này.
    Nhiều lò rượu danh tửu như Camus hay Delamain thường thích chứa rượu trong thùng tônô cũ mua lại, vì sẽ làm mùi rượu thơm hơn thùng mới toanh.
    Mỗi loại Cognac làm ra cho một mùa nho, thường thường người ta chứa trong một hầm sâu, gọi là Chais. Lý do sâu dưới đất thì không khí không bị thay đổi nhiều như trên mặt đất, càng sâu càng tốt, dưới sâu thì không khí oxygen không nhiều, không làm cho rượu chua, như vậy mới tốt cho rượu. Rồi người ta đóng số, và năm cất dưới hầm. Rồi chờ vài chục năm thì khui hầm ra bán, mỗi hầm rượu bán ra thì con cháu 3 đời ăn không hết số tiền lời đó. Cho dù thùng kín đến mấy, không một giọt nào chảy ra được, nhưng khi khui ra thì rượu đã mất từ 3 đến 4 % trong lượng thể tích, mà chủ lò thường nhún vai gọi là phần của Thiên Thần giữ cữa "à la part des anges". Như vậy toàn tỉnh Cognac hàng năm Thiên Thần đã nhậu mất lên đến khoảng 15 triệu chai lít. Xuống những hầm rượu sâu thấy vách tường đá có những lớp rêu đen nghịt bởi nấm fungus (khoa học gọi là: Torula compniacensis fungus). Ðó là bằng chứng rượu được thiên nhiên thời gian nhúng tay vào. Khoảng 5 năm đầu tiên trong thùng tônô chất tannin của cây sồi tác dụng với chất acid của cognac rượu, rồi giảm lần lần theo thời gian. Sau 5 năm nữa thì màu vàng nhạt sẽ biến thành màu vàng hổ phách, thì vị chi rượu đã 10 tuổi rồi. Nhưng không phải để quá lâu, nếu để quá lâu thì coi chừng Thiên Thần nhậu sạch bách chỉ còn thùng không mà thôi. Nhưng tại sao chai rượu Cognac lại ghi 50 năm tuổi thọ? Là vì họ chờ đến năm thứ 10 thì họ khui thùng tônô rồi sớt ra chai cất vào chỗ khác. Nếu không cất vào chai thì nước rượu trong thùng này uống như nước đ... ngựa vậy, khai rình. Có chuyện đánh lộn là cái chắc.
  8. TTVN80

    TTVN80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Nam vô tửu nhu kì vô phong
  9. invincible_vn

    invincible_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Ồ, được mở rộng thêm tầm mắt, kiến thức về cognac. Chuyển sang loại rượu khác đi mvc và Math0 ơi!!! Ví dụ như whisky Scot chẳng hạn.
  10. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Scotch Whisky
    Nói đến Scotland là phải nói đến đàn ông mặc váy không mặc gì ở trong, là phải nói đến cái Scottish accent nhà quê véo von và khó nghe, là phải nói đến bagpipes, hoa thistle, món haggis. Và một điều không thể thiếu được khi nói đến Scotland, đó là Scotch Whisky.
    Whisky, chứ không phải Whiskey (theo kiểu Ireland, US), tiếng thổ ngữ Gaelic là uisge beatha, có nghĩa là Water of Life - nước của sự sống. Whisky là niềm tự hào của Scotland qua bao thế kỷ. Whisky dường như đã ngấm vào máu của dân Scottish, và có lẽ cả vào những anh chàng háo rượu đã từng có thời gian lưu lạc ở Scotland.
    Scotch Whisky là Whisky phải được chưng cất và mature trong thùng gỗ sồi tại Scotland ít nhất là 3 năm. Lần đầu tiên Scotch Whisky được ghi nhận vào năm 1494. Trên 500 năm nay, Scotch Whisky chỉ làm từ các nguyên liệu tự nhiên: nước, ngũ cốc và men. Scotch Whisky được làm theo 5 bước. 4 bước đầu cũng như nấu rượu thông thường bao gồm: ủ mạch nha, nấu, lên men và chưng cất. Sau khi chưng cất là đã có được rượu cốt, lúc này chỉ được gọi là spirit, nhưng chưa được gọi là Scotch Whisky. Để được gọi là Scotch Whisky, spirit sau khi chưng cất phải được mature trong thùng gỗ sồi ít nhất là 3 năm cho các loại Whisky phổ thông, ít nhất 8 năm cho Malt Whisky, thông thường là 10 đến 12 năm. Giai đoạn mature khi cho spirit vào thùng gỗ sồi để trong kho rượu, chuyển từ spirit đắng và nồng thành Scotch Whisky thơm, êm và ngọt là cả một bí mật mà chỉ có chủ của các lò rượu mới biết. Chỉ biết rằng trong kho rượu, spirit bốc hơi thấm qua thành của thùng gỗ sồi vào không khí, và không khí ẩm lại được hút ngược vào trong thùng gỗ sồi hòa trộn với spirit. Whisky được mature trong thùng càng lâu, hương vị càng ngon và tất nhiên ?. càng đắt. Scotch Whisky lâu đời nhất là Glenfiddich 1937, được mature ở trong thùng từ 7/1937 trong 64 năm, đóng chai năm 2001 và có giá ? 10,000£.
    Ở Scotland có tất cả trên 100 lò rượu, nằm trên 4 vùng chính: Speyside, Highland, Lowland và Islay. Whisky do ảnh hưởng của nước, khí hậu của từng vùng nên rất khác nhau và có hương vị đặc trưng cho từng vùng. Whisky ở Speyside do nước chảy từ các đồi granite qua các đồng than bùn nên có hương vị khói thuốc. Whisky ở Lowland nhẹ, êm và ngọt như vùng quê yên ả ở đây. Whisky ở Highland khô và mạnh, phảng phất hương vị khói, ở những lò rượu gần biển, whisky hơi có vị mặn, còn ở những lò rượu sâu vào đất liền, whisky lại mang vị ngọt của trái cây. Ở đảo Islay, hơi ẩm của nước biển pha trộn với than trong quá trình ủ rượu và suốt thời gian mature trong thùng gỗ sồi tạo nên hương vị đặc biệt khó quên của Islay whisky.
    Scotch Whisky được chia thành 4 loại: Single Malt, Pure Malt, Single Grain và Blended. Single Malt là sản phẩm Whisky của một lò rượu và không trộn với Whisky của lò ruợu nào khác. Pure Malt là Whisky được pha trộn từ Single Malt của vài lò rượu hoặc được pha trộn từ Single Malt của một lò rượu nhưng với số năm mature khác nhau. Khác với Malt whisky được làm từ lúa mạch, Single Grain là whisky của 8 lò rượu đặc biệt trên Scotland chuyên làm whisky từ ngô, lúa mì hoặc lúa mạch nhưng không ủ mạch nha. Cuối cùng là Blended Whisky, sản phẩm được thương mại hóa cao nhất và cũng nhiều người biết đến nhất. Đó là loại Whisky pha trộn từ Malt Whisky và Grain Whisky của 40 đến 50 các lò rượu khác nhau. Tỉ lệ thông thường là 60% Grain và 40% Malt. Từng loại whisky đều phải được mature khoảng 5 năm, một vài loại Blended Whisky được pha trộn từ whisky mature lâu năm hơn.
    Uống Whisky cũng là cả một nghệ thuật. Dân Scotland không uống Whisky kiểu ?otrăm phần trăm? như dân Nga uống Vodka mà thưởng thức từng ngụm một. Cái cốc uống Whisky phải là thủy tinh hoặc pha lê trong suốt, rộng miệng, cầm nặng tay mới có cảm giác ngon chứ không phải chén hạt mít như VN mình. Nhiều người uống Whisky nguyên chất không pha, nhiều người lại thích cho thêm chút nước tinh khiết để tận hưởng hương vị của Whisky, nhất là pha thêm nước của chính nhứng vùng có các lò rượu. Cũng có thể uống Whisky pha coke, soda, hoặc cho đá, nhưng đấy không phải là cách mà dân Scottish uống Whisky.
    Đến Scotland, mua loại Whisky nào? Đó chỉ phụ thuộc vào túi tiền, cảm nhận và sở thích của bạn. Single Malt Whisky đắt hơn Blended Whisky nhiều. Các loại Blended Whisky như Grant?Ts, Famous Grouse, Bell?Ts, Black & White, Johny Walker, ****** Regal, White & Mackay, Teacher, Scottish Leader, White House, Claymore, Ballantine''s, Black Bottle không khác nhau nhiều lắm khi uống, và đều có cảm giác hơi nặng và không êm. Thế nhưng, Single Malt thì hoàn toàn khác hẳn, mỗi loại có một hương vị riêng biệt, chỉ cần ngửi qua là đã thấy sự khác biệt so với Blended Whisky. Tùy sở thích mà bạn có thể chọn loại nào để uống, ngon nhất có lẽ là hương vị mặn mặn khói thuốc của Lagavulin, Adberg, Talisker, Glenfiddich, Bowmore. Ngọt hơn chút có Macallan, Glenmorangie, Oban, Glen Moray, Glenkinchie (còn nhiều loại Single Malt nữa nhưng chưa uống nên không biết).
    Và điều quan trọng nhất là ?orượu ngon phải có bạn hiền?, mới tận hưởng được cái thú của uống Whisky. Các bạn cứ thử đến Scotland một lần đi, sẽ thích Scotch Whisky ngay mà!
    Hê hê hê tiếp theo là gì nhỉ. Vào đây tham khảo đi anh em:
    http://news.ttvnol.com/Amthuc/193792.ttvn

Chia sẻ trang này