1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhi đồng ... các bệnh và mọi vấn đề , thắc mắc về trẻ em

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 25/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn TanNg,
    1. Viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ là "phế quản của trẻ bị viêm cấp" . Đại khái, đường hô hấp giống như một cành cây chia nhánh nhiều lần, tùy theo vị trí bị tổn thương mà có tên gọi khác nhau, nếu trên cao (gần họng) và lớn thì gọi là viêm phế quản, còn dưới thấp và nhỏ thì gọi là viêm tiểu phế quản. Chữ "cấp" thường sử dụng cho các bệnh có thời gian ít hơn 7 ngày. Biểu hiện bệnh khác nhau, trong trường hợp này (viêm phế quản) là sốt, ho cơn, sổ mũi trong (nếu màu xanh hoặc vàng thì là chuyện khác), ít khi khò khè (nguyên nhân khác).
    2. Nguyên nhân của bệnh thì rất nhiều, đại khái như sau:
    - Do virus, thường tự khỏi
    - Do vi trùng, thường chỉ mắc bệnh một hoặc hai lần trong năm, nếu chữa nghiêm túc thì ít khi tái phát.
    - Do bụi bặm (cơ thể có cơ chế tự bảo vệ bằng cách lay động các lông rất nhỏ các tế bào ở phổi để đẩy bụi ra ngoài, nếu lượng bụi nhiều thì không thể đẩy và lay động lông --> ứ lại --> vi trùng sinh sôi --> viêm phế quản) --> Môi trường và thời tiết ( ẩm thấp, nắng mới...) có ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu trẻ bị khò khè do thời tiết thì nên nghĩ đến hen phế quản nhiều hơn là viêm phế quản.
    - Do viêm mũi, xoang (dịch tiết từ các nơi này chảy vào phế quản).
    3. Dựa vào các nguyên nhân trên, ta có thể phòng ngừa như sau:
    - Virus, vi trùng --> chịu, không thể ngừa (chỉ có cách lên sao Hoả ở )! Tuy nhiên, có thể hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với người đang bệnh hoặc có viêm xoang, viêm mũi mãn tính, nhất là nếu cha mẹ mắc bệnh này cần phải chữa tích cực.
    - Thời tiết --> cũng chịu, trừ khi điều khiển được ông trời. Tuy nhiên, có thể hạn chế được bụi bặm và cho trẻ ở trong một môi trường có nhiệt độ ổn định ví dụ như ở máy lạnh (nhưng phải sử dụng đúng cách).
    - Hen phế quản: phải đến BV để lập sổ theo dõi và sử dụng thuốc ngừa trong một thời gian dài từ 6 tháng trở lên.
    - Nếu có viêm mũi hoặc xoang cũng phải chữa dứt (và cũng khó khăn không kém việc phòng ngừa viêm phé quản).
    Mong bạn thoả mãn,
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  2. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn TanNg,
    1. Viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ là "phế quản của trẻ bị viêm cấp" . Đại khái, đường hô hấp giống như một cành cây chia nhánh nhiều lần, tùy theo vị trí bị tổn thương mà có tên gọi khác nhau, nếu trên cao (gần họng) và lớn thì gọi là viêm phế quản, còn dưới thấp và nhỏ thì gọi là viêm tiểu phế quản. Chữ "cấp" thường sử dụng cho các bệnh có thời gian ít hơn 7 ngày. Biểu hiện bệnh khác nhau, trong trường hợp này (viêm phế quản) là sốt, ho cơn, sổ mũi trong (nếu màu xanh hoặc vàng thì là chuyện khác), ít khi khò khè (nguyên nhân khác).
    2. Nguyên nhân của bệnh thì rất nhiều, đại khái như sau:
    - Do virus, thường tự khỏi
    - Do vi trùng, thường chỉ mắc bệnh một hoặc hai lần trong năm, nếu chữa nghiêm túc thì ít khi tái phát.
    - Do bụi bặm (cơ thể có cơ chế tự bảo vệ bằng cách lay động các lông rất nhỏ các tế bào ở phổi để đẩy bụi ra ngoài, nếu lượng bụi nhiều thì không thể đẩy và lay động lông --> ứ lại --> vi trùng sinh sôi --> viêm phế quản) --> Môi trường và thời tiết ( ẩm thấp, nắng mới...) có ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu trẻ bị khò khè do thời tiết thì nên nghĩ đến hen phế quản nhiều hơn là viêm phế quản.
    - Do viêm mũi, xoang (dịch tiết từ các nơi này chảy vào phế quản).
    3. Dựa vào các nguyên nhân trên, ta có thể phòng ngừa như sau:
    - Virus, vi trùng --> chịu, không thể ngừa (chỉ có cách lên sao Hoả ở )! Tuy nhiên, có thể hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với người đang bệnh hoặc có viêm xoang, viêm mũi mãn tính, nhất là nếu cha mẹ mắc bệnh này cần phải chữa tích cực.
    - Thời tiết --> cũng chịu, trừ khi điều khiển được ông trời. Tuy nhiên, có thể hạn chế được bụi bặm và cho trẻ ở trong một môi trường có nhiệt độ ổn định ví dụ như ở máy lạnh (nhưng phải sử dụng đúng cách).
    - Hen phế quản: phải đến BV để lập sổ theo dõi và sử dụng thuốc ngừa trong một thời gian dài từ 6 tháng trở lên.
    - Nếu có viêm mũi hoặc xoang cũng phải chữa dứt (và cũng khó khăn không kém việc phòng ngừa viêm phé quản).
    Mong bạn thoả mãn,
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  3. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn ndungtuan!
    Tôi muốn hỏi thêm , con gái tôi rất hay sổ mũi xanh và vàng - vì nguyên nhân gì?
    Sử dụng điều hòa thế nào là đúng cách?
    Nhà của tôi rất ẩm (gần sông, nền thấp) - có phải vì thế con tôi hay bị VPQ, và nếu bị thường xuyên thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu sau này?
    TanNg
    Được ndungtuan sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 26/03/2003
  4. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn ndungtuan!
    Tôi muốn hỏi thêm , con gái tôi rất hay sổ mũi xanh và vàng - vì nguyên nhân gì?
    Sử dụng điều hòa thế nào là đúng cách?
    Nhà của tôi rất ẩm (gần sông, nền thấp) - có phải vì thế con tôi hay bị VPQ, và nếu bị thường xuyên thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu sau này?
    TanNg
    Được ndungtuan sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 26/03/2003
  5. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn TanNg,
    1. Như trên tôi đã nói, chảy mũi xanh hoặc vàng xuống phía sau họng cũng sẽ gây ho (tuy nhiên, nếu khai thác kỹ sẽ thấy đặc điểm cơn ho như sau: ho buổi sáng ngủ dậy, không ho nhiều nhưng tiếng ho có rất nhiều đàm và đặc biệt trẻ thường hay nhợn ói thức ăn, trẻ thường sốt nhẹ, nhất là về khuya, hai lòng bàn tay và bàn chân rất nóng) và thường hay gây chẩn đoán lầm với viêm phế quản mãn. Đây là đặc điểm của bệnh viêm V.A (vegetation adenoides), nói nôm na, ở họng có hai cục amygdales làm nhiệm vụ gác "miệng" để kiểm soát vi trùng ra vào cơ thể thì ở mũi cũng có các cục tương tự tạo thành V.A. Nếu thường xuyên tiếp xúc nguồn không khí nhiều bụi bặm, các cục VA sẽ phì đại và gây ứ đọng dịch --> ứ đọng vi trùng --> bội nhiễm --> chảy mũi xanh hoặc vàng.
    2. Sử dụng điều hoà đúng cách:
    Nguyên tắc của máy điều hoà là hút không khí trong phòng, cho qua dàn lạnh, trả lại không khí mát cho phòng. Do đó, hơi ẩm trong không khí sẽ bị ngưng tụ nơi dàn lạnh vì vậy không khí trở lại phòng rất khô không có lợi cho niêm mạc mũi vốn cần hơi ẩm. Mặt khác, vì là nguồn kín (hút--> qua dàn lạnh --> trả lại phòng) nên đây là không khí tù đọng rất dễ tạo điều kiện cho vi trùng, nấm sinh sôi.
    --> Nếu là máy lạnh hai cục (bloc lạnh và nóng riêng) thì nên set cho máy ở chế độ trả lại hơi ẫm cho phòng (máy hiệu National có ký hiệu bầu nước). Còn nếu máy không có chức năng này hoặc là máy một cục thì nên để một chậu nước hoặc các khăn ẩm trong phòng gần nơi không khí đi qua nhằm trả lại hơi ẩm cho phòng.
    Buổi sáng hoặc lúc không sử dụng máy, nên mở cửa phòng (tốt nhất là gắn quạt hút) và tạo điều kiện cho không khí lưu thông cũng như chú ý hút bụi trong phòng.
    3. Theo tôi nghĩ, hình như là không có bệnh nào bị thường xuyên sẽ không hại cho cơ thể. Đặc điểm tác hại lâu dài của việc chảy mũi xanh, vàng như sau:
    - Gây viêm xoang --> đau đầu thường xuyên --> khả năng tập trung kém.
    - Gây ngủ ngáy và khó thở nhẹ (vì phì đại gây bít tắc) --> phải thở bằng miệng --> viêm họng + khó ngửi mùi
    - Thính giác suy giảm --> học kém
    Mong giúp được bạn,
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?

    Được ndungtuan sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 26/03/2003
  6. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn TanNg,
    1. Như trên tôi đã nói, chảy mũi xanh hoặc vàng xuống phía sau họng cũng sẽ gây ho (tuy nhiên, nếu khai thác kỹ sẽ thấy đặc điểm cơn ho như sau: ho buổi sáng ngủ dậy, không ho nhiều nhưng tiếng ho có rất nhiều đàm và đặc biệt trẻ thường hay nhợn ói thức ăn, trẻ thường sốt nhẹ, nhất là về khuya, hai lòng bàn tay và bàn chân rất nóng) và thường hay gây chẩn đoán lầm với viêm phế quản mãn. Đây là đặc điểm của bệnh viêm V.A (vegetation adenoides), nói nôm na, ở họng có hai cục amygdales làm nhiệm vụ gác "miệng" để kiểm soát vi trùng ra vào cơ thể thì ở mũi cũng có các cục tương tự tạo thành V.A. Nếu thường xuyên tiếp xúc nguồn không khí nhiều bụi bặm, các cục VA sẽ phì đại và gây ứ đọng dịch --> ứ đọng vi trùng --> bội nhiễm --> chảy mũi xanh hoặc vàng.
    2. Sử dụng điều hoà đúng cách:
    Nguyên tắc của máy điều hoà là hút không khí trong phòng, cho qua dàn lạnh, trả lại không khí mát cho phòng. Do đó, hơi ẩm trong không khí sẽ bị ngưng tụ nơi dàn lạnh vì vậy không khí trở lại phòng rất khô không có lợi cho niêm mạc mũi vốn cần hơi ẩm. Mặt khác, vì là nguồn kín (hút--> qua dàn lạnh --> trả lại phòng) nên đây là không khí tù đọng rất dễ tạo điều kiện cho vi trùng, nấm sinh sôi.
    --> Nếu là máy lạnh hai cục (bloc lạnh và nóng riêng) thì nên set cho máy ở chế độ trả lại hơi ẫm cho phòng (máy hiệu National có ký hiệu bầu nước). Còn nếu máy không có chức năng này hoặc là máy một cục thì nên để một chậu nước hoặc các khăn ẩm trong phòng gần nơi không khí đi qua nhằm trả lại hơi ẩm cho phòng.
    Buổi sáng hoặc lúc không sử dụng máy, nên mở cửa phòng (tốt nhất là gắn quạt hút) và tạo điều kiện cho không khí lưu thông cũng như chú ý hút bụi trong phòng.
    3. Theo tôi nghĩ, hình như là không có bệnh nào bị thường xuyên sẽ không hại cho cơ thể. Đặc điểm tác hại lâu dài của việc chảy mũi xanh, vàng như sau:
    - Gây viêm xoang --> đau đầu thường xuyên --> khả năng tập trung kém.
    - Gây ngủ ngáy và khó thở nhẹ (vì phì đại gây bít tắc) --> phải thở bằng miệng --> viêm họng + khó ngửi mùi
    - Thính giác suy giảm --> học kém
    Mong giúp được bạn,
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?

    Được ndungtuan sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 26/03/2003
  7. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Chào NDung Tuan
    Trẻ nhỏ bị viêm phế quản, sau đó chuyển sang ho có đờm (nhiều và khó long đờm), tiếng thở hơi rít (theo tôi là ở cổ họng chứ không phải từ ngực) . Kiểm tra lại thấy phế quản đã hết viêm. Như vậy có phải đã chuyển sang hen không? Hay chỉ là ho cảm (vì có kèm theo hắt hơi)? Cảm ơn bạn.
    TanNg
  8. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Chào NDung Tuan
    Trẻ nhỏ bị viêm phế quản, sau đó chuyển sang ho có đờm (nhiều và khó long đờm), tiếng thở hơi rít (theo tôi là ở cổ họng chứ không phải từ ngực) . Kiểm tra lại thấy phế quản đã hết viêm. Như vậy có phải đã chuyển sang hen không? Hay chỉ là ho cảm (vì có kèm theo hắt hơi)? Cảm ơn bạn.
    TanNg
  9. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào TanNg,
    Tiếng thở hơi rít thường có hai nguyên nhân: một là do mũi bị cản trở (thường là VA), hai là do hen.
    Hắt hơi cũng có thể có hai nguyên nhân: hen hoặc cảm
    Một cách rất đơn giản và có thể áp dụng được là: hen thường xuất hiện thở rít + ho nhiều ban đêm lúc trời lạnh gần sáng (khoảng 3-4 giờ sáng).
    Chúc bạn luôn là "Bố ơi, bố ơi, bố là tất cả ..."
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  10. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào TanNg,
    Tiếng thở hơi rít thường có hai nguyên nhân: một là do mũi bị cản trở (thường là VA), hai là do hen.
    Hắt hơi cũng có thể có hai nguyên nhân: hen hoặc cảm
    Một cách rất đơn giản và có thể áp dụng được là: hen thường xuất hiện thở rít + ho nhiều ban đêm lúc trời lạnh gần sáng (khoảng 3-4 giờ sáng).
    Chúc bạn luôn là "Bố ơi, bố ơi, bố là tất cả ..."
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?

Chia sẻ trang này