1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhi đồng ... các bệnh và mọi vấn đề , thắc mắc về trẻ em

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 25/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào luchaunhi,
    Nguyên tắc ăn: vì hệ tiêu hoá của bé chưa trưởng thành thật sự nên cần tập ăn từng chút một, tăng lượng thức ăn từng ít một sau mỗi tuần để tiến đến mục tiêu là cho ăn dặm thực sự vào lúc 6 tháng tuổi. Nếu bạn thấy bé ăn được nhiều và cho ăn thoải mái sẽ gây rối loạn tiêu hoá sau này (táo bón hoặc tiêu chảy) do hệ tiêu hoá phải làm việc quá tải sớm.
    Bạn có thể cho ăn riêng, cho vào bột hay hoa quả đều được, tuy nhiên, do hàm lượng béo cao trong fromage nên tốt nhất là cho ăn riêng để tránh việc bắt hệ tiêu hoá làm việc nhiều.
    Thân ái
  2. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hi Hân,
    Ở HCMC, có hai nơi có thể chữa bệnh về máu cho trẻ em, đó là Trung tâm Huyết học và Bệnh viện Ung bướu. Đay là hai bệnh viện chung tro trẻ em và người lớn, chỉ có Khoa riêng thôi, không có bệnh viện nào riêng về Ung thư máu cho trẻ cả (hic).
    Về Tim thì cũng có hai nơi, một là Viện Tim (chung cho trẻ em và người lớn) và hai là Khoa Phẫu thuật Tim mạch của bệnh viện Nhi đồng II (bệnh viện Grall). Mỗi BS đều có ưu thế riêng về một lãnh vực, do đó, bạn có thể cho biết cụ thể vấn đề cần hỏi, tôi sẽ PM cho bạn.
    Thân
  3. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hi Hân,
    Ở HCMC, có hai nơi có thể chữa bệnh về máu cho trẻ em, đó là Trung tâm Huyết học và Bệnh viện Ung bướu. Đay là hai bệnh viện chung tro trẻ em và người lớn, chỉ có Khoa riêng thôi, không có bệnh viện nào riêng về Ung thư máu cho trẻ cả (hic).
    Về Tim thì cũng có hai nơi, một là Viện Tim (chung cho trẻ em và người lớn) và hai là Khoa Phẫu thuật Tim mạch của bệnh viện Nhi đồng II (bệnh viện Grall). Mỗi BS đều có ưu thế riêng về một lãnh vực, do đó, bạn có thể cho biết cụ thể vấn đề cần hỏi, tôi sẽ PM cho bạn.
    Thân
  4. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào thuy742004,
    1. Sa ruột là một danh từ chung, trong đó có thể có nhiều nguyên nhân, thường là thoát vị bẹn. Bệnh không phải co di truyền, chủ yếu là do cơ của thành bụng yếu hoặc do bất thường giải phẫu học. Nếu lỗ thông lớn, ruột tự do lên xuống được thì không sao trong một thời gianngắn nhưng nếu lỗ thông nhỏ thì có nguy cơ bị nghẹt ruột vì ruột không thể tụt về ổ bụng. Trong cả hai trường hợp (lỗ thông nhỏ và lớn) đều cần can thiệp phẫu thuật, chỉ khác nhau ở chỗ là mổ khẩn (lỗ nhỏ) hay mổ chương trình (có thời gian chuẩn bị, nâng tổng trạng ... đối với lỗ lớn) mà thôi. Giữ cho ruột không sa xuống rất khó, có thể hạn chế tương đối bằng cách mặc quần lót chật nhưng lại ảnh hưởng đến việc tưới máu cho tinh hoàn, do đó, cần xem xét chỉ định phẫu thuật. Thường phẫu thuật cho trẻ khi > 12 tháng tuổi.
    2. Tôi chưa thấy sách vở Y khoa nào khuyên nên để cho tinh hoàn sưng một lần thì tốt hơn. Ở đây đặt ra vấn đề: có nên tin theo lời khuyên của một người hàng xóm nào, phong tục tập quán hay không? Nói chung, về mặt nguyên tắc, người hàng xóm sẽ không chịu trách nhiệm cho cuộc sống của con bạn, còn phong tục tập quán thì cũng có thể đúng, cũng có thể sai. Vậy, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, nếu vẫn còn thắc mắc thì có thể hỏi người đó tài liệu tham khảo hoặc hỏi thêm người khác cũng có trình độ chuyên môn.
    Trở lại câu hỏi của bạn, nên chích ngừa quai bị vì: (1) Không quá mắc (khoảng 100.000 VND); (2) Ngừa biến chứng vô sinh có thể xảy ra dù tỷ lệ rất thấp, nhưng khi xảy ra thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình.
    Thân ái
  5. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào thuy742004,
    1. Sa ruột là một danh từ chung, trong đó có thể có nhiều nguyên nhân, thường là thoát vị bẹn. Bệnh không phải co di truyền, chủ yếu là do cơ của thành bụng yếu hoặc do bất thường giải phẫu học. Nếu lỗ thông lớn, ruột tự do lên xuống được thì không sao trong một thời gianngắn nhưng nếu lỗ thông nhỏ thì có nguy cơ bị nghẹt ruột vì ruột không thể tụt về ổ bụng. Trong cả hai trường hợp (lỗ thông nhỏ và lớn) đều cần can thiệp phẫu thuật, chỉ khác nhau ở chỗ là mổ khẩn (lỗ nhỏ) hay mổ chương trình (có thời gian chuẩn bị, nâng tổng trạng ... đối với lỗ lớn) mà thôi. Giữ cho ruột không sa xuống rất khó, có thể hạn chế tương đối bằng cách mặc quần lót chật nhưng lại ảnh hưởng đến việc tưới máu cho tinh hoàn, do đó, cần xem xét chỉ định phẫu thuật. Thường phẫu thuật cho trẻ khi > 12 tháng tuổi.
    2. Tôi chưa thấy sách vở Y khoa nào khuyên nên để cho tinh hoàn sưng một lần thì tốt hơn. Ở đây đặt ra vấn đề: có nên tin theo lời khuyên của một người hàng xóm nào, phong tục tập quán hay không? Nói chung, về mặt nguyên tắc, người hàng xóm sẽ không chịu trách nhiệm cho cuộc sống của con bạn, còn phong tục tập quán thì cũng có thể đúng, cũng có thể sai. Vậy, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, nếu vẫn còn thắc mắc thì có thể hỏi người đó tài liệu tham khảo hoặc hỏi thêm người khác cũng có trình độ chuyên môn.
    Trở lại câu hỏi của bạn, nên chích ngừa quai bị vì: (1) Không quá mắc (khoảng 100.000 VND); (2) Ngừa biến chứng vô sinh có thể xảy ra dù tỷ lệ rất thấp, nhưng khi xảy ra thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình.
    Thân ái
  6. thuy742004

    thuy742004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Thành thật cảm ơn BS Ndungtuan đã giải thích cho tôi hiểu về sa ruột. Tuy nhiên, tôi vẫn hỏi thêm rằng trong trường hợp đã phẫu thuật rồi thì có bao giờ nguy cơ gì bị lại không?
    Nhân tiện hỏi thêm BS về hiện tượng Nấm (+) trong phân của trẻ 6 tuổi. Mong BS giải thích căn nguyên của hiện tượng này và Cách chữa trị cần thiết.
    Agian thành thật cảm ơn!
  7. thuy742004

    thuy742004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Thành thật cảm ơn BS Ndungtuan đã giải thích cho tôi hiểu về sa ruột. Tuy nhiên, tôi vẫn hỏi thêm rằng trong trường hợp đã phẫu thuật rồi thì có bao giờ nguy cơ gì bị lại không?
    Nhân tiện hỏi thêm BS về hiện tượng Nấm (+) trong phân của trẻ 6 tuổi. Mong BS giải thích căn nguyên của hiện tượng này và Cách chữa trị cần thiết.
    Agian thành thật cảm ơn!
  8. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào thuy742004,
    1. Khi đã phẫu thuật, rất hiếm khi bị tái phát. Tôi dùng từ hiếm khi, vì vẫn có thể tái phát nếu cuộc phẫu thuật không giải quyết hết tất cả những chổ yếu.
    2. Nấm trong phân có nghĩa là .. có nấm trong phân . Nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên, thường là do dùng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn đưòng ruột. Khi vi khuẩn trong ruột chết, nấm sẽ phát triển (quan hệ ức chế lẫn nhau). Cũng có thể do chế độ ăn có chứa nhiều đường và tinh bột, môi trường phát triển tốt cho nấm. Thường gặp là nấm Candida nhưng cũng có thể gặp nấm khác. Việc điều trị bắt buộc phải dùng thu6óc kháng nấm mới hết. Một số nguyên tắc bạn cần biết:
    1. Việc chẩn đoán bắt buộc phải có xét nghiệm phân để định danh đúng loại gây bệnh.
    2. Việc điều trị bắt buộc phải có ý kiến chuyên khoa. Thuốc tôi nêu ra chỉ có tính cách tham khảo: Ketoconazole 200mg (NIZORAL), uống 100mg/ngày/lần, trong bữa ăn cho trẻ từ 15-30kg. Itraconazole (SPORAL) hiệu quả hơn nhưng lại không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ em.
    3. Sau khi các triệu chứng hết hoặc xét nghiệm phân âm tính, nên sử dụng thêm một tuần nữa.
    Hy vọng giúp được bạn.
    Thân ái
  9. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào thuy742004,
    1. Khi đã phẫu thuật, rất hiếm khi bị tái phát. Tôi dùng từ hiếm khi, vì vẫn có thể tái phát nếu cuộc phẫu thuật không giải quyết hết tất cả những chổ yếu.
    2. Nấm trong phân có nghĩa là .. có nấm trong phân . Nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên, thường là do dùng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn đưòng ruột. Khi vi khuẩn trong ruột chết, nấm sẽ phát triển (quan hệ ức chế lẫn nhau). Cũng có thể do chế độ ăn có chứa nhiều đường và tinh bột, môi trường phát triển tốt cho nấm. Thường gặp là nấm Candida nhưng cũng có thể gặp nấm khác. Việc điều trị bắt buộc phải dùng thu6óc kháng nấm mới hết. Một số nguyên tắc bạn cần biết:
    1. Việc chẩn đoán bắt buộc phải có xét nghiệm phân để định danh đúng loại gây bệnh.
    2. Việc điều trị bắt buộc phải có ý kiến chuyên khoa. Thuốc tôi nêu ra chỉ có tính cách tham khảo: Ketoconazole 200mg (NIZORAL), uống 100mg/ngày/lần, trong bữa ăn cho trẻ từ 15-30kg. Itraconazole (SPORAL) hiệu quả hơn nhưng lại không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ em.
    3. Sau khi các triệu chứng hết hoặc xét nghiệm phân âm tính, nên sử dụng thêm một tuần nữa.
    Hy vọng giúp được bạn.
    Thân ái
  10. Amazonefr

    Amazonefr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bác,
    em có nghe một người bạn nói (theo thông tin từ 1 chương trình sức khoẻ cho mọi người) rằng trẻ em bị hẹp bao quy đầu thì nên cắt chứ không nên nong, vì khi làm thủ thuật nong thì phần niêm mạc ở mặt trong bao quy đầu sẽ bị trầy xước , sau đó sẽ tạo thành sẹo xơ và làm bao quy đầu bị hẹp trở lại. xin các tiền bối trả lời giúp, thông tin này có đúng không? Em có đứa cháu 3 tuổi lúc trước cũng được nong bao quy đầu, đến giờ thấy rất bình thường, không bị sao cả.
    Cảm ơn các bác nhiều ạ!

Chia sẻ trang này