1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhi đồng ... các bệnh và mọi vấn đề , thắc mắc về trẻ em

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 25/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ là cậu bé hoàn toàn khoẻ mạnh bình thường. Có điều là đừng cho mặc áo và không đắp chăn khi ngủ khi trời nóng. Có một cậu bé suốt ngày kêu nóng vì mẹ sợ gió và tôi phải cởi áo cho nó 2 lần.
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Đúng vậy thiếu iodine cũng gây ra bệnh cường tuyến giáp ... trẻ em sẽ bị ảnh hưởng nếu người mẹ trong lúc mang thai bị bệnh này .... chọn muối có chất iodine giúp 1 phần trong việc ngừa bệnh này .
    Triệu chứng of cường giáp trạng là :
    - Đổ mồ hôi nhiều .
    - Xuống cân , ăn nhiều .
    - Nervousness , restlessness . weakness
    - Không chụi được khí hậu nóng .
    - Mệt mõi , khó ngũ , nôn mữa , tiêu chảy
    - Kinh nguyệt không điều
    - Cổ to , bướu .
    - Tim đập nhanh , hand tremor
    - Tóc rụng , mắt lộ to .
    Còn về nhược tuyến giáp trạng thì bạn có thể xem bài of Milou posted ở :
    http://ttvnol.com/SucKhoe/77488/trang-2.ttvn
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Đúng vậy thiếu iodine cũng gây ra bệnh cường tuyến giáp ... trẻ em sẽ bị ảnh hưởng nếu người mẹ trong lúc mang thai bị bệnh này .... chọn muối có chất iodine giúp 1 phần trong việc ngừa bệnh này .
    Triệu chứng of cường giáp trạng là :
    - Đổ mồ hôi nhiều .
    - Xuống cân , ăn nhiều .
    - Nervousness , restlessness . weakness
    - Không chụi được khí hậu nóng .
    - Mệt mõi , khó ngũ , nôn mữa , tiêu chảy
    - Kinh nguyệt không điều
    - Cổ to , bướu .
    - Tim đập nhanh , hand tremor
    - Tóc rụng , mắt lộ to .
    Còn về nhược tuyến giáp trạng thì bạn có thể xem bài of Milou posted ở :
    http://ttvnol.com/SucKhoe/77488/trang-2.ttvn
  4. blphuoc

    blphuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì nôn và trớ là hai từ đồng nghĩa, cùng chỉ tình trạng thức ăn trong da dày bị đẩy ra ngoài miệng. Nhưng xét kĩ thì có khác nhau một chút xíu, đó là : nôn (vomiting) thường được dùng khi thức ăn bị đẩy ra ngoài một cách mạnh mẽ, còn trớ (regurgitation) là nôn, nhưng dễ dàng, thức ăn ko bị tống mạnh như nôn.
    Trẻ của bạn còn bú, chắc là còn nhỏ, khi đó nôn, trớ có thể do một số nguyên nhân lành tính như :
    - Sai cách hay tư thế khi cho trẻ bú, làm trẻ nuốt nhiều hơi khi bú hoặc nuốt quá nhanh. Hoặc trẻ vừa khóc vừa bú cũng làm nuốt nhiều hơi.
    - Cho trẻ bú quá nhiều, sau khi bú lại bế xốc trẻ lên ngay...
    Nôn, trớ còn do một số nguyên nhân thực thể khác như nhiễm khuẩn, do dị tật bẩm sinh (nếu là trẻ sơ sinh có thể là teo thực quản, phì đại môn vị,...), do co thắt môn vị, tắc ruột ... và một số nguyên nhân khác.
    Khi trẻ đang bú mà nôn, trớ thì bạn nên làm như sau :
    - Đặt trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên, để thức ăn trào ra không đổ ngược lại vào đường thở gây hít sặc vào thanh quản, khí quản, vào phổi rất nguy hiểm.
    - Nếu trẻ có nôn ra mũi thì nhanh chóng làm sách bằng cách hút mũi (bằng miệng của bạn chẳng hạn hay một số dụng cụ hút mũi cho trẻ)
    - Nếu sau nôn trẻ khóc to, da hồng nào, tay chân mạnh, ấm, thì đó là dấu hiệu tốt.
    - Nếu trẻ ko khóc, khóc yếu, da tái thì cần hút mũi tiếp, dốc ngược trẻ lên, vỗ lưng rồi nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
    Chắc là trẻ của bạn nôn do những nguyên nhân lành tính trên, thế nên bạn khắc phục làm sao cho trẻ bú đúng, từ từ, ko nên bế xốc trẻ lên ngay sau khi bú, cũng ko nên cho trẻ nằm xuống giường ngay sau bú.
    Còn khi trẻ nôn nhiều lần, bạn cần lưu ý xem trẻ có sốt, tiêu chảy, da khô, có bỏ bú hay ho hay ko? Đó là những dấu hiệu của một tình trạng nhiễm trùng. Hoặc trẻ đi cầu ra máu, bụng chướng, khóc thét do đau...đó là dấu hiệu của tắc ruột, cần cấp cứu ngoại khoa...
    Tóm lại, nôn thường gặp, có nhiều nguyên nhân, và khá nguy hiểm. Khi trẻ nôn nhiều lần, có sốt, bỏ bú, đi cầu ra máu...thì bạn nên cho trẻ đến BS.
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 11/10/2004
  5. blphuoc

    blphuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì nôn và trớ là hai từ đồng nghĩa, cùng chỉ tình trạng thức ăn trong da dày bị đẩy ra ngoài miệng. Nhưng xét kĩ thì có khác nhau một chút xíu, đó là : nôn (vomiting) thường được dùng khi thức ăn bị đẩy ra ngoài một cách mạnh mẽ, còn trớ (regurgitation) là nôn, nhưng dễ dàng, thức ăn ko bị tống mạnh như nôn.
    Trẻ của bạn còn bú, chắc là còn nhỏ, khi đó nôn, trớ có thể do một số nguyên nhân lành tính như :
    - Sai cách hay tư thế khi cho trẻ bú, làm trẻ nuốt nhiều hơi khi bú hoặc nuốt quá nhanh. Hoặc trẻ vừa khóc vừa bú cũng làm nuốt nhiều hơi.
    - Cho trẻ bú quá nhiều, sau khi bú lại bế xốc trẻ lên ngay...
    Nôn, trớ còn do một số nguyên nhân thực thể khác như nhiễm khuẩn, do dị tật bẩm sinh (nếu là trẻ sơ sinh có thể là teo thực quản, phì đại môn vị,...), do co thắt môn vị, tắc ruột ... và một số nguyên nhân khác.
    Khi trẻ đang bú mà nôn, trớ thì bạn nên làm như sau :
    - Đặt trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên, để thức ăn trào ra không đổ ngược lại vào đường thở gây hít sặc vào thanh quản, khí quản, vào phổi rất nguy hiểm.
    - Nếu trẻ có nôn ra mũi thì nhanh chóng làm sách bằng cách hút mũi (bằng miệng của bạn chẳng hạn hay một số dụng cụ hút mũi cho trẻ)
    - Nếu sau nôn trẻ khóc to, da hồng nào, tay chân mạnh, ấm, thì đó là dấu hiệu tốt.
    - Nếu trẻ ko khóc, khóc yếu, da tái thì cần hút mũi tiếp, dốc ngược trẻ lên, vỗ lưng rồi nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
    Chắc là trẻ của bạn nôn do những nguyên nhân lành tính trên, thế nên bạn khắc phục làm sao cho trẻ bú đúng, từ từ, ko nên bế xốc trẻ lên ngay sau khi bú, cũng ko nên cho trẻ nằm xuống giường ngay sau bú.
    Còn khi trẻ nôn nhiều lần, bạn cần lưu ý xem trẻ có sốt, tiêu chảy, da khô, có bỏ bú hay ho hay ko? Đó là những dấu hiệu của một tình trạng nhiễm trùng. Hoặc trẻ đi cầu ra máu, bụng chướng, khóc thét do đau...đó là dấu hiệu của tắc ruột, cần cấp cứu ngoại khoa...
    Tóm lại, nôn thường gặp, có nhiều nguyên nhân, và khá nguy hiểm. Khi trẻ nôn nhiều lần, có sốt, bỏ bú, đi cầu ra máu...thì bạn nên cho trẻ đến BS.
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 11/10/2004
  6. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Nôn trớ ở trẻ sơ sinh
    Không ít bà mẹ, nhất là những người lần đầu nuôi con, đã bỏ qua hiện tượng nôn trớ của trẻ. Thực chất đây là một bệnh lý, nếu không xem xét kỹ thì có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé.
    Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng.
    Khi bú, sữa xuống dạ dày qua tâm vị (còn gọi là van tâm vị một chiều). Trong dạ dày, sữa được hấp thụ một phần, phần còn lại xuống ruột qua môn vị (còn gọi là van môn vị một chiều). Bình thường vài giờ sau sinh, trẻ bú có thể nôn trớ chất nhầy đơn thuần hay lẫn chút máu, bởi niêm mạc dạ dày bị kích thích do nuốt phải một số chất như nước ối, dịch âm đạo... Khi thai sổ, trẻ sơ sinh đều trớ ít nhiều. Trẻ mập trớ nhiều hơn do hệ giao cảm hưng phấn, trương lực dạ dày cao hơn và ăn nhiều hơn.
    Nôn trớ sinh lý còn gọi là trào ngược dạ dày - thực quản. Sức khỏe của trẻ trong thời gian này vẫn bình thường, ăn ngủ và vui chơi tốt. Sau 7-8 tháng tuổi, trớ sinh lý không còn nữa. Ở trẻ sơ sinh, các cơ van tâm vị còn yếu và xốp. Nếu tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài. Nôn trớ có thể do thay đổi thức ăn đột ngột (chuyển sang bột đặc mà bỏ qua giai đoạn loãng), ăn toàn bột từ sữa bò trong khi cơ thể bé không chịu được loại thực phẩm này.
    Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ, cần phối hợp các biện pháp sau:
    Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ...
    Tư thế lúc bú: Bú bên vú trái trước, sau đó là vú phải. Không để trẻ khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày.
    Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.
    Dùng thuốc: Biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả. Các thuốc tăng cường co thắt phần cuối thực quản, chống trào ngược và mở rộng cơ môn vị để thức ăn tống khỏi dạ dày như cisapride (propulsid), primpépan, bethanecol...
    Qua thời kỳ nôn trớ mà trẻ vẫn không hết thì cần lưu ý một số bệnh sau:
    - Nếu nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cẩn thận với các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột; ngộ độc thức ăn, viêm mũi, tai, viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm vi khuẩn, virus...
    - Nôn trớ không kèm theo sốt có thể do chế độ ăn sai lầm, hẹp môn vị, ***g ruột, thoát vị nghẹt, không dung nạp một số chất, rối loạn vận động dạ dày, thực quản... Trong trường hợp này, một số bác sĩ còn xếp nôn trớ bệnh lý theo các nguyên nhân như dị tật đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp trên, não và màng não hoặc ăn thức ăn nhiễm khuẩn.
    Bác sĩ Nguyễn Văn Thế, Khoa Học và Đời Sống
  7. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Nôn trớ ở trẻ sơ sinh
    Không ít bà mẹ, nhất là những người lần đầu nuôi con, đã bỏ qua hiện tượng nôn trớ của trẻ. Thực chất đây là một bệnh lý, nếu không xem xét kỹ thì có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé.
    Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng.
    Khi bú, sữa xuống dạ dày qua tâm vị (còn gọi là van tâm vị một chiều). Trong dạ dày, sữa được hấp thụ một phần, phần còn lại xuống ruột qua môn vị (còn gọi là van môn vị một chiều). Bình thường vài giờ sau sinh, trẻ bú có thể nôn trớ chất nhầy đơn thuần hay lẫn chút máu, bởi niêm mạc dạ dày bị kích thích do nuốt phải một số chất như nước ối, dịch âm đạo... Khi thai sổ, trẻ sơ sinh đều trớ ít nhiều. Trẻ mập trớ nhiều hơn do hệ giao cảm hưng phấn, trương lực dạ dày cao hơn và ăn nhiều hơn.
    Nôn trớ sinh lý còn gọi là trào ngược dạ dày - thực quản. Sức khỏe của trẻ trong thời gian này vẫn bình thường, ăn ngủ và vui chơi tốt. Sau 7-8 tháng tuổi, trớ sinh lý không còn nữa. Ở trẻ sơ sinh, các cơ van tâm vị còn yếu và xốp. Nếu tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài. Nôn trớ có thể do thay đổi thức ăn đột ngột (chuyển sang bột đặc mà bỏ qua giai đoạn loãng), ăn toàn bột từ sữa bò trong khi cơ thể bé không chịu được loại thực phẩm này.
    Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ, cần phối hợp các biện pháp sau:
    Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ...
    Tư thế lúc bú: Bú bên vú trái trước, sau đó là vú phải. Không để trẻ khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày.
    Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.
    Dùng thuốc: Biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả. Các thuốc tăng cường co thắt phần cuối thực quản, chống trào ngược và mở rộng cơ môn vị để thức ăn tống khỏi dạ dày như cisapride (propulsid), primpépan, bethanecol...
    Qua thời kỳ nôn trớ mà trẻ vẫn không hết thì cần lưu ý một số bệnh sau:
    - Nếu nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cẩn thận với các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột; ngộ độc thức ăn, viêm mũi, tai, viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm vi khuẩn, virus...
    - Nôn trớ không kèm theo sốt có thể do chế độ ăn sai lầm, hẹp môn vị, ***g ruột, thoát vị nghẹt, không dung nạp một số chất, rối loạn vận động dạ dày, thực quản... Trong trường hợp này, một số bác sĩ còn xếp nôn trớ bệnh lý theo các nguyên nhân như dị tật đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp trên, não và màng não hoặc ăn thức ăn nhiễm khuẩn.
    Bác sĩ Nguyễn Văn Thế, Khoa Học và Đời Sống
  8. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Làm gì khi trẻ bị nôn, trớ sau khi ăn?

    Khi bú quá no hoặc nuốt nhiều không khí do chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú của mẹ, trẻ có thể bị trớ. Khi đó, hãy kiên trì vỗ nhẹ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú.
    Trước tiên, cần phân biệt hiện tượng nôn và trớ ở trẻ. Nôn là khi nhiều sữa bị đẩy ra ngoài miệng, trong khi trớ là chỉ một lượng sữa nhỏ chảy ra mép một cách tự nhiên. Trớ sữa là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân khiến sữa dễ dàng chảy ngược từ dạ dày ra thực quản và tới miệng được chia làm 3 nhóm:
    - Dạ dày của bé lúc này còn nằm ngang, dung lượng nhỏ, cơ và thần kinh chưa trưởng thành.
    - Cơ co thắt ở thượng vị (chỗ nối thực quản và dạ dày) chưa phát triển.
    - Bú quá no.
    - Nuốt nhiều không khí: do khi bú mẹ, trẻ chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú, hoặc khi bú bình, đầu vú không đầy sữa.
    - Sau khi ăn, trẻ vô tình bị đột ngột thay đổi tư thế.
    Để khắc phục hiện tượng trên, cần thực hiện một số động tác sau:
    - Khi cho trẻ bú, cần để bé ngậm sâu vào quầng vú.
    - Vỗ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú bằng cách bế trẻ thẳng đứng, bụng ép vào ngực mẹ, đầu kề vai mẹ. Sau đó, vỗ vào lưng trẻ cho tới nghe thấy tiếng ợ lớn. Cần kiên trì vỗ cho tới khi con ợ được một tiếng, nhiều khi phải mất tới 5-7 phút. Lúc ợ, bé có thể trớ ra một chút sữa, vì vậy đừng quên lót sẵn ở vai mình một chiếc khăn nhỏ để khỏi ướt áo.
    - Giữ bé ở tư thế thẳng đứng hoặc nằm đầu cao trong khoảng 15-20 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Trên thực tế, không ít trẻ cần được bế tới 30 phút sau khi ăn để không bị nôn, trớ.
    Nếu các biện pháp trên không có kết quả, cần cho bé đi khám để xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho bé uống thuốc để cải thiện. Ngoài ra cần theo dõi cân nặng của bé hằng tuần. Nếu bé lên cân đều thì không có gì đáng ngại. Còn nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như sút cân, sốt, đi ngoài phân lỏng...thì đưa trẻ đi khám ngay.
    (Theo Khoa Học & Đời Sống)
  9. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Làm gì khi trẻ bị nôn, trớ sau khi ăn?

    Khi bú quá no hoặc nuốt nhiều không khí do chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú của mẹ, trẻ có thể bị trớ. Khi đó, hãy kiên trì vỗ nhẹ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú.
    Trước tiên, cần phân biệt hiện tượng nôn và trớ ở trẻ. Nôn là khi nhiều sữa bị đẩy ra ngoài miệng, trong khi trớ là chỉ một lượng sữa nhỏ chảy ra mép một cách tự nhiên. Trớ sữa là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân khiến sữa dễ dàng chảy ngược từ dạ dày ra thực quản và tới miệng được chia làm 3 nhóm:
    - Dạ dày của bé lúc này còn nằm ngang, dung lượng nhỏ, cơ và thần kinh chưa trưởng thành.
    - Cơ co thắt ở thượng vị (chỗ nối thực quản và dạ dày) chưa phát triển.
    - Bú quá no.
    - Nuốt nhiều không khí: do khi bú mẹ, trẻ chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú, hoặc khi bú bình, đầu vú không đầy sữa.
    - Sau khi ăn, trẻ vô tình bị đột ngột thay đổi tư thế.
    Để khắc phục hiện tượng trên, cần thực hiện một số động tác sau:
    - Khi cho trẻ bú, cần để bé ngậm sâu vào quầng vú.
    - Vỗ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú bằng cách bế trẻ thẳng đứng, bụng ép vào ngực mẹ, đầu kề vai mẹ. Sau đó, vỗ vào lưng trẻ cho tới nghe thấy tiếng ợ lớn. Cần kiên trì vỗ cho tới khi con ợ được một tiếng, nhiều khi phải mất tới 5-7 phút. Lúc ợ, bé có thể trớ ra một chút sữa, vì vậy đừng quên lót sẵn ở vai mình một chiếc khăn nhỏ để khỏi ướt áo.
    - Giữ bé ở tư thế thẳng đứng hoặc nằm đầu cao trong khoảng 15-20 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Trên thực tế, không ít trẻ cần được bế tới 30 phút sau khi ăn để không bị nôn, trớ.
    Nếu các biện pháp trên không có kết quả, cần cho bé đi khám để xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho bé uống thuốc để cải thiện. Ngoài ra cần theo dõi cân nặng của bé hằng tuần. Nếu bé lên cân đều thì không có gì đáng ngại. Còn nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như sút cân, sốt, đi ngoài phân lỏng...thì đưa trẻ đi khám ngay.
    (Theo Khoa Học & Đời Sống)
  10. skept82

    skept82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    0

    Xin chào các bác
    Cháu của em (con của chị) khoảng 2 tuổi. Lần trwớc đi khám bác sĩ mới biết là ở ngón tay cái của cháu bị bẩm sinh thiếu mất 1 gân tay. Bây giờ thì chưa có vấn đề gì. Cháu vẫn cầm nắm đwợc. Bác sỹ bảo sau này lớn lên có thể mổ để hồi phịc twơng đối hoàn toàn chwcs năng của ngón tay này.
    Tuy nhiên em đwợc biết ở nwớc ngoài có thiết bị dùng để giữ ngón tay này của trẻ nhỏ, phần nào phục hồi chức năng của ngón tay. Tuy nhiên chính bác sỹ chữa cho cháu cũng không biết tên SP này là gì và hãng nào bán (lần trwớc bác sỹ phía nwớc ngoài tặng cho 1 bộ)
    Em sắp tới có đi công tác nwớc ngoài (US) và muốn mua cho cháu SP này. Nhưng em không biết tên của SP vì đây là SP rất đặc thù.
    Em cũng đã check trên mạng bằng những twf Tiếng ANh em nghĩ có thể mô tả đúng tên SP nhưng chưa tìm đwợc KQ gì.
    Các bác có cao kiến gì, xin giúp em.
    Em xin cảm ơn và hậu tạ.

Chia sẻ trang này