1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHÌ?P SĂ"́NG THƠ??I ĐÀ?I

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi hoainiem_2004, 26/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    NHÌP SĂ"́NG THƠ?I ĐÀI

    Nói chuyện xa quê quanh chén rượu

    Lúc đầu, tôi nửa tin nửa ngờ, nhưng mới chỉ kịp vào bếp pha ly cà phê, ngoảnh ra lan can đã thấy tuyết bay tơi tả ngoài trời, như một đàn ong trắng. Tuyết ơi, đẹp lắm! Thủa bé thơ, tôi thường trèo lên cây đại cổ thụ cuối sân đọc truyện cổ tích Phần Lan và mơ một ngày nào đó được sang xứ sở của tuyết, ngồi trên xe do những con tuần lộc kéo, hoặc bên một lò sưởi rưc hồng, mặc cho bão tuyết gầm rú ngoài trời.

    Nhưng hoa tuyết đẹp cũng như một người đàn bà khó tính. Chỉ có thể nhìn xa, khẽ động vào là tan biến, mong manh. Hơn thế, những buổi mưa tuyết thế này, còn làm gì được ngoài mời mấy ông bạn vàng tới nhà chơi, khui một chai vang ngon uống nhâm nhi với pho mát, xúc xích, hoặc giả nếu cuối tháng hết tiền thì cũng bày ra bàn vài hột lạc rang, dăm ba quả dưa chuột muối. So với ớ Việt Nam, uống rượu trắng ?osếch? với vài quả cóc hoặc chuối xanh, ngồi bệt ở vỉa hè, lòng đường như mấy anh đạp xích lô hoặc chở xe Honda ?oôm? thì thế này vẫn còn sang chán.

    Ừ, thế mà cũng chỉ mấy ngày nữa là đã Tết rồi. Cái không khí gần kề ngày Tết nó mới lạ làm sao, nó lâng lâng, xao xuyến, bồi hồi, như tình cảm của một nàng dâu mới, nửa muốn về nhà chồng, nửa muốn ở lại nhà mẹ đẻ. Tết của người Việt tha hương thấm buồn, nhất là đối với những kẻ ở độ tuổi hờ hững ngoài 40, chưa tới 50 như tụi chúng tôi. Nhóm sinh viên Việt nam ở Nice còn có gì để vui thú (tụ họp bạn bè trong khu học xá, sinh viên nữ làm nộm, bánh chưng, sinh viên nam trang trí, chuẩn bị rượu, bia?). Tôi cầm điện thoại gọi cho ông bạn cố tri (vẫn bị vợ tôi nói nửa đùa nửa thật là ?omột trong những đệ tử trung thành của thần Bacchus?).

    Nói đến rượu, bia, dân tộc nào cũng như nhau, ?ophi tửu bất thành lễ?. Đã là lễ thì không thể thiếu rượu, ta hay tây cũng vậy. Nhưng giữa ta và tây lại có nhiều sự khác nhau căn bản, cả về rượu và cách uống. Người phương tây, khi có điều kiện, thường uống rượu tại bàn, trải khăn trắng muốt, ngày không sao, tối phải thắp đèn nến sáng trưng. Ly, cốc cũng phải là đồ thứ dữ, không pha lê thì cũng thủy tinh loại sang như Riedel (Áo) hay Schott (Đức). ?oRượu trẻ?, mạnh mẽ thì rót ra bình thủy trước một hai tiếng để hương vị rượu thêm thơm ngát, cơ thể rượu được thư giãn, mịn màng, xênh xang, êm ái như nhung như lụa, uống đến đâu đã đời đến đó. Rượu lâu năm nhiều khi cũng được rót ra bình thủy để tránh không cho cặn rượu đi theo dòng chảy vào cốc bạn hiền. Những rượu lâu năm mà sự cân bằng sinh thái mong manh như trứng để đầu đẳng thì được thận trọng, nâng niu đưa vào lẵng rót rượu và được mở nút với tất cả sự cẩn trọng như ta nâng đỡ bố mẹ già, rồi khẽ khàng rót cho bè bạn, người thân như thể ?ogiọt rượu - giọt vàng ?o. Người uống rượu cầm ly soi ra trước đèn, trìu mến, nâng niu, đắm say như thể đang giải y một cô gái đẹp. Những lời bình phẩm về rượu cũng thật là ?o tửu sắc tương liên? (rượu và sắc đẹp không thể tách rời); nào là ?ogương mặt thuỳ mị, hào hoa, phong nhã?, ?ocơ thể mảnh mai hoặc tròn trịa, duyên dáng, đầy nữ tính?o, ?ochân dài quý phái ?o, ?onước mắt như mưa ?o, ?omẫn cảm, đầy sức quyến rũ ?o? Đấy thực sự là những ngôn từ chuyên môn của Tây về rượu dịch ra tiếng Việt, tôi mà nói láo tôi? chết (!)

    Người Việt mình uống đơn giản hơn nhiều, rượu trắng thường uống bằng bát hay ly uống nước, sang hơn thì ly uống rượu uýt-ki (tumbler) hay ly uống rượu khai vị hay tráng miệng. Tựu trung cũng chỉ vì dân mình còn nghèo, ít có điều kiện trang bị trong gia đình những thứ vẫn còn bị coi là ?oxa xỉ phẩm? ấy.

    Vẫn chuyện rượu vang. Người Tây phương dùng rượu khá nhiều trong một bữa ăn dịp tết Nô-en hay đầu năm mới. Chỉ tính riêng rượu vang họ đã dùng sâm banh đầu bữa, tiếp đến là rượu vang ngọt như Sauternes, Sainte-Croix-du-Mont, Jurancon hoăc Montbazillac với món gan ngỗng hoặc vịt béo, các loại rượu trắng khô với các món xà lát, súp và sò huyết. Họ tiếp tục dùng rượu vang trắng khô hoặc đậm với các món tôm, cá, sau đó là rượu vang đỏ nhẹ (Bourgogne) với món thịt gà tây hầm hạt dẻ. Các món thịt bỏ lò hoặc thịt rừng bao giờ cũng đi kèm một vài chai vang đỏ Bordeaux trứ danh như Pauillac, Saint-Julien hoặc Saint-Estèphe. Cùng với món tráng miệng, hoặc họ quay trở lại dùng rượu Sauternes, hoặc rượu sâm banh dịu (champagne demi-sec), hoặc rượu ngọt tự nhiên (vin doux naturel). Những kẻ nô lệ của xì gà bao giờ cũng kết thúc bữa ăn tất niên bằng một ly rượu rum cao tuổi hoặc một ly cô nhắc VSOP (Very Special Old Pale) hoặc XO (Extra Old).


    Người Việt mình giản tiện hơn nhiều, nhà sang uống uýt ki, cô nhắc hoặc gần đây hơn là rượu vang, nhà tầm tầm hoặc nghèo chăng nữa cũng vài chai rượu trắng, nhưng thường là uống từ đầu đến cuối bữa.

    Nói về rượu trắng: mấy ông bạn Việt kiều của tôi ở Nice Tết nào cũng nhăm nhe kiếm chút ?omộc tồn?, không phải ăn trong Tết, sợ xui, mà ăn ra giêng để giải hạn. Bàn tính với nhau đã mấy năm mà có bao giờ thực hiện được đâu. Ông bạn thân nhất của tôi, đâu có họ hàng dây mơ rễ má gì với cựu hoàng Bảo Đại, năm nào cũng nhờ mua tận Việt Nam mấy lít ?ocồn? chính hiệu làng Vân. Anh thường hỏi tôi: ?oViệt, mày có biết tại sao thịt ?ocầy? không có cái chất ?ocồn? vào là ?ovứt???. Thấy tôi ngơ ngẩn, anh cười: ?oẤy bởi thịt chó ít nhiều có vị hôi hám, tanh tưởi. Ví như anh Nga ăn trứng cá tầm mà không sử dụng rượu vốt ka để cho tiêu cái chất tanh, chất béo, chất mỡ, chất nhờn của trứng cá tầm?. Vợ tôi ngồi cạnh, từ nãy đến giờ không nói câu nào, bật cười, lên tiếng: ?oGớm, các ông nói ghê ghê là, liệu có ai còn dám ăn trứng cá tầm với thịt chó nữa??. Chỉ chờ có thế, anh bạn tôi giảng giải: ?oĐàn bà các chị đầu óc chim sẻ, chẳng kể làm gì. Thịt chó, với cái hôi hám của nó, cũng như người đàn bà ở tuổi 40, bà nào chẳng hôi hám, khó chịu? Nhưng chính cái hôi hám ở người đàn bà ?otứ tuần? ấy lại quyến rũ đàn ông hơn là các cô mười tám, đôi mươi?. Vợ tôi ngượng đỏ mặt, đánh trống lảng: ?oThôi, để em vào bếp làm cho các bác ít đồ xào nữa?. Anh bạn tôi rung đùi khoái chí, vỗ tay đánh đét một cái: ?oViệt, mày thấy chưa, tụi mình ở xứ người cả mấy chục năm nay, nhưng văn hóa ẩm thực Việt Nam vẫn còn sâu sắc lắm. Mà cô vợ mày cũng tinh ý đáo để. Thôi, bữa nào tao phải thết vợ chồng chú mày một chai Saint Emilion Château Cheval Blanc (*) 1989 là năm gia đình chú mày tao ngộ?o. Anh ngồi tới quá nửa đêm, gọi là để mừng ?otuyết mới? và đón ?ogiao thừa trước Tết ?. Hai anh em uống hết 4 chai vang thì anh đứng dậy, ôm hôn vợ tôi thắm thiết, rồi về. Chỉ tội nghiệp vợ tôi, thương chồng mệt, chưa kịp đón giao thừa đã phải quét dọn tưng bừng tới gần hai giờ sáng.

    Không biết ở quê hương, những người thân của tôi đang làm gì và có nhớ tới những người con ở phương xa không? Còn chúng tôi thì dẫu ở nơi nào trên trái đất, dẫu bận bịu mấy thì cũng luôn nhớ về họ, nhất là trong những ngày Tết này.

    T.V (Nice - những ngày giáp Tết ất Dậu 2005)
    (*) Saint Emilion Château Cheval Blanc là một trong những loại rượu Bordeaux danh tiếng rất mắc tiền.


    (Chuyên gia thử nếm - Hiệp hội thử nếm rượu Quốc tế)do hoainiem ST
  2. Mau_thoi_gian

    Mau_thoi_gian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Công việc bắt ta đi khắp nơi, lắm lúc bật cười ví mình là kẻ tha hương lữ xứ ! Ta có thể nói đã đi khắp hầu hết cái dải đất Việt Nam này, từ vẻ đẹp vùng quê Kinh Bắc, cho tới cái mặn mòi bên cửa biển Nha trang, hoang sơ lạnh lẽo với rừng cây Tây Nguyên, nhưng ấm lòng bởi ánh mắt nhìn tha thiết. Bao nhiêu nơi là bấy nhiêu vẻ đẹp đến choáng ngợp, thế mới biết, đất nước mình tuyệt vời biết bao. Nhưng ta để mình cuốn theo nhịp sống thời đại mới, chẳng kịp thưởng cho mình một cái hít hơi Hà nội, đã lại tất bật chạy lên Bắc kạn, Thái Nguyên ...
    Cứ như thế ta đi, đi, đi mãi nơi vô định_ tìm cái phi thường cái ước mơ ! ! Được như vậy đã sảng khoái siết bao ! Nhưng nay ta đi, vì ông A bảo thế; mai ta lại, vì chỉ thị nọ kia ! Nhớ lắm, Hà Nội ơi !
    Lại nói đến chuyện xa quê quanh chén rượu !
    Ta vốn là kẻ không biết uống rượu, chẳng biết phải thưởng thức nó như thế nào mới đúng, cứ uống độ vài ba chén là bủn rủn chân tay. Thế mà vẫn chẳng bỏ được rượu ! Nhớ lại trước đây, một kẻ nguyên tắc, quy củ, nề nếp_ ta ấy, chẳng động một giọt rượu, một hơi thuốc lá, một nhấp bia ! Bây giờ trong mắt mọi người vẫn vậy ! Chà, tội lỗi quá ! Bởi thế, nên lúc nào cũng chỉ dám uống một mình, dám phiêu một mình mà thôi. Uống rượu một mình với hoa với trăng chẳng phải cái thú của thi sĩ xưa hay sao ? Nhưng kẻ thô tục như ta, chẳng dám ví với thi sĩ gì, thì ta cứ một nậm, hai ly_tại sao uống một mình mà để hai ly, ấy là bởi để lừa mình rằng chút nữa sẽ có người đến uống cùng_ và đĩa lạc rang húng lừu, để một mình nhớ HN. Bởi cứ đi suốt, đêm dừng chân quán trọ nghỉ, thì chẳng bao giờ kiếm ra thịt chó với rượu Tây cả, và cũng bởi thô tục nên không biết thưởng rượu Tây, cứ rượu trắng, thi thoảng vớ được chai Hoa cúc, hay Tiên tửu, thì mê ly !
    Bầy biện xong rồi_ có gì đâu mà bày, cứ nói cho có vẻ_ ngồi thở một cái, tự châm tửu, tự cụng ly, rồi cạn. Để cái vị cay chạy rần rật xuống cổ họng, đi vào bao tử sôi lên. Hương rượu thì nồng, xộc thẳng lên mặt mũi, lan toả ra trấn áp hết bao nhiêu suy nghĩ vớ vẩn còn lại về công việc bon chen hàng ngày. Chỉ còn lại độc một nỗi nhớ ! Nhớ HN, nhớ em, nhớ em gái, và bạn bè. Tưởng ra ta đang mời mỗi người một chén, nhưng cũng buồn cười, bởi tất cả trong số đó, chỉ có em gái và thằng bạn chí cốt là biết uống rượu, và cũng chính hai người họ thường hay mắng mình chẳng biết làm gì, có uống rượu cũng không biết uống ! Làm thằng đàn ông, không nên uống nhiều, nhưng chí ít cũng phải biết uống ! Ấy, họ cứ hay mắng mình thế đấy ! Tệ thật, nhớ quá !
    Thằng bạn đã xách vali đi tìm chân lý cho chính nó rồi, đến cái châu lục nào đó xa xôi, đến với tuyết trắng và rượu Tây ! Biết đâu trong một lần vô tình, Hoàiniệm_2004 và bạn tôi đã gặp nhau, đã mời nhau một vài ly !
    Còn em gái, đứa em bé bỏng, giờ này đang ôn thi, đang trốn tránh nỗi đau ! Đáng giận là ta chẳng làm gì được cho em, ta muốn trở về, muốn ở cạnh em lúc này, và muốn đấm cho cậu ta một quả, cậu ta không xứng với em, em ạ !
    Ta lại mời HN một ly, ta sinh ra gần HN, ta lớn lên ở HN, ta yêu nó như mối tình đầu tiên, nguyên vẹn và trắng trong ! Nhớ đường phố, nhớ ánh đèn, nhớ con người HN, nhớ em, người yêu của ta !
    Ở đây chẳng có gì, ly rượu chẳng thay thế được tất cả, nhưng có lẽ lan toả được, kiềm chế được ta ! Sáng mai, ta lại trở dậy, với công việc chỉn chu thường ngày, nề nếp và quy củ !
  3. bebu10783

    bebu10783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.377
    Đã được thích:
    0
    Nhịp sống thời đại mà thấy 2 pác lại nói " phi tửu bất thành lễ ". Hay là nhịp sôngd ngày nay là phải như vậy. Tôi sống ở 2 nơi HN và SG. Dĩ nhiên, 1 đièu mà ai cũng nhận thấy " SG nhậu nhiều hơn HN ". Và dù là 2 thành phố lớn , nhịp sống của 2 nơi cũng khác nhau ít nhiều.
    HN yên ả, bình yên. Nói đến HN, chúng ta cảm thấy sự bình yên của con người. Người Hn không vội vã . Có ngưòi nói " Vì thời tiết , khung cảnh tạo nên tính cách con người HN". HN có 4 mùa thay đổi, mùa thù mát mẻ, mùa đông lạnh giá, mùa xuân mưa phùn. Hn nhiều hồ, những con đường rợp bóng mát, khung cảnh Hn tạo nhiều chất thơ , nhiều cảm xúc, vì vậy tạo cho tâm hồn người HN nhạy cảm, và dễ rung động. Người HN giữ đc nhiều truyền thống. Trước tết, tôi có về HN, HN cũng đông đúc, và chuyện tắc đường cũng xảy ra trên những tuyến đường vào trung tâm vào những giờ cao điểm. Đó thường là lúc tan ca, mọi người đi làm và lúc mọi người đi làm về. Nhưng 1 điều khác biệt là sau khi mọi người đi làm về nhà, thường là những người đã lập gia đình sẽ ở nhà cùng vợ con.
    SG với nhịp sống năng động , đông đúc, hối hả. Nhịp sống Sg nhanh hơn HN. Cũng đúng thôi, SG ảnh hưởng văn hoá phương Tây nhiều. Sức tăng trưởng của Sg nhanh nhất cả nước.người SG lúc nào cũng vội vã. Ban ngày người ta hối hả làm việc, ban đêm người ta hối hả ăn chơi. Sống về đêm là nét đặc trưng của SG. Ai chưa đi chơi đêm Sg thì chưa cảm nhận hết về SG. Còn đặc trưng nưqã của SG là tắc đuwòng và khói bụi, ngột ngạt. SG nhậu nhẹt nhiều, quán cóc, nhưng quán nhậu vỉa hè. Sau khi kết thúc 1 ngày làm việc ở cơ quan, mấy ông lại đi nhậu, không về với gia dình với vợ con. Đó là khác biẹt giữa gia đình ở HN và SG.
    không phải tôi bao đồng tất cả như vậy. Nhưng những điều trên là suy nghĩ , từ những cảm nhận của tôi khi sống giữa 2 thành phố. Nhưng dù ở đâu, dù nhịp sống như thế nào hãy dành nhiều thời gian cho gia đình hơn.
  4. pikachungo

    pikachungo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Vào đây đọc, thấy bác @hoainiem_2004 có những nhận xét phân biệt về cách uống rượu giữa Tây và Ta cũng thú vị phết. Về rượu Pik cũng không am tường gì mấy, nhưng cũng xin góp một chút cho vui nhà vui cửa.
    TẢN MẠN RƯỢU VIỆT NAM​
    Ở đây xin miễn bàn về cách uống rượu bên Tây Phương, vì mỗi nơi có một phong tục, tập quán khác nhau.
    Nói về người Việt chúng ta, rượu đã trở nên thông dụng trong cuộc sống đời thường. Từ những nơi sang trọng cho đến những quán cóc vỉa hè.
    Nói như bác Hoainiem_2004 thì người Việt uống rượu bằng bát hoặc bằng ly uống nước. Nhưng bác quên hoặc không biết đến một loại ly mà người ta thường dùng riêng để uống rượu. Loại ly này nhỏ, chỉ chứa một lượng rượu tương đương một hớp (hình như người ta gọi là "chung" hoặc ly "xâychừng")
    Loại ly này hầu như gia đình nào cũng có. Không phải vì kinh tế của mỗi gia đình Việt Nam còn khó khăn mà không để ý đến các loại ly sang trọng như bác nói ở trên, mà do cách đối ẩm của người Việt có cái đặc biệt khác với người phương Tây. Đó cũng chính là sự khác biệt văn hoá giữa mỗi nước.
    Người phương Tây thường dùng rượu bằng những ly riêng biệt. Rượu được rót khoảng nửa hoặc trên nửa ly (thông thường là những loại ly có đế chân cao, trung bình hoặc lớn tuỳ loại), nhấp từng ngụm nhỏ để thưởng thức.
    Người Việt Nam thường sử dụng duy nhất một cái ly (chung) và xoay vòng từng người một. Lần lượt từng người, người này uống xong sẽ tiếp tục người kế tiếp. Và việc đối ẩm diễn ra song song với những câu chuyện về gia đình, bạn bè, xã hội.
    Đó cũng là nét riêng trong cách đối ẩm của người Việt, gần gũi và cởi mở hơn.
    Những ngày đầu xuân cũng là dịp để người thân, bạn bè viếng thăm nhau, họp mặt.
    Mùng 2 Tết , những người bạn chung lớp thời cấp II có dịp họp mặt với nhau tại nhà anh lớp trưởng. Có đến hơn 6 năm kể từ buổi học cuối cùng của tuổi thơ ngây chúng tôi mới cùng nhau ngồi lại. Ai nấy đều có chút thay đổi theo thời gian, thân quen mà cũng lạ lẫm lắm. Buổi họp mặt khá đơn giản, dĩa dưa hấu..bánh mứt, hạt dưa, mấy miếng bánh tét, dĩa thịt kho tàu và chai rượu nho. Một vòng tròn nhỏ và một cái ly, tôi may mắn giành dựt được vai trò chủ xị, rót rượu mời bạn. Gái trai không phân biệt, đến lượt ai thì người đó phải hoàn thành nhiệm vụ. Dường như có ly rượu, mọi người cởi mở hơn, đùa vui hơn. Cái xa lạ, ngại ngùng của lúc ban đầu đã không còn nữa. Đứa nào cũng tạm gác lại cuộc sống ồn ào bên ngoài để trở về với những mẩu chuyện tuổi thơ và những dự tính tương lại.
    Cách thưởng thức rượu của người Việt Nam có một điều khá thú vị nữa. Bạn có để ý không? mỗi lần nhấp một ngụm rượu, người ta thường nhăn mặt rồi khà một tiếng rõ to. Cái nhăn mặt là do cái vị cay nồng của rượu. Nhưng đó cũng chính là cách tỏ vẻ khoan khoái, một cách hưởng ứng khá hay, phải không?
    Bàn về các loại rượu, nếu như ở Tây Phương nổi tiếng với các loại rượu trứ danh mà chỉ cần nhắc đến cái tên , người ta đã biết đến xứ sở nơi nó được sinh ra.
    Không cầu kì trong cách thưởng thức như ở Tây phương, uống loại rượu này phải ăn với món ăn kia. Người Việt Nam khá đơn giản trong việc đối ẩm. Nhưng không vì thế mà thiếu đi sự tinh tế.
    Nếu như hằng ngày người ta vẫn dùng các loại trắng (còn gọi là rượu đế), cao hơn nữa là rượu thuốc, hoặc rượu nếp thì trong ngày Tết, dân ta thường bỏ công để làm rượu nho, cơm rượu.
    Các loại rượu thuốc lâu năm cũng được để dành cho các dịp này. Bạn bè đến nhà, vui vẻ mời bạn ly rượu thay trà, kèm theo dĩa dưa hành và ít tai heo muối chua...thế là đã thấy được hương vị Tết về quanh nhà.
    Được pikachungo sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 28/02/2005
  5. pikachungo

    pikachungo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    TẢN MẠN RƯỢU VIỆT NAM​
    (tiếp theo)
    Ngày xưa, chỉ thông dụng hai loại rượu là rượu đế được làm từ gạo tẻ và rượu nếp. Càng ngày, người ta càng làm ra được nhiều loại rượu có mùi vị khác nhau. Cho đến nay, ngoài hai loại kể trên đã có rất nhiều thứ rượu: rượu chuối, rượu thuốc, rượu rắn, rượu tắc kè, rượu nếp đen..v v...
    Các loại rượu mà người Việt dùng thường được chế biến theo phương pháp thủ công. Tuỳ theo công thức của từng nhà mà mùi vị rượu có những hương vị khác nhau. Ấy thế nên rượu Việt cũng có nhiều nhãn hiệu rượu nổi tiếng như đế Hoà Long, nếp Gò Công, Nếp Mới, Minh Mạng...
    Người Việt ít khi uống rượu không (còn gọi là uống chay) mà thường nhấm nháp với "mồi". "Mồi" thì rất đa dạng, tuỳ gia cảnh mà có thứ cao lương hoặc bình dân như dĩa đậu phộng muối, dĩa gỏi xoài, hoặc đơn giản, gọn lẹ là trái cóc, miếng ổi. Có những bàn nhậu, chỉ có cái chân gà luộc mà làm nên cuộc nhậu tưng bừng.
    Đối với người lao động, sau một ngày mệt nhọc vì công việc được ngồi nhâm nhi cùng bằng hữu một vài ly...chắc có lẽ cũng làm tan bớt phần nào sự mệt mỏi, xem ra đó cũng chính là cách giải trí (ở đây chỉ nói theo hướng tích cực).
    Ở Miền Bắc ta, có mùa đông lạnh giá. Rượu cũng là một cách làm ấm người. Tôi có một vài đứa bạn ở Hà Nội, trai có gái có...rất hào hứng khi mùa đông đến để được ăn ngô nướng, con trai thì nhắm rượu với khô mực...trong tiết trời đông như thế, đó cũng là cái thú khá riêng mà người miền Nam khó có được.
    Quan niệm của người xưa(đặc biệt ở các nước Châu Á), rượu chỉ dành riêng cho các đấng nam nhi. Làm phận nữ không nên dùng những thứ ấy, có chăng chỉ được dùng trong ngày lễ cưới (rượu giao bôi). Nhưng ở phương Tây, người ta thường nhận xét người phụ nữ trông quyến rũ hơn bên cạnh ly rượu vang đỏ và những ngọn nến lung linh (đố mọi người tại sao người ta lại nói như vậy? ) Và ngày càng có nhiều loại rượu dành riêng cho phái nữ. Bạn đã bao giờ thử chưa?
  6. hoainiem_2004

    hoainiem_2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    1.237
    Đã được thích:
    0
    Sự tình cờ đáng yêu
    BÍCH DẬU
    Vào năm 1945, có một chàng trai trẻ 14 tuổi bị đưa vào trại tập trung. Cậu bé cao, ốm nhưng luôn có một nụ cười rạng rỡ. Hằng này, một cô gái trẻ đi qua phía bên kia của hàng rào.
    Cô bé nhìn thấy cậu và hỏi xem cậu có nói tiếng Ba Lan được không, cậu bé trả lời là có. Cô gái tiếp tục nói rằng trông cậu bé có vẻ đang đói, cậu bé gật đầu. Sau đó, cô bé lấy từ trong túi ra một trái táo và đưa cho anh chàng. Cậu bé cảm ơn cô bé, còn cô bé chào tạm biệt và tiếp tục đi tiếp.
    Ngày kế tiếp, cô bé lại đi ngang qua hàng rào và đem cho anh chàng một trái táo khác. Mỗi ngày, cô bé đều đi ngang qua hàng rào, hy vọng nhìn thấy cậu bé nọ. Và cô bé đã thấy, đã vui vẻ trao tận tay trái táo và trò chuyện với cậu bé.
    Một ngày nọ, cậu bé bảo với cô bé rằng đừng nên đi ngang qua đây nữa vì cậu sắp bị chuyển sang trại tập trung khác. Lúc bị đưa đi, cậu bé òa khóc và tự hỏi không biết mình còn cơ hội gặp lại cô ấy nữa không. Cô bé như một tâm hồn trong trẻo mà cậu nhìn xuyên qua được từ hàng dây kẽm gai...
    Sau đó, cậu bé được thả ra khỏi trại tập trung và di dân đến Mỹ. Thời gian trôi, cậu bé năm xưa lớn lên và không biết gì thêm về người con gái đã gặp năm xưa. Năm 1957, trong một bữa tiệc với bạn bè, anh đã gặp một cô gái và suốt buổi ăn tối, họ đã nói chuyện về Ba Lan và trại tập trung thời đó. Cô gái nói rằng cô đã ở Ba Lan, đã từng nói chuyện với một cậu bé và cho cậu bé ấy mỗi ngày một trái táo. Anh chàng liền hỏi lại có phải cậu bé ấy cao, gầy nhom và đã bảo rằng cô bé ấy đừng đến đây nữa vì cậu ấy phải ra đi. Cô gái trả lời "có" trong sự xúc động.
    Vâng, đó chính là cô gái năm xưa, người đã đến gặp và cho cậu bé một trái táo vào mỗi ngày. Sau mười hai năm, sau cuộc chiến tranh và trong một đất nước khác... họ đã gặp lại nhau. Đó có phải là điều kỳ lạ?
    Chàng trai ấy đã đề nghị gặp cô lại cô gái và bảo rằng anh sẽ không bao giờ để cô ấy rời xa anh nữa. Và cuộc hôn nhân của họ vẫn luôn hạnh phúc cho đến nay.
    Sự tình cờ quả là điều kỳ diệu và đem đến cho chúng ta bao hạnh phúc trong cuộc đời này..

Chia sẻ trang này