1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhịn ăn giảm béo - Liệu bạn có đủ quyết tâm không ?

Chủ đề trong 'Làm đẹp' bởi thuythusinbad, 28/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. san_hang

    san_hang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ là việc giảm ăn rồi đến nhịn kô cần phải tuân thủ nghiêm nghặt theo thực đơn nào đâu, cái chính là mình nghe theo cơ thể mình rồi điều chỉnh thôi. Nhịn một lúc luôn hoặc ăn lại một lúc luôn thì có hại cho cơ thể đấy. Nhịn ngay thì cơ thể chưa quen được, sẽ thấy khó chịu lắm, ảnh hưởng nhiều ( chóng mặt, váng đầu, mệt, nhức nhối ), chỉ có như lần bạn chán ăn, cơ thể kô muốn dung nạp gì nữa vào ( giống một số đợt ăn ngấy quá cũng thế ) thì nhịn đi giúp cơ thể có thời gian tiêu hoá với cả hồi phục thôi. Còn ăn lại ngay thì hại dạ dày ấy chứ, nhịn lâu rồi dịch vị của mình cũng kô còn dồi dào để tiêu hoá như trước nữa. Rất hại đấy, nên bạn đừng có ăn ngay. Việc ăn lại xem ra cũng vất vả như nhịn lúc đầu.
    Nếu bạn kô ăn được rau nghiền kiểu cho baby đấy thì bạn uống nước dinh dưỡng, nước gạo xay ( gọi là phổ bà nhờn nhỉ, ai ở HN mà biết chỗ nào còn bán cái này theo lít thì giúp mình nhé ), rồi nước rau củ luộc. Rồi thì chuyển lên ăn cháo sườn loãng ( ít thịt thôi nhé ), uống nước đậu nành. Cứ ăn bữa nhỏ một thôi, kô mệt đấy. Đấy là theo hồi tớ bị viêm tuỵ, cũng nằm viện 1 tuần, lúc ăn lại thì bắt đầu như thế. Lúc mới bắt đầu ăn lại sau một tuần ấy, chỉ uống một chút nước đậu nành thôi là bụng đau thắt rồi.
    Có lẽ mình sẽ kô nhịn hẳn đâu mà ăn giảm rồi uống nước dinh dưỡng thay cho 2 3 bữa gì đấy là được rồi. Để cơ thể thanh lọc thôi chứ mình kô béo đến mức cần giảm gấp gập.
    Thêm nữa là nếu bạn muốn giảm cân thì nên nghĩ đến sức khoẻ, nghĩ là mình làm để khoẻ người, cơ thể bỏ chất độc .. đừng nóng vội nghĩ đến sụt cân, mấy cân một ngày làm gì. Chứ bạn vì được nghỉ 3 ngày nhịn hẳn, chưa tin vào mục đích của nó thì chắc chỉ chịu được 1 ngày, mà giảm được cân nào rồi hết 3 ngày thì sức khỏe suy giảm, ăn lại có thì lại ăn nhiều hơn, giảm được bao nhiêu kô thấy lại thấy tăng lại vù vù, lại xấu đi vì cơ thể bị thay đổi khiếp quá, thì
    Làm thế này nhất định mình phải tin mới có kết quả tốt được. Chứ tớ biết đứa béo ù ù, đi thể dục một tý về nó bồi dưỡng kịch liệt, nhịn được một bữa, bữa sau làm gấp đôi thì chẳng giảm được gì, chỉ mệt thêm.
  2. meobeovitu

    meobeovitu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn san_hang đã khuyên mình , ý mình ko fải là nhịn ăn ngay mà là sẽ ăn ít hơn thôi .Mới đầu khi ăn ít đi , cơ thể sẽ mệt hơn , sau vài ngày sẽ quen dần thì dù mình ăn rất rất ít hay nhịn ăn thì do cơ thể đã thích nghi rùi mình sẽ đỡ mệt hơn mà. Cám ơn bạn nhiều nha , tặng bạn nè
  3. thuythusinbad

    thuythusinbad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Các kiểu "Nhịn đói" và đặc điểm của "Nhịn đói"
    Mỗi người muốn thực hiện việc nhịn đói đều nêu câu hỏi: cần nhịn đói bao nhiêu ngày để trở nên khỏe mạnh, trẻ trung, để có các khả năng đặc biệt ?
    1. Sự khác biệt về lượng (thời hạn nhịn đói)
    Lý luận về các gia đọan của quá trình nhịn đói và phục hồi sẽ cho phép giải đáp câu hỏi : cần bao nhiêu thời gian để đạt kết quả dự tính? Nhịn đói có loại hòan thành trọn vẹn và lọai bị bỏ dở. Quá trình nhịn đói và phục hồi gồm ba giai đọan. Ơ mỗi giai đọan, trong dạng trường năng lượng và trong thể xác của con người diễn ra các quá trình đặc biệt làm tên gọi cho các giai đoạn đó.
    2. Các giai đọan nhịn đói
    a. Giai đoạn thứ nhất
    Gọi ?olà hưng phấn ăn uống?, thường thường kéo dài 2- 3 ngày. Con người dể bị kích thích bởi mọi tín hiệu về thức ăn: ngửi thấy mùi thức ăn, nghe nhắc đến thức ăn, nghe thấy tiếng xoong nồi bát đĩa, lập tức ưá nước bọt, cồn cào trong bụng, cảm giác buồn miệng muốn nhai, ngủ kém ngon, dễ cáu bẳn, tâm trạng thường là khó chịu. Đôi khi ở người có bệnh, các triệu chứng bệnh nổi lên rõ hơn. Thể trọng giảm nhanh (mỗi ngày sút tới 1kg). không khát nước lắm.
    Giai đọan ?ohưng phấn ăn uống? là một sự thử thách, phát hiện ?orác rửơi? trong ý thức con người. Mọi cảm giác và ý nghĩ tiêu cực nảy sinh trong 2- 3 ngày này đều là ?orác rưởi?. Khi dọn sạch thứ ?orác rưởi? ấy, con người trở nên mạnh mẽ hơn về mặt năng lượng, chống chọi hiệu quả hơn với bệnh tật và điều kiện bất lợi.
    Như vậy là trong vài ba ngày đầu nhịn đói, bạn đã làm thức tỉnh sinh lý của cơ thể mình, tăng cường sự bảo vệ thực bào và miễn dịch, thải ra ngoài lượng natri và nước thừa. Bạn có thể khỏi những bệnh nào họat động vào giai đọan này và sẽ mất đi 2- 4kg thể trọng.
    b. Giai đọan thứ hai
    Từ ngày nhịn ăn thứ 3- đến thứ 5, cảm giác đói giảm đi, có khi mất hẳn, trong khi cảm giác khát tăng lên. Theo ghi nhận của bác sĩ Veger, trong số 40 người nhịn đói, chỉ có một người có cảm giác đói suốt thời gian nhịn đói. Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở trường năng lượng của con người và chứng tỏ có một ổ cảm giác đói rất mạnh mà người ấy không biết cách khắc phục như thế nào. Người ấy cứ luôn luôn nghĩ đến chuyện ăn uống, cho nên kích thích cảm giác đói. Khi đó bạn cần nghĩ tới đề tài khác. Nói chung thì cảm giác đói không hề hạ thấp hiệu quả của việc nhịn đói, chỉ gây thêm khó khăn mà thôi. Đôi khi, nhất là vào buổi sáng, một sốngười bệnh kêu nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Các triệu chứng đó sẽ giảm hẳn hoặc biến mất sau khi đi dạo và uống nước suối khóang. Lớp rêu màu trắng hoặc màu xám trên lưỡi nhiều thêm, môi và lưỡi khô, răng nhiều bựa, miệng có mùi axeton, da khô và tái. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng bệnh mạn tính nổi rõ hơn. Mỗi ngày đêm giảm 300- 500gr thể trọng. Sau đó tình trạng của người bệnh thay đổi nhanh chóng. Bắt đầu giai đoạn thứ ba.
    c. Giai đọan thứ ba
    Phần thứ nhất của giai đoạn ba diễn ra như sau:
    Ngày thứ 6- thứ 10, trong vòng một ngày hoặc vài giờ, thường là ban đêm, trong tình trạng của người nhịn đói sẽ có bước ngoặc rõ rệt- cơn nhiễm axit. Cảm thấy khỏe hẳn lên, giảm hoặc không còn chút mệt mỏi nào nữa, đầu óc tỉnh táo, các cảm giác khó chịu khác nhau trong cơ thể đều chấm dứt; những bệnh nặng lên vào giai đoạn hai nay biến mất. Ơ một số người nhịn đói, tình trạng tốt lên này diễn biến thành hình sóng, trong đó đỉnh sóng (lúc dễ chịu nhất) ban đầu ngắn, sau đó mỗi lúc một dài thêm. Lưỡi sạch rêu, miệng bớt tỏa ra mùi axeton, sắc mặt khá hơn, mắt sáng long lanh. Mạch đập bình thừơng. Mức sút cân là thấp nhất- mỗi ngày đêm 100-200gr. Tâm trạng thừơng tốt hẳn lên, không còn lo sợ, bớt căng thẳng, chán nản. Tình trạng này tíêp diễn đến khi bắt đầu cơn nhiễm axit thứ hai, là khi sức khỏe giảm sút, các bệnh mạn tính bùng phát. Cơn nhĩêm axit thứ hai kéo dài như cơn thứ nhất, nhưng các triệu chứng bệnh thì bộc lộ rõ rệt hơn.
    Sau cơn nhiễm axit thứhai, cơ thể người thực sự được phục hồi, dạng trường năng lượng của con người đậm đặc hơn, có quang phổ sáng rõ. Thể trọng giảm 50- 100gr mỗi ngày đêm, có khi ít hơn. Tình trạng này tiếp diễn cho đến khi trong cơ thể có các mô phụ có thể phân giải. Phần thứ nhất này kết thúc bằng sự xuất hiện cảm giác đói cồn cào và lưỡi được làm sạch (việc lưỡi được làm sạch có thể muộn hơn). Điều này chứng tỏ đã chấm dứt quá trình nhịn đói chữa bệnh có lợi cho sinh lý, cần phải ăn uống trở lại. Nếu khôhng sẽ bắt đầu cái đói bệnh lý với những diễn biến nguy hiểm hủy hoại không chỉ sức khỏe, mà cả sinh mạng con người.
    Trong thời gian nhịn đói dài ngày, tế bào của một số cơ quan dinh dưỡng đổi mới hòan tòan mấy lần. Như vậy, bộ máy di truyền lành mạnh được thiết lập, sẽ không còn khả năng dẫn tới các kiểu thóai hóa do đột biến hoặc rối lọan gien nào nữa. Đến lượt mình, điều này làm cho cơ thể ở trong trạng thái ổ định và tích cực cao nhất. Nói khác đi, con người sẽ ở trong trạng thái sinh lý của lứa tuổi 20- 25, mặc dù tuổi thật là 40,50, 60, 80 tuổi chăng nữa (hãy nhớ lại trường hợp Paul Bregg).
    Độ dài phần thứ hai của giai đọan ba ở mỗi người nhịn đói một khác. Nó kết thúc bằng việc xuất hiện cảm giác thèm ăn ghê gớm. Lưỡi sẽ không còn chút rêu nào (có khi điều này xảy ra muộn hơn). Lúc này một vài người ngủ kém ngon, hay nằm mơ thấy các món ăn ngon, hoặc thấy dấu hiệu kết thúc đợt nhịn đói. Từ giờ phút đó bắt đầu thời kỳ phục hồi, người nhịn đói sẽ ăn uống trở lại.
    Đợt nhịn đói được coi là trọn vẹn, đầy đủ, khi trải qua cả ba giai đoạn; và sẽ bị coi là không trọn vẹn, không đầy đủ, khi người bệnh chưa đạt tới cảm giác đói ngấu đói nghiến, lưỡi chưa sạch hết rêu.
    Nhịn đói phân đọan (hoặc gián đọan) được hiểu là hàng lọat đợt nhịn đói gián đọan, có độ dài thời gian từ cơn nhiễm axit thứ nhất đến cơn thứ hai, và chỉ có đợt nhịn đói cuối cùng mới trọn vẹn.
    Nhịn đói gián đọan được áp dụng trong trường hợp cần giải quyết các vấn đề sức khỏe nảy sinh. Ví dụ, trong lúc bệnh kịch phát, thì thực hiện nhịn đói gián đọan để bình thường hóa nhiệt độ và loại trừ các triệu chứng quá rõ.
    Nhịn đói trọn vẹn rất ít khi được áp dụng để điều trị các bệnh mạn tính nặng và để tự hòan thiện bản thân.
    Nhịn đói gián đọan thay thế cho nhịn đói trọn vẹn. Không phải khi nào con người cũng có thể chịu đựng nổi đợt nhịn đói trọn vẹn. Còn một lọat các đợt nhịn đói gián đoạn, cuối cùng cũng đem lại hiệu quả trọn vẹn, thì người nào cũng có thể chịu được. Khi đó, độ dài của đợt nhịn đói đầu tiên phải lâu hơn cơn nhiễm axit thứ nhất. Thời gian phục hồi dài đúng bằng thời gian nhịn đói. Đợt nhịn đói thứ hai phải có độ dài đạt tới cơn nhiễm axit thứ hai, còn thời gian phục hồi thì dài gấp rưỡi đến gấp đôi thời gian nhịn đói. Đợt nhịn đói thứ ba phải kéo dài tới khi xuất hiện cảm giác đói ngấu đói nghiến và lưỡi sạch rêu. Trong một số trường hợp (khi cơ thể bị tổn thương nặng) phải thực hiện đến năm đợt nhịn đói gián đoạn, thậm chí sang năm sau phải lặp lại chúng cho khỏi hẳn. Trong thời gian phục hồi giữa các đợt nhịn đói, không được ăn những thức ăn chứa đạm động vật (thịt, sữa, phó mát, trứng?). Hiệu quả chữa bệnh của việc nhịn đói vẫn còn tiếp tục ở thời gian này.
    Cần biết rằng, để chữa bệnh, để hòan thiện trí tuệ và tinh thần, người ta sử dụng ba giai đọan nhịn đói (cho đến lúc xuất hiện cảm giác đói ngấu và lưỡi sạch rêu). Cấm áp dụng giai đoạn kiệt sức.
    3. Thời kỳ phục hồi
    Quá trình tác động của phương pháp nhịn đói kéo dài không chỉ trong thời gian nhịn đói, mà cả thời gian cần thiết cho sự phục hồi sau đó. Bởi vậy, nhịn đói là giai đọan thứ nhất làm việc với cơ thể mình, còn phục hồi sau khi nhịn đói là giai đọan thứ hai.
    Có một quy luật sinh học phổ biến là: sau khi chấm dứt quá trình ức chế, chắc chắn sẽ xảy ra quá trình hưng phấn. Quy luật này đã được I. P. Pavlov và các học trò của ông nghiên cứu, rồi diễn đạt bằng luận đề sau:
    Quá trình suy kiệt ?oức chế? càng mạnh và sâu bao nhiêu, thì quá trình phục hồi càng mạnh và sâu bấy nhiêu.
    Nói khác đi, đó là sự rèn luyện sức sống.
    Nhịn đói tạo ra tình trạng suy kiệt- ức chế. Sau khi ngừng nhịn đói, sẽ có sự nâng cao khả năng phục hồi (sức sống) của cơ thể.
    Đặc biệt đáng chú ý là sự tự đổi mới của các mô được bắt đầu từ ngày đầu tiên sau khi ngừng nhịn đói. Điều này khiến ta phải chú ý đặc biệt tới tầm quan trọng của thờikỳ phục hồi. Nhiều chuyên gia cho rằng hiệu quả áp dụng phương phápnhịn đói phụ thuộc không chỉ vào bản thân việc nhịn đói, mà còn vào đặc điểm của thời kỳ phục hồi.
    Từ ngày đầu tiên ăn uống trở lại, xuất hiện những tế bào ra sức tổng hợp AND. Những ngày tiếp theo, số lượng các tế bào ấy mỗi ngày một nhiều thêm.
    Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu dạ dày- ruột phát hiện rằng ở các bệnh nhân sau đợt nhịn đói 28 ngày, trong dạ dày xuất hiện các tế bào mới với chất nguyên sinh màu sáng, các tế bào này trong thời gian 20- 30 ngày dần dần biến thành những tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ dạ dày khỏi bị tổn thương. Sau nhiều đợt nhịn đói, ngay dạ dày của những bệnh nhân bị bệnh dạ dày nặng cũng như đựơc ?omạ thiếc? vậy.
    Muốn thực hiện thời kỳ phục hồi đúng cách, cần có hiểu biết chuyên môn, nhưng chủ yếu là ăn uống thế nào cho đúng cách. Thức ăn của con người trải qua sự tiến hoáa riêng, trong thời gian nhịn đói, sựtiến hóa ấy diễn ra hai lần.
    Chúng ta hãy xem xét quá trìh từ lúc đầu, từ tế bào trứng tách ra. Ơ giai đọan ấy con người là một nhóm tế bào không nhiều lắm. Trong tuần lễ sống đầu tiên, ?ocon người? được nuôi bằng những gì mà tế bào trứng tích lũy được trước đó. Đó là chất dinh dưỡng lòng đỏ trứng- mỡ, đạm và các sắc tố. Khi tiếp tục phân chia, tế bào của cơ thể người ?oăn? trong vòng một tuần dự trữ lòng đỏ. Sự sống tiếp theo là nhờ cái màng đặc biệt của phôi thai- cái lá nuôi, mà các enzym của cơ thể người mẹ và hấp thụ lấy chất dinh dưỡng. Tiếp đó nó được nuôi bằng máu- máu đem chất dinh dưỡng đến từng tế bào. Cuối cùng, khi con người ra đời, việc nuôi dưỡng được thực hiện thông qua ống dạ dày- ruột. Nói cách khác, đó là quá trình đi từ tế bào của cơ thể tới môi trường bên ngoài qua hàng lọat cơ chế- trung gian thích nghi (máu và cơ quan tiêu hóa).
    Như vậy việc ăn uống của con người là sự nuôi dưỡng từng tế bào của cơ thể một cách cụ thể. Nhưng để sự nuôi dưỡng ấy xảy ra, cần phải bình thường hóa họat động của ống dạ dày- ruột (một cái kho thực phẩm), của máu (hệ thống phân phối vận chuyển) và các enzym ngay trong bản thân tế bào(người tiêu dùng thức ăn).
    Trong thời gian nhịn đói, nhất là nhịn đói dài ngày, trong cơ thể người diễn ra quá trình ngược lại- từ môi trường bên ngòai đi vào tế bào.Ở giai đọan thứ nhất của việc nhịn đói, ống dạ dày- ruột phải được cho ngừng họat động. Ở giai đọan thứ hai, trong môi trường chất lỏng của cơ thể (như máu, limfa?) phải tạo nên một môi trường tích cực hóa các enzym bên trong tế bào (như ở cái lá nuôi). Giai đoạn thứ ba của sự nhịn đói là việc tiêu dùng tích cực tất cả những gì thừa và lạ trong cơ thể. Sau phần thứ hai của giai đoạn ba, việc dinh dưỡng của cơ thể giống như việc dinh dưỡng của tế bào trứng- tiêu dùng chất dinh dưỡng dự trữ của bản thân tế bào. Nếu trong thời gian này không đưa chất dinh dưỡng từ bên ngoài vào, thì chẳng mấy chốc nó sẽ chết vì suy kiệt.
    Dư Quang Châu (Theo "Nhịn đói" chữa bệnh)
    http://www.camxahoc.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=843
    -------------------------------------
    Sông vẫn chảy đời sông
    Suối vẫn trôi đời suối
    Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm ...
    Được thuythusinbad sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 01/05/2007
  4. gauxinh_nguyenlannhi

    gauxinh_nguyenlannhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2006
    Bài viết:
    1.077
    Đã được thích:
    0
    hôm nay mình bắt đầu áp dụng phương pháp này đấy. nhà mình ủng hộ và pm để em thêm khí thế quyết tâm nhé.
  5. thuythusinbad

    thuythusinbad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tặng bạn chữ "Nhẫn", chúc bạn vượt qua kẻ thù lớn nhất của mình !
    [​IMG]
  6. absoluterose

    absoluterose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Bình thường tớ ăn rất ít thịt và tinh bột. Một tuần chỉ ăn cơm khoảng 2 bữa, ăn thịt khoảng 2 bữa, còn lại toàn ăn hoa quả, uống sữa và các thứ rau củ. Không phải là tớ muốn ăn kiêng hay nhịn ăn, mà càng ngày càng thấy ngấy đến tận cổ mỗi khi động tới thịt. Nhưng bù lại, tớ chẳng thấy bị yếu hay mệt mỏi vì thiếu chất đâu nhé. Thậm chí còn thấy khỏe và dẻo dai hơn hồi trước nữa.
  7. ruangoc

    ruangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    1.917
    Đã được thích:
    0
    Me too
  8. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Ừ, tớ nhà tớ cũng toàn ăn đậu, củ, rau và hoa quả thôi...Thỉnh thoảng mới ăn thịt. Mọi người đến nhà cứ bảo ăn thế làm sao chịu được, nhưng tớ thấy càng ăn càng quen, ăn thịt vào là ốm... Tớ vừa bị một trận ốm vì mấy hôm nghỉ lễ ăn thịt cá nhiều quá. Từ ngày hôm qua đến hôm nay sụt mất 1 ký rưỡi vì ốm
  9. gauxinh_nguyenlannhi

    gauxinh_nguyenlannhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2006
    Bài viết:
    1.077
    Đã được thích:
    0
    Sinbat oi thank sinbat nhiều nhé
    Hôm nay là ngày đầu tiên áp dụng phương pháp tuyệt thực này.
    Sáng nay dậy ăn 2 củ khoai lang luộc, bật music để lấy khí thế và thêm tinh thần chiến đấu cho một trận chiến khá gian nan này.
    còn buổi trưa đang ngồi nhâm nhi một bát súp hầm khoai tây với su hào. cũng ngon ngon, nhưng ăn thấy hơi ngán...
    và thêm một chút nộm su hào...

    Được gauxinh_nguyenlannhi sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 02/05/2007
  10. thuythusinbad

    thuythusinbad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này