1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhìn lại đường tu - NguyenDucQuyZen

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 08/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Phá chấp ngôn ngữ, THÂN VÀ TÂM, cũng là chấp rằng phả phá chấp ngôn ngữ, thân và tâm.
    TẠI SAO PHẢI PHÁ CHẤP NGÔN NGỮ, CÓ THỂ KO PHÁ CHẤP NGÔN NGỮ KO?
    Nếu trả lời rằng phải phá chấp ngôn ngữ thì ta sẽ thấy rằng NGÔN NGỮ TỰ TÍNH CỦA NÓ LÀ KHÔNG, (vốn dĩ có ngôn ngữ để phá ko) THÌ CẦN GÌ PHẢI PHÁ, VẬY ĐIỀU CẦN THIẾT LÀ KO PHẢI PHÁ CHẤP HAY KO PHÁ CHẤP MÀ TIẾN ĐẾN KO CÒN GÌ ĐỂ PHÁ HA KO PHÁ!
    Nhưng trước khi đạt tới ko còn gì để phá hay ko phá, ta phải thực hiện việc phá gần hết các chấp theo con đường tinh tấn, phát triển bình thường Giới, Định, Tuệ, CŨNG GIỐNG NHƯ TA DÙNG CÂY CHỔI QUÉT HẾT BỤI BẨN TRONG NHÀ RA, SAU ĐÓ, ĐỂ CĂN NHÀ TRỐNG KHÔNG HẾT, TA CẦN PHẢI QUĂNG LUÔN CÂY CHỔI QUÉT NHÀ ĐÓ ĐI!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 09/12/2006
  2. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Mời bác Quý Zen vào đàm đạo với bác LHX, chứ em thì chẳng hiểu bác ấy nói gì cả.
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1

    Mời các bác tiếp tục nhá.
    Quá trình nhận thức
    Hồi ký tu tập của LHL
    Năm 1991, sau khi tốt nghiệp PTTH, tôi ở nhà một thời gian. Trong thời gian đó, tôi mua được một quyển sách nhan đề ?oYoga, quyền năng và giải thoát?. Từ đó, tôi bắt đầu tập yoga theo hướng dẫn trong sách. Trong pháp môn yoga có phần thực hành thiền quán hơi thở nên tôi thực hành theo. Tôi quan sát hơi thở ra vào, đồng thời cũng luôn quan sát mọi hoạt động thân thể và dần dần quan sát cả các suy nghĩ, các trạng thái tâm như vui, buồn, tham, sân...
    Năm 2000, chị Trâm rủ tôi đến nghe một người nói chuyện ở nhà cô Ánh. Hồi đó, tôi chỉ tập yoga và quán hơi thở, quán thân tâm như một phương pháp để có sức khoẻ và để tâm không dao động trước mọi hoàn cảnh. Còn việc gặp người khác chỉ là để gặp gỡ, giao lưu chứ không có tư tưởng là tu hành gì cả. Hôm đó, đến đấy tôi thấy anh Q. đang nói chuyện với chị Thu, cô Ánh? về chủ đề gì đó mà tôi chưa hiểu rõ lắm. Chỉ thấy anh Q. hỏi và mọi người trả lời. Hình như đây là lần đầu tôi đến nghe một người nói chuyện theo cách đó thì phải. Nhưng có một đề tài mà tôi vẫn còn nhớ. Anh Q. giơ một vật lên hỏi mọi người là có thấy không? Mọi người nói là có thấy. Sau đó, anh Q. không giơ vật gì lên cả, mà vẫn hỏi là có thấy không. Lần này, có người nói là không thấy. Anh Q. hỏi tiếp điều gì đó và tôi nhận ra là cái thấy vẫn có đó, dù có vật bị thấy hay không. Tương tự như vậy với việc nghe. Buổi trao đổi hôm đó đã cho tôi một nhận thức mới về ĐTBNB và CTNB, nó như một nền tảng theo tôi cho đến sau này. Một hôm, sau khi đèo anh Q. về nhà trọ, anh Q. hỏi tôi là mục đích cuộc sống của tôi là gì? Tôi trả lời mục đích cuộc sống của tôi giải thoát, còn giải thoát khỏi cái gì thì tôi vẫn còn mơ hồ, không xác định được rõ ràng. Tôi nhớ anh Q. hỏi tôi là tôi thấy mục đích của mọi người có giống nhau không. Tôi trả lời là mục đích của tất cả mọi người đều giống nhau. Người tu hành thì mục đích giải thoát. Còn người đời thì mục đích là giải thoát nhưng họ không nhận ra mà thôi. Sau đó, anh Q. hỏi tôi nhiều câu hỏi khác nữa và tôi thấy rằng các câu hỏi của anh Q. đều đưa tôi đến chỗ ?othừa nhận? mục đích của mọi hành động, việc làm của ta chỉ là để thoát khổ. Tôi bảo là trong cuộc sống đâu phải chỉ có khổ mà còn có cả những lúc sung sướng nữa đấy chứ. Sau đó, tôi không tới nghe anh Q. nói chuyện nữa vì thấy anh Q. hỏi vặn để đưa mình đến chỗ hiểu giống như anh Q.?
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Nhân dịp ngày lễ lao động quốc tế 1-5, năm 2002, tôi cùng Hải vào trong Cốc. Hai hôm sau, Hải về trước còn tôi ở lại trong đấy 2 tuần. Trong thời gian này, tôi đang có một thắc mắc về việc quán thân, tâm của mình. Có những lúc, mình thực hiện nhiều hành động cùng một lúc như vừa đi, vừa nói. Có khi, trong lúc đó còn có trạng thái tâm cũng đang xảy ra, như vừa đi, vừa nói, vừa có sự hồi hộp trong tâm. Những lúc đấy, quan sát cả mấy sự việc cùng xảy ra thì liệu việc quan sát có bao trùm lên tất cả không, hay quan sát cái trước, cái sau. Trong dịp này, tôi đang xem cuốn ?oNghiệp và kết quả? mượn của một người bạn. Đọc đến đoạn ?otâm làm chủ? thì tôi thấy sáng ra vấn đề mà mình đang thắc mắc. Đó là những lúc mà có nhiều hành động đang xảy ra trên thân và tâm (thân hành, khẩu hành, ý hành) thì có một cái biết tất cả những cái đó. Đó là CTNB mà anh Q. nói trước đây và trong thiền thì gọi là Tâm. Hai hôm sau, tôi rủ Hải và vài người bạn nữa đến quán bà Lý, tôi định nói với Hải điều đó. Tôi đến trước và gặp bà Lý, bà Lý bảo với tôi là vài hôm trước, bà ấy hiểu ra một cái rất hay. Tôi hỏi bà Lý hiểu ra điều gì? Bà Lý bảo tôi là nhờ có Hải mà bà ấy sáng ra. Bà Lý cứ khen đi, khen lại Hải. Tôi thắc mắc không hiểu là bà Lý sáng ra điều gì. Bà Lý bảo là lát nữa Hải đến để Hải chỉ cho tôi, còn bà ấy không nói trước. Lúc Hải đến, Hải gọi tôi lại và bảo là muốn hỏi tôi vài điều. Hải kể cho tôi một câu chuyện thiền, đại ý như sau: có một vị tăng hỏi một vị sư ?oở đâu đến??. Vị sư trả lời: ?oHàng Châu!?. Vị tăng nói: ?oông đã xa rồi?. Hải hỏi tôi: nếu tôi hỏi ông ?onhà ông ở đâu? thì ông trả lời như thế nào? Tôi trả lời: thì tôi trả lời ?onhà tôi ở Tôn Đức Thắng?. Vậy thì ông đang ở đây hay ở đấy? Tôi chợt hiểu ra. Nhưng cái hiểu đó vẫn còn chưa sáng hẳn. Hải kể tiếp về câu chuyện thiền khác: một vị tăng và một đệ tử đi chơi, thấy một đàn cò bay qua. Sau khi không thấy đàn cò, vị tăng hỏi: ?ođâu rồi??. Đệ tử trả lời: ?obay mất rồi!?. Vị tăng véo mũi đệ tử. Sau đó, Hải hỏi tôi: thế có nghĩa là gì? Tôi trả lời: có nghĩa là vị đệ tử bị cảnh lôi. Thế ông trả lời câu hỏi của tôi có bị câu hỏi của tôi lôi không? Ừ nhỉ! Lúc này, lời giải thích đáng lẽ ra phải là một câu nào đấy chỉ ra là tôi không bị lôi theo cảnh, đồng thời chỉ tâm mình ra. Tối đó, tôi ngồi thiền và nghĩ lại những cái mình vừa được Hải chỉ ra thì tôi càng thấy rõ hơn và nhận ra là cái mà mình hiểu ra chính là cái ngộ trong thiền tông. Bởi vì tôi hiểu được các công án của thiền tông. Nhưng tôi thấy rằng cái hiểu ra này chỉ là hiểu ra của ý chứ không phải là cái ngộ giải thoát thực sự. Tôi đoán chắc còn có cái ngộ nữa của Trí thì mới thực ngộ. Hôm sau, tôi nói lại điều này với Hải. Hải cũng đồng ý. Tôi và Hải hiểu là mình luôn luôn sống trong cái chỗ ?ochỉ Tâm? này một cách miên mật, đến một lúc nào đó thì cái ngộ đích thực mới xảy ra (hay còn gọi là giác ngộ). Về sau, khi quán lại điều này, tôi thấy cách ?ochỉ Tâm? của Thiền tông và việc hiểu ra ?oTâm làm chủ? là gần giống nhau, một đằng là ứng dụng vào trong lời nói, một đằng chỉ là cách quán mà thôi. Về sau, đọc nhiều công án thiền khác, tôi càng thấy có nhiều công án khó hiểu. Tôi đoán là có nhiều tầng mức ngộ nông sâu khác nhau thì câu nói đưa ra khác nhau. Bởi vì có vị thiền sư thì trả lời bằng một bài kệ, có vị thiền sư thì trả lời bằng một bài thuyết giảng, hoặc một câu nói vẫn có ý nghĩa thông thường. Tôi hỏi Hải thì Hải cũng cùng ý kiến như tôi. Sau hôm gặp Hải, tôi đến nhà chị Trâm và gặp cả chị Hà ở đó. Tôi thử hỏi chị Hà theo lối hỏi đáp thiền, nhưng chị Hà chẳng hiểu gì cả. Hôm sau, đến gặp chị Hà, nghe chị Hà nói chuyện thì tôi có nghe chị Hà kể về anh Q., rằng anh Q. viết 5 lá thư cho chị ấy, tượng trưng cho bàn tay 5 ngón tát cho chị ấy... Tôi hỏi là bao giờ anh Q. ra, chị ấy bảo không biết.
    (Còn tiếp)
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Vào khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2002, một người bạn tên là Hoàng nói chuyện với chị Trâm, bảo chị ấy đọc cuốn ?oĐường về xứ Phật? của Hoà thượng Thích Thông Lạc. Hoàng nói là thày Thích Thông Lạc bảo Các tổ chưa giác ngộ, kinh sách đại thừa là của người đời sau thêm vào chứ không phải chính kinh (Kinh Phật)? phải giữ giới nghiêm mật thì mới nhập định và phát trí tuệ được, nghĩa là đi từ giới, tới định, rồi đến tuệ. Đọc thử vài trang đầu, tôi cũng thấy những điều mà thày Thích Thông Lạc nói cũng đúng. Như vậy thì từ trước đến nay, toàn bộ sách vở mà tôi đã đọc chẳng là gì cả, toàn là tà ma, ngoại đạo cả sao? Nhưng còn về điều mà tôi ngộ ra thì tôi chẳng thấy nó sai gì cả. Vậy thì lời của thày Thích Thông Lạc về các tổ, về Thiền tông mâu thuẫn như thế nào với kinh nguyên thuỷ??? Nhiều thắc mắc nổi lên trong tôi, trong đó vẫn có cả thắc mắc về các công án khó hiểu.
    Khoảng cuối tháng 8, tôi vào Chùa Hương cùng chị Trâm. Vài hôm sau, tôi cùng anh Quang vào trong Cốc. Anh Quang ở lại một hôm thì về trước, còn tôi ở lại đấy một tuần. Trong thời gian này, tôi ở một cái thất riêng và ngồi lỳ trong đấy cả ngày như kiểu nhập thất, nhưng chả nhập định được gì cả. Những thắc mắc vẫn lởn vởn trong đầu mà chẳng thấy ra được vấn đề gì cả. Tôi nghĩ là lúc về mình thử hỏi thày Tâm Thuần xem sao? Hoặc giá mà gặp được anh Q. để hỏi. Trước khi vào Cốc, một hôm tôi thấy chị Trâm bảo là vừa hôm trước nhận được thư của Hưng, trong thư Hưng có gửi kèm thư của anh Q. nữa. Trong thư viết toàn những thứ lăng nhăng, chẳng hiểu gì cả. Tôi nhủ thầm có lẽ là viết về ?othiền tông? nên chị Trâm không hiểu được. Sau một tuần, tôi đành về tay trắng (bởi vì mỗi lần vào Cốc là tôi lại thấy có một sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của mình). Hôm đó về, tôi đi đường tắt để đón đầu xe về Hà Nội, nhưng đi mãi mà chẳng thấy xe gì cả. Hôm đó, ngoài 6, 7 km đường rừng, lại đến 7, 8 km đường bộ mà chẳng thấy tăm hơi xe khách gì cả. Đang đi bộ và tự nhủ nếu không có xe thì ta cứ đi như thế này cũng chẳng sao, bởi vì tôi thấy mọi sự nó luôn luôn bình thường khi sống trong cách ?ochỉ tâm? này. Đang đi bộ thì một người ghé vào bảo đèo giúp để đón xe ở Tế Tiêu, tôi cảm thấy thật là một cái duyên kỳ lạ. Sau đó, tôi nhờ anh ấy (tên là Thông) đèo luôn về quán bà Lý. Nhưng lúc về đến nhà thì kỳ lạ hơn nữa là tôi đã gặp một người, mà khi ở trong Cốc, và trước đó, tôi luôn mong muốn gặp để hỏi về những thắc mắc của mình - Đó là anh Q..
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Một vài hôm sau, tôi đến gặp anh Q và hỏi về Kinh Bát Nhã. Anh Q bảo tôi đọc câu đầu trong bài kinh đó.
    Tôi đọc:
    -?oQuán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách?.
    Anh Q hỏi:
    - ?oEm giải thích từng câu trong đoạn đấy xem??
    Tôi trả lời:
    - ?oQuán tự tại bồ tát? là người thực hành quán tưởng (quán ngũ uẩn tự tánh vốn không) đạt đến mức an nhiên tự tại. ?oHành thâm? là thực hành thâm sâu. ?oBát nhã? là Bát chính đạo.
    Anh Q bảo tôi hiểu sai nghĩa ?oBát nhã? và giải thích: ?oBát nhã? theo tiếng Phạn là Trí bát nhã, Trí tuệ. Nghĩa là dùng Trí bát nhã để tu và bài kinh này chỉ dành cho người đã hiểu Trí bát nhã. Trí bát nhã là gì, thì cái này hơi sâu và phải bắt đầu lại, anh phải hỏi em vài thứ khác!
    Sau đó anh Q hỏi tôi về một số vấn đề như Ta có nhớ, có biết được ta không?
    Tôi trả lời về những gì mà tôi thấy, tôi nhớ trước đó. Anh Q hỏi lại là cái mà tôi thấy đó thì là tôi hay là đối tượng nhận biết của tôi. Tôi chợt nhận ra là từ nãy đến giờ mình chỉ kể về đối tượng nhận biết (ta thường kể về ta ở nơi ngũ uẩn, nghĩa là ta đồng hoá ta với sắc, thọ, tưởng, hành, thức), chứ không phải kể về tôi, chủ thể nhận biết. Ta là chủ thể nhận biết và ta không thể biết được ta. Nếu ta biết được ta thì thành ra là có hai ta, cũng giống như mắt không thể nhìn thấy mắt vậy. Vì vậy vấn đề tìm Ta cũng giống như cưỡi trâu đi tìm trâu, trên đầu chồng thêm đầu. Vậy mà mục đích từ trước đến giờ tôi cứ đinh ninh là đi tìm cái Ta, đi tìm Bản lai diện mục của chính mình. Vậy mục đích tu của ta là gì? Mục đích là giải thoát, giác ngộ thì giải thoát cái gì, giác ngộ ra lẽ gì?
    Cuộc sống trước kia, ta chấp thân này là ta (chấp thân). Qua thời điểm Kiến tánh (cách ly ngôn ngữ và tư duy) ta ngộ ra cách chỉ tâm, chỉ ra Ta. Nếu ta sống với cái thấy này thì lần nữa ta lại rơi vào cái thấy ta, coi tâm là ta (chấp tâm).
    Liệu ta có thể biết được Ta, được Trí bát nhã không? Ta không thể biết được Trí bát nhã mà chỉ biết thông qua dụng của Trí bát nhã mà thôi. Như nhờ lá cây rung mà biết có gió, nhờ đèn sáng mà biết có điện vậy.
    Đây là thời điểm phá chấp ?ota biết trực tiếp Trí bát nhã?.
    Có những câu trả lời của các Thiền sư mà trong đó vẫn có ý. Có khi lại hàm chứa một ý nghĩa đặc biệt nào đó mà tôi không hiểu nổi. Tôi đem thắc mắc này ra hỏi. Anh Q có chỉ cho tôi nhưng tôi vẫn không nhận ra. Gần cuối buổi, anh Q chép bài thơ "Luận đạo và luận đời", bảo tôi về tìm hiểu bài thơ đó.
    Vài ngày sau, tôi vẫn chưa tìm ra nghĩa hai huyền: luận đạo và luận đời trong một câu nói. Bây giờ nhớ lại, tôi không nhớ nổi là mình đã nhận ra ý nghĩa hai huyền như thế nào nữa. Tôi chỉ nhớ, sau hôm nhận ra ý nghĩa hai huyền trong một câu nói, gặp Hải, tôi nói với Hải là tôi mới nhận ra ý nghĩa hai huyền trong một câu nói và hỏi Hải:
    - ?oPhật là gì??
    Hải trả lời:
    - ?oĐể lát nữa về nhà bà Lý tôi trả lời cho ông!?
    Thì tôi đã thấy câu trả lời ở ngay câu nói đó rồi.
    Dụng của Trí bát nhã cũng ở ngay trong câu nói hành động (hành) thông thường. Vậy nói năng, hành động bình thường đâu có lỗi, lỗi là tại nơi ta bị cảnh lôi mà thôi. Đây là thời điểm phá chấp ngôn ngữ thực sự - ngôn vô ngôn.
    Trước kia, tôi hiểu thiền là dứt bặt mọi suy nghĩ, dừng mọi vọng tưởng. Nhưng nếu ta cố gắng dùng niệm này để dừng niệm kia thì có khác gì lấy đá đè cỏ. Dừng được vọng tưởng này thì vọng niệm cố gắng dừng đó lại là một vọng niệm rồi.
    Nhớ có lần anh Q nói điều gì đó? Tôi chợt nghĩ ra từ ?oTâm trí? có nghĩa là Trí tuệ của tâm mà qua đó Trí bát nhã tư duy, tìm hiểu mọi nghi ngờ, thắc mắc. Ta có thể tác ý để suy nghĩ về những vấn đề mà ta đang cần tìm hiểu (quán). Đây chính là diệu dụng của Trí bát nhã qua tư duy, suy nghĩ.
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Một hôm, anh Q bảo tôi giấu Ông chủ đi. Tôi trả lời:
    - ?oEm không giấu được?.
    Anh Q hỏi tiếp:
    - ?oTrước khi tu thì có Ông chủ không??.
    Tôi trả lời:
    - ?oCó!?. ?oỪ nhỉ! Thế thì từ trước đến giờ mình vẫn sống với ông chủ?.
    Tôi chợt nhận ra là từ trước đến nay mình vẫn luôn luôn chỉ ra ông chủ?
    Ta đâu cần gì phải chỉ ra dụng của Trí bát nhã. Trí bát nhã từ vô thuỷ đến giờ vẫn vậy, đâu cần chỉ ra mới là Trí bát nhã. Dù ta có chỉ hay không thì Trí bát nhã đâu có thêm bớt gì! Trí bát nhã vẫn hiển lộ hằng ngày, trong mọi hành động, nhận thức của ta.
    Vậy thì, từ trước đến giờ mình tu là công cốc à? Quay đi quay lại thì chẳng khác trước tý gì cả sao? Tôi đem điều này ra hỏi anh Q. Anh Q cười hỏi lại tôi:
    - ?oỪ, có khác không??.
    Tôi trả lời:
    - ?oEm thấy chẳng khác gì cả?.
    Anh Q bảo:
    - ?oEm thử tìm xem có gì khác so với trước khi tu không??.
    Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
    - ?oCó khác, khác ở chỗ giờ đây ta biết còn trước kia thì ta không biết?. Anh Q hỏi:
    - ?oSống trong này thì có mục đích hay không có mục đích??.
    Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
    - ?oỪ, sống trong này thì không mục đích thật. Vậy thì khác nhau là ở hai chỗ này đây?.
    Toàn bộ đời sống đều là diệu dụng của Chân tâm, mọi hành vi, ý nghĩ (hành, thức) đều là hiển lộ của Phật tính, của Trí bát nhã - đây chính là thời điểm Tâm bình thường là đạo.
    Vào một tối, lúc tôi đang đi trên đường, tôi thử an trú vào trong tâm không phân biệt giống như lúc nhìn hai chữ KHÔNG mà không khởi ý (thấy mà không thấy, chữ KHÔNG trở nên một hình ảnh vô nghĩa). Khi an trú vào đó, tôi cảm nhận tất cả mọi người đi lại như là những hình ảnh, những con rối, những người gỗ. An trú sâu hơn tôi nhận thấy tôi và mọi người, mọi cảnh vật như là một giấc mơ không thật có, như hoa đốm trong hư không. Lúc đó, tôi nhận thấy là qua từng tầng mức của thiền ta có một sự nhìn nhận về thế giới một cách khác nhau và sống trong Ông chủ cũng khác nhau, bị cảnh lôi mỗi tầng mức cũng khác nhau.
    Khi bị cảnh lôi, niệm khởi lên mà ta không rõ biết. Các đặc điểm từ thô tới tế như các trạng thái tình cảm khởi lên, sâu hơn nữa là ý phân biệt so sánh khởi lên, sâu hơn là niệm khởi vô ý thức.
    Để vĩnh viễn không bị cảnh lôi trong tương lai ta phải diệt trừ tận gốc khởi điểm của niệm. Nhưng niệm tự tánh vốn sinh diệt nên ta chỉ cần rõ biết tự tánh sinh diệt của niệm thì sẽ rõ biết các pháp.
    Trước kia, khi diệt trừ vọng niệm ta mới có sự an ổn trong tâm, còn nay tôi nhận thấy sự an ổn là nền tảng còn vọng niệm lúc sinh lúc diệt, ta phải nhìn rõ chúng mỗi lúc chúng khởi lên để rõ biết về sự khởi điểm của chúng từ đâu đến và đi về đâu.
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Một lần, anh Q rủ tôi đến nghe anh và mọi người trong một lớp học trao đổi về mục đích cuộc sống. Anh Q hỏi về mục đích cuộc sống của mỗi người là gì? Mọi người mỗi người trả lời một ý, nhưng dần dần, mọi người cũng xác định được mục đích cuộc sống là thoát khổ. Vậy khổ là gì? Khổ là khổ thân (sinh, già, bệnh, chết) và khổ tâm (sầu, bi, khổ, ưu, não). Tóm lại, khổ là bất như ý. Muốn thoát khổ ta phải xác định được nguyên nhân gây ra khổ là gì? Nguyên nhân của mọi nỗi khổ thì không ngoài khổ tâm và nguyên nhân của khổ tâm là do ham muốn. Còn nguyên nhân của ham muốn do ta chấp trước ta và mọi cảnh vật là thật có nghĩa là chấp ngã và chấp pháp. Ta chấp ngã và chấp pháp là thật có là do sự không sáng tỏ, rõ biết về chúng nên Phật gọi đó là Vô minh. Muốn diệt trừ khổ thì phải diệt tận gốc rễ của khổ là diệt Vô minh. Con đường diệt khổ, diệt vô minh là con đường Bát chính đạo, con đường duy nhất đi đến giác ngộ, giải thoát. Đây chính là Tứ Diệu Đế, Chân lý mà Đức Phật đã tuyên thuyết cách đây 25 thế kỷ. Nay tôi mới hiểu rõ ra?
    Anh Q sau đó có nói về vấn đề ?ovô thường?, ?ovô ngã? cho mọi người. Như một con búp bê không cốt và một con búp bê có cốt nhựa bên trong, nếu ta bỏ từng lớp từng lớp áo của con búp bê có cốt nhựa trong cùng thì đến cuối cùng sẽ lộ ra cốt nhựa đó, ta nói con búp bê đó có ?otự ngã? riêng của nó, còn con búp bê kia, khi bỏ hết các lớp áo đi, ta sẽ thấy trống không, không còn gì nữa, ta nói ?ocon búp bê đó không có ngã?. Vậy thì cái chén, cái bàn, mọi vật và nói chung mọi pháp có tự ngã hay không? Cũng tương tự như phương pháp tìm xem con búp bê có tự ngã, có cái ta riêng của nó hay không, ta cũng tách dần từng lớp của mọi pháp. Ví dụ như cái chén, ta bẻ một miếng ra, cái chén vẫn còn, ta bẻ tiếp miếng nữa, cái chén vẫn còn đó, cứ thế, cứ thế cho đến miếng cuối cùng, trong tay ta chẳng có gì gọi là cái chén cả. Cũng giống như một đàn chim bay trên trời xếp thành hình một con cò đang bay. Nhìn từ xa, ta tưởng đó là con cò, nhưng khi lại gần ta mới hay đó chỉ là tập hợp của đàn chim, không có con cò nào cả.Mọi pháp cũng tương tự như vậy, ta cứ đi tìm tự ngã của các pháp ta sẽ thấy các pháp vốn không có tự ngã nào cả, ta nói các pháp vốn vô ngã. Thân ngũ uẩn này cũng thế là tập hợp của các tế bào mà không có cái ngã nào cả. Mọi pháp cũng vậy, nó chỉ là tập hợp của những pháp khác, pháp khác đó khi mổ xẻ ra ta cũng không thấy có cái ta riêng nào cả.
    Về pháp ?oThấy biết như thực?, anh Q hỏi mọi người trong lớp về chỗ thấy của mình đối với các pháp. Đầu tiên, anh Q đưa ra một vật mà mọi người trước đó chưa hề nhìn thấy và hỏi ?omọi người biết cái này không??. Mọi người trả lời là ?okhông biết?. Anh Q giơ cái bút lên hỏi ?omọi người biết cái này không??. Mọi người trả lời là ?ocái bút?. Anh Q hỏi tiếp: ?othế cái bút giống hay khác với vật ban nãy?. Mọi người trả lời: ?oKhác?. Anh Q bảo ?omọi người đã biết là khác nhau thì phải biết cái vật lúc nãy chứ, sao lại bảo là không biết?. ?oHai câu hỏi ?~mọi người có biết cái này không??T và ?~mọi người biết cái này tên là gì không??T là giống nhau hay là khác nhau??. ?oLà hai câu hỏi khác nhau?. Sau đó anh Q giơ cái bút lên hỏi tiếp ?ocái này tên là gì??. Mọi người trả lời ?onó tên là cái bút?. Anh Q hỏi tiếp ?oThế tên của nó có phải là chính nó không??. Thường lúc đầu mọi người nói ?otên của nó là chính nó?. ?oVậy thì đứa trẻ khi mới sinh chưa có tên, sau đó đặt tên thì tên nó có phải là chính nó không??. ?oKhông!?. Chuyển sang âm thanh, anh Q hỏi ?ogâu gâu là gì??. Mọi người lại nói: ?oTiếng chó sủa?. Anh Q hỏi lại: ?oVậy thì cháu là chó à??. Mọi người cười ồ lên. Anh Q hỏi tiếp ?oThế crù crù là gì??. Anh Q gõ thước lên bàn theo nhịp bài ?oNhư có Bác Hồ? và hỏi mọi người có nghe thấy bài ?oNhư có Bác Hồ? không? Mọi người đều nói là có nghe thấy bài hát đó. Anh Q hỏi tiếp: ?oThế bài hát đấy là do cái thước hay cái bàn hát??. Mọi người trả lời: ?okhông phải do cái thước mà cũng chẳng phải do cái bàn?. ?oVậy thì sao mọi người nghe thấy bài hát, bài hát ở đâu ra? Nếu cháu gõ bản nhạc mà mọi người chưa nghe bao giờ thì có nghe thấy bản nhạc ấy không?. Mọi người bảo là ?okhông biết? (cô Khê thì bảo đó là ?otiếng con gì đó mà cô không biết?). Viết đến đây, tôi nhớ ra là có lần tôi và anh Q đến chơi ở một ngôi chùa ven hồ Tây, anh Q có hỏi tôi về pháp này: anh Q hỏi tôi là ?oEm đang nghe thấy anh nói gì??. Tôi trả lời là ?oEm đang nghe thấy anh nói?, anh Q bảo ?oKhông đúng!?. Tôi trả lời những câu khác nhưng anh Q đều bảo là không phải. Lúc đó, tôi nghĩ là nhiều điều mình vẫn còn chưa biết và những điều đó chẳng khác nào công án cả. Anh Q gõ xuống ghế và bảo tôi nghe có giống bài ?oNhư có Bác Hồ? không? Tôi đáp là ?oCó?. ?oVậy bài hát ấy từ đâu ra??. ?oTừ trong ký ức của em ra?. ?oVậy thì đừng đưa ký ức của em ra, thử nghe xem nó là gì nhé!(?)?. Sau đó, tôi nhận ra được câu trả lời cho câu hỏi ?oEm đang nghe thấy anh đang nói gì?? đó. Qua những câu hỏi của anh Q và câu trả lời của mọi người, ta thấy thường chúng ta đưa ký ức, kinh nghiệm vào trong câu nói, câu trả lời của mình mà không biết câu trả lời hiện tiền ngay đó. Để loại bỏ ký ức, tâm trí không xen vào giữa ta và thực tại, ta chỉ nghe và thấy chúng như chúng vốn thế. Đây chính là pháp ?othấy biết như thực?, thấy và nghe như thế nào thì thấy và nghe như thế. Như nghe thấy tiếng gõ đó thì chỉ nghe thấy tiếng gõ đó mà không đưa ký ức vào và suy diễn đó là bài hát này, bài hát kia. Như vậy, mọi câu trả lời đều rất rõ ràng, sáng tỏ và đơn giản, chỉ do tâm trí mà mọi thứ như nó vốn thế bị tâm trí làm méo mó đi. Tiếng gõ bàn là tiếng gõ bàn chứ chẳng có bài hát nào ở đấy cả, ?ocrù crù là crù crù?, ?ogâu gâu là gâu gâu?, ?ocái bút là cái bút?, ?o?~vật đó?T là ?~vật đó??. Pháp ?oThấy biết như thực? là nền tảng để cho chánh tri kiến phát triển, đấy chính là câu ?onhư thị? mà trong các Kinh điển ghi lại câu ?onhư thị ngã văn? hoặc câu đầu tiên mà ta thường thấy trong các bài kinh thuộc các bộ Kinh nguyên thủy ?oMột thời, Thế Tôn ngụ tại? tôi nghe??. Các bài kinh miêu tả như thực lại những gì mà ngài Anan nghe và thấy như vậy chứ không đưa ý của mình vào. Pháp ?oThấy biết như thực? đem lại cho ta cái nhìn chân thực vào mọi pháp mà không sinh tâm phân biệt, phán xét, yêu ghét?
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Sâu hơn nữa, ứng dụng của pháp ?oThấy biết như thực? là pháp ?oNhư lý tác ý?. Như lý tác ý nghĩa là ta tác ý vào các pháp để nhận biết rõ hơn về các pháp đó, ở đây phải sử dụng tư duy logic, hợp với chân lý khách quan, do đó ta sẽ không khởi lên ý kiến chủ quan. Chẳng hạn khi nói về vấn đề ?okhiêm tốn?, ta phải tác ý vào để nhận ra thực sự của vấn đề ?okhiêm tốn? đó là gì? Giống như một người đi qua cái cửa thấp hơn mình, họ phải cúi xuống để đi qua đó. Thì tính khiêm tốn cũng vậy, nó chỉ ra tính ngã mạn chứ chẳng phải ?okhiêm tốn? gì cả. Hay câu ?oTôi nói ra chẳng phải để khoe khoang? thì ta phải tác ý vào để nhận ra rằng câu nói đấy đã chính là đang khoe khoang rồi, câu nói đó tự mâu thuẫn với chính nó? Thực hành pháp ?oNhư lý tác ý? là ta đã sử dụng đến Trí tuệ để tìm hiểu các pháp. Lúc này, ta phải khởi Trí tuệ để phân biệt đúng sai của các pháp, để tìm hiểu rõ hơn về các pháp.
    Qua pháp ?oThấy biết như thực? ở trên, mọi người thấy rõ tâm trí xen vào toàn bộ cuộc sống như thế nào, anh Q đưa ra pháp ?oNói đông chỉ tây? để giúp mọi người cách ly tâm trí. Khi trả lời câu hỏi, ta sẽ nói một câu nào đó để cho người hỏi thấy là ta không bị đưa tâm trí vào câu hỏi, không bị cảnh ở đây là câu hỏi lôi đi. Chú Tiến đã ứng dụng ngay được pháp ?oNói đông chỉ tây? đó lúc về nhà. Hôm đó, chú Tiến kể là hôm trước chú về nhà muộn, sau khi nói chuyện với ông bạn lâu ngày mới gặp, thì bà vợ chú ấy hỏi chú là ?osao đi với O nào về muộn thế??. Chú Tiến ?ođánh trống lảng? bằng cách hỏi lại ?ohôm nay cháu ở nhà với bà như thế nào??. Thế là bà xã chú Tiến kể về đứa cháu một cách vui vẻ mà quên mất việc ?ođi với O nào đó của chú Tiến?. Qua ứng dụng của chú Tiến pháp ?onói đông chỉ tây?, ta thấy pháp này làm cho dịu bầu không khí căng thẳng trong gia đình hoặc mình có thể lái vấn đề câu chuyện sang ý của mình như là một người hướng dẫn chương trình. Pháp ?oNhư lý tác ý? đem lại cái nhìn sâu sắc hơn vào các pháp, pháp ?onói đông chỉ tây? là bước đầu để giúp ta cách ly tâm trí trong các câu nói, câu trả lời của ta trong khi giao tiếp. Còn bước sau là để giúp cho thiền. Đó là Thiền tông.
  10. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng chưa hiểu hết cái ý bác muốn nói nhưng tôi thử nói cái ý tôi hiểu nhé.
    Chấp hay không chấp do sinh Tâm phân biệt mà ra, nếu không còn phân biệt thì sẽ không còn chấp, vậy thì chẳng có gì để phá hay không phá. Cái vấn đề của người tu Phật chính là tu Tâm, tu thân chứ không phải học thuật. Chính tôi mấy ngày qua cũng vướng vào cái chấp trong Viet vaja group đó, khi chấp con người ta dễ có xu hướng đem kiến thức để nguỵ biện cho hành vi, suy nghĩ...
    Giờ mới thấm thía câu : Phật tại Tâm . Khi Tâm yên định rồi Phật hay không Phật cũng vậy thôi.
    Phật - Ma, Ma - Phật, Ma, Ma, Phật
    Ma - Phật, Phật - Ma, Phật, Phật, Ma :)

Chia sẻ trang này