1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhìn nhận thế giới thông qua xúc giác

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tuonghoangnam4488, 04/05/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    “Trăm nghe không bằng một thấy,

    Trăm thấy không bằng một...sờ”

    Mỗi khi thấy một điều gì đó ngoài sức tưởng tượng của mình, bạn thường cấu véo bản thân một cái để xác nhận rằng bạn không phải đang nằm mơ. Vậy ta có thể đưa ra hai kết luận sau từ hiện tượng này. Kết luận thứ nhất là bạn tin xúc giác của bạn hơn thị giác. Kết luận thứ hai là hình như bạn chỉ chuẩn bị để thấy những điều có trong thế giới quan của mình. Từ kết luận thứ nhất, ta có thể suy ra một kết luận khác, đó là bạn cần sự chứng minh qua xúc giác nhiều hơn là thị giác để tin vào sự tồn tại của một điều gì đó. Một hiện tượng mà bạn thấy là hiện thực, hay chỉ là một tiểu xảo của ảo thuật gia? Một thực thể như hồn ma chẳng hạn, là có thật, hay chỉ là mắt bạn bị ảo giác? Bất cứ cái gì nằm ngoài thế giới quan của bạn đều có xu hướng bị bạn phủ nhận, trừ phi đó là thứ bạn thích, bạn muốn. Việc có xu hướng không muốn tin vào một điều nằm ngoài thế giới quan là điều dễ hiểu. Nó xuất phát từ mong muốn có sự ổn định của bạn. Có an cư thì mới lạc nghiệp. Hệ thống logic, thế giới quan trong tâm trí bạn chính là ngôi nhà mà bạn luôn sống trong đó. Nếu nó bị xáo trộn, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, phải xác định lại mọi quan điểm của bạn, từ đó điều chỉnh lại mọi hành vi, thói quen. Có một hệ logic cố định sẽ giúp bạn dễ sống hơn. Nghĩ nhiều quá có khi khiến chúng ta phát điên lên ấy chứ. Nếu có nhà khoa học nào vui lòng làm hộ bạn việc chứng minh này thì lúc đó thế giới quan của bạn sẽ được cập nhật thông tin mới mà bạn chẳng cần phải mệt nhọc.
    [​IMG]

    Liệu có bao giờ bạn tin vào những điều khó tin mà không cần phải chứng minh không? Câu hỏi này tôi muốn dành cho những người theo chủ nghĩa hồ nghi. Người hồ nghi sẽ luôn cần có bằng chứng đanh thép thì mới bị thuyết phục. Nhưng nói thật, ngay cả những người hồ nghi cũng phải tin mù quáng vào một điều gì đó. Tin tưởng cũng là một nhu cầu của tâm lý. Nó mang tính chất bản năng. Điều bạn tin chính là điều mà tâm lý bạn nương tựa vào. Nếu không có gì để tin tưởng tuyệt đối, tâm lý bạn sẽ sụp đổ. Sẽ có những điều khiến bạn tin tưởng một cách mù quáng, và có những điều khiến bạn nghi ngờ một cách cố chấp. Sự tin tưởng và nghi ngờ này có thể vượt qua cả quyền lực của bằng chứng và logic. Niềm tin và sự hồ nghi đến từ bản năng vô thức sẽ khó có thể bị thay đổi. So với thị giác, xúc giác có vẻ mang tính bản năng hơn, do đó, có lẽ bản năng coi trọng thông tin đến từ xúc giác hơn là thị giác. Nếu xúc giác của bạn có “uy tín” với bạn hơn thị giác, thì có lẽ các thông tin được tiếp nhận từ xúc giác sẽ có xu hướng được chấp nhận mà không cần phải chứng minh.
    [​IMG]

    Thông qua xúc giác, hãy trả lời câu hỏi: “Vật chất có thật hay không?” Câu hỏi này quá dễ trả lời phải không. Nhắm mắt lại, đưa tay sờ lung tung là bạn thấy ngay sự tồn tại của vật chất, vì vật chất là đặc, sẽ ngăn chặn việc di chuyển của tay bạn. Bây giờ, vẫn dùng xúc giác, hãy trả lời câu hỏi thứ hai: “Không gian có thật hay không?” Tính chất của không gian là loãng nên không gian sẽ không ngăn cản sự di chuyển của mọi thứ. Bước vào một khu vực trống, nhắm mắt lại rồi đưa tay sờ soạng lung tung, bạn thấy việc di chuyển của tay bạn không bị ngăn cản. Nhưng như vậy chỉ đủ để giúp bạn xác nhận là không có vật chất ở xung quanh, chứ chưa đủ để bạn xác nhận không gian là có thật. Thứ gì bạn tương tác được với nó thì mới là có thật chứ, đúng không? Nước và không khí tuy đều là những yếu tố có tính chất loãng, nhưng bằng xúc giác, bạn vẫn có thể xác nhận rằng những yếu tố này là có thật, vì bạn có thể tương tác với chúng. Nhưng không gian có vẻ là yếu tố loãng nhất vũ trụ. Bạn không thể tương tác được với chúng. Như vậy, bạn không có cách nào để nhận biết được không gian có thật hay không.

    Trước đây, con người đã từng cho rằng không có cách nào để quan sát được thế giới vi mô của vi khuẩn hay không thể quan sát được các vì sao trên trời cao. Nhưng rồi thì sự hạn chế về thị giác đó cũng được giải quyết. Kính hiển vi để hỗ trợ thị giác nhìn thấy các cấu trúc vi mô của vi khuẩn, virut. Kính thiên văn giúp thị giác của chúng ta nhìn ngắm được các vì sao ở cự ly gần để nghiên cứu và để thấy rằng chúng không được... lãng mạn như trí tưởng tượng của chúng ta. Ngoài ra, còn có các loại kính đặc biệt khác, như kính nhìn trong đêm, kính phát hiện máu, nhiệt,... Bài toán về sự hạn chế của thị giác đang dần dần được giải quyết rồi. Nhưng chúng ta cũng cần phải giải quyết bài toán về sự hạn chế của xúc giác nữa. Có rất nhiều thứ mà bạn không tự chạm tới được, tương tác được, nhưng việc tương tác với nó là rất cần thiết. Ví dụ như các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, với nội tạng của cơ thể thì bạn vẫn có thể nhờ tới bàn tay của các bác sĩ phẫu thuật. Có nhiều thứ trên đời quá trừu tượng để bạn có thể chạm tới. Một trong những thứ trừu tượng đó chính là không gian.
    [​IMG]

    Nếu như vật chất là cội nguồn của tính cụ thể, thì không gian lại là cội nguồn của tính trừu tượng. Vì không gian là quá loãng nên dù bạn có chạm được tới không gian cũng không thể cảm thấy nó. Trừ khi chính bạn trở nên loãng hơn, đủ loãng để có thể nhìn thấy không gian là đặc. Tại sao tôi lại nói nếu bạn loãng hơn thì bạn sẽ nhìn thấy không gian là đặc? Tôi xin định nghĩa lại thế nào là “nhìn thấy”. Nhìn là một hoạt động so sánh đối chiếu mọi tính chất của các sự vật, hiện tượng căn cứ vào một sự vật, hiện tượng tiêu chuẩn nào đó. Mọi tính chất (như độ bền, độ dẻo, độ sáng, độ tinh khiết, độ nóng,...) đều được quy về đại lượng khoảng cách và được đem so sánh trên một hệ trục tọa độ ba chiều Oxyz. Sự vật, hiện tượng tiêu chuẩn được đặt ở gốc O với giá trị tọa độ là (0, 0, 0). Tính chất của sự vật A sẽ có tọa độ là (xA, yA, zA). Nếu tính chất cần so sánh là độ đặc, thì bạn phải lấy một vật thật loãng làm tiêu chuẩn. Vật càng đặc thì có khoảng cách càng xa vật loãng tiêu chuẩn đó trên hệ trục tọa độ. Khoảng cách này cũng chính là độ loãng của vật ở gốc tọa độ so với vật đặc kia. Nếu muốn làm giảm độ đặc của vật đó thì bạn chỉ việc đưa vật đó đến gần với vật tiêu chuẩn hơn. Vật loãng nhất trên đời có thể dùng làm gốc của hệ quy chiếu đo độ đặc chính là không gian. Khoảng cách của bạn so với không gian trên hệ trục tọa độ này chính là độ đặc của bạn so với không gian và là độ loãng của không gian so với bạn. Nếu khoảng cách này được thu hẹp lại thì tức là bạn đang giảm độ đặc so với không gian, và không gian đang giảm độ loãng so với bạn. Bạn sẽ dần thấy không gian đặc hơn, đủ đặc để bạn tương tác, để bạn tin rằng không gian là có thật.

    Để không gian là đặc với bạn thì bạn phải trở nên loãng hơn. Nhưng có vẻ thể xác của bạn thì khó mà có thể loãng hơn. Cái có thể trở nên loãng hơn là tâm trí bạn. Không gian là cội nguồn của tính trừu tượng. Vậy muốn tâm trí bạn trở nên loãng hơn, thì bạn phải cố gắng tập tư duy trừu tượng thay vì tư duy cụ thể. Tư duy bằng logic, bằng phương thức định lượng, bằng các thông tin do thị giác tiếp nhận đều là tư duy cụ thể. Tư duy theo liên tưởng tự do, dựa vào phương thức định tính, bằng các thông tin do xúc giác tiếp nhận là tư duy trừu tượng. Một thứ trừu tượng là gì? Đó là một sự vật có thật nhưng vô hình vô tướng, và có thể được minh họa bằng rất nhiều hình tướng khác nhau. Mỗi hình minh họa được sử dụng không thể bộc lộ được toàn bộ tính chất của sự vật trừu tượng đó. Một sự vật cụ thể có những tính chất riêng biệt, không mâu thuẫn, nhưng một sự vật trừu tượng có thể có đồng thời nhiều tính chất mâu thuẫn nhau. Để tư duy trừu tượng, bạn phải coi một chuỗi logic chỉ là một sự cô đặc của chuỗi liên tưởng, bạn phải coi toàn bộ các sự kiện trong thế giới hữu hình này chỉ là hình minh họa tương đối của những sự kiện thực sự ở thế giới vô hình mà thôi.
    [​IMG]

    Khi dùng xúc giác để cảm nhận những cái trừu tượng, bạn sẽ không khác mấy với một người mù đang dùng xúc giác để đọc chữ nổi. Người mù đọc sách được nhờ dùng xúc giác phân biệt số lượng và vị trí của các điểm lồi trên trang giấy. Tư duy dựa vào xúc giác cũng tuân theo nguyên tắc này. Có điều tư duy bằng xúc giác không thiên về tìm ra sự khác biệt giữa sự vật, hiện tượng. Nếu nói về việc phân biệt sự khác nhau giữa tính chất của các sự vật, hiện tượng thì thị giác có vẻ làm tốt hơn xúc giác. Xúc giác thiên về xác định xem liệu hai sự vật bất kỳ có chung nguồn gốc hay không, có quan hệ thân thuộc hay họ hàng xa, đồng thời xác định mức độ tương thích, hòa hợp giữa hai sự vật, hiện tượng. Đối với xúc giác, sự tồn tại chỉ thuộc hai dạng là lồi và lõm. Trạng thái tâm lý của bạn là mặt phẳng. Lồi là những khu vực tồn tại trên mặt phẳng và luôn bộc lộ toàn bộ tính chất của nó một cách công khai. Lõm là những khu vực tồn tại trên mặt phẳng và luôn ẩn giấu đi tính chất của nó. Cái đã biết là lồi, cái cần khám phá là lõm. Ngoài lồi/lõm, chúng ta còn có một cặp từ khác cũng mang nghĩa tương đương đó là trội và lặn. Một sinh vật có cả gen trội và gen lặn, nhưng kiểu hình của sinh vật đó chỉ mang tính chất của gen trội. Một tai nạn bất ngờ, hay những hoàn cảnh đặc biệt khác có thể kích thích khiến gen lặn thành gen trội hoặc gen trội thành gen lặn. Nếu trạng thái tâm lý của bạn là căng thẳng, mặt phẳng sẽ dâng cao, khiến số lượng điểm lồi ít đi và số lượng điểm lõm nhiều lên. Ngược lại, nếu trạng thái tâm lý của bạn là thanh thản, mặt phẳng sẽ hạ thấp đi, khiến số lượng điểm lồi nhiều lên và số lượng điểm lõm ít đi. Do đó, bạn thường sáng suốt hơn những lúc không căng thẳng.

    Tâm trí chia làm 3 phần là: bản năng, ý thức, tiềm thức (còn gọi là tự thức). Phần bản năng làm nhiệm vụ phát sinh hành động, nhiệm vụ tư duy thuộc về ý thức và tiềm thức. Ý thức có thể làm việc với các thông tin bề nổi, còn tiềm thức làm việc được với các thông tin bề chìm. Ý thức nhận biết về các điểm lồi lên, còn tiềm thức thì nhận biết được cả những điểm lõm xuống. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi bản năng đang ở trạng thái căng thẳng, tiềm thức của bạn vẫn nhận biết được tất cả mọi thứ. Ý thức thì bị giới hạn khả năng hơn khi bản năng bị rối loạn, căng thẳng. Vì vậy, để tư duy hiệu quả, bạn phải để tiềm thức làm não, còn ý thức thì chỉ nên làm trung gian giữa tiềm thức và bản năng mà thôi. Vậy làm cách nào để ý thức có thể làm trung gian?
    [​IMG]

    Phần ý thức sử dụng công cụ ngôn từ để lưu trữ và xử lý thông tin, tư duy bằng logic, còn phần tiềm thức sử dụng công cụ toán học lưu trữ và xử lý thông tin, tư duy bằng liên tưởng, trực giác. Đối với cách tư duy bằng thị giác, tiềm thức sử dụng hệ thập phân để quản lý thông tin, vì thị giác quy mọi tính chất về đại lượng khoảng cách để so sánh trên hệ trục tọa độ ba chiều. Còn đối với cách tư duy bằng xúc giác, thì tiềm thức sử dụng hệ nhị phân để quản lý thông tin, vì xúc giác chỉ phân biệt được hai trạng thái trội và lặn (lồi và lõm) của các tính chất. Hệ nhị phân chỉ gồm hai con số là 0 và 1. Lồi tương ứng với số 1, lõm tương ứng với số 0. Muốn ý thức có thể làm trung gian cho tiềm thức, bạn phải phân tâm trí làm hai ngăn là ngăn số 0 và ngăn số 1, rồi sắp xếp từng khái niệm có trong thế giới quan của bạn vào một trong hai ngăn này. Tiêu chí sắp xếp thì do bạn tự đặt ra. Nhưng bạn nên chú ý rằng gốc tọa độ luôn mang giá trị (0,0,0). Khái niệm hay logic nào nằm ở gốc tọa độ chính là khái niệm hay logic được tin tưởng, được đặt làm cơ sở, làm nền móng, làm trung tâm của thế giới quan để từ đó, ta đánh giá các khái niệm khác. Do đó, số 0 có thể được hiểu là giá trị của niềm tin. Vậy bạn nên sắp xếp tất cả các khái niệm mà bạn cảm thấy là tích cực, là đáng tin cậy với bạn hoặc bạn ước mơ là nó tốt đẹp thì bạn để vào ngăn số 0. Tất cả những khái niệm mà bạn cảm thấy là tiêu cực, hoặc không rõ là tiêu cực hay tích cực thì bạn để vào ngăn số 1. Khi tư duy, bạn chỉ cần nhắc đến các khái niệm nằm trong ngăn số 0 để duy trì một trạng thái tin tưởng. Khi tin tưởng, tâm lý bạn thăng bằng hơn, tiềm thức dễ dàng gợi ý cho ý thức hơn. Có nhiều cách để bạn sử dụng cặp đôi con số/ngôn từ này. Hoặc là bạn nói số 0 là..., số 0 là... (các khái niệm trong ngăn số 0), ví dụ, số 0 là cân bằng, là toàn diện,... Ban đầu nói chậm rồi tăng dần tốc độ lên. Đến một lúc, bạn sẽ hòa mình vào môi trường liên tưởng tích cực. Một cách khác đó là bạn cố tình chuyển một khái niệm thuộc ngăn số 1 sang ngăn số 0. Nếu bạn chơi một trò chơi điện tử quá khó, bạn sẽ thường cần đến các phần mềm trainer để “ăn gian”. Nguyên tắc ăn gian trong trò chơi điện tử là bạn thay đổi thông số trong phần lập trình của trò chơi. Trong hệ nhị phân thì có số 0 và số 1. Các khái niệm mà bạn thấy nó nên mang giá trị 1 thì bạn thử đặt câu hỏi “Nếu khái niệm này mang giá trị 0 thì sao nhỉ?” Ví dụ, khái niệm “trả thù” được xếp vào ngăn số 1. Bây giờ bạn hỏi “trả thù” mang giá trị 0 thì như thế nào nhỉ? Bằng cách này, bạn sẽ có những liên tưởng mới, độc đáo, ngộ ra những cách nghĩ mới, những con đường mới để giải quyết vấn đề.

    Khác với thị giác luôn xác định nhiều tính chất của sự vật, xúc giác chủ yếu tập trung vào xác định tính tồn tại hay không tồn tại của sự vật mà thôi. Chúng ta ai cũng có một bản năng sinh tồn. Sự sinh tồn này không chỉ là chống lại sự chết của thân xác, mà còn là chống lại sự điên của tâm trí. Để sinh tồn tốt nhất, bạn luôn cần một nơi trú ẩn. Cái mà xúc giác tìm kiếm chính là sự tồn tại của những nơi trú ẩn như vậy. Nơi trú ẩn được chia làm hai loại: lồi hoặc lõm. Loại lõm giống như một cái hang, một không gian nho nhỏ để chui vào, tránh né mưa gió. Loại lồi giống như một cái cột trụ vững chắc để bạn bám vào, kháng cự lại bão tố. Trong tâm trí bạn, phần bản năng chính là nơi trú ẩn lồi, còn tiềm thức chính là nơi trú ẩn lõm. Do đó, bản năng giúp bạn đối mặt với vấn đề, còn tiềm thức lại giúp bạn tránh né vấn đề. Đối mặt với vấn đề là dù vấn đề là khó, bạn vẫn kiên trì hành động cho đến khi vấn đề được giải quyết. Tránh né vấn đề là bạn chỉ tìm kiếm các vấn đề dễ để giải quyết, các vấn đề khó thì bạn bỏ qua. Tiềm thức tư duy tầm rộng, giúp ý thức miêu tả bức tranh toàn cảnh và xác định lại hướng tiếp cận tư duy, từ đó, xác định lại vấn đề đúng, khả thi hơn. Ý thức tư duy theo sự hướng dẫn của tiềm thức thường biến vấn đề khó thành dễ, biến vấn đề dễ thành không có vấn đề.
    [​IMG]

    Ý thức sử dụng công cụ ngôn từ để tư duy. Ngôn từ vốn có hai lớp nghĩa là lớp nghĩa khế ước và lớp nghĩa liên tưởng. Theo nguyên lý tảng băng trôi, lớp nghĩa khế ước này chiếm ba phần, là bề nổi, còn lớp nghĩa liên tưởng kia chiếm tới bảy phần, là bề chìm. Nghĩa của từ được quyết định bởi nghĩa liên tưởng chứ không phải là nghĩa khế ước. Cùng một từ ngữ, nhưng nghĩa liên tưởng có thể thay đổi thất thường mặc dù nghĩa khế ước vẫn giữ nguyên. Nghĩa liên tưởng này chia làm hai loại là liên tưởng tiêu cực và liên tưởng tích cực. Trạng thái cảm xúc, tình trạng sức khỏe và trải nghiệm cuộc sống sẽ quyết định tính tiêu cực hay tích cực của nghĩa liên tưởng. Ý thức tư duy bằng logic, tiềm thức tư duy bằng liên tưởng. Tiềm thức là loãng, ý thức là đặc. Chuỗi logic chính là một chuỗi liên tưởng được cô đặc mà thôi. Môi trường liên tưởng là loãng, như chất lỏng vậy. Từ ngữ giống như những điểm tập trung liên tưởng, khiến môi trường liên tưởng trở nên đặc hơn. Hoặc cũng có thể hình dung mỗi từ ngữ là điểm tiếp xúc giữa ý thức và tiềm thức. Ý thức dùng xúc giác bên trong để “sờ” vào môi trường liên tưởng của tiềm thức. Ý thức sẽ giống như ông thầy bói mù, môi trường liên tưởng thì giống như con voi. Ông thầy bói mù sờ được cái vòi thì thấy con voi nó giống con đỉa, sờ được cái chân thì thấy con voi giống cột đình. Tức là ý thức mà chủ động “sờ” vào môi trường liên tưởng thì chỉ thấy một phần nhỏ của bức tranh chứ không thể thấy được toàn diện. Điều này đặc biệt đúng nếu “con voi” ở đây chính là cả vũ trụ này. Những khái niệm trừu tượng cũng là những khái niệm có tầm nghĩa rất rộng mà bạn không thể thấy hết được bằng thị giác. Như đã nói ở trên, tiềm thức có khả năng tư duy, nhìn nhận sáng suốt nhất trong ba phần của tâm trí. Do đó, thay vì để ý thức chủ động “sờ” lung tung ở môi trường liên tưởng của tiềm thức, thì ý thức hãy thả lỏng để môi trường liên tưởng này tự động “sờ” vào ý thức.
    [​IMG]

    Tiềm thức sử dụng ngôn ngữ số để tư duy, nên thay vì xác định ý nghĩa cho ngôn từ, bạn chỉ cần xác định giá trị bằng số của ngôn từ là được. Như đã nói, những khái niệm, từ ngữ mang giá trị 1 thường là tiêu cực, gây nhiễu đầu óc của bạn. Những khái niệm mang giá trị 0 sẽ là những khái niệm khiến bạn liên tưởng đến những điều tích cực, khiến bạn có niềm tin và niềm hy vọng. Khi tư duy, nếu phần lớn các khái niệm bạn sử dụng mang liên tưởng tiêu cực thì bạn thường sẽ rơi vào bế tắc, không thông suốt, cảm xúc của bạn cũng sẽ trở nên tiêu cực với mọi thứ. Nếu bạn cứ liên tục nhắc đến số 0 và các khái niệm mang giá trị 0 thì tâm trí bạn sẽ được thanh tẩy theo “hiệu ứng cờ lật” (cờ Othello). Hãy lấy quân đen là biểu tượng cho những khái niệm mang liên tưởng tiêu cực, quân trắng là biểu tượng cho những khái niệm mang liên tưởng tích cực. Nếu một hàng quân trắng nằm giữa chỉ hai quân đen, thì hàng quân trắng đó sẽ bị biến thành tiêu cực, tức là trở thành quân đen hết. Sự tiêu cực di căn nhanh trong tâm trí bạn theo cách này. Mỗi khái niệm trong thế giới quan của bạn cũng giống như một tế bào trên thân xác vậy. Chỉ cần một vài tế bào bị ung thư là có thể khiến cho rất nhiều tế bào lành lặn khác xung quanh bị lây. Nếu bây giờ bạn để hai quân trắng nằm ở hai đầu một hàng quân đen thì toàn bộ hàng quân đen này sẽ trở thành quân trắng. Trong cờ lật, để chiến thắng bạn cần chiếm cứ toàn bộ bốn góc cũng như bốn cạnh của bạn cờ. Khi đó, quân đối phương hết đường chiến thắng. Nếu quân trắng có thể chiếm bốn góc và bốn cạnh bàn cờ thì quân đen sẽ luôn thua. Số 0 và các khái niệm ở ngăn số 0 đều tạo ra liên tưởng tích cực. Trước hết, bạn cứ để đầu óc bạn liên tưởng tự do. Ở đầu, giữa và cuối chuỗi liên tưởng tự do này, bạn nên nghĩ về một khái niệm mang giá trị 0. Khi đó, chuỗi liên tưởng sẽ trở nên “sạch” hơn. Rồi bạn hãy bổ sung vào chuỗi liên tưởng đã được làm sạch đó những khái niệm, từ khóa có liên quan đến vấn đề bạn đang bận tâm. Các từ khóa này cũng sẽ nhanh chóng được làm sạch về liên tưởng. Điều này đồng nghĩa với việc ý thức bạn sẽ mở hơn, cảm xúc bạn sẽ thoáng hơn với vấn đề mà trước đó chỉ làm bạn tiêu cực. Bạn sẽ nhìn ra những lối thoát đơn giản tới mức bạn không thể ngờ tới. Hãy nhớ là sự tiêu cực bao giờ cũng hấp dẫn sự chú ý của bạn mạnh mẽ hơn so với sự tích cực vì sự tiêu cực luôn đi kèm với cơn đau. Bạn sẽ luôn tập trung sự chú ý nhiều hơn vào chỗ đau trên cơ thể thay vì những phần đang lành lặn. Mà lối thoát thì không nằm ở chỗ đau mà ở những phần đang lành lặn. Thanh tẩy liên tưởng theo hiệu ứng cờ lật sẽ giúp ý thức bạn sáng suốt hơn, cảm xúc bạn tích cực hơn.
    [​IMG]

    Nói đến xúc giác, chúng ta không thể không liên tưởng tới hoạt động ********. Thực ra lồi và lõm nếu liên tưởng đến chuyện ******** thì bạn sẽ thấy chúng rất giống với hai bộ phận sinh dục của nam và nữ. Theo tín ngưỡng phồn thực, lồi tương ứng với sinh thực khí nam, lõm tương ứng với sinh thực khí nữ. Sinh thực khí nam theo tiếng Ấn Độ là linga, và sinh thực khí nữ theo tiếng Ấn Độ là yoni. Linga và yoni là sự nhân cách hóa của hai sinh thực khí, được coi như hai vị thần. Vạn vật trong vũ trụ này, bao gồm cả bạn, đều được cấu thành từ các linga và yoni. Linga và yoni là có thể được dùng như hai ký hiệu của nguyên lý phồn thực, cũng giống như âm và dương là hai ký hiệu của nguyên lý âm dương vậy. Bạn có thể hiểu nguyên lý phồn thực chính là nguyên lý âm dương nhưng ở phiên bản xúc giác. Nguyên lý âm dương là cốt lõi của vũ trụ được nhìn thấy bằng thị giác. Nguyên lý phồn thực là cốt lõi của vũ trụ được cảm thấy bằng xúc giác. Nguyên lý âm dương cung cấp một định hướng bằng toán học cho hoạt động tư duy, củng cố cho tư duy định lượng. Nguyên lý âm dương rất có ý nghĩa trong toán xác suất thống kê. Nhờ nguyên lý âm dương làm cái lõi mà lĩnh vực dự báo (bói toán, chiêm tinh) đã phát triển thịnh. Những người làm chủ được nguyên lý âm dương thông qua các bộ sách như Kinh Dịch có thể bói ra tương lai của một người hay một dân tộc trong một khoảng thời gian rất xa. Nguyên lý phồn thực thì cung cấp định hướng bằng cảm xúc cho hoạt động tư duy, củng cố cho tư duy định tính. Nguyên lý phồn thực sẽ rất có ý nghĩa trong tâm lý học. Tâm lý học là một môn khoa học đặc biệt. Nó luôn nằm ở trung tâm giữa các môn khoa học. Vì tâm lý là vô hình nên không thể quan sát trực tiếp bằng thị giác mà thường phải miêu tả về tâm lý dưới góc nhìn của một khoa học khác, như vật lý học chẳng hạn. Nhiều nhà tâm lý đã tổng kết các xu hướng của tâm lý dựa trên rất nhiều các hiệu ứng vật lý. Những phát hiện trong tâm lý học luôn có liên quan trực tiếp đến những phát hiện trong các bộ môn khoa học khác. Tâm lý học cũng giống như con rồng của Á Đông vậy. Rồng là một loài động vật tưởng tượng, mà hình dạng của nó đều là mượn đặc điểm của các con vật khác. Rồng sẽ luôn có xu hướng mượn những đặc điểm được coi là thế mạnh của những con vật khác như chân gà, hàm sư tử, đầu trâu hoặc nai, mình trăn, v.v để trở thành sinh vật mạnh nhất trong muông thú, trở thành con vật lãnh đạo muông thú. Các môn khoa học khác phát triển càng cao thì tâm lý học cũng phát triển càng nhiều. Nhờ tận dụng ưu thế tốt nhất của các môn khoa học khác, tâm lý học có thể phát triển nhanh hơn tất cả các môn khoa học và làm điểm tựa để giúp các môn khoa học khác phát triển hơn. Nếu sự phát triển của tâm lý học mà tồi thì sẽ kìm hãm sự phát triển của toàn bộ các môn khoa học khác.
    [​IMG]

    Linga quan tâm đến sự sản sinh, và thực hiện việc sản sinh thông qua yoni. Yoni quan tâm đến cảm giác trọn vẹn và tìm cảm giác trọn vẹn thông qua linga. Các linga luôn có xu hướng đánh lẫn nhau. Nếu yoni mà “bóp đủ chặt” để kìm giữ linga thì sẽ hạn chế được sự xung đột giữa các linga. Dù thừa linga hay thừa yoni thì các linga vẫn có xu hướng đánh nhau để tranh giành yoni. Linga coi yoni là “nhà”, là mảnh đất “cắm dùi” của mình. Yoni coi linga là phần còn thiếu của mình. Một góc nhỏ hơn 180 độ được coi là linga, lớn hơn 180 độ được coi là yoni. Như vậy, yoni gần với sự trọn vẹn hơn linga vì sự trọn vẹn là 360 độ. Linga trông giống chân, còn yoni thì giống tay, nên chỉ linga mới biết bước đi, và chỉ yoni mới biết cầm nắm, chế biến. Linga phải cứng lên thì mới ******** được (cương), yoni phải thả lỏng ra thì mới ******** được (nhu). Trước khi đâm vào yoni, linga có ưu thế mạnh hơn yoni. Sau khi đâm sâu vào yoni, đến lượt yoni có ưu thế mạnh hơn linga. Linga là lồi, yoni là lõm, mà lồi và lõm chính là hai khiếm khuyết của mặt phẳng. Hai khiếm khuyết này nếu ăn khớp với nhau thì làm khiếm khuyết biến mất. Vì vậy, linga và yoni nếu đứng riêng là khiếm khuyết, nếu kết hợp tốt với nhau thì thành hoàn hảo. Không có linga và yoni hoàn hảo, chỉ có một mối quan hệ phù hợp, hoàn hảo giữa linga và yoni. Muốn làm linga yếu đi, yoni phải khiến linga thỏa mãn đến mức xuất khí ra. Yoni chỉ có cuộc sống ở bên trong, linga chỉ có cuộc sống ở bên ngoài. Khi yoni đạt được cảm giác trọn vẹn dù chỉ một lần, thì yoni sẽ ghi nhớ mãi mãi cảm giác trọn vẹn đó. Cảm giác trọn vẹn này cũng sẽ là tiêu chuẩn, là cơ sở cho mọi hoạt động của yoni. Linga càng to, càng khuếch đại thì càng mang tới thỏa mãn cao. Yoni càng nhỏ, càng chặt thì càng mang tới sự thỏa mãn cao. Có những cặp phồn thực (cặp linga/yoni) rất mạnh, tức là dễ dàng gắn kết và chung sống lâu dài, và cũng có những cặp phồn thực rất yếu, tức là khó gắn kết và dễ “ly dị”. Chỉ cần xác định được các cặp phồn thực mạnh rồi đặt vào trung tâm để làm khuôn mẫu thì toàn bộ các cặp phồn thực yếu có thể bắt chước và đạt được sự hòa thuận, gắn bó lâu dài. Trên đây là một số những thông tin mang tính phồn thực về cảm xúc, có thể được dùng làm định hướng cho hoạt động tư duy định tính. Tư duy bằng nguyên lý phồn thực về cơ bản là bạn nhân cách hóa bất cứ sự vật, hiện tượng nào rồi xác định xem sự vật, hiện tượng đó mang giới tính chủ đạo là gì. Ví dụ, hòn sỏi chỉ là linga, hộc tường chỉ là yoni, chai nước vừa là linga vừa là yoni. Thông qua nguyên lý phồn thực, bạn có thể điều chỉnh tốt hơn tâm trí bạn cũng như phong thủy nơi bạn sống.

    Trong ba phần của tâm trí thì bản năng chỉ thực hiện được chức năng của linga, tiềm thức chỉ thực hiện được chức năng của yoni, còn ý thức thì làm được cả hai. Xu hướng hành động của bản năng là lấy đi, của ý thức là trao đổi, và của tiềm thức là cho đi. Bản năng là phần hoạt động theo kiểu gây ra vấn đề, ý thức thì giải quyết vấn đề, còn tiềm thức thì thay đổi vấn đề. Lý do tâm trí bạn không vững, không tự sản sinh hạnh phúc, sinh lực được chính là vì các phần của tâm trí không gắn kết với nhau. Chỉ cần để ý thức học cách làm thật tốt cả vai trò linga lẫn yoni, kết hợp với việc tư duy dựa trên một cặp phồn thực mạnh như con số/ngôn từ, trang giấy/cây bút,... thì các phần tâm trí bạn sẽ dễ dàng gắn kết với nhau. Sự gắn kết của bản năng và ý thức tạo nên bản ngã, sự gắn kết của ý thức và tiềm thức tạo nên vô ngã. Bản ngã là linga, vô ngã là yoni. Có thể có nhiều hơn một bản ngã. Bản năng gồm nhiều xu hướng cảm xúc. Các xu hướng cảm xúc này được khuếch đại lên rồi gắn liền với các tư tưởng phù hợp ở ý thức để tạo thành bản ngã. Đa số chỉ có một bản ngã với nhiều xu hướng cảm xúc phụ trợ (trông giống như rễ cọc của cây xanh). Tuy nhiên, một số người lại có nhiều hơn một bản ngã (trông giống như rễ chùm của cây xanh).

    Ngoài ra, tâm trí của bạn còn là một cây cầu nối giữa hai thế lực tự nhiên là hỗn độn và hài hòa. Hỗn độn chi phối bản năng của bạn, hài hòa chi phối tiềm thức của bạn. Do đó, cái thực sự là bạn e rằng chỉ có ý thức. Phần ý thức là phần có vai trò tạo ra các guồng máy logic (logical mechanism) để tương tác với thế giới bên ngoài. Những guồng máy này có thể giống như máy giặt, máy lọc, có tác dụng làm sạch, thanh tẩy mọi thứ, mà cũng có thể giống như khẩu súng, có tác dụng hủy diệt mọi thứ. Đặc điểm của guồng máy logic ở ý thức sẽ do bản năng và tiềm thức quy định. Hỗn độn và hài hòa, hai thế lực nắm giữ bản năng và tiềm thức vốn là những “không quy luật”. Chúng không phải là quy luật. Sự tồn tại và vận động của chúng không tuân theo một quy luật nào hết. Mọi quy luật đều là những đứa con của hai không quy luật này. Hỗn độn là linga, kích hoạt sự tồn tại của các quy luật và tô đậm các quy luật lên (tức là khiến quy luật có sức ảnh hưởng lớn hơn đến một khu vực trong không gian trong một khoảng thời gian nào đó). Hài hòa là yoni, quản lý tất cả các quy luật đang tồn tại, làm giảm nhẹ tính ảnh hưởng của một quy luật. Mọi quy luật sau khi được tạo ra, nếu không được sự hài hòa ban cho một ý nghĩa tích cực với toàn thể hệ thống quy luật, thì các quy luật đó sẽ mang ý nghĩa mặc định là ý nghĩa hủy diệt, do sự hỗn độn quy định. Vạn vật trong vũ trụ đều được cấu thành từ một tập hợp các quy luật. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào được ở trong môi trường gần với hài hòa, thì các quy luật tạo nên và điều khiển sự vật, hiện tượng đó sẽ mang tính xây dựng, tích cực. Sự hài hòa là cái nguồn của sinh lực và sự tích cực, sẽ ban phát những điều tốt đẹp cho vạn vật, và bảo trợ cho quyền sở hữu những điều tốt đẹp đó của vạn vật. Sự hỗn độn thì sẽ thao túng, sử dụng vạn vật, nhưng sẽ không bảo trợ cho quyền nào hết. Hỗn độn và hài hòa tuy vận động không theo quy luật, nhưng sự vận động của hai thế lực này luôn cùng nhịp với nhau. Bản chất của guồng máy ở ý thức sẽ là tích cực nếu ý thức tư duy nghiêng theo tiềm thức nhiều hơn, và sẽ là tiêu cực nếu ý thức tư duy nghiêng theo bản năng nhiều hơn. Muốn ý thức tư duy nghiêng theo tiềm thức nhiều, bạn phải để ở guồng máy của ý thức một cái trục, tức là một ý niệm trung tâm, cốt lõi. Ý niệm cốt lõi này có thể là nguyên lý âm dương hoặc nguyên lý phồn thực. Những nguyên lý cốt lõi này sở dĩ chúng có sức mạnh là bởi chúng chấp nhận tính không quy luật của vũ trụ và hướng đến việc nâng cao giác quan cho bạn để tâm trí và cuộc sống bạn có thể đi theo nhịp của các thế lực tự nhiên không quy luật, thay vì điều khiển bạn một cách máy móc, cứng nhắc như các kiến thức khác. Hỗn độn là nguồn cội của sự sống, hài hòa là nền tảng của sự sống. Đây thực sự là một cặp phồn thực có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta.

    Đa số các mảnh ghép trong trò chơi xếp hình đều có cả cạnh lồi cả cạnh lõm, cả linga cả yoni. Con người cũng như các sự vật, hiện tượng khác đều là một mảnh ghép trong vũ trụ bao la này. Mọi mảnh ghép đều cần lắp ghép lại với nhau theo đúng thứ tự để tạo thành một bức tranh trọn vẹn. Hãy thông qua nguyên lý phồn thực để hỗ trợ cho tiến trình ấy diễn ra dễ dàng hơn. Khi đó, cảm giác hạnh phúc, trọn vẹn sẽ tràn ngập trong môi trường sống của chúng ta.

Chia sẻ trang này