1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhìn nhận về ngành công nghiệp thời trang và thiết kế thời trang ở VN

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi breaking_news, 24/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tidenbz

    tidenbz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2001
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    em này nói đúng o chịu được.. Cứ nhìn các cuộc thi người đẹp thì cứ thấy như thời trang năm 80 đội mồ sống dậy: cầu kỳ, rườm rà, tóc tai cũng thế, các em 17-18 mà làm tóc như các mợ
  2. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Hehe, chào Tidenz Thi thoảng nhìn thấy nhau nhưng mà chưa từng nói chuyện Còn mụ SoS ở đâu vào viết tiếp đê
    Dưới đây là bài đánh giá về xu hướng xuân hè của cá nhân BN. Tớ không phát triển theo cách các tạp chí lớn đã phân loại kiểu dáng mà hoàn toàn bằng đánh giá cảm quan những gì tớ thấy, cộng với ngó nghiêng những gì bán trực tiếp ở đây. Vì vậy, nếu có gì thiếu hay không giống như suy nghĩ của mọi người thì cũng là lẽ thường tình. Bạn nào có ý hay cứ thoải mái bổ sung nhé.
    Toàn bộ các mẫu sử dụng minh hoạ dưới đây được lấy từ web site: glamour.co.uk, phần mẫu xuân hè 2005. Tớ trích dẫn những designers yêu thích của cá nhân tớ: Paul Smith, Jean Paul Geaultier, Marc Jacob, Mathew Williamson, Moschino, Pucci và đặc biệt là Alberta Ferretti. Năm ngoái tớ thích nhất Dolce Gabana, Mathew Williamson, Marc Jacob. Còn năm nay thì tớ quá sức ngưỡng mộ Alberta Ferretti. Moschino từ xưa đến giờ luôn đứng trong dánh sách trung bình nhưng bài này tớ dùng hình ảnh của Moschino nhiều vì có quả biến tấu kimono Nhật Bản quá đỉnh. Tớ nhớ Alexander McQueen cũng có bộ cách điệu Kimono đẹp lắm mà không tìm lại được.
    Xuân hè năm nay được đánh giá là một Mùa của Sáng tạo, Tự nhiên và Hoang dã. Vì thế, các xu hướng sẽ tập trung trong một số điểm chính sau:
    1. Sáng tạo: phối hợp các họa tiết một cách thông minh, dùng màu sắc linh hoạt và đặc biệt, sử dụng các đồ làm đẹp phụ trợ (Accessories) như vòng cổ, vòng tay, túi xách, thắt lưng... một cách tối đa để tạo điểm nhấn cho phong cách chủ đạo của trang phục.
    Chính vì Sáng tạo mà năm nay, không có quy luật gì bó buộc cho sự dài, ngắn, rộng, chật của trang phục. Trừ sự lên ngôi của Quần sooc (short) kiểu như quần ống đứng cắt cụt đi. Còn tất cả mọi thứ đề có thể mang ra mặc được trong mùa này mà không sợ bị chê là không hợp mốt. Miễn là, mọi thứ đó phải tạo ra được một cái Look hài hoà tổng thể.
    Styled by Paul Smith:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Styled by Moschino:
    [​IMG]
    Sự sáng tạo thể hiện ở rất nhiều điểm:
    - Sự không lặp lại các yếu tố cấu thành trang phục: chất liệu không cần phải đơn chiếc, mà cứ dùng toé loe tuỳ thích. Ví dụ: quần vải, áo thun, thắt lưng bằng hạt đá, dép cói, vòng nhựa, túi khaki....
    Styled by Moschino:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    - Kết hợp các mức độ ngắn dài đan xen: Ví dụ: quần sooc ngắn mặc với áo rộng, trùm mông, thắt lưng to, túi hình chữ nhật thật to, dép bệt hoặc kiểu sục đế thật cao.
    Styled by Mathew Williamson:
    [​IMG]
    Styled by Paul Smith:
    [​IMG]
    Styled by Marc Jacob:
    [​IMG]
    - Biến tấu của màu sắc: năm ngoái màu sắc còn có vẻ tập trung một chút với các màu chủ đạo là màu xanh lá cây, hồng tím, xanh non. Còn năm nay thì đủ các kiểu màu gì cũng được coi là đẹp, tung toé không có trở ngại gì. Tuy nhiên, theo BN tớ thì màu tím tươi, màu hồng đậm ngả ánh cam, màu vàng chanh, màu xanh cổ vịt có lợi thế hơn một chút. Mấy màu này pha với nhau hay với các màu khác như nâu đậm, xanh chàm, vàng nhạt, trắng thì không còn gì để nói, rất fashionable. Còn các màu ghi, xám nhờ, xỉn xỉn thì chỉ nên dùng hạn chế cho các loại vải mềm, rủ, mỏng lên váy liền hở cổ rộng hoặc vải thô cho váy rời kiểu nhún tạo độ xoè Boho style thôi. Không nên sử dụng cho các loại đồ phụ trợ như túi hay giày, hay khăn khố.... Mờ nhạt, đơn giản không phải là theme chính của mùa hè này.
    Styled by Moschino:
    [​IMG]
    Styled by Alberta Ferretti:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tất cả các màu rực rỡ, sống động đều có thể dùng một cách ngẫu hứng, phóng tay. Kết hợp các màu nóng với các tông nhẹ để tạo cảm giác đối lập mạnh mẽ. Nhưng cũng có thể gộp cùng một lúc nhiều màu mạnh tạo nét dữ dội, đầy sức sống. Đây là ảnh hưởng của phong cách Phi châu sẽ nói ở dưới.
    - Kết hợp các cách trang trí khác nhau trên cùng một đối tượng: tận dụng tối đa các kiểu đan, thêu, móc, kết cườm. Thật ra, lúc nào các cách trang trí trên cũng có giá trị nhất định. Nhưng theo BN, năm nay, chị em ta nên dùng nó một cách phóng tay hơn bình thường. Chẳng hạn, có mặc một cái váy thêu hoa to tướng, màu tứ tung thì cũng đừng ngại mà phải hãnh diện thì đúng hơn. Từ giày dép đến túi, vòng vèo, khăn, thắt lưng cứ thế mỗi thứ một kiểu tha hồ mà toả sáng.
    Tote bag by Jamin Puech:
    [​IMG]
    2. Tự nhiên:
    Năm nay có xu hướng đề cao sự phóng khoáng trong họa tiết và màu sắc có tính tự nhiên. Vì thế, các abstract, các mẫu hoa của Art and Craft Movement, Art Nouveau, Art Decor, rồi của Naturalism, của các trường phái tranh... đều có thể và nên kết hợp cùng với chất liệu vải. Các loại hình graphíc cũng nên sử dụng nhiều. Quay lại kiểu in hình lên chất liệu cotton hay khakhi một màu như những mẫu nguyên bản của năm 60s hay 70s để tạo chất bụi phủi kiểu hippy. Hay dùng những hình graphics kiểu mới để tạo chất 3D vF casual hiện đại.
    Styled by Mathew Williamson:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Abstract by Jonathan Saunders:
    [​IMG]
    Abstract by Emilo Pucci:
    [​IMG]
    Beauty from Nature: By Paul Smith:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    By Marc Jacob:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nói chung, chính vì tự nhiên nên hạn chế duy nhất là không nên sử dụng nhiều những chất liệu tổng hợp khó thoát mồ hôi và không tạo ra được vẻ phóng khoáng khi nhìn vào. Còn mọi thứ đều có thể dễ dàng pha trộn, kết hợp với nhau không cần theo khuôn mẫu.
    Hehe, tớ đang tưởng tượng. Bây giờ mà được đi lượn lờ ở Hanội thì sẽ mặc một cái áo vải gai in lại bức hoạ Philosophy với màu vàng trứ danh của Gustav Klimt, cầm một cái túi mây đan lẫn với cói, kết nhăng nhít thêm một đống hoa lá màu mè, chân đi dép tông cói, cổ chân buộc một đống dây rợ, vòng đá đeo khắp người, mũ lụp xụp. Nghĩ thèm quá nhở
    3. Hoang dã:
    Năm nay, những kiểu trang phục cổ truyền châu Phi, hay Ấn Độ và thậm chí Châu Á được coi là top of the world. Tất nhiên là không khuyến khích mặc chính một bộ trang phục cổ mà chỉ cần chọn ra một vài điểm từ đó để tạo thành focused point cho cả trang phục.
    Ví dụ:
    - Ai Cập cổ: sử dụng hoạ tiết mũi tên, hoạ tiết hình chim hay các loại tượng hình người khác để làm nên vẻ độc đáo, bí ẩn.
    - Nhật Bản: sử dụng chất liệu gấm thêu hay mẫu thêu, đặc biệt là tạo dáng đặc biệt của chiếc cổ áo Kimono. Alexander Mcqueen có các mẫu cách điệu rất hay:
    - Trung Hoa: tận dụng kiểu cổ áo ba phân cách điệu và xẻ tà. Karl Legerfield có các mẫu lấy cảm hứng từ áo Thượng Hải và gấm Thượng Hải cực đẹp:
    - Châu Phi: năm nay đúng là được mùa cảm hứng Phi Châu. Tớ cũng mua một đống vải hoa văn và sản xuất ở châu Phi về lọ mọ. Công nhận, nhìn có nét hoang rợ, màu mè, yêu đời thật. Có thể tận dụng màu sắc (toàn màu đậm, cơ bản), hay kiểu dáng (kiểu rộng thùng thình, cổ rộng, tròn, hay là dáng áo quấn quấn...), các đồ trang sức (vòng đá màu, to và nhiều, đeo khắp tay chân).
    Styled by Jean Paul Geaultier: (Exotic Africa: đầy chất Hoang dã châu Phi)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Styled by Moschino: (Kimono creativity: sáng tạo từ Kimono):
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được breaking_news sửa chữa / chuyển vào 22:33 ngày 09/05/2005
  3. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Hehe, chào Tidenz Thi thoảng nhìn thấy nhau nhưng mà chưa từng nói chuyện Còn mụ SoS ở đâu vào viết tiếp đê
    Dưới đây là bài đánh giá về xu hướng xuân hè của cá nhân BN. Tớ không phát triển theo cách các tạp chí lớn đã phân loại kiểu dáng mà hoàn toàn bằng đánh giá cảm quan những gì tớ thấy, cộng với ngó nghiêng những gì bán trực tiếp ở đây. Vì vậy, nếu có gì thiếu hay không giống như suy nghĩ của mọi người thì cũng là lẽ thường tình. Bạn nào có ý hay cứ thoải mái bổ sung nhé.
    Toàn bộ các mẫu sử dụng minh hoạ dưới đây được lấy từ web site: glamour.co.uk, phần mẫu xuân hè 2005. Tớ trích dẫn những designers yêu thích của cá nhân tớ: Paul Smith, Jean Paul Geaultier, Marc Jacob, Mathew Williamson, Moschino, Pucci và đặc biệt là Alberta Ferretti. Năm ngoái tớ thích nhất Dolce Gabana, Mathew Williamson, Marc Jacob. Còn năm nay thì tớ quá sức ngưỡng mộ Alberta Ferretti. Moschino từ xưa đến giờ luôn đứng trong dánh sách trung bình nhưng bài này tớ dùng hình ảnh của Moschino nhiều vì có quả biến tấu kimono Nhật Bản quá đỉnh. Tớ nhớ Alexander McQueen cũng có bộ cách điệu Kimono đẹp lắm mà không tìm lại được.
    Xuân hè năm nay được đánh giá là một Mùa của Sáng tạo, Tự nhiên và Hoang dã. Vì thế, các xu hướng sẽ tập trung trong một số điểm chính sau:
    1. Sáng tạo: phối hợp các họa tiết một cách thông minh, dùng màu sắc linh hoạt và đặc biệt, sử dụng các đồ làm đẹp phụ trợ (Accessories) như vòng cổ, vòng tay, túi xách, thắt lưng... một cách tối đa để tạo điểm nhấn cho phong cách chủ đạo của trang phục.
    Chính vì Sáng tạo mà năm nay, không có quy luật gì bó buộc cho sự dài, ngắn, rộng, chật của trang phục. Trừ sự lên ngôi của Quần sooc (short) kiểu như quần ống đứng cắt cụt đi. Còn tất cả mọi thứ đề có thể mang ra mặc được trong mùa này mà không sợ bị chê là không hợp mốt. Miễn là, mọi thứ đó phải tạo ra được một cái Look hài hoà tổng thể.
    Styled by Paul Smith:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Styled by Moschino:
    [​IMG]
    Sự sáng tạo thể hiện ở rất nhiều điểm:
    - Sự không lặp lại các yếu tố cấu thành trang phục: chất liệu không cần phải đơn chiếc, mà cứ dùng toé loe tuỳ thích. Ví dụ: quần vải, áo thun, thắt lưng bằng hạt đá, dép cói, vòng nhựa, túi khaki....
    Styled by Moschino:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    - Kết hợp các mức độ ngắn dài đan xen: Ví dụ: quần sooc ngắn mặc với áo rộng, trùm mông, thắt lưng to, túi hình chữ nhật thật to, dép bệt hoặc kiểu sục đế thật cao.
    Styled by Mathew Williamson:
    [​IMG]
    Styled by Paul Smith:
    [​IMG]
    Styled by Marc Jacob:
    [​IMG]
    - Biến tấu của màu sắc: năm ngoái màu sắc còn có vẻ tập trung một chút với các màu chủ đạo là màu xanh lá cây, hồng tím, xanh non. Còn năm nay thì đủ các kiểu màu gì cũng được coi là đẹp, tung toé không có trở ngại gì. Tuy nhiên, theo BN tớ thì màu tím tươi, màu hồng đậm ngả ánh cam, màu vàng chanh, màu xanh cổ vịt có lợi thế hơn một chút. Mấy màu này pha với nhau hay với các màu khác như nâu đậm, xanh chàm, vàng nhạt, trắng thì không còn gì để nói, rất fashionable. Còn các màu ghi, xám nhờ, xỉn xỉn thì chỉ nên dùng hạn chế cho các loại vải mềm, rủ, mỏng lên váy liền hở cổ rộng hoặc vải thô cho váy rời kiểu nhún tạo độ xoè Boho style thôi. Không nên sử dụng cho các loại đồ phụ trợ như túi hay giày, hay khăn khố.... Mờ nhạt, đơn giản không phải là theme chính của mùa hè này.
    Styled by Moschino:
    [​IMG]
    Styled by Alberta Ferretti:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tất cả các màu rực rỡ, sống động đều có thể dùng một cách ngẫu hứng, phóng tay. Kết hợp các màu nóng với các tông nhẹ để tạo cảm giác đối lập mạnh mẽ. Nhưng cũng có thể gộp cùng một lúc nhiều màu mạnh tạo nét dữ dội, đầy sức sống. Đây là ảnh hưởng của phong cách Phi châu sẽ nói ở dưới.
    - Kết hợp các cách trang trí khác nhau trên cùng một đối tượng: tận dụng tối đa các kiểu đan, thêu, móc, kết cườm. Thật ra, lúc nào các cách trang trí trên cũng có giá trị nhất định. Nhưng theo BN, năm nay, chị em ta nên dùng nó một cách phóng tay hơn bình thường. Chẳng hạn, có mặc một cái váy thêu hoa to tướng, màu tứ tung thì cũng đừng ngại mà phải hãnh diện thì đúng hơn. Từ giày dép đến túi, vòng vèo, khăn, thắt lưng cứ thế mỗi thứ một kiểu tha hồ mà toả sáng.
    Tote bag by Jamin Puech:
    [​IMG]
    2. Tự nhiên:
    Năm nay có xu hướng đề cao sự phóng khoáng trong họa tiết và màu sắc có tính tự nhiên. Vì thế, các abstract, các mẫu hoa của Art and Craft Movement, Art Nouveau, Art Decor, rồi của Naturalism, của các trường phái tranh... đều có thể và nên kết hợp cùng với chất liệu vải. Các loại hình graphíc cũng nên sử dụng nhiều. Quay lại kiểu in hình lên chất liệu cotton hay khakhi một màu như những mẫu nguyên bản của năm 60s hay 70s để tạo chất bụi phủi kiểu hippy. Hay dùng những hình graphics kiểu mới để tạo chất 3D vF casual hiện đại.
    Styled by Mathew Williamson:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Abstract by Jonathan Saunders:
    [​IMG]
    Abstract by Emilo Pucci:
    [​IMG]
    Beauty from Nature: By Paul Smith:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    By Marc Jacob:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nói chung, chính vì tự nhiên nên hạn chế duy nhất là không nên sử dụng nhiều những chất liệu tổng hợp khó thoát mồ hôi và không tạo ra được vẻ phóng khoáng khi nhìn vào. Còn mọi thứ đều có thể dễ dàng pha trộn, kết hợp với nhau không cần theo khuôn mẫu.
    Hehe, tớ đang tưởng tượng. Bây giờ mà được đi lượn lờ ở Hanội thì sẽ mặc một cái áo vải gai in lại bức hoạ Philosophy với màu vàng trứ danh của Gustav Klimt, cầm một cái túi mây đan lẫn với cói, kết nhăng nhít thêm một đống hoa lá màu mè, chân đi dép tông cói, cổ chân buộc một đống dây rợ, vòng đá đeo khắp người, mũ lụp xụp. Nghĩ thèm quá nhở
    3. Hoang dã:
    Năm nay, những kiểu trang phục cổ truyền châu Phi, hay Ấn Độ và thậm chí Châu Á được coi là top of the world. Tất nhiên là không khuyến khích mặc chính một bộ trang phục cổ mà chỉ cần chọn ra một vài điểm từ đó để tạo thành focused point cho cả trang phục.
    Ví dụ:
    - Ai Cập cổ: sử dụng hoạ tiết mũi tên, hoạ tiết hình chim hay các loại tượng hình người khác để làm nên vẻ độc đáo, bí ẩn.
    - Nhật Bản: sử dụng chất liệu gấm thêu hay mẫu thêu, đặc biệt là tạo dáng đặc biệt của chiếc cổ áo Kimono. Alexander Mcqueen có các mẫu cách điệu rất hay:
    - Trung Hoa: tận dụng kiểu cổ áo ba phân cách điệu và xẻ tà. Karl Legerfield có các mẫu lấy cảm hứng từ áo Thượng Hải và gấm Thượng Hải cực đẹp:
    - Châu Phi: năm nay đúng là được mùa cảm hứng Phi Châu. Tớ cũng mua một đống vải hoa văn và sản xuất ở châu Phi về lọ mọ. Công nhận, nhìn có nét hoang rợ, màu mè, yêu đời thật. Có thể tận dụng màu sắc (toàn màu đậm, cơ bản), hay kiểu dáng (kiểu rộng thùng thình, cổ rộng, tròn, hay là dáng áo quấn quấn...), các đồ trang sức (vòng đá màu, to và nhiều, đeo khắp tay chân).
    Styled by Jean Paul Geaultier: (Exotic Africa: đầy chất Hoang dã châu Phi)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Styled by Moschino: (Kimono creativity: sáng tạo từ Kimono):
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được breaking_news sửa chữa / chuyển vào 22:33 ngày 09/05/2005
  4. chocopie

    chocopie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Đẹp đến tàn khốc . Nhìn chất liệu , màu sắc đã thấy ngất ngây gà tây Muốn cho nền thời trang nước nhà quá
    Mùa này HN nắng nóng bà mà về đây ra đường chỉ chỉ muốn gắn vài cái ... lá lên người chứ chả nói đến áo dài quần thụng hay vòng vèo chuỗi hạt
  5. chocopie

    chocopie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Đẹp đến tàn khốc . Nhìn chất liệu , màu sắc đã thấy ngất ngây gà tây Muốn cho nền thời trang nước nhà quá
    Mùa này HN nắng nóng bà mà về đây ra đường chỉ chỉ muốn gắn vài cái ... lá lên người chứ chả nói đến áo dài quần thụng hay vòng vèo chuỗi hạt
  6. Krusty-the-clown

    Krusty-the-clown Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    hì hì, bài bạn dài quá, nhưng phần dưới chỉ là ý kiến cá nhân, không thể nói nó đúng, sai nên mình không bàn đến. Mình chỉ muốn bàn với bạn một số điểm mà mình chưa hiểu lắm:
  7. Krusty-the-clown

    Krusty-the-clown Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    hì hì, bài bạn dài quá, nhưng phần dưới chỉ là ý kiến cá nhân, không thể nói nó đúng, sai nên mình không bàn đến. Mình chỉ muốn bàn với bạn một số điểm mà mình chưa hiểu lắm:
  8. Krusty-the-clown

    Krusty-the-clown Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Bác Butsat ơi cho em hỏi với. Một bài thi của Ngành thiết kế thời trang bao gồm những gì ah. ? Ngoài bài vẽ các mẫu design thì còn những gì nữa ? Mình có phải vẽ flat ( biểu thị mẫu đó được hoàn thành bằng cách nào) và cái bảng mình đưa mấy cái hình ảnh tượng trưng cho ý tưởng của mình và vải mình chọn để design cùng bảng màu mà mình chọn để design không ah. ?
  9. Krusty-the-clown

    Krusty-the-clown Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Bác Butsat ơi cho em hỏi với. Một bài thi của Ngành thiết kế thời trang bao gồm những gì ah. ? Ngoài bài vẽ các mẫu design thì còn những gì nữa ? Mình có phải vẽ flat ( biểu thị mẫu đó được hoàn thành bằng cách nào) và cái bảng mình đưa mấy cái hình ảnh tượng trưng cho ý tưởng của mình và vải mình chọn để design cùng bảng màu mà mình chọn để design không ah. ?
  10. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Tớ trả lời bạn Krusty-the-clown phần bạn hỏi tớ. Còn phần bạn hỏi bác Butsat để cho bác ý trả lời. Nhưng tớ kô hiểu. Ấy hỏi để thi vào trường hay là để ra trường? Tớ cứ nghĩ những thứ này phải được quy định rõ ràng, thông báo cho bàn dân thiên hạ ai cũng thông tỏ chứ nhỉ? Làm bài mà không có chuẩn thì gay go nhỉ
    1. Sự giản tiện và ê hề trong nguyên vật liệu ở VN:
    Ý tớ là các thứ vật liệu để làm ra một sản phẩm, không cứ gì là vải. Vật liệu gồm có đủ hầm bà lằng: chỉ khâu, chỉ thêu, máy khâu, dao kéo, các đồ trang trí như hạt cườm, hạt đá....
    Đành rằng có rất nhiều thứ phải nhập về nhưng những nguồn nhập đó chủ yếu từ TQ và Đài Loan. Có đắt, cũng là rẻ hơn nhiều nếu cùng mua những thứ đó nhưng ở châu Âu.
    Nguyên vật liệu tốt và đẹp ấy nói ở Ý thì đúng. Nhiều nhà may lớn VN coi việc nhập hàng từ Ý, Pháp, Tây Ban Nha... là một cách làm tăng lợi thế so với mặt bằng chung. Nhưng đó không phải là xu hướng phổ biến.
    Nói về mặt bằng chung, đồ tơ lụa và dệt kim của nhà mình chất lượng quá được. Đồ tơ lụa muốn custom-made thế nào cũng xong. Giá cả thì đúng là niềm ước mơ so với vải phải mua bên này. Vải cotton và các chất liệu khác sản xuất trong nước mẫu mã chưa được phong phú nhưng bù lại có vải TQ và Hàn Quốc, vải Nhật nhiều thôi rồi. Đủ các thể loại ra nên tớ mới gọi là ê hề.
    Nhìn chung, tớ thấy nguyên vật liệu ở VN là một lợi thế. Không hề mâu thuẫn với đoạn dưới. Sẽ giải thích liền bây giờ vì sao.
    2. Người mua kô cân định được mẫu mình cần có tầm bao nhiêu cây hàng.
    Xin ấy để ý tớ dùng là CÂY HÀNG nhé. Ý tớ là, khi mua một loại mẫu vải ngoài thị trường, không thể biết nổi chủ hàng có số lượng vải bao nhiêu. Nếu hỏi, kiểu gì họ cũng bảo: đồ chị độc lắm, có mỗi một cây duy nhất này thôi, cả chợ này làm gì có, v..v.. Còn nếu nhìn thấy rõ ràng loại vải đó các hàng khác cũng có bán thì cũng kô biết được họ tích trữ bao nhiêu cây vải đó.
    Đây là một cái rất đau đầu theo tớ nghĩ. Vì rằng, số lượng vừa vừa thôi còn đỡ. Chứ nhiều quá cả làng cả tổng mặc thì còn nói năng gì.
    Đó là nói đến những loại vải bán theo cây. Còn nếu ấy tỷ mẩn đi chọn mảnh rời ở chợ Hôm hay Ninh Hiệp thì nhiều khi đúng loại chất liệu ưng ý nhưng không đủ số lượng cần dùng. Lại đau đầu kiểu khác. Lúc đó nếu quyết tâm mua vải đó thì ấy phải thay đổi kế hoạch lúc đầu.
    Chuyện ấy nói học thì tất nhiên là tính được cần bao nhiêu vải để dùng. Điều đó là hiển nhiên. Nhưng khi đi mua vải làm mẫu thì mới nảy sinh ra cái độ vênh giữa số lượng mình cần và số lượng có bán như trên tớ giải thích.
    Chuyện làm ra số lượng quần áo lớn rồi có xưởng dệt, xưởng in làm công đoạn sau design thì còn nói năng gì. Thế thì lý tưởng quá rồi. Và đúng ra để chạy việc thì phải thế. Nhưng designers của mình chủ yếu làm cho bản thân hoặc cho một nhóm kiểu góp vốn làm chung. Việc đặt vải ở các nhà máy dệt không phải là xu hướng của đại đa số. Mọi người mang đi đặt dệt và nhuộm ở các xưởng nhỏ hay các làng dệt đã được coi là chủ động lắm rồi.
    3. Tính đến công đoạn tự mình vẽ mẫu, in mẫu theo thì hơi mệt. Thường tớ thấy chỉ những nhà may lớn, có vốn mới làm nổi. Đặt hàng kiểu gì thì kiểu phải tối thiểu một số lượng mét hàng như thế nào thì thợ mới dệt, thành ra giá đội lên rất nhiều. Còn nếu đặt nhiều quá thì mất hết cả cái sự độc đáo. Khổ chưa
    Ấy trích dẫn phần bôi vàng trên của tớ mà hiểu nhầm ý mất rồi. Tớ đang nói đến chuyện thiết kế chất liệu. Ấy học design ấy cũng biết, nó gồm rất nhiều mảng. Đâu có phải ấy học xong phát là ấy làm được tất cả mọi công đoạn đâu. Và cũng kô phải, học xong rồi ấy có thể làm giỏi ở tất cả các công đoạn. Thiết kế mẫu khác với thiết kế vải. Những designers được đánh giá là cực kỳ tài năng như kiểu Paul Smith thì còn kiêm cả fabric design (thiết kế vải) và đá ngang sang cả interior design, graphic design chứ còn bình thường mấy ai.
    Thiết kế mẫu, phải tính đến các yếu tố cấu thành trang phục, vẽ trang trí, hoạ tiết minh hoạ. Còn thiết kế vải, phải tính làm sao để chuyển hoá trang trí và hoạ tiết đó lên chất liệu cần sử dụng. Cần tính xem các chi tiết của việc in màu lên vải sẽ gồm những thao tác nào, cái gì trước, cái gì sau, đậm nhạt, pha phối chất liệu nhuộm.
    Vì thế nên là, dù có vẽ ra một mẫu trang trí rất đẹp, mẫu vải rất đẹp, cũng phải nhường lại phần việc sau cho thợ chuyên nghiệp làm. Đó là lý do vì sao sau khi designer vẽ mẫu xong thì chưa có gì để nói là đã xong cả.
    Khi mang đi đặt dệt, nếu làm số lượng quần áo ít thôi thì số vải cần nhiều khi không đủ mức tối thiểu của một lần đặt vải. Nếu phải đặt vải nhiều theo đúng mức tối thiểu đó mà kô dùng hết thì giá thành tăng. Nếu cố mà dùng cho hết thì số quần áo làm ra sẽ nhiều hơn dự tính lúc đầu.
    Ở đây, tớ với ấy kô hiểu nhau vì ấy nghĩ đến designer như một người làm ra mẫu mã. Còn tớ, nghĩ đến designer như một người đang phải tìm cách biến mẫu mã mình muốn làm thành sản phẩm. Chính vì tớ nghĩ đến cái công đoạn biến bản vẽ thành mẫu thực sự nên tớ mới nêu khó khăn trong việc đi đặt vải để rồi kéo theo những thứ kia.
    4. Công nhận, chuyện ăn cắp mẫu là không thể tránh khỏi. Nhưng tớ nêu ra để thấy vì thế mà phải cẩn thận. Vì như thế là mình bị trả hai lần tiền. Logic là thế này:
    - Chỉ khi đặt đủ một số lượng hàng tối thiểu thì mới được nhận dệt. Thường số lượng này không ít đâu. Tớ nhớ từ kinh nghiệm của tớ ở làng lụa Hà Đông đấy.
    Khi chia tổng số tiền cho tổng số met vải đặt dệt, thường chi phí cao hơn giá thành của loại vải cùng chất liệu nhưng có sẵn. Như thế là một lần mất tiền.
    - Khi mẫu vải đó được tự động sản xuất dôi ra đem bán bình thường thì tự nhiên, lợi thế so sánh là có vải độc bị mất đi. Đồng thời, số vải này đã được trả chi phí tìm tòi công thức dệt rồi nên giá thành rẻ hơn hẳn giá thành người ta tính cho ấy lúc đầu. Khi đó, nếu bán rẻ hơn mức ấy trả thì người bán vẫn có lãi. Như thế, là hai lần tiền.
    5. Còn hai phần sau về mẫu Nhật đặt làm và thời trang vá víu thì ấy nói có lý. Đúng là việc ai nấy làm tớ xin không có ý kiến gì tiếp theo. Tớ đã có cơ hội nêu nhận xét của tớ là đồ nhà mình hơi chắp vá thiếu tư duy sâu về đề tài chọn lựa. Mỗi người một mắt, tớ nói thế là đủ lắm rồi.
    Thế nhở, ấy vào đây viết cái gì về kinh nghiệm bản thân đi cho nói đông vui

Chia sẻ trang này