1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhìn ra thế giới

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi thosan, 15/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Nhìn ra thế giới

    Topic này nhằm giới thiệu các địa điểm du lịch trên khắp Việt Nam và thế giới.Biết đâu mùa hè năm sau các bạn lại tìm ở đây được cho mình một chỗ nghỉ ưng ý thì sao


    Munich một thoáng cảm nhận

    [​IMG]


    Tôi bước qua hai cánh cửa kính trong suốt để làm thủ tục nhập cảnh vào Munich, chấm dứt 17 giờ bay trên không và điểm xuất phát là sân bay Nội Bài. Đó là những ngày cuối tháng 7 năm 2000. Tôi chọn Munich là thành phố dừng chân đầu tiên trong lịch trình du ngoạn châu Âu của mình, kết hợp dự hội nghị Giao lưu Văn hóa dân gian Việt - Đức. Munich là thủ phủ của một trong 16 bang thuộc Cộng hòa Liên bang Đức - bang Bayern. Thành phố có lịch sử trên 800 năm tuổi, được xây dựng lại sau Đại chiến thế giới thứ 11 khí đã bị phá hủy hầu như hoàn toàn. Người Đức nói chung, dân Munich nói riêng rất có ý thức về kiến trúc thành phố, cho nên để giữ gìn cảnh quan hài hòa và cân đối, họ không xây nhà thật cao. ở đây có rất nhiều nhà chỉ 1 - 2 tầng được xây dựng xen giữa những chung cư 5 tầng với khoảng rộng là vườn um tùm màu xanh cây lá. ấn tượng đầu tiên và rõ nét nhất của tôi về thành phố này là sự sạch sẽ và kỷ luật một cách kỳ lạ. Munich có khu phố đi bộ bao quanh quảng trường Marenplatz - một thành phố cổ tại trung tâm Munich. Kề sát nó là cung điện Ludwig Maxineilian vốn là cung điện của vua Bayern xưa. Trên một khoảng đất không rộng lắm (chỉ độ vài km2) - có tới gần 30 nhà thờ với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau và rất khó nói là nhà thờ nào đẹp hơn. Các kiến trúc cổ nơi đây được phục chế gần như nguyên vẹn và sự hiện diện của cái mới, cái hiện đại là vô vàn các cửa hiệu lớn nhỏ lúc nào cũng tấp nập khách du lịch vào ra. Trong công viên, trên quảng trường, ở Tòa Thị Chính hay đơn giản chỉ một khúc ngoặt giao nhau của hai con phố, đâu đâu cũng thấy chim bồ câu. Hình ảnh một bé gái bẻ vụn bánh mỳ cho bồ câu ăn, vừa chạy theo bố mẹ vừa ngoái nhìn lại với chiếc váy đỏ sặc sỡ là một hình ảnh mà tôi sẽ lưu giữ rất lâu trong ký ức của mình.

    Trong những khu phố đi bộ, phương tiện giao thông cho phép chỉ là xe điện, xe điện ngầm và xe đạp mà đường đi đã được đánh số và phân luồng rất rõ ràng. Khách du lịch rất sẵn lòng đi bộ để có thể chiêm nghiệm mọi xúc cảm và tận mắt chứng kiến việc gìn giữ môi trường của người dân ở đây. ở trung tâm Munich có rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm. Đẹp nhất là những bức tranh vẽ Munich trên đĩa tròn bằng sứ hay hợp kim, là những cốc uống bia loại 1 lít khá to, có nắp đậy rất đặc trưng cho Munich, là khối vuông rubich bốn mặt mà xoay mỗi chiều sẽ là một điểm du lịch khác nhau của thành phố. Cửa hàng, cửa hiệu ở Munich trang trí rất hấp dẫn. Khi khách du lịch bước vào cửa lập tức sẽ nghe thấy chuông điện tấu lên một bản nhạc êm dịu báo hiệu cho người bán hàng đến phục vụ.

    Không chỉ riêng ở Munich mà vào chặng cuối của chuyến đi, khi ghé thăm Wien (áo), Paris (Pháp), Rom (Italia)... tôi luôn nhìn thấy niềm vui rạng rỡ hiện diện trên nét mặt những người đi trên đường phố. âm nhạc réo rắt khắp nơi, trên bến đỗ tàu điện ngầm, ga xe lửa, trong công viên, mặt đường ngõ phố đều là thế giới âm thanh của Bach, Moda, Sube... Người ta vui vẻ nói cười, đi lại, ăn uống... và khiêu vũ, hân hoan giao lưu với những người quen và cả với những người không quen biết như tôi. Các khách sạn chật cứng khách du lịch, và tôi nhận ra ngay rằng rất nhiều khách sạn không để xà phòng gội đầu, thuốc và bàn chải đánh răng cho khách, không có điều hòa nhiệt độ dù được xếp hạng 3 sao, 4 sao. Một số dịch vụ như rửa ảnh, gội đầu... khá chậm, đắt và kém tính chuyên nghiệp. Có thị sát tình hình một cách cụ thể như thế mà thấy Việt Nam chúng ta có ưu thế hơn về một số dịch vụ du lịch, về sự chu đáo, tận tình và đặc biệt giá cả là khá hợp lý. Và tất cả những cảm nhận đó tôi gọi là Hạnh Phúc. Nó đọng lại trong tôi như một ấn tượng đẹp long lanh và khó tàn phai.

    (Du lịch - Thạc sĩ Trần Thúy Anh - DL - Số tháng 11/2000)



    Hai mươi tuổi trẻ măng,các cụ cũng gọi thầy mà nghe đỏ mặt
    Sáu chục xuân già cả,con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Chợ phiên Simacai
    [​IMG]
    Khi nghe tôi huyên thuyên về những điều trông thấy ở chợ phiên Sa Pa, Bắc Hà, Sải Vần Sến - người dân tộc Phù Lá - vỗ vai tôi cười lớn: "Chợ phiên Sa Pa, Bắc Hà chỉ dành cho khách du lịch, Tây balô xem chơi cho vui thôi. Muốn thật sự tìm hiểu chợ phiên của người dân tộc thiểu số thì phải lên Simacai".
    [​IMG]
    Toàn cảnh chợ phiên Simacai

    Vì phiên chợ bắt đầu vào sáng chủ nhật nên tôi khởi hành ngay từ chiều thứ bảy để được dự chợ sớm. Quả là vất vả. Chỉ non 100km đường từ Sa Pa đến Simacai, tuy đã trải nhựa quá nửa nhưng phải mất năm tiếng tôi mới đến được do đoạn từ Lùng Phình đến Simacai phải vượt qua mấy cái đèo quanh co, dốc dựng đứng toàn đá hộc, đá tảng lốn ngổn. Sau cơn mưa nhỏ đường trơn như bôi mỡ, xuống dốc mà vẫn phải cài số 1, ghì chặt thắng thì trượt bánh xe, không ghì thắng thì lao xuống vực. Mặc dù cẩn thận mà tôi vẫn té chổng gọng hai lần. Mới 6 giờ tối mà Simacai đìu hiu im ắng lạ thường. Một chút ánh sáng vàng vọt hắt ra từ vài ngọn đèn của hàng quán bên đường. Simacai chẳng có nhà khách. Chị Mai - nhà ở Bắc Hà lên Simacai bán men rượu - nói: "Muốn ngủ thì theo tụi tôi, 2.000 đồng/ người, chủ nhà có hỏi thì nói lên đây mua bán chứ nói đi du lịch tiền ngủ sẽ khác. Chợ Simacai thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cách Trung Quốc bởi con sông Trắng (thượng nguồn của sông Chảy). Do vị trí quân sự sát biên giới nên khách nước ngoài không được đến đây. Hệ thống giao thông, vận chuyển rất khó khăn nên chẳng có mấy khách nào lại "khùng" đi vào những nơi đèo heo hút gió thế này để du lịch. Nhờ vậy, chợ ở đây vẫn giữ được nét hoang sơ, đặc thù vốn có của nó.
    [​IMG]
    Buôn bán váy hoa
    Không như tôi tưởng về một phiên chợ vùng cao lèo tèo người, Simacai như một vườn hoa khổng lồ đầy màu sắc bởi hàng trăm bộ váy hoa sặc sỡ của các cô gái H''Mông; những chiếc áo xanh dương, quần lụa đen của các cô gái Nùng; những chiếc khăn búi thành lọn cao trên đầu của các cô La Chí... Dự chợ phiên Simacai đa số là người H''Mông, một phần nhỏ là các dân tộc La Chí, Nùng, Phù Lá..., một ít người Kinh, người Trung Quốc từ biên giới sang buôn bán. Tuy không chia thành từng khu riêng biệt nhưng mé ngoài chợ thường tập trung các cô gái La Chí bán lạc rang, ổi, ớt... Người Kinh bán trà và thuốc lào. Thuốc lào được chất thành từng đống lớn, để bên cạnh là vài ống điếu (ống điếu ở đây làm từ thân tre đực lớn và dài hơn nửa thước). Các anh H''Mông chẳng cần hỏi han ai cứ tự nhiên rút sợi thuốc bỏ vào ống điếu kéo sòng sọc. Thấy được thì cứ ixa, aoxa (tiếng H''Mông có nghĩa là 1.000, 2.000 đồng). Nếu ghiền thuốc mà không có tiền cũng chẳng sao, cứ ngồi đó kéo tì tì hết điếu này đến điếu khác cũng chẳng ai nói gì. Giờ cơm chủ hàng cứ bỏ hàng ở đó mà vô tư đi ăn vì ở đây chưa bao giờ mắt cắp. Sân lớn giữa chợ là nơi người H''Mông bán váy hoa, chỉ thêu, bán rượu... Tất cả ngồi xếp hàng thành từng dãy, mỗi dãy bán một món hàng. Dãy bán rượu phần đông là phụ nữ và trẻ em, ít thấy đàn ông. Những cụ bà lụm cụm, các cô gái còn rất trẻ địu con sau lưng đến những chú nhóc chỉ chừng 11, 12 tuổi tự nhiên chíp môi thử rượu một cách ngon lành. Cũng là rượu ngô nhưng rượu ở đây (8.000 đồng/ lít) ngon và nặng hơn so với rượu ngô ở Đồng Văn, ở Cao Bằng. Dãy cuối của chợ là khu ăn uống bán bún, phở và cơm. Qua một đêm trọ chung với các thương lái tôi học được nhiều điều Muốn ăn cơm rẻ thì chớ dại kêu từng phần hoặc đĩa. Kiếm thêm vài người bạn, mua từng bát cơm trắng lớn (1.000 đồng/bát) và mua thịt riêng (4.000 đồnq/ bát thịt luộc lớn) ăn là lợi nhất (sáu người mà chỉ tốn có 13.000 đồng). Phía góc chợ là hàng thắng cố với giá 5.000 đồng/bát (giống món phá lấu nhưng không nêm gia vị). Ông chủ quán người H''Mông nhìn chúng tôi ăn một cách khó khăn rồi bật cưới lớn: "Món này mày ăn một lần không quen đâu, nhưng ăn đến lần thứ ba, thứ tư là mày nghiện". Vì thịt, lòng, gan, ruột còn tươi nóng được bỏ thẳng vào nồi xương nên món thắng cố có mùi rất đặc trưng. Thắng cố ngựa, bò ăn rất ngon nhưng thắng cố dê phải quen lắm ăn mới được vì có mùi rất nặng". Tuy nhiên món được ưa chuộng nhất của dân ở đây lại là kem giá 500 đồng/3 cây. Đi đâu cũng thấy từ bà già móm mém rụng hết răng đến những anh thanh niên to khỏe đang vác bao gạo chạy huỳnh huỵch vẫn không rời cây kem...
    [​IMG]
    Góc chợ gia súc
    Phía ngoài chợ, nơi gần đồn biên phòng là chỗ bán gia súc. Nơi đây ồn ào và ngộ nghĩnh nhất. Những con ngựa cột thành hàng dài thi nhau hí loạn xạ. Người địu dê sau lưng, ngưới cầm dây buộc lợn, buộc gà dắt đi tung tăng như người dưới xuôi dắt chó đi dạo. Người mua sắm soi vỗ bụng, vạch răng con vật. Người bán im lặng, không rao, không than phiền. ở đây bán không cân ký, ai ưng con nào thì chỉ con đó rồi ra giá, không kéo nài. Đang đi dạo quanh chợ tôi chợt nghe tiếng sáo Mèo, tiếng khèn dìu dặt trữ tình vang lên giữa phiên chợ đông đúc. Tôi bỡ ngỡ vì những âm thanh mơn trớn ấy lại phát ra từ cái cassette cũ mèm của một anh chàng Trung Quốc bán dao, ổ khóa, đinh vít...

    Tuổi trẻ chủ nhật - Nguyễn Tập - TTCN - Số 38/2000




    Hai mươi tuổi trẻ măng,các cụ cũng gọi thầy mà nghe đỏ mặt
    Sáu chục xuân già cả,con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời

Chia sẻ trang này